Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng hán hiện đại...

Tài liệu Các kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng hán hiện đại

.DOC
19
201
131

Mô tả:

Phần thứ nhất MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời buổi hội nhập ngày nay, tiếng Anh được coi như ngôn ngữ quốc tế. Ngoài tiếng Anh thì tiếng Trung Quốc đang trở thành ngôn ngữ thứ hai được nhiều người lựa chọn học. Số lượng người học tiếng Trung mỗi năm một tăng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới chỉ đứng sau Mĩ và đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết có sự chi phối đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với Việt Nam, có mối quan hệ mật thiết trên lĩnh vực chính trị và kinh tế, do đó giao tiếp tiếng Trung đang ngày một quan trọng hơn nữa. Tiếng Trung Quốc là một phương tiện quan trọng giúp học sinh tìm hiểu và tiếp thu những tinh hoa của văn hóa Trung Quốc, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị lâu đời giữa hai nước Việt - Trung. Để làm được điều đó đòi hỏi học sinh cần phải giỏi tiếng Trung Quốc, muốn đạt được điều đó thì nhất thiết phải nắm chắc ngữ pháp tiếng Trung Quốc. Học bất cứ một ngôn ngữ mới nào nói chung hay tiếng Trung Quốc nói riêng cũng đều phải nắm chắc ngữ pháp, bởi vì ngữ pháp chính là bản chất của ngôn ngữ. Ngữ pháp là tinh hoa của ngôn ngữ. Do vậy, việc dạy ngữ pháp chiếm vị trí rất quan trọng trong việc giảng dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên việc dạy ngữ pháp tiếng Hán hiện đại – là ngôn ngữ thứ hai thì không giống với dạy ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Nếu như dạy ngữ pháp tiếng mẹ đẻ là việc hệ thống hóa kiến thức về ngữ pháp theo đơn vị ngữ pháp như từ loại, cấu trúc câu, phân loại câu, thành phần câu, câu đơn, câu phức, còn việc dạy tiếng Hán – ngôn ngữ thứ hai sẽ tiến hành dạy và ôn luyện, thông qua việc giảng dạy cách quy tắc dùng từ đặt câu và các bài tập rèn kỹ năng để làm cho người học có thể nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Hán. Đồng thời người học tiếng Hán trong quá trình học ngoại ngữ mới này sẽ phải chịu những ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ - Tiếng Việt, đều gặp phải những khó khăn nhất định. Do vậy, những người học ngữ pháp tiếng Hán đều có cảm nhận chung là khó, thầy cô khi giảng dạy ngữ pháp cũng khá vất vả. Vậy làm thế nào để việc giảng dạy ngữ pháp có hiệu quả? Điều này đòi hỏi người học khi học cần phải xác định được mục đích, và người dạy cũng cần phải có những phương pháp, kỹ xảo giảng dạy phù hợp. Tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học ngữ pháp tiếng Trung Quốc đã được xuất bản, kết hợp với bài giảng của giáo sư trong bốn năm học, những ý kiến của các đồng nghiệp cùng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy đã rút ra được một số kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng Hán hiện đại. Tôi hy vọng kinh nghiệm của chúng tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các thầy cô tham, từ đó có được kỹ xảo dạy ngữ pháp đạt hiệu quả cao. 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hệ thống lại các kiến thức cơ bản, đặc điểm của ngữ pháp tiếng Hán. - Hệ thống các phương pháp, kỹ xảo dạy ngữ pháp. Với mỗi phương pháp đều nói rõ cách tiến hành, nói rõ mỗi phương pháp phù hợp với nội dung ngữ pháp nào và cần chú ý gì khi thực hiện. - Việc hệ thống hóa kiến thức và phương pháp, kỹ xảo nhằm mục tiêu giúp giáo viên có thêm những phương pháp dạy mới, để từ đó lựa chọn được phương pháp dạy phù hợp và có hiệu quả. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện chuyên đề này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu qua sách, qua mạng Internet. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Rút kinh nghiệm từ các giờ dạy. + Trao đổi chuyên môn, thu thập các ý kiến của đồng nghiệp ở các trường chuyên chất lượng cao trong khu vực và trên toàn quốc. + Tổng kết kinh nghiệm. IV. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề được trình bày như sau: Phần thứ nhất: Mở đầu Phần thứ hai: Nội dung Chương I. Cơ sở lý luận Chương II. Các kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng Hán Hiện Đại Phần thứ ba: Kết luận 2 Phần thứ hai NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận I.1. Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại I.1.1. Khái niệm “ngữ pháp” Ngữ pháp là toàn bộ những quy tắc về từ và cách dùng từ để sắp xếp thành câu văn hay lời nói. I.1.2. Đơn vị của ngữ pháp Đơn vị ngữ pháp là những đơn vị ngôn ngữ có nghĩa. Dựa theo trật tự từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao có thể phân thành các đơn vị sau: Đơn vị tạo từ - từ tố Đơn vị tạo câu- từ, cụm từ Đơn vị biểu đạt - Câu I.1.3. Tính chất của ngữ pháp Ngữ pháp mang tính trừu tượng, mang tính tầng lớp, tính hệ thống và tính dân tộc. I.1.4. Đặc điểm của ngữ pháp tiếng Hán Hiện Đại I.1.4.1 Tầm quan trọng của trật tự từ Khi chúng ta tổ hợp từ hành câu thì nhất định phải sắp xếp theo một trật tự nhất định. Trật tự từ chính là tuần tự trước sau giữa các từ khi tổ hợp, vị trí của các từ khi đổi chỗ cho nhau sẽ tạo ra các kết cấu ngữ pháp khác nhau và biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Ví dụ: 丰丰丰丰( làm phong phú vốn kiến thức ) , 丰丰丰丰 ( vốn kiến thức phong phú). Trong tiếng Hán, trật tự từ là một thủ pháp ngữ pháp rất quan trọng, quan hệ kết cấu của tiếng Hán phong phú không phải là do sự biến đổi hình thái mà do trật tự từ quyết định. I.4.2. Tầm quan trọng của hư từ Hư từ có tác dụng liên kết trong việc tổ hợp ngôn ngữ, sử dụng những hư từ khác nhau sẽ tạo ra các kết cấu ngữ pháp khác nhau biểu thị quan hệ ngữ pháp khác nhau. I.4.3. Phương thức cấu tạo của các từ phức hợp, cụm từ và câu cơ bản như nhau Từ phức hợp, cụm từ và câu là những đơn vị ngôn ngữ khác tầng cấp, giữa chúng có sự khác biệt. Tuy chúng có sự khác nhau về tầng cấp và chức năng 3 nhưng về mặt cấu tạo thì cơ bản là như nhau. Ví dụ quan hệ giữa các từ tố cấu tạo lên từ phức hợp giống như quan hệ của các từ trong cụm từ, đó là quan hệ chính phụ , động tân, động bổ, chủ vị...Lý luận ngữ pháp học lịch sử đã cho thấy: ngữ pháp từ ngày hôm nay là ngữ pháp câu ngày hôm qua, rất nhiều từ phức hợp trong tiếng Hán hiện đại ngày nay đã từng là cụm từ trong tiếng Hán cổ, ví dụ: 丰丰丰丰丰丰丰丰.... I.2. Kỹ xảo dạy học trên lớp Kỹ xảo dạy học trên lớp bao gồm hai hành động giảng dạy trên lớp: thứ nhất là những phương pháp mà thầy giáo áp dụng trong quá trình giảng dạy trên lớp nhằm giúp cho học sinh hiểu và nắm chắc những nội dung ngôn ngữ đã được học và kỹ năng ngôn ngữ. Thứ hai đó là thầy giáo hướng dẫn cho học sinh tiến hành các học động ôn luyện để học sinh nắm được các nội dung kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ. Như vậy ở loại hoạt động giảng dạy thứ nhất thì chủ yếu là hoạt động của thầy, còn loại hoạt động thứ hai thì chủ yếu là hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy. Chương II. Kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng Hán hiện đại Dạy ngữ pháp tiếng Hán chính là dạy các quy luật tổ chức của cụm từ, câu và đoạn trong tiếng Hán, từ nền tảng ngữ pháp sẽ tiến hành việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Hán và bồi dưỡng khả năng vận dụng chính xác tiếng Hán vào giao tiếp thực tế. Nếu không nắm chắc được ngữ pháp thì sẽ rất khó để có thể hiểu và diễn đạt một cách chính xác. Chính vì vậy mà việc dạy ngữ pháp luôn đứng ở vị trí trung tâm của việc dạy tiếng Hán. Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp thì đòi hỏi người giáo viên cần tìm ra những phương pháp dạy, những kỹ xảo dạy phù hợp, có hiệu quả để giúp cho học sinh có thể hiểu, nắm chắc tất cả các nội dung ngữ pháp và từ đó vận dụng một cách chính xác, linh hoạt trong giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Kỹ xảo dạy học này được hình thành từ nền tảng nắm bắt đặc điểm ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, nắm vững nguyên tắc dạy học và phương pháp dạy học và từ thực tiễn giảng dạy. Dưới đây là một số kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng Hán Hiện Đại: II.1. Kỹ xảo hiển thị nội dung ngữ pháp Hiển thị nội dung ngữ pháp chính là việc đem những ngữ pháp của tiếng Hán cần phải dạy để giới thiệu cho học sinh, để học sinh có những ấn tượng ban đầu về hình thức, ý nghĩa và chức năng của các nội dung ngữ pháp cần phải học đó. Hiển thị nội dung ngữ pháp chính là bước đầu tiên của dạy ngữ pháp. Có phương pháp hiển thị nội dung ngữ pháp cần dạy sẽ có thể giúp học sinh dễ hiểu và hiểu được cách sử dụng của hiện tượng ngữ pháp đã học. Cách đưa ra trọng điểm ngữ pháp tốt cần tự nhiên để có thể có được bầu không khí học tập thoải mái, sôi nổi. 4 Có nhiều hiển thị nội dung ngữ pháp, việc lựa chọn cách nào sẽ phải phụ thuộc vào điều kiện khác nhau. Dưới đây là một vài cách: II.1.1. Nghe viết Thông qua hình thức nghe viết để đưa ra những ví dụ, những câu có sử dụng hiện tượng ngữ pháp cần dạy. Cách thực hiện cụ thể là: nói hai ba ví dụ, yêu cầu học sinh viết lên bảng. Ví dụ: khi muốn giới thiệu cách dùng cùng động từ “ 丰” làm bổ ngữ kết quả, có thể yêu cầu học sinh nghe và viết 3 ví dụ sau: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 Nghe viết là một biện pháp hiển thị nội dung ngữ pháp được sử dụng nhiều nhất. Cách này sử dụng có thể kiểm tra được việc ôn bài và chuẩn bị bài của học sinh. Đây là một cách rất đơn giản, thực dụng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn hạn chế đó là máy móc. Học sinh sẽ chỉ dựa vào những ví dụ có sẵn của thầy, không phát huy được khả năng tự suy nghĩ. II.1.2. Đặt câu hỏi Phương pháp này là thầy giáo đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời, thông qua những câu hỏi này để đưa ra nội dung ngữ pháp cần giảng dạy. Thầy giáo có thể sử dụng những câu hỏi sau: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰ai biết hôm nay chúng ta sẽ học hiện tượng ngữ pháp nào?丰丰 sau khi học sinh trả lời, yêu cầu học sinh đặt vài ví dụ có sử dụng hiện tượng ngữ pháp đó và viết những ví dụ đúng lên bảng. Đây là một phương pháp mang tính tương đối tự nhiên, có thể kích thích học sinh phải suy nghĩ, thu hút sự chú ý của học sinh, giúp học sinh tích cực tham gia, điều kiện để thực hiện phương pháp này đó là học sinh phải có sự chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến lớp. II.1.3. Đối thoại Phương pháp này chính là thông qua đối thoại giữa thầy giáo với học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh đưa ra hiện tượng ngữ pháp cần dạy. Ví dụ: khi muốn dạy cách dùng của “丰” biểu thị đã từng làm việc gì. khi đó thầy giáo có thể viết “丰”và hình thức phủ định của nó là “丰丰” lên bảng rồi tiến hành đối thoại với học sinh: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰 1丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰 2丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰 2丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰 3:丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 5 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰 3丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰 4丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 ........ Phương pháp này tương đối thực dụng, đặc biệt là trong điều kiện học sinh chuẩn bị bài tương đối tốt và hiện tượng ngữ pháp đó không quá phức tạp, đơn giản. Như ví dụ trên đã vừa dạy được cho học sinh hình thức ngữ pháp, lại vừa giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa thông qua tình huống thực tế. II.1.4. Sử dụng những đồ vật, sự vật thật Phương pháp này chính là sử dụng những đồ vật có ở trên lớp hoặc là những đồ vật thầy giáo chuẩn bị trước để thông qua đồ vật đó giới thiệu hiện tượng ngữ pháp cần học. Ví dụ: khi muốn dạy cách dùng của “丰” biểu thị sở hữu, thầy giáo có thể dùng chính sách của mình và sách của học sinh và dùng tiếng hán biểu thị ý nghĩa này: 丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰 丰丰 X X 丰丰丰 Nếu như học sinh có sự chuẩn bị tốt thì có thể tiến hành kết hợp đồ vật thật và đối thoại. II.1.5. Sử dụng đạo cụ Giáo viên sử dụng những đạo cụ chuẩn bị trước để thông qua đó đưa ra hiện tượng ngữ pháp cần dạy. Ví dụ: khi dạy về thời gian có thể sử dụng một chiếc đồng hồ làm từ hộp bìa carton cứng, hay khi dạy về giá cả thì có thể sử dụng một bảng menu nhà hàng cỡ lớn, rồi tiến hành hỏi đáp để đưa nội dung ngữ pháp thể hiện ra. II.1.6. Sử dụng bản đồ Sử dụng bản đồ để đưa ra nội dung ngữ pháp cần giảng dạy. Việc sử dụng bản đồ vào giảng dạy câu tồn tại, từ phương vị, có thể thông qua bản đồ địa lý đất nước hoặc là sơ đồ khuôn viên trường rồi học sinh và giáo viên sẽ nói ra địa điểm hay vị trí của các công trình. II.1.7. Sử dụng tranh ảnh Thông qua tranh ảnh để đưa ra hiện tượng ngữ pháp cần dạy. 6 Ví dụ: khi giới thiệu các phương thức biểu thị động tác, có thể dùng tranh ảnh vẽ các hoạt động lên lớp hay hoạt động thể dục thể thao , sau đó thầy giáo và học sinh sẽ dùng các mẫu câu hỏi như “丰丰丰丰丰丰” để miêu tả bức tranh. II.1.8. Dùng động tác biểu diễn Thầy giáo có thể dùng các động tác để đưa ra hiện tượng ngữ pháp. Ví dụ: khi muốn giới thiệu về bổ ngữ xu hướng: “丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰”, thầy giáo có thể thực hiện các động tác để diễn tả, vừa thực hiện động tác vừa nói ra câu có chứa bổ ngữ xu hướng. 丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰 Bước tiếp theo, thầy giáo có thể vừa thực hiện động tác, vừa yêu cầu học sinh sử dụng bổ ngữ xu hướng để miêu tả hành động trên. 丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰 Ví dụ: Khi muốn giảng đến bổ ngữ kết quả “丰/丰”, thầy giáo có thể sử dụng cửa sổ, rèm của sổ của lớp học và làm các động tác đóng và mở. Sau đó viết các câu diễn tả hành động đó lên bảng để đưa ra hiện tượng ngữ pháp. II.2. Kỹ xảo giảng giải nội dung ngữ pháp Giảng giải ngữ pháp chính là giải thích về hình thức, ý nghĩa và chức năng của hiện tượng ngữ pháp đó. Trước tiên là giải thích hình thức của hiện tượng ngữ pháp, thông thường bao gồm cấu trúc ngữ pháp, các kết cấu liên quan ( ví dụ như dạng khẳng định, dạng phủ định và dạng nghi vấn của kết cấu ngữ pháp ấy v.v), các thành phần bắt buộc trong kết cấu ngữ pháp ( ví dụ như bổ ngữ trong câu chữ “ 丰”), trật tự các thành phần trong kết cấu ( ví dụ: bổ ngữ thời lượng丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰/丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰) và vị trí của các hư từ v.v. Đôi lúc cần thiết còn phải chỉ ra mối liên hệ và sự khác biệt giữa những hiện tượng ngữ pháp mới với những hiện tượng ngữ pháp đã học . Thứ hai là giải thích ý nghĩa chính là nói cho học sinh biết về đặc điểm ý nghĩa của nội dung ngữ pháp, chủ yếu là ý nghĩa ngữ pháp. Đối với việc giải thích kết cấu ngữ pháp thường là mượn những kết cấu ngữ pháp đã học, hay chính là muốn nói cần phải sử dụng mối liên hệ ý nghĩa giữa kết cấu ngữ pháp mới và cũ. Thứ ba là giải thích chức năng của nội dung ngữ pháp chính là nói về chức năng và hoàn cảnh sủ dụng những hiện tượng ngữ pháp này. ví dụ khi dạy cách hỏi tuổi tác thì cần nói với học sinh đối tượng để áp dụng hai hình thức câu hỏi là không giống nhau. Hay khi dạy “” cần phải phân biệt hoàn cảnh sử dụng của hai cách nói này là khác nhau v.v. Đương nhiên để học sinh nắm được chức năng của hiện tượng ngữ pháp thì cần phải tiến hành một lượng lớn bài tập thực hành thực tế. 7 Dưới đây là một số phương pháp giảng giải ngữ pháp : II.2.1. Đưa ra công thức Dùng công thức để đưa ra hình thức của hiện tượng ngữ pháp cần dạy, ngắn gọn rõ ràng, thuận lợi cho học sinh nhớ và hiểu. Có thể viết lên bảng, hoặc cũng có thể làm thành các tranh công thức. Ví dụ: Quan hệ ý nghĩa của câu chữ “丰” có thể viết hành công thức sau: 丰丰丰+丰丰丰=丰+丰丰丰 丰丰丰丰=丰丰丰丰丰丰 hay quan hệ kết cấu ý nghĩa của bổ ngữ kết quả có thể được viết thành công thức sau: 丰丰丰丰= 丰丰丰丰丰丰 Cách giảng giải ngữ pháp này tương đối dễ làm cho học sinh có cách hiểu trực quan về kết cấu ý nghĩa của hiện tượng ngữ pháp đó, tránh được các lỗi sai khi vận dụng. Ví dụ như chúng ta thường thấy “ 丰丰丰丰” được các em hiểu thành “丰丰”, và không thể làm rõ được mỗi quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần trong câu có chứa bổ ngữ kết quả. II.2.2. Sử dụng các ký tự Trong khi giải thích ngữ pháp chúng ta có thể sử dụng một số ký tự cố định để hình thức hóa hiện tượng ngữ pháp ấy, có tác dụng làm cho nội dung cần giảng dạy trở nên ngắn gọn, chính xác, thuận lợi cho việc học sinh ghi nhớ, đồng thời có thể làm dấu hiệu nhắc nhở khi làm bài tập. Ví dụ: S biểu thị 丰丰 N biểu thị 丰丰 A biểu thị 丰丰丰 P biểu thị 丰丰 V biểu thị 丰丰 II.2.3. Sử dụng tranh ảnh phụ trợ Việc sử dụng tranh ảnh vào giảng giải sẽ giúp học sinh hiểu về hiện tượng ngữ pháp đang học. Ví dụ: Giải thích về động tác đang tiếp diễn, có thể sử dụng những hình ảnh sau. 8 丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰 II.2.4. Sử dụng đạo cụ Có những nội dung ngữ pháp chúng ta cần chuẩn bị đạo cụ, việc chuẩn bị đạo cụ tốt sẽ giúp học sinh hiểu được hiện tượng ngữ pháp dễ dàng, thuận lợi nhất. Ví dụ: Giải thích về cách diễn đạt thời gian, sẽ cần đạo cụ là một chiếc đồng hộ treo tường. II.2.5. Sử dụng tình huống Thầy giáo có thể sử dụng hoàn cảnh thực tế trên lớp để giảng giải nội dung ngữ pháp. Ví dụ: Khi muốn giảng giải về lượng từ, có thể nói: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 hoặc cũng có thể hỏi học sinh: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰 Khi giảng câu chữ “丰”, có thể nói: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 Khi giảng về bổ ngữ kết quả, thầy giáo có thể tạo ra tình huống, cố tình viết sai một chữ, sau đó tiến hành đối thoại với học sinh theo tình huống trên như sau丰 丰 : 丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 “丰丰丰丰丰丰丰”丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 ……. II.2.6. Biểu diễn Thầy giáo hoặc thầy giáo và học sinh cùng hiểu rõ về hiện tượng ngữ pháp đang học thông qua biểu diễn. 9 Ví dụ: Khi giảng về phương vị từ, thầy giáo sẽ vừa thực hiện động tác vừa nói hoặc có thể biểu diễn động tác và yêu cầu học sinh nói để miêu tả hành động丰 丰丰丰丰丰丰丰丰... II.2.7. Sử dụng những kiến thức cũ để giải thích nội dung ngữ pháp mới Sử dụng những hình thức ngữ pháp có liên hệ về mặt hình thức hay có sự đối lập hoặc tương cận về ý nghĩa để giải thích cho hiện tượng ngữ pháp đang học. Ví dụ: giải thích về bổ ngữ khả năng và câu chữ “ 丰” có thể sử dụng các cặp câu đối ứng nhau để cho học sinh hiểu được và có sự phân biệt. 被被被被被被 被被被被被被被 丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 II.2.8. Giảng giải bằng phương pháp so sánh Điều cần đặc biệt cần chú ý ở đây chính là, cách giải thích này chỉ thích hợp dùng để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của một mẫu câu, tuy nhiên giữa ý nghĩa của hai hiện tượng ngữ pháp này vẫn có sự khác biệt. Chính vì vậy mà cần làm cho học sinh phải hiểu rõ và biết vận dụng, trong những thời điểm phù hợp cần giải thích rõ hơn về cách sử dụng, so sánh sự khác biệt về mặt ý nghĩa và sử dụng giữa chúng. Chỉ khi nào có thể kết hợp tốt giữa kết cấu ngữ pháp, ý nghĩa và chức năng sử dụng thì đó mới là cách giải thích hoàn hảo, cách giải thích này thực sự hữu ích cho học sinh học tiếng Hán. II.2.8.1. So sánh nội bộ Thông qua việc so sánh các hình thức ngữ pháp trong tiếng Hán để nói rõ sự khác biệt giữa các hiện tượng ngữ pháp có liên quan nhau. Ví dụ : hai hình thức câu tồn hiện “P 丰 N” và “N 丰 P”về mặt ý nghĩa là không giống nhau. Hình thức câu thứ nhất dùng để miêu tả hoặc để biểu thị sự xuất hiện. Còn hình thức câu thứ hai dùng để nói vị trí của N. Để giúp học sinh hiểu và phân biệt được, thầy giáo có thể tiến hành hỏi đáp với học sinh như sau: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 Đối với “ N 丰 P” thầy giáo cần đưa ra một vài câu hỏi để học sinh hiểu được, ví dụ: 丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 II.2.8.2. So sánh tiếng Hán với tiếng mẹ đẻ 10 Tiến hành so sánh hiện tượng ngữ pháp tiếng Hán đang học với một kết cấu ngữ pháp tương ứng trong tiếng mẹ đẻ- tiếng Việt để có thể giải thích cho hiện tượng ngữ pháp đang học. Khi so sánh sẽ tiến hành so sánh điểm giống, tương đồng và điểm khác biệt, đặc biệt là phải chỉ ra những điểm khác. Ví dụ: khi giải thích về định ngữ, tiến hành phân tích các định ngữ có trong câu và trật tự các định ngữ có sự khác nhau như thế nào giữa hai ngôn ngữ, từ đó nhằm giúp học sinh nắm được và có kỹ năng dịch tốt từ tiếng Việt sang tiếng Hán, hoặc từ tiếng Hán sang tiếng Việt. II.2.9. Phương pháp dịch Đem nội dung ngữ pháp cần giảng giải dịch sang thành tiếng mẹ đẻ cho học sinh hiểu được. Đối với những nội dung ngữ pháp có ý nghĩa tương đối trừu tượng hoặc khó có thể dùng các phương pháp trực quan để giải thích thì khi ấy sử dụng phương pháp dịch sang tiếng mẹ để là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Ví dụ: khi giải thích hai kết cấu câu phức “丰丰...丰丰” và “丰丰…丰” thì việc dùng hình thức dịch sang tiếng việt là: Mặc dù/ tuy.....nhưng......; và “ Đã........thì......”. II.2.10. Yêu cầu học sinh giải thích Yêu cầu học sinh dùng tiếng hán để giải thích hiện tượng ngữ pháp đang học. Phương pháp này chủ yếu có hai loại hình: Loại hình thứ nhất là khi bắt đầu sẽ dùng hình thức hỏi, yêu cầu học sinh dùng tiếng Hán giải thích. Cách này được áp dụng đối với trường hợp hiện tượng, nội dung ngữ pháp đó tương đối đơn giản và học sinh có sự chuẩn bị bài tốt; Loại hình thứ hai đó là đối với một số hiện tượng ngôn ngữ khó lý giải, hay việc lý giải gặp khó khăn, thì có thể mời những học sinh đã hiểu được hiện tượng ngữ pháp đó rồi giảng giải cho những học sinh khác. II.3. Kỹ xảo luyện tập ngữ pháp đã học Nếu như việc đưa ra, giới thiệu nội dung ngữ pháp là làm thế nào để những nội dung ngữ pháp cần dạy được hiện ra trước mắt học sinh một cách tự nhiên, hay việc giảng giải nội dung ngữ pháp là làm thế nào để học sinh có thể hiểu được nội dung ngữ pháp đó một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất thì việc luyện tập chính là giúp học sinh nhanh chóng nắm được nội dung ngữ pháp ấy. Đây là ba quá trình độc lập nhưng không thể tách rời. Việc giải thích hiện tượng ngữ pháp không phải là một quá trình độc lập, không phải là quá trình có thể hoàn thành ngay sau một lần giải thích mà nó được tiến hành dần dần cùng với tiến trình làm bài tập ôn tập. Do vậy, một hiện tượng ngữ pháp học sinh không thể hiểu hết toàn bộ ngay lập tức sau khi thầy giáo đưa ra và cũng không thể hiểu hết ngay lập tức sau một lần giải thích của thầy cô mà để hiểu hết thì cần phải thông qua việc làm bài tập ôn tập. 11 Cái gọi là “luyện tập ngữ pháp” đó là thông qua bài tập các em học sinh sẽ nắm được cách sử dụng của các hiện tượng ngữ pháp sau khi đã nghe thầy cô giảng giải. Việc luyện tập ngữ pháp là một bước chủ yếu nhất trong việc dạy ngữ pháp, phương pháp luyện tập về cơ bản được phân làm ba loại, đó là luyện tập máy móc, luyện tập có ý nghĩa và luyện tập giao tiếp thực tế. Thông thường trước khi luyện tập ngữ pháp, cần phải tiến hành ôn tập một số kiến thức mà trước đây đã học rồi nay sẽ bắt gặp lại trong bài tập ôn tập. Ví dụ trước khi giảng về bổ ngữ khả năng, chúng ta ôn tập một chút về bổ ngữ kết quả; hay trước khi học bổ ngữ xu hướng kép, thì cần ôn tập về bổ ngữ xu hướng đơn. Việc chuẩn bị những kiến thức cần thiết là một quá trình ôn cũ biết mới, từ cái cũ để học về cái mới, điều này thể hiện mối liên hệ nội tại trong hệ thống ngữ pháp tiếng Hán và tính liên quan của phương pháp giảng dạy, lại có thể giảm bớt gánh nặng tâm lý cho học sinh. Việc lựa chọn và chuẩn bị những kiến thức cần thiết có hai tác dụng rất quan trọng đến việc việc nắm kỹ năng ngôn ngữ đã học cho học sinh: một là ôn tập củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học; hai là đẩy nhanh tốc độ luyện tập và độ lưu loát sử dụng ngôn ngữ. Do vậy có thể nói việc chuẩn bị kiến thức cần thiết trước khi tiến hành ôn tập là một bước vô cùng quan trọng không thể xem nhẹ. Việc lựa chọn những kiến thức cần thiết là một nội dung quan trọng trong quá trình soạn bài. Phương pháp lý tưởng đó là giáo viên cần phải có một bảng biểu những kiến thức ngữ pháp và từ vựng đã dạy, khi giáo viên soạn bài lựa chọn trong đó những ngữ pháp và từ vựng phù hợp cho việc ôn kiến thức ngữ pháp mới vừa học. Kỹ xảo luyện kiến thức ngữ pháp bao gồm một số kỹ xảo và phương pháp sau: II.3.1. Dạng luyện tập dập khuôn, máy móc Dạng bài tập luyện tập dập khuôn, máy móc là những dạng bài tập không yêu cầu nhiều về mặt hiểu như: mô phỏng, nhắc lại, thay thế v.v. Mục đích của việc luyện tập theo bài tập dập khuôn, máy móc này đó là làm học sinh hiểu thêm về hiện tượng ngữ pháp vừa học trong những tình huống đơn giản, và thông qua bài tập lặp đi lặp lại với tần suất cao sẽ có thể nói ra một cách lưu loát những câu có chứa nội dung ngữ pháp vừa được học. Đồng thời thầy cô giáo cũng có thể sử dụng các bài tập nhắc lại để sửa cho học sinh các lỗi sai về ngữ pháp, ngữ âm, từ ngữ v.v. Trong phương pháp luyện tập với những dạng bài tập dập khuôn, máy móc cần chú ý những điểm sau: + Thứ nhất, những câu trong bài tập yêu cầu học sinh nói phải là những câu mà học sinh cơ bản hiểu, có ý nghĩa nhất định và có giá trị giao tiếp. Bởi vì chẳng có ai lại cần nói ra những câu không mang ý nghĩa gì hoặc không có giá trị giao tiếp. Ngoài ra, những nghiên cứu của tâm lý học còn cho thấy rõ học những thứ không có ý nghĩa sẽ chỉ lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn, không thể đạt nắm chắc được kiến thức. 12 + Thứ hai, sử dụng những mẫu câu hoặc kết cấu phù hợp. + Thứ ba, cần phải đẩy nhanh tần suất, tốc độ ôn tập, đặc biệt là thầy giáo không cần mất nhiều thời gian để tìm từ ngữ thay thế hay gọi đúng tên học sinh trả lời câu hỏi. Dạng bài tập luyện tập máy móc bao gồm: a. Bài tập nhắc lại Học sinh sẽ mô phỏng lại những câu có chứa nội dung ngữ pháp vừa học mà thầy giáo đã nói. Dạng bài tập nhắc lại thường gặp bao gồm: đọc dẫn, nhắc lại câu, nhắc lại đối thoại. + Đọc dẫn: thầy giáo sẽ đọc trước một lần, sau đó học sinh độc theo thầy. Mục đích của dạng ôn tập này là có rất nhiều, như: sửa được phát âm, khả năng đọc, nâng cao độ lưu loát khi nói v.v + Nhắc lại câu丰Điểm khác biệt giữa dạng bài tập nhắc lại câu với dạng bài tập đọc theo đó là: bài tập đọc theo là nhắc lại theo hình thức “ thầy giáo – học sinh” . Còn bài tập nhắc lại câu theo hình thức “ thầy giáo- học sinh- học sinhhọc sinh....”.Dạng ôn tập này có thể tiến hành theo hình thức cả lớp đồng thanh, cũng có thể yêu cầu từng học sinh nhắc lại. Ở dạng bài tập ôn tập máy móc này chỉ nên yêu cầu học sinh cố gắng rèn độ lưu loát. Trong quá trình thực hiện bài ôn tập nhắc lại câu thầy giáo nên sửa lỗi sai cho học sinh. + Nhắc lại đối thoại:Thầy giáo nói một đoạn hội thoại có chứa nội dung ngữ pháp vừa học, hoặc là thầy giáo cùng học sinh tiến hành một đoạn hội thoại. Sau đó thầy giáo sẽ đọc dẫn yêu cầu học sinh đọc theo, rồi cuối cùng yêu cầu các học sinh tiến hành nhắc lại đoạn đối thoại đó. b. Dạng bài tập thay thế Sau khi thầy giáo dùng hiện tượng ngữ pháp vừa học nói ra một câu chuẩn, rồi nói rõ vị trí cần thay thế từ ngữ là chỗ nào, sau đó học sinh sẽ lần lượt tìm từ ngữ thay thế và nói ra câu mới hoàn chỉnh. Dạng bài tập thay thế bao gồm những loại sau: + Thay thế một từ hoặc một cụm từ trong câu hoặc trong đoạn đối thoại. Ví dụ: Khi tiến hành ôn tập, thầy giáo cần nói ra câu hoàn chỉnh đầu tiên, học sinh nhắc lại một lần, sau đó học sinh thay thế từ mới để tạo ra câu mới hoàn chỉnh. 丰丰丰 丰丰丰 丰丰丰 丰丰丰 丰丰丰 Khi tiến hành dạng bài tập ôn này thầy giáo cần giữ được tốc độ ôn tập, tốc độ cần phải nhanh một chút, làm như vậy có thể làm cho học sinh tập trung, nâng cao khả năng phản ứng của học sinh, nâng cao hiệu quả ôn tập. Nhưng thầy cô giáo cũng cần chú ý phải kịp thời sửa các lỗi về phát âm, thanh điệu, ngữ điệu khi học sinh nói. 13 + Bài tập thay thế nhiều thành phần: Loại bài tập này yêu cầu học sinh thay thế nhiều từ ngữ ở các vị trí khác nhau trong một câu hoặc trong đối thoại. Cách tiến hành vẫn như dạng bài tập thay thế một từ. 丰 丰丰丰丰 丰 丰丰 丰丰丰 丰丰 丰丰丰 丰丰丰 + Bài tập thay thế phân câu:Loại bài tập này yêu cầu chúng ta phải thay thế cả câu hoặc cả phân câu. Loại bài tập này phù hợp cho việc ôn tập câu phức. Ví dụ: 丰丰丰 丰丰 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰 丰丰丰丰 c. Bài tập mở rộng Thông qua việc gia tăng từ, câu và sự tăng về độ dài của câu nói nhằm làm cho học sinh có thể nói ra một cách trôi chảy những câu có chưa hiện tượng ngữ pháp vừa học. Bài tập mở rộng có thể phân làm ba loại: mở rông từ ngữ, mở rộng hỏi đáp và mở rộng câu. + Bài tập mở rộng từ: gia tăng thêm từ, làm cho câu dài hơn. Dạng bài tập này thường dùng khi bắt đầu học những nội dung ngữ pháp có kết cấu dài. Cách tiến hành: đầu tiên thầy giáo sẽ đưa ra một từ gợi ý, sau đó học sinh sẽ sử dụng từ cho trước và thêm từ vào để thành cụm từ, tiếp tục người sau lại sử dụng câu của người trước và cho thêm từ ngữ để tạo ra câu dài hơn. Ví dụ: 丰丰丰 丰丰丰 丰丰丰丰 丰丰丰丰丰 丰丰丰 丰丰丰丰丰丰 Chú ý khi tiến hành dạng bài tập này cần đẩy nhanh tần suất nói. + Bài tập mở rộng câu: dạng bài tập này chính là hoàn thành câu, nhằm bồi dưỡng khả năng tư duy và khả năng ghi nhớ của học sinh. Ví dụ: 丰 丰丰丰 丰丰丰丰 丰丰丰 ---------- 丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰 ---------+ Bài tập mở rộng hỏi đáp: Thầy giáo và học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh tiến hành hỏi đáp. Dạng bài tập này sẽ tạo ra cơ hội cho các em được nói, và để cho các em được luyện nói một cách trôi chảy những câu dài, những câu có kết cấu phức tạp. II.3.2. Dạng luyện tập có ý nghĩa Là dạng luyện tập được tiến hành để nhằm cho học sinh hiểu một cách chính xác, rõ ràng những nội dung ngữ pháp đã ôn tập, như : dạng bài tập biến đổi, thuật lại, dịch hay trả lời câu hỏi v.v. Mục đích khi tiến hành dạng luyện tập này đó là giúp học sinh hiểu sâu hơn về ngữ pháp, tạo cơ sở để các em tiếp tục tiến hành dạng luyện tập giao tiếp kế tiếp. 14 Dạng luyện tập có ý nghĩa bao gồm: a. Bài tập biến đổi: Chính là dạng bài tập viết lại câu: Bao gồm hai loại + Loại một: bài tập biến đổi hình thức câu: biến đổi từ hình thức câu này sang hình thức câu khác. Dạng bài tập này được tiến hành như sau: Thầy giáo sẽ đưa ra một câu, sau đó yêu cầu học sinh chuyển câu này sang hình thức câu khác. Có thể là yêu cầu từ dạng câu này sang dạng câu khác, hoặc chuyển từ thể khẳng định sang thể phủ định hay nghi vấn trong cùng một hình thức câu. Ví dụ: 丰丰丰丰丰丰丰丰    + Loại hai: Bài tập biến đổi câu: biến hai câu trở thành một câu. Ví dụ:     b. Bài tập thuật lại: Bài tập thuật lại là yêu cầu học sinh nhắc lại những gì thầy giáo nói hoặc nhắc lại một đoạn văn hay bài khóa trong sách. Dạng bài tập thuật lại bao gồm các loại sau: + Thuật lại toàn bộ + Thuật tóm tắt + Nhìn tranh tường thuật + Tường thuật mở rộng + Phân vai tường thuật lại bài khóa c. Bài tập dịch: Thầy giáo sử dụng tiếng mẹ đẻ để yêu cầu học sinh nói ra câu tiếng Hán có chứa nội dung ngữ pháp cần ôn tập. II.3.3. Luyện tập giao tiếp Luyện tập giao tiếp là việc thầy cô giáo tạo ra các tình huống giao tiếp, để học sinh vận dụng những nội dung ngữ pháp đã học vào giao tiếp thực tế, căn cứ tình hình thực tiến tiến hành hỏi đáp, nói chuyện hoặc thảo luận. Đặc điểm của dạng luyện tập giao tiếp đó là phải chân thực, hỏi những câu hỏi chân thực, và đưa ra câu trả lời chân thực, đưa ra cách nhìn nhận, ý kiến thực sự của bản thân v.v. Điều này yêu cầu thầy cô khi soạn bài cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sử dụng các tình huống xuất hiện trên lớp. Luyện tập giao tiếp được xem là một thành phần quan trọng nhất trong ôn tập ngữ pháp, bởi vì chỉ có thông qua dạng bài tập này thì học sinh mới hiểu một cách thực sự hàm ý của những nội dung ngữ pháp, nắm một cách chính xác cách dùng và vận dụng được nó trong tình huống giao tiếp thực tế. Luyện tậpgiao tiếp được phân làm hai loại: một loại là bài tập giao tiếp, loại bài tập này sẽ nhấn mạnh trong giao tiếp cần phải sử dụng lặp đi lặp lại những nội dung ngữ pháp đã học. Loại thứ hai là hoạt động giao tiếp, đây là một kiểu giao tiếp tự do hoàn toàn, đương nhiên thầy giáo cần cô gắng hướng dẫn học sinh tiến hành trao đổi hướng vào những nội dung ngữ pháp đã học. Dưới đây là một số dạng bài tập giao tiếp: 15 a. Bài tập tiến hành hỏi đáp định hướng Thầy giáo sẽ lựa chọn một đề tài phù hợp để vận dụng nội dung ngữ pháp vừa học, và yêu cầu học sinh khi tiến hành hỏi đáp sẽ dùng nội dung ngữ pháp đó. Những đề tài được sử dụng trong dạng bài tập này thường là những đề tài về cá nhân hay là những đề tài mà học sinh hứng thú. Ví dụ: khi dạy nội dung ngữ pháp câu chữ “” thì yêu cầu học sinh so sánh những điểm khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với dạng bài tập này còn có một vấn đề rất phải chú ý là: nên sử dụng những câu hỏi đặc chỉ, hạn chế những câu hỏi phiếm chỉ, để có thể làm tăng độ dài trong các câu trả lời của học sinh, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội để nói tiếng Hán. b. Miêu tả Yêu cầu học sinh tiến hành nói, miêu tả môi trường hay hoàn cảnh của bản thân. Ví dụ: Khi tiến hành dạy phương bị từ, sẽ yêu cầu học sinh miêu tả một chút về cảnh quan ký túc xá hoặc vị trí của các công trình cơ sở vật chất trong nhà trường. Khi tiến hành dạy về câu vị ngữ chủ vị , sẽ yêu cầu học sinh miêu tả một chút về bản thân mình v.v. c. Trần thuật Yêu cầu học sinh sử dụng ngữ pháp vừa học tiến hành kể một sự việc, một quá trình. Ví dụ: yêu cầu học sinh sử dụng “…”“…...”, “”, “” tiến hành kể về những hoạt động diễn ra trong một ngày của mình hoặc là một làn đi tham quam, du lịch. II.4. Kỹ xảo khái quát, tổng kết nội dung ngữ pháp Việc khái quát, tổng kết nội dung ngữ pháp chính là tập hợp lại tất cả những giải thích liên quan đến nội dung ngữ pháp đã nói ở trước đó, nhằm giúp học sinh có sự hiểu một cách hệ thống về nội dung ngữ pháp đó. Khái quát một nội dung ngữ pháp cần bao gồm những nội dung sau: 1. Đặc điểm về hình thức 2. Đặc điểm về ý nghĩa 3. Đặc điểm về cách sử dụng: như ngữ cảnh sử dụng, ai nói, nói với đối tượng nào, nói trong trường hợp nào, nói khi nào, vì sao nói hay cả ngữ khí và biểu cảm khi nói. 4. Tiến hành sao sánh nội dung ngữ pháp vừa học với những nội dung ngữ pháp có liên quan hay nội dung ngữ pháp có nhiều điểm tương đồng mà học sinh dễ nhầm lẫn. 5. Tiến hành so sánh với những nội dung ngữ pháp tương đồng trong tiếng mẹ đẻ. 6. Chỉ ra những lỗi sai thường gặp và biện pháp để tránh mắc các lỗi sai ấy. 16 Khái quát nội dung ngữ pháp càng đơn giản, rõ ràng càng tốt. Cũng giống như giải thích nội dung ngữ pháp thì việc khái quát ngữ pháp cũng khôn được dài dòng giống như giải thích lý luận mà cần phải thông qua tình huống và ví dụ thực tế để nói rõ. Khái quát nội dung ngữ pháp thông thường nên dẫn dắt học sinh cùng tiến hành khái quát với thầy. Có thể lựa chọn các phương pháp sau hoặc dùng kết hợp các phương pháp: II.4.1. Khái quát hệ thống Tiến hành khái quát một cách hệ thống thể khẳng định, thể phủ định, thể nghi vấn, trạng thái thông thường, trạng thái tiếp diễn, trạng thái sẽ xảy ra của một loại câu. II.4.2. Khái quát so sánh Tiến hành so sánh với các dạng câu liên quan trong tiếng Hán, hoặc tiến hành so sánh với các hình thức biểu đạt tương ứng trong tiếng mẹ đẻ. II.4.3. Khái quát ví dụ thực tế Thông qua các ví dụ mà thầy cô và học sinh đã nói ra từ đó rút ra được một quy luật. II.4.4. Khái quát thông qua câu hỏi Thầy cô đưa ra các câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời để khái quát nội dung ngữ pháp vừa học. II.4.5. Khái quát tổng hợp Trong giảng dạy thực tế trên lớp, việc khái quát nội dung ngữ pháp thường sử dụng tổng hợp bốn biện pháp trên. Ví dụ: Khái quát về bổ ngữ thời lượng, thầy giáo có thể thông qua một vài câu hỏi sau để gợi mở cho học sinh:     S+V+O+V++   Phần thứ ba 17 KẾT LUẬN Để nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ của một dân tộc nào đó, nhất là để chuyển ngữ từ ngôn ngữ của dân tộc này sang ngôn ngữ của một dân tộc khác thì nhất thiết không thể thiếu được văn phạm, hoặc ngữ pháp. Bởi lẽ, nó là công cụ sử dụng, là công cụ cốt yếu để nối kết, kết cấu tạo thành câu, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ cũng như trong văn chương. Ngữ pháp là phần vô cùng quan trọng và cần thiết để người học có thể học tốt và vận hành tốt trong quá trình giao tiếp cũng như hành văn. Với tầm quan trọng ấy người dạy cần phải chú trọng đến nội dung giảng dạy này, cần có kiến thức chuyên môn chắc, cần có phương pháp, kỹ xảo giảng dạy để đem những nội dung ngữ pháp tiếng Hán truyền thụ cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác, giúp các em học sinh hiểu, nắm chắc và vận dụng nó cách chính xác, có hiệu quả. Từ những kiến thức chuyên môn đã được học, từ những tài liệu thu thập được, từ thực tế giảng dạy, cùng với đó là sự trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp tôi đã hệ thống được một số phương pháp, kỹ xảo dạy ngữ pháp trên. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tùy theo đặc điểm đối tượng học sinh, yêu cầu, mục đích, nội dung ngữ pháp dạy để lựa chọn, áp dụng một cách phù hợp, linh hoạt, có hiệu quả các phương pháp, kỹ xảo để mỗi giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Trung Quốc trong trường THPT Chuyên. Do phạm vi tư liệu nghiên cứu mang tính chủ quan của cá nhân nên chuyên đề này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chúng tôi có thể chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hơn cho chuyên đề này, sao cho có thể áp dụng vào giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰. 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰- 丰丰丰丰丰 丰丰 丰丰 2. 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰 3. 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰. 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰 4. 丰丰丰丰丰丰. 丰丰丰丰丰丰丰 – 丰丰丰丰丰丰丰丰丰 5.丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰. 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 丰丰丰丰丰丰丰.丰丰丰 6.《《《《《《《《.《《《《《《《.《《《《《《《 7.《《《《《《《《《.《《《.《《《《《《《 8. http://wenku.baidu.com/view/16667e7758fb770bf78a5579.html 9. http://wenku.baidu.com/view/03b4040702020740be1e9b99.html 10. http://wenku.baidu.com/view/d75bee106c175f0e7cd137d2.html 11. http://wenku.baidu.com/view/1cac6609eefdc8d376ee32c0.html 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan