Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại...

Tài liệu Các chỉ tố liên kết báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại

.PDF
132
833
122

Mô tả:

Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------- TRỊNH THỊ MAI HẠNH CÁC CHỈ TỐ LIÊN KẾT BÁO HIỆU SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ HỘI THOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2014 Khoa Ngôn Ngữ Học 1 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- TRỊNH THỊ MAI HẠNH CÁC CHỈ TỐ LIÊN KẾT BÁO HIỆU SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ HỘI THOẠI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp Hà Nội - 2014 Khoa Ngôn Ngữ Học 2 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ, giảng viên của Khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, những người tâm huyết đã truyền cảm hứng và kiến thức quý báu về ngôn ngữ học cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại Khoa. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Gia đình đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2014 Người thực hiện Trịnh Thị Mai Hạnh Khoa Ngôn Ngữ Học 3 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Đối tƣợng ...................................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ ................................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn ....................................................... 2 5. Giới hạn, tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................... 3 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết.............................................................................. 6 1. Lý thuyết hội thoại ....................................................................................... 6 1.1. Khái niệm .................................................................................................... 6 1.2. Các đơn vị hội thoại ................................................................................... 6 1.3. Vận động của hội thoại .............................................................................. 9 1.4. Nguyên tắc cộng tác hội thoại ................................................................. 12 2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ ...................................................................... 13 2.1. Khái niệm hành vi tại lời ........................................................................ 14 2.2. Tiêu chuẩn phân loại các hành vi tại lời ............................................... 15 2.3. Các loại hành vi tại lời ............................................................................ 16 3. Các chỉ tố liên kết văn bản ....................................................................... 17 3.1. Khái niệm .................................................................................................. 17 3.2. Phân loại ................................................................................................... 18 4. Tiểu kết ....................................................................................................... 19 Chƣơng 2: Chỉ tố liên kết đa chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại ......................................................................................................................... 21 1. Hình thức phát triển chủ đề hội thoại ............................................. 22 1.1. Phát triển bằng cặp chêm xen ............................................................ 22 1.2. Phát triển bằng hành vi ở lời .............................................................. 26 2. Các chỉ tố liên kết đa chức năng tham gia vào sự phát triển chủ đề hội thoại ............................................................................................................. 34 Khoa Ngôn Ngữ Học 4 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh 2.1. Đại từ hồi chỉ - khứ chỉ ............................................................................ 34 2.2. Phó từ chỉ thời, thể ................................................................................... 36 2.3. Tiểu từ tình thái cuối câu ........................................................................ 41 2.4. Quán ngữ tình thái ................................................................................... 42 3. Tiểu kết ....................................................................................................... 48 Chƣơng 3: Chỉ tố liên kết đơn chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại ................................................................................................................ 50 1. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ về trình tự thời gian ............................ 50 2. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ nhân – quả............................................ 54 3. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng đồng ........................................... 59 4. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tƣơng phản ........................................... 63 5.Tiểu kết ………………………....……………………………………….. 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 70 NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74 Khoa Ngôn Ngữ Học 5 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khi sự phát triển của internet cùng mạng xã hội cho phép con người kết nối toàn cầu với nhau thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin cũng trở nên đa dạng hơn, hội thoại cũng dần thay đổi cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Mối quan hệ và hình thức của các vai tham thoại giữa người phát và người tiếp nhận cũng trở nên linh hoạt hơn. Song, những phương thức, nguyên lý cơ bản để tạo lập cuộc hội thoại thì vẫn giữ nguyên giá trị. Trong giao tiếp hội thoại, người nói (viết) và người nghe (đọc) luôn luôn tác động lẫn nhau nhằm làm thay đổi nhận thức, tình cảm, hành động của đối ngôn. Tùy thuộc mục đích của hội thoại mà những người tham gia giao tiếp sử dụng chiến lược và ý đồ duy trì cuộc thoại riêng, một trong những cách làm cho chủ đề hội thoại mở rộng hay phát triển là sử dụng phương tiện phát triển chủ đề. Trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, các phương tiện đó được gọi là chỉ tố (indicator hay marker). Tuy nhiên, để chỉ ra mối liên quan giữa các chỉ tố liên kết với việc báo hiệu sự phát triển chủ đề hội thoại thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách sâu sắc. Chính điều đó đã tạo động lực cho chúng tôi thực hiện đề tài. Công việc tưởng như đơn giản này hóa ra lại rất cần khi chúng ta tiến hành kiến tạo các cuộc thoại trong đời sống thực (chẳng hạn, trong đàm phán, thương lượng) cũng như trong việc phân tích diễn ngôn, tìm hiểu các tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không có tham vọng lấn sâu vào các mặt phức tạp của hội thoại nói riêng và ngữ dụng học nói chung. Chúng tôi xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông tin, nội dung liên kết ngữ nghĩa của cuộc thoại, từ nghiên cứu những mặt biểu hiện ngôn ngữ, hình thức biểu đạt của nó thông qua các tín hiệu ngôn ngữ có vai trò làm cho chủ đề hội thoại được mở rộng, phát triển hoặc báo hiệu hội thoại kết thúc. Đó cũng là hướng giải quyết xuyên suốt của luận văn. Khoa Ngôn Ngữ Học 6 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh Tính thời sự của đề tài luận văn thể hiện ở chỗ vừa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phân tích hội thoại và phân tích diễn ngôn, vừa góp phần làm phong phú thêm lí thuyết chung về hội thoại từ thực tiễn của tiếngViệt. 2. Đối tƣợng Đối tượng mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu là các cuộc hội thoại giao tiếp trong tiếng Việt. Các hội thoại này được thu thập qua các tác phẩm văn học, internet, mạng xã hội, trong lời nói giao tiếp hàng ngày. 3. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích: Xác định, tìm hiểu, phân tích các phương tiện ngôn ngữ báo hiệu sự phát triển chủ đề cuộc hội thoại trong tiếng Việt. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi đặt ra một nhiệm vụ cho mình đó là phải phác họa cho được các dấu hiệu về mặt hình thức, ý nghĩa, xác định vị trí và vai trò của chúng trong giao tiếp hội thoại, trong lời nói và trong sự phát triển chung của ngôn ngữ. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn Việc nghiên cứu các dấu hiệu phát triển cuộc hội thoại trong tiếng Việt góp phần nhất định vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng cũng như hình thức, mục đích sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Về mặt lý thuyết: Bước đầu xác định các dấu hiệu, các từ ngữ và các hành động ngôn ngữ tham gia phát triển cuộc hội thoại trong tiếng Việt. Điều này sẽ làm sáng tỏ hơn những vấn đề về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Về thực tiễn: Những kết quả khảo sát này sẽ bước đầu được ứng dụng trong một số lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học như giúp cho việc dạy học tiếng Việt; trong việc nghiên cứu và sáng tạo văn chương, nghệ thuật… vốn là lĩnh vực sử dụng lời nói tự nhiên hàng ngày với mạch lạc và liên kết của nó, trong số đó có mạch lạc và liên kết về chủ đề. Khoa Ngôn Ngữ Học 7 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh 5. Giới hạn, tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Giới hạn: Do trình độ của học viên và thời gian hạn hẹp, chúng tôi không thể đi sâu hơn vào phân tích mọi khía cạnh của hội thoại cũng như các phương tiện liên kết trong tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, vị trí của các từ ngữ và các hành động ngôn ngữ có tác dụng mở rộng, phát triển và thậm chí kết thúc chủ đề hội thoại. Tư liệu: Luận văn lấy tư liệu là những câu cụ thể trong đàm thoại giao tiếp hàng ngày, internet, mạng xã hội như facebook, hội thoại trong các tác phẩm văn học, truyện ngắn Việt Nam. Số lượng tư liệu được thu thập bằng cách tổng hợp sau đó phân chia ra theo từng phương tiện biểu hiện. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, với mục đích của mình, luận văn sẽ được nghiên cứu trên quan điểm ngữ pháp chức năng hiện đại, đi từ nội dung đến hình thức, từ mục đích đến phương tiện, từ ý nghĩa đến cấu trúc ngữ pháp. Trong khi nghiên cứu chúng tôi cũng chú ý tới mối quan hệ tương tác qua lại giữa ba bình diện: Kết học - nghĩa học - dụng học. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để làm nổi bật những vấn đề mà luận văn quan tâm, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh… Cách thức làm việc được xác định dựa trên phương pháp nghiên cứu và được chúng tôi thực hiện nhất quán trong từng phần cũng như trong toàn bộ luận văn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tư liệu khảo cứu, luận văn gồm ba chương được sắp xếp như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1. Lý thuyết hội thoại 1.1. Khái niệm hội thoại 1.2. Các đơn vị hội thoại 1.3. Vận động của hội thoại 1.4. Nguyên tắc cộng tác hội thoại Khoa Ngôn Ngữ Học 8 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh 2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ 2.1. Khái niệm hành vi tại lời 2.2. Tiêu chuẩn phân loại hành vi tại lời 2.3. Các loại hành vi tại lời 3. Chỉ tố liên kết 3.1. Khái niệm 3.2. Phân loại 4. Tiểu kết Chương 2: Chỉ tố liên kết đa chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại 1. Hình thức phát triển chủ đề hội thoại 1.1. Phát triển bằng cặp chêm xen 1.2. Phát triển bằng hành vi ở lời 2. Các chỉ tố liên kết đa chức năng tham gia vào phát triển chủ đề hội thoại 2.1. Đại từ hồi chỉ – khứ chỉ 2.2. Phó từ chỉ thời – thể 2.3. Tiểu từ tình thái cuối câu 2.4. Quán ngữ tình thái 3. Tiểu kết Chương 3: Chỉ tố liên kết đơn chức năng với việc phát triển chủ đề hội thoại 1. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ về trình tự thời gian 2. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ nhân – quả 3. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tương đồng 4. Chỉ tố liên kết biểu thị quan hệ tương phản 5. Tiểu kết Khoa Ngôn Ngữ Học 9 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh NỘI DUNG Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết 1. Lý thuyết hội thoại 1.1. Khái niệm Hội thoại là một hoạt động xã hội, được nảy sinh nhờ vào sự tham gia của người phát lời và người thụ lời. Trong cuộc thoại khi hoạt động phản hồi nảy sinh, vai trò của hai người tham gia cuộc thoại đã thay đổi. Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Có nhiều yếu tố tham gia vào tạo lập hội thoại. Theo Đỗ Hữu Châu, các cuộc thoại có thể khác nhau ở nhiều khía cạnh như: Thời gian, không gian, số lượng người tham gia, về cương vị và tư cách người tham gia cuộc thoại, về tính chất cuộc thoại, về vị thế giao tiếp, về tính có đích hay không có đích, tính hình thức hay không hình thức, về ngữ điệu hay động tác kèm lời… Những yếu tố này không tách rời nhau mà liên kết nhau, tạo thành một khối lượng thống nhất Khoa Ngôn Ngữ Học 10 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh hữu quan trong hội thoại, chi phối và điều hòa cuộc thoại để đạt đến đích cuối cùng của mỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định. Hội thoại là một sự nỗ lực hợp tác giữa các bên tham gia, có thể có ba bên hoặc nhiều hơn thế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi chỉ chủ yếu đề cập đến hội thoại hai bên hay còn gọi là song thoại. 1.2. Các đơn vị hội thoại Hội thoại cũng có cấu trúc nội tại của nó. Mục đích của việc phân tích cấu trúc hội thoại là làm rõ người phát lời muốn biểu đạt cái gì và người thụ lời lý giải nghĩa như thế nào và phản ứng ra sao. Theo tổng kết của Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học tập 2, nghiên cứu về cấu trúc hội thoại có 3 trường phái tiêu biểu, đó là: trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ, trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh và trường phái lý thuyết hội thoại Thụy Sỹ - Pháp. Lý thuyết phân tích hội thoại cho rằng hội thoại có hai tổ chức tổng quát, đó là: tổ chức cặp và tổ chức được ưa thích. Các tổ chức đó được xây dựng từ lượt lời. Như vậy, theo quan điểm này thì lượt lời chính là đơn vị cơ sở, tổ chức nên các đơn vị lớn hơn của hội thoại. Lượt lời do các hành vi ngôn ngữ tạo ra và khi chúng đi với nhau lập thành từng cặp. Cặp kế cận (cách gọi của Schegloff và Sacks, 1973) là hai phát ngôn mang đặc điểm: kế cận nhau, do hai người khác nhau nói ra, được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai, có tổ chức riêng sao cho bộ phận riêng thứ nhất đòi hỏi phải có bộ phận riêng thứ hai. Trong một số trường hợp, bộ phận thứ hai của cặp kế cận không xuất hiện ngay sau bộ phận thứ nhất thì giữa chúng có sự có mặt của cặp chêm xen. Chúng tôi coi cặp chêm xen là một yếu tố làm cho chủ đề hội thoại phát triển và sẽ khảo sát kỹ hơn ở chương sau. Trong khi đó, trường phái phân tích diễn ngôn và trường phái lý thuyết hội thoại tuy có sự khác nhau đôi chút về tên gọi song giống nhau về cấu trúc tầng bậc của các đơn vị hội thoại và gần với thực tế giao tiếp hơn. Theo đó, các đơn vị làm nên một cấu trúc hội thoại bao gồm: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp Khoa Ngôn Ngữ Học 11 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh thoại, tham thoại (bước thoại, lượt lời) và hành động ngôn từ. Trong đó,cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại là ba đơn vị lưỡng thoại (do hai thoại nhân tạo nên nhờ vận động trao đáp). Tham thoại (bước thoại) và hành động ngôn ngữ là đơn vị đơn thoại (do một thoại nhân tạo ra). a. Cuộc thoại Cuộc thoại đó là một lần trao đổi, nói chuyện cá nhân trong hoàn cảnh xã hội nào đó. Theo C.K.Orcchioni, để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, trong một khung thời gian – không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng. (Dẫn theo [7], trang 298) Như vậy, một cuộc thoại cần phải tuân thủ theo một hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc. Đó chính là mục đích mà bất cứ cuộc hội thoại nào cũng cần đạt được. b. Đoạn thoại Mỗi cuộc thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc, chúng làm nên ranh giới của một cuộc thoại. Mỗi cuộc thoại lại chứa đựng nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại có nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn thoại. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu khi cho rằng: “Đoạn thoại là mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng”. Trong đoạn thoại những người tham gia hội thoại nói về cùng một chủ đề. Một đoạn thoại thông thường bao gồm ba phần: mở thoại (dẫn nhập đề tài), thân thoại (triển khai đề tài) và kết thoại (kết thúc hội thoại). Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không có ý định đi sâu nghiên cứu mô hình của đoạn thoại và sự dẫn nhập đề tài hội thoại như thế nào, mà chỉ muốn chỉ ra một ranh giới tương đối của các đơn vị trong cấu trúc của hội thoại làm cơ sở cho các bước khảo cứu của chúng tôi ở chương 2 và chương 3. c. Cặp thoại Khoa Ngôn Ngữ Học 12 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất tạo nên đoạn thoại và qua đoạn thoại mà góp phần tổ chức nên cuộc thoại. Các loại cặp thoại thường gặp: Cặp thoại tối thiểu, cặp thoại một tham thoại, cặp thoại chủ hướng và cặp thoại phụ thuộc. Cặp thoại tối thiểu tương đương với sự kiện lời nói tối thiểu, tức là tối thiểu cặp thoại phải là một cặp kế cận với hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp. Cặp thoại một tham thoại xảy ra khi: người nghe thực hiện một hành động vật lý (gật đầu, lắc đầu, xua tay,…) thay cho hành động ngôn ngữ hoặc khi người nghe im lặng, không có hành động hồi đáp nào, trường hợp như vậy gọi là cặp thoại hẫng. d. Tham thoại Tham thoại hay còn gọi là Bước thoại. Cặp thoại là cấu trúc gồm hai tham thoại do hai đối tác của cuộc hội thoại tạo nên. Tham thoại là phần đóng góp của một thoại nhân vào một cặp thoại. Tham thoại do hành động ở lời tạo nên. Dựa trên phân loại về hành vi cơ sở của Hinderlang, Đỗ Hữu Châu cho rằng có 7 tham thoại cơ sở: Dẫn nhập (DN), Phản hồi tích cực (PHTC), Phản hồi tiêu cực (PHTiC), Tái dẫn nhập (TDN), Phản dẫn nhập (PDN), Xét lại (XL) và Từ bỏ (TB). Về tổ chức nội tại, tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Một tham thoại có một hành vi chủ hướng (hành động quyết định đích của tham thoại, cùng với hành động chủ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại lập thành một cặp kế cận) và có thể có hành vi phụ thuộc (làm rõ lý do hoặc bổ sung nghĩa cho hành động chủ hướng). Hành động chủ hướng của một tham thoại hoặc đòi hỏi hành động chủ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại hồi đáp hoặc hồi đáp cho hành động chủ hướng của tham thoại ấy. 1.3. Vận động của hội thoại Khoa Ngôn Ngữ Học 13 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. Những quy tắc chi phối trực tiếp đến cuộc thoại theo C.K.Orecchioni bao gồm: quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại và quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. Tác giả Đỗ Hữu Châu [8] đề nghị bổ sung thêm một nhóm quy tắc điều hành nội dung của hội thoại. Ông cho rằng các loại quy tắc đó có vai trò “làm cơ sở, đứng đằng sau sự vận hành của hội thoại”. Nguyên lí chi phối các quy tắc hội thoại là nguyên lí cộng tác bởi vì hội thoại là một hoạt động xã hội. Từ nguyên lí chung này mà các quy tắc hội thoại ràng buộc các đối tác hội thoại trong một hệ thống những quyền lợi và trách nhiệm. Luân phiên lượt lời là nguyên tắc của sự tương tác qua lại trong hội thoại. Trong cuộc thoại mỗi lúc có một người nói và không đồng thời. Người nói luân phiên nhau và đó là lượt lời. Sẽ không có lượt lời nếu nhiều người nói cùng một lúc. Như vậy vai nói sẽ thường xuyên thay đổi, trật tự của những người nói không cố định mà luôn thay đổi. Đồng thời lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đoán chờ một điều khác sẽ xảy ra. Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau, liên kết chặt chẽ với nhau. Hội thoại là một hình thức hoạt động xã hội, nên theo G.Yule lượt lời hoạt động theo một “hệ thống điều hành cục bộ” (thuật ngữ của Diệp Quang Ban) được hiểu theo lối quy ước giữa thành viên trong một nhóm xã hội. Đây thực chất là quy ước nắm giữ lượt lời, giữ hoặc trao lượt lời cho người đối thoại một cách uyển chuyển. Kiểm soát được quyền được nói, chủ động nắm giữ đề tài và lượt lời là một quyền lực đáng kể trong hội thoại, có thể chi phối cuộc thoại. Về quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại, theo Nguyễn Đức Dân [10], những phát ngôn trong một lượt lời là hành vi hội thoại. Sự liên kết giữa hai lượt lời là sự liên kết giữa hành vi dẫn nhập và hành vi hồi đáp. Trong hội thoại, hành vi ngôn ngữ gây ra những dạng hành vi nhất định. Rất nhiều loại phát ngôn trong hội thoại đòi hỏi phải có sự hồi đáp riêng biệt như: Hành vi chào yêu cầu Khoa Ngôn Ngữ Học 14 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh một lời chào trở lại; hành vi hỏi yêu cầu có một câu trả lời; hành vi đề nghị cần một phản hồi; hành vi cảm ơn cần một yêu cầu đáp lời… Wardhaugh gọi hành vi ngôn ngữ này là điều muốn nói. Một hành vi ngôn ngữ xuất hiện có thể được tiếp nhận tích cực hoặc tiếp nhận tiêu cực, chấp nhận hoặc từ chối. Tuy nhiên người tham gia hội thoại có thể lờ đi mà không có biểu hiện ngôn ngữ nào. Với những hành vi ngôn ngữ đòi hỏi thông tin phản hồi, Wardhaugh cho rằng, người tham thoại có quyền lựa chọn cách thức hồi đáp khác nhau: Hoặc tuân theo, hoặc từ chối, hoặc đơn giản là lờ đi những gì người ta nói với mình. Nhưng dù tuân theo hành vi dẫn nhập từ chối hay lờ đi, người tham gia hội thoại vẫn phải có chiến lược giao tiếp và sử dụng phương tiện biểu đạt trong hành vi hồi đáp của mình. Một số khuôn mẫu về hình thức biểu hiện các hành vi này đã được định sẵn cho người tham gia hội thoại lựa chọn. Nhưng trong hành vi hội thoại, sự liên kết các hành vi tại lời chỉ có giá trị trên bề mặt phát ngôn. Sự liên kết các hiệu lực tại lời của hành vi ngôn ngữ mới có giá trị đích thực. Có nhiều hình thức biểu đạt ngôn ngữ cũng đem lại một hiệu lực tại lời là rất quan trọng. Điều này quyết định hiệu quả giao tiếp. Trong thực tế, mỗi chúng ta cần phải lựa chọn một cách nào đó đem lại hiệu quả giao tiếp cao nhất chứ không chỉ yêu cầu bằng một mệnh đề từ chối thẳng thừng. Nghi thức, thói quen, phong tục, tập quán… làm thành quy ước xã hội mà mỗi cá nhân đều phải tuân theo. Những quy ước này giữ gìn và tạo độ cân bằng trong cuộc thoại. Những quy ước mang tính nghi thức này được quy định theo một trình tự chặt chẽ với những hành vi cụ thể mà mỗi bên tham gia cuộc thoại cần tuân theo ở mỗi loại hội thoại xác định. [42] Quan hệ giữa những người tham thoại cũng đóng vai trò đặc biệt trong quá trình hội thoại. Cần phải kể tới các nhân tố như: Quan hệ thân – sơ, quan hệ vị thế xã hội, tuổi tác, quyền lực… được thể hiện khác nhau ở từng cộng đồng người. Theo tác giả Nguyễn Đức Dân, quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ: Quan hệ ngang (hay còn gọi là quan hệ thân sơ), quan hệ dọc (hay còn gọi là quan hệ vị thế). Khoa Ngôn Ngữ Học 15 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh 1.4. Nguyên tắc cộng tác hội thoại Khái niệm “cộng tác hội thoại” được tác giả P.Grice đưa ra lần đầu vào năm 1967, sau đó được nhắc lại trong công trình nghiên cứu Logic và hội thoại (1978) và các bài thuyết minh sau đó. Trước hết, phải nói rằng “cộng tác” mà Grice gọi tên “không phải để nhằm đạt được những mục đích chung trong thế giới bên ngoài ngôn ngữ. Cái mục đích chung – đích và phương hướng của cuộc hội thoại được nêu ra trong nguyên tắc cộng tác hội thoại – là mục đích ở lời, là mục đích sử dụng ngôn ngữ ngay trong cuộc hội thoại”. [8, trang 233]. Theo P.Grice, nguyên tắc cộng tác hội thoại làm cho “cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi”. Nguyên tắc này đúng với cả người nói và người nghe. Khi nói, người tham gia hội thoại phải quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác theo phương châm nhất định. Nguyên tắc cộng tác hội thoại có vai trò trung tâm trong lý thuyết hội thoại. Hai bên tham gia giao tiếp cùng cố gắng để đối tác của mình hưởng ứng, phát triển cuộc thoại. Nguyên tắc này bao gồm các phương châm: Lượng, chất, quan hệ và cách thức. Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của bạn có lượng tin đúng như đòi hỏi của mục đích cuộc thoại. Hãy đảm bảo nội dung vừa đủ. Phương châm về chất: Đừng nói điều gì mà bạn tin là sai, đừng nói điều gì mà bạnkhông đủ bằng chứng. Phương châm về quan hệ: Hãy nói đúng với chủ đề đang được đề cập đến. Phương châm về cách thức: Tránh nói tối nghĩa, tránh nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa, hãy nói ngắn gọn, có trật tự. (Dẫn theo [12], trang 128) Grice cho rằng nguyên tắc cộng tác và các phương châm này là những chấp ước hội thoại mà khi tham gia vào hội thoại, cả người nói người nghe đều phải tuân thủ chúng “một cách chuẩn mực, nhưng không phải bất di bất dịch” [8, Khoa Ngôn Ngữ Học 16 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh trang 237]. Nguyên tắc và phương châm hội thoại của Grice có hiệu lực cả cho nội dung được nói ra trực tiếp, cả nội dung hàm ẩn. Trong thực tế giao tiếp, người nói có thể vô tình hoặc cố ý vi phạm nguyên tắc và phương châm hội thoại. Grice phân biệt hai trường hợp này và gọi chúng là vi phạm và phạm lỗi. Trường hợp phạm lỗi về nguyên tắc và phương châm hội thoại là do người nói vụng về, không cố ý và sẽ khiến người nghe hiểu sai ý mình. Còn xúc phạm, vi phạm, từ bỏ chúng là sự cố ý không tuân thủ, tôn trọng phương châm để tạo ra các hàm ý, gài vào phát ngôn trực tiếp của mình những hàm ngôn hội thoại. Tuy nhiên, cách phân biệt này chưa thực sự rành mạch nên vấp phải sự phản đối của một số tác giả khác. Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp được cho là vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại do sự khác biệt về về văn hóa và ngôn ngữ mà Grice chưa khảo cứu hết được. Mặt khác, lí thuyết của Grice cũng có những hạn chế khi chỉ bó hẹp trong những nội dung thông tin mà không đưa ra đượcmô hình, cơ chế tạo ra nội dung và đích liên cá nhân; nhắc tới tính quan yếu tuy nhiên không khai thác triệt để dẫn đếnkhông coi trọng vai trò của ngữ cảnh đối với sự vận hành lượt lời cả về hình thức lẫn nội dung,... Đây cũng chính là lý do sau này lý thuyết quan yếu được phát triển bởi D. Sperber và D. Wilson và lí thuyết về lịch sự ra đời giống như một sự bù đắp cho lỗ hổng trong lí thuyết của Grice. Mặc dù vậy, lý thuyết nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice vẫn có giá trị lớn lao và là cơ sở cho các công trình nghiên cứu hội thoại về sau. 2. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ Người có công đầu tiên khởi xướng lý thuyết hành vi ngôn ngữ đó chính là Austin (1962) trong công trình nghiên cứu của mình: “How to do things with words”, tác giả đã đưa ra khái niệm “hành vi nói năng”. Nội dung chủ yếu của khái niệm này là, khi con người nói năng đều muốn sử dụng ngôn ngữ để làm việc gì đó, hoàn thành một hành vi nhất định nào đó. Chẳng hạn như có thể dùng lời nói để trần thuật, hỏi, cầu xin, đề xuất, hứa hẹn, dọa nạt,… (Dẫn theo [20], trang 170) Khoa Ngôn Ngữ Học 17 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh Lý thuyết này về sau được nhà triết học J.Searle phát triển. Trong công trình nghiên cứu của mình, Austin đã đưa ra các tiêu chí phân biệt sự khác nhau trong cùng một hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời, hành vi tạo lời và hành vi mượn lời). Cụ thể như sau: Hành vi tại lời: Là những hành vi được người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng thuộc về ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Hành vi tạo lời: Là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như: ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp thành câu… để tạo ra một phát ngôn có hình thức và nội dung nhất định. Hành vi mượn lời: Là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu lực ngoài ngôn ngữ nào đó (hiệu quả tâm lí) ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói. Hành vi ngôn ngữ chính là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. Các hành vi ngôn ngữ trên đây xét trong quan hệ hội thoại thì hành vi tại lời được quan tâm hơn cả, khi tham gia hình thành nên tham thoại thì chúng tạo ra tính đối thoại giữa người nói và người nghe: người nói có trách nhiệm đối với phát ngôn của anh ta và anh ta có quyền đòi hỏi người đối thoại phải hồi đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng. 2.1. Khái niệm hành vi tại lời Trong giao tiếp một phát ngôn được đưa ra bao giờ cũng nhằm một mục đích nhất định. Sự thực hiện hành vi như vậy gọi là hành vi tại lời. Nó cho người nghe biết ý định và mục đích mà người nói hướng tới. Chính vì thế loại hành vi này thường có những động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên như: Khẳng định, hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, yêu cầu… Khác với hành vi mượn lời, hành vi tại lời có ý định qui ước và có thể chế mặc dù điều này không bộc lộ rõ ràng. Vì vậy, việc biết một ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chỗ nắm được ngữ âm, từ ngữ, câu và cách kết hợp bởi đó chỉ là bề Khoa Ngôn Ngữ Học 18 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh mặt… sâu hơn chúng ta cần phải nắm được những qui tắc điều khiển các hành vi tại lời của ngôn ngữ đó. 2.2. Tiêu chuẩn phân loại các hành vi tại lời Theo Nguyễn Đức Dân, từ những nghiên cứu nền tảng của Austin, Searle đã nêu ra tới 12 phương diện mà các hành vi tại lời có thể khác nhau. Trong số này ông chọn ra ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành vi tại lời đó là: Đích ở lời, hướng khớp ghép lời và trạng thái tâm lý được biểu hiện. a. Đích tại lời Đích tại lời của một hành vi ngôn ngữ là mục đích của hành vi ngôn ngữ đó. Đích tại lời không trùng với hiệu lực tại lời, chỉ là bộ phận của hiệu lực tại lời. Ví dụ: Đích tại lời của hành vi đề nghị là mong muốn người nghe giải quyết, xem xét ý kiến mình nêu ra; hay đích tại lời của hành vi xin là làm cho ai đó bị thuyết phục để cho mình cái gì; đích tại lời với hành vi hỏi là mong muốn nhận được thông tin từ phía người nghe… b. Hướng khớp ghép lời Tiêu chuẩn này quy định mối quan hệ giữa từ ngữ và thực tại mà hành động đề ra. Hướng khớp ghép này có thể được xây dựng theo hai chiều, từ ngôn ngữ tới hiện thực và từ hiện thực tới ngôn ngữ. Các hành vi đề nghị, yêu cầu, mệnh lệnh,… là các loại hành vi mà ngôn từ có xảy ra trước và hiện thực diễn ra như thế, tức hiện thực khớp với lời. Các loại hành vi như trần thuật, miêu tả, khẳng định, hỏi… là các loại hành vi mà hiện thực xảy ra trước, ngôn ngữ diễn ra sau và phản ánh đúng hiện thực ấy, tức lời khép với hiện thực. c. Trạng thái tâm lý được thể hiện Khi thực hiện một hành vi nào đó người ta có thể biểu hiện lòng tin, mong muốn, điều đáng tiếc… Tiêu chuẩn này cho phép ta nhìn nhận nhiều hành vi khác nhau về bề ngoài dưới cùng một góc độ. Chúng ta có thể dựa vào ba tiêu chuẩn cơ bản này để xác định một hành vi cụ thể nào đó. Mặc dù khi đi vào thực tế chắc chắn chỉ với ba tiêu chí này chúng Khoa Ngôn Ngữ Học 19 Lớp Cao học K53 Luận Văn Cao Học Trịnh Thị Mai Hạnh ta có thể gặp khó khăn khi nhận diện một hành vi tại lời, song chúng vẫn là cơ sở khoa học cho ta cái nhìn đầu tiên cơ bản về hành vi được nói tới. 2.3. Các loại hành vi tại lời Việc phân loại hành vi ngôn ngữ suy cho cùng có thể căn cứ vào phản ứng qua lại của những người tham gia giao tiếp. Đây cũng chính là căn cứ để nhận ra hành vi tại lời. a. Cách phân loại của Austin Austin đã đưa ra một bảng phân loại hành vi tại lời bao gồm: Phán định: (đánh giá trên cơ sở sự kiện và lý lẽ xác đáng), hành xử (thể hiện quyền thế, luật lê), ước kết (ràng buộc vào trách nhiệm), ứng xử (phản ứng lại), bày tỏ (trình bày, thể hiện). b. Cách phân loại của Searle Tác giả này đã liệt kê 12 điểm được dùng làm tiêu chí phân loại hành vi ngôn ngữ. Từ đó phân lập được 5 loại hành vi ở lời: Tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hành vi tại lời có thể chia thành hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. Trong đó: Hành vi tại lời trực tiếp: Là hành vi có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra. Hành vi tại lời gián tiếp: Là hành vi không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiêu lực của nó gây nên. Nói cách khác, hành vi tại lời gián tiếp là hành động mà trên cấu trúc bề mặt là A nhưng gây một hiệu lực là B. Tuy nhiên cũng tùy thuộc từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà xem đó là hành vi tại lời trực tiếp hay gián tiếp. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [8]) 3. Các chỉ tố liên kết văn bản 3.1. Khái niệm Cái từ ngữ liên kết văn bản đã được bàn đến nhiều trong công trình của Trần Ngọc Thêm và các nhà ngữ pháp văn bản ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong Khoa Ngôn Ngữ Học 20 Lớp Cao học K53
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan