Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các cách thể hiện địa danh tiếng đức trong các văn bản tiếng việt...

Tài liệu Các cách thể hiện địa danh tiếng đức trong các văn bản tiếng việt

.PDF
97
964
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ TRẦN THỊ HẠNH CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC TRONG CÁC VĂN BẢN TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ KIM BẢNG HÀ NỘI – 2009 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 5 0.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7 0.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 0.4. Kết cấu của luận văn 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA DANH 1.1. Khái niệm về địa danh 9 1.2. Địa danh trong hệ thống thuật ngữ khoa học 12 1.3. Một số yêu cầu khi đƣa địa danh nƣớc ngoài vào tiếng Việt 14 1.3.1. Tính chính xác 14 1.3.2. Tính hệ thống 16 1.3.3. Tính đơn giản, dễ dùng 17 1.4. Tiểu kết 19 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC 2.1. Đặc điểm của hệ thống địa danh tiếng Đức 21 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo 21 2.1.2. Ý nghĩa của lớp từ địa danh 32 2.2. Phân loại địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt 39 2.3. Tiểu kết 42 CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC TRONG CÁC VĂN BẢN TIẾNG VIỆT 3.1. Tình hình thể hiện tên riêng nƣớc ngoài nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng trong tiếng Việt 44 3.1.1. Hiện trạng 44 3.1.2. Lý do dẫn đến hiện trạng thiếu thống nhất trong việc thể hiện địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt 50 1 3.2. Các quan điểm khác nhau về việc thể hiện tên riêng nƣớc ngoài (địa danh) trong tiếng Việt 51 3.3. Đề xuất phƣơng thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt 55 3.3.1. Nguyên tắc chung 55 3.3.2. Giải pháp cụ thể 55 3.4. Tiểu kết 72 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. BCHTWĐ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng 2. BGD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 3. CHDC Cộng hòa Dân chủ 4. ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 5. ĐHQG Đại học Quốc gia 6. GS. Giáo sƣ 7. KHXH Khoa học Xã hội 8. Nxb Nhà xuất bản 9. PGS. Phó giáo sƣ 10. tr trang 11. TS. Tiến sĩ 12. VH – TT Văn hóa Thông tin 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang 1. Bảng 2.1: Từ gốc đặc trƣng trong hệ thống địa danh tiếng Đức 23 2. Bảng 2.2: Tỉ lệ những nhóm từ gốc thông dụng trong địa danh tiếng Đức 24 3. Bảng 2.3: Nhóm từ định danh trong địa danh tiếng Đức 26 4. Bảng 2.4: Hậu tố trong địa danh tiếng Đức 28 5. Bảng 2.5: Nhóm địa danh chỉ các bang của nƣớc Đức 39 6. Bảng 2.6: Nhóm địa danh chỉ biển, sông, hồ 40 7. Bảng 2.7: Nhóm địa danh thủ phủ các bang của Đức 41 8. Bảng 3.1: Tên một số con sông lớn ở Đức 58 9. Bảng 3.2: Tên một số ngọn núi và dãy núi ở Đức 59 10. Bảng 3.3: Tƣơng ứng giữa nguyên âm đơn tiếng Đức và tiếng Việt 62 11. Bảng 3.4: Tƣơng ứng giữa nguyên âm đôi tiếng Đức và tiếng Việt 64 12. Bảng 3.5: Tƣơng ứng giữa phụ âm đơn đứng trƣớc hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt 65 13. Bảng 3.6: Tƣơng ứng giữa hai phụ âm đứng trƣớc hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt 66 14. Bảng 3.7: Tƣơng ứng giữa ba phụ âm đứng trƣớc hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt 67 15. Bảng 3.8: Tƣơng ứng giữa phụ âm đơn đứng sau hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt 67 16. Bảng 3.9: Tƣơng ứng giữa hai phụ âm đứng sau hạt nhân tiếng Đức và tiếng Việt 68 17. Bảng 3.10: Tƣơng ứng tiếng Việt của từ gốc trong địa danh tiếng Đức 4 70 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 0.1.1. Lí do lựa chọn đề tài Bàn về tên riêng nƣớc ngoài và cách thể hiện tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt (trong đó có vấn đề địa danh) không phải là một đề tài mới, nhƣng lại là một đề tài đƣợc bàn bạc nhiều mà vẫn chƣa tìm đƣợc giải pháp thống nhất. GS. Nguyễn Văn Khang cũng nhận xét“…vấn đề cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt đến nay vẫn còn chưa thống nhất. Hiện chưa có một văn bản quy định mang tính pháp lý về mặt Nhà nước cho chính tả tiếng Việt nói chung và tên riêng nước ngoài nói riêng. Vì thế, cũng là điều dễ hiểu khi mỗi ấn phẩm tiếng Việt phải tự chọn cho mình cách xử lý và dẫn đến sự không thống nhất về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài giữa các ấn phẩm cũng như trong một ấn phẩm.” [12, tr. 1] Cho đến nay đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về cách thể hiện tên riêng nƣớc ngoài nói chung trong tiếng Việt, ví dụ nhƣ các bài viết của GS. Hoàng Phê, Nguyễn Kim Thản, Vũ Quang Hào, ... hay một số chƣơng mục trong các cuốn sách của GS. Cao Xuân Hạo, GS. Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban, Mai Ngọc Chừ,… Những bài viết của các tác giả nêu trên chỉ nghiên cứu về vấn đề tên riêng nƣớc ngoài nói chung, chứ chƣa có nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề tên riêng của một ngôn ngữ cụ thể. Tiếng Đức là một ngôn ngữ đƣợc nhiều quốc gia sử dụng và có vai trò quan trọng trong cộng đồng Châu Âu. Do vậy, cần có những nghiên cứu sâu và tỉ mỉ về địa danh tiếng Đức để góp phần đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Đức. 5 Hơn nữa, chúng ta cũng thấy trong tiếng Việt có nhiều nhóm địa danh tiếng Đức đƣợc du nhập vào từ nhiều năm nay, đặc biệt là sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, khi mà quan hệ ngoại giao, kinh tế, thƣơng mại, văn hóa v.v. của Việt Nam với CHDC Đức trƣớc kia và bây giờ là nƣớc Đức thống nhất phát triển vô cùng mạnh mẽ. Những nhóm từ, ngữ địa danh tiếng Đức chủ yếu là tên các bang, tên sông hồ, tên biển, tên các thành phố và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa cũng nhƣ các danh lam thắng cảnh của nƣớc Đức. Địa danh nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng phải đƣợc coi là một lớp từ quan trọng. Thông qua hệ thống địa danh, ngƣời ta có thể hiểu thêm nhiều về một nền văn hóa, biết thêm đƣợc về cốt cách của một dân tộc, về lịch sử của dân tộc đó. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy tiếng Đức và văn hóa Đức của bản thân, chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống tên riêng tiếng Đức trong tiếng Việt gây rất nhiều “hiểu lầm” trong giao tiếp ngôn ngữ. Xin lấy ví dụ: Tên thành phố Köln trong tiếng Đức khi sang tiếng Việt có quá nhiều biến thể, khi là Cô-lô-nhơ, khi là Côlôgne hoặc có khi đƣợc để nguyên dạng là Köln. Hay nhƣ tên thủ đô Berlin cũng có tới bốn biến thể: Berlin, Béclin, Béc-lin và Bá Linh. Điều này khiến chúng ta lúng túng trong chuyển dịch, trong giao tiếp - nhiều lúc không biết phải chọn biến thể nào cho phù hợp. Vào năm 1979, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ” do Viện Ngôn ngữ học tổ chức, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Phạm Văn Đồng đã từng lƣu ý: “…trong công việc này chúng ta phải kiên trì. Nếu cần tranh luận thì nên tranh luận rộng rãi. Nếu chưa được thì ta còn chờ, không vội. Cuối cùng, cuộc sống, nhân dân sẽ quyết định. Không nên vội, chớ vội, việc gì phải vội!... Có những cái, những hiện tượng mà cuộc sống có cái lý của nó để quyết định và khi mà cuộc sống, thời gian, nhân dân đã quyết định, 6 thì đó là sự phán quyết cuối cùng.” Đọc những lời phát biểu trên chúng tôi rất tâm đắc, chỉ có điều trong vấn đề này, chúng ta đã chờ khá lâu. 20 năm trôi qua sau câu phát biểu này của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, chúng ta vẫn chƣa thống nhất để tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề thể hiện tên riêng nƣớc ngoài trong tiếng Việt. Vì thế, trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu địa danh nƣớc Đức về cấu trúc và ngữ nghĩa để từ đó nêu lên những đề xuất cá nhân của mình trong việc thể hiện tên riêng nƣớc ngoài nói chung và đặc biệt là địa danh tiếng Đức nói riêng trong tiếng Việt. 0.1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt lí luận, luận văn trình bày một số khái niệm về địa danh và nghiên cứu đặc điểm của hệ thống địa danh tiếng Đức xét về mặt cấu tạo và ý nghĩa trên cơ sở 1000 địa danh đƣợc thu thập. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến một số quan điểm khác nhau trong việc xử lý tên riêng nói chung và địa danh nƣớc ngoài nói riêng trong tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số phƣơng án thể hiện địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt nhằm phục vụ công tác giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Đức tại Việt Nam, phục vụ giảng dạy dịch thuật và qua đó đƣa ra một định hƣớng nhằm chuẩn hóa hệ thống địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt. 0.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Tên riêng nói chung và tên riêng tiếng Đức nói riêng là một phạm trù rộng. Trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm của địa danh tiếng Đức và xem xét cách xử lý địa danh (tên địa lý) tiếng Đức trong tiếng Việt. 0.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 Trong luận văn này, chúng tôi áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu chung là phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và miêu tả. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là phƣơng pháp thống kê và phân tích cấu trúc. Trên cơ sở những tên riêng đặc trƣng trong tiếng Đức đã thu thập đƣợc (cụ thể là tên địa lý), chúng tôi áp dụng các biện pháp để xác định các đặc điểm của hệ thống địa danh tiếng Đức, phân loại hệ thống địa danh, nghiên cứu hiện trạng thể hiện địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt hiện nay, sau đó đề xuất hƣớng xử lý trong việc thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt theo các nhóm nhất định. 0.4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về địa danh Chƣơng 2: Đặc điểm địa danh tiếng Đức Chƣơng 3: Các phƣơng thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn bản tiếng Việt 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA DANH 1.1. Khái niệm về địa danh Về khái niệm “tên riêng”, GS. Nguyễn Thiện Giáp đã viết: “có lẽ tên riêng nên được coi là những từ, ngữ dùng để gọi tên những thực thể vật chất và tinh thần có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội, tồn tại với tư cách là những cá thể trong tư duy của từng dân tộc. Đối với người Việt đó là: - Những tên chỉ người, tên cá nhân, dân tộc, ví dụ: Nguyễn Trãi, Việt Nam. - Những tên chỉ nơi chốn, núi, sông hồ, tỉnh, ví dụ: (núi) Tản Viên, (sông) Hồng, (tỉnh) Nghệ An. - Những từ ngữ chỉ công trình xây dựng và văn hóa, ví dụ: (chùa) Dâu, (cầu) Long Biên, Truyện Kiều. - Những từ ngữ chỉ các cơ quan, tổ chức xã hội, ví dụ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Những từ ngữ chỉ từng thời kì, từng sự kiện lịch sử, ví dụ: (thời kì) LíTrần, Cách mạng Tháng Tám, Hội nghị Paris, Nghị quyết 8 BCHTWĐ.” [6, tr. 326-327] Khái niệm về tên riêng nói chung của GS. Nguyễn Thiện Giáp bao gồm cả khái niệm về địa danh. Theo định nghĩa của ông, ta có thể hiểu địa danh chính là những từ, ngữ để chỉ nơi chốn, núi, sông hồ, tỉnh. 9 Theo Hoàng Thị Châu thì “Địa danh hay là tên địa lý (toponym, geographical names) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính, ... được con người đặt ra. Qua những thông tin đó, có thể nhận ra được những thông tin về tinh thần, văn hóa, xã hội, lịch sử, ngôn ngữ và chính trị.” [2] Nhìn ngƣợc lại dòng lịch sử một chút thì khái niệm “địa danh” (toponym) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (topo = Ort/địa điểm/nơi chốn; nym = Name/tên gọi). Và theo nhƣ Từ điển địa danh Đức, “địa danh” có nghĩa là tên địa lý theo nghĩa khái quát nhất. Theo định nghĩa này, địa danh chính là tên gọi của các vùng, khu vực nhất định, ví dụ nhƣ: - Tên các châu lục, các khu vực địa hình, các vùng đất khác nhau, các dãy núi, ngọn đồi, các loại địa hình v.v. - Tên các hòn đảo, bán đảo, bờ biển, bãi biển - Tên các địa phận, cánh đồng, cánh rừng, công viên - Tên các đơn vị hành chính (Nhà nƣớc, quốc gia, tỉnh thành, ...) - Tên các khu dân cƣ (thành phố, trang trại, đồn điền, ...) - Tên các trục đƣờng giao thông (đƣờng cao tốc, đƣờng phố, quảng trƣờng, các con đƣờng, ngõ, trục đƣờng tàu, ...) - Tên hồ ao, sông ngòi, hải phận (tên các đại dƣơng, vùng biển, eo biển, sông, suối, kênh đào, hồ ao, ...) Trong tiếng Đức, ngƣời ta phân chia địa danh thành hai nhóm cơ bản: Nhóm 1: Tên riêng chỉ các vùng, các khu vực rộng lớn, bao gồm: - Tên các châu lục, đại dƣơng, các khu vực địa hình, các sa mạc - Tên các vùng núi 10 - Tên các hòn đảo, bán đảo - Tên biển, hồ, đầm lầy, sông, suối, kênh đào - Tên rừng, tên hạt - Tên các khu vực dân cƣ nhƣ: thành phố, làng mạc, toà thành, quận huyện - Tên các khu vực bị sa mạc hoá - Tên các uỷ ban Nhóm 2: Tên riêng chỉ các vùng, các khu vực nhỏ, bao gồm: - Tên các miền địa hình - Tên các trục đƣờng giao thông, tên ngọn núi, thung lũng - Tên các thửa ruộng, các khu vực chăn nuôi gia súc, cày cấy - Tên đƣờng phố, ngõ hẻm, quảng trƣờng - Tên các khu vực khai thác mỏ Hoàng Thị Châu đƣa ra ý kiến rất xác đáng về một nét đặc điểm của địa danh là tính đa dạng về ngôn ngữ. Địa danh của dân tộc, quốc gia nào cũng thƣờng đƣợc đặt bằng ngôn ngữ của dân tộc, quốc gia đó. Nhƣng nhƣ chúng ta đã biết, trong lịch sử loài ngƣời đã xảy ra những cuộc di dân lớn và những cuộc viễn chinh để chinh phục các vùng đất khác và điều này làm cho tình hình địa danh trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Trong Từ điển địa danh Đức, ngƣời ta phân ra thành các loại địa danh nhƣ địa danh bản địa và địa danh nƣớc ngoài. Địa danh nƣớc ngoài khi “nhập nội” vào một ngôn ngữ nhất định thƣờng đƣợc xử lý về chữ viết (dựa theo phƣơng thức chuyển tự hoặc phiên âm và chuyển tự)1 để tạo ra sự phù hợp với ngôn ngữ đích, ví dụ nhƣ thủ đô 1 Nội dung này sẽ trình bày kỹ hơn ở những phần tiếp theo của đề tài. 11 nƣớc Nga là Mockba (tiếng Nga) - chuyển tự ra hệ chữ La Tinh là Moskwa và khi vào tiếng Đức thành Moskau. Lúc này nó đƣợc gọi là địa danh nƣớc ngoài trong ngôn ngữ đích (ngôn ngữ tiếp nhận địa danh) là tiếng Đức. Hoàng Thị Châu còn phân biệt rất rõ ràng giữa địa danh nƣớc ngoài (foreign geographical names) và địa danh ngoại lai (exonyms). Địa danh nƣớc ngoài là địa danh chỉ những vùng, những khu vực ... nằm ngoài lãnh thổ nƣớc mình hiện nay. Nhiều tên địa danh nƣớc ngoài đã đƣợc thay đổi, điều tiết theo đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời sử dụng địa danh. Còn địa danh ngoại lai là địa danh có trong mỗi ngôn ngữ, là kết quả của quá trình di dân, của những cuộc chiến tranh chinh phục lẫn nhau. Ví dụ một số địa danh trong tiếng Tây Ban Nha (địa danh ngoại lai) bằng tiếng Đức nhƣ sau: 1.2. Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức los Alpes die Alpen Alta Austria Oberösterreich Baviera Bayern Địa danh trong hệ thống thuật ngữ khoa học Có thể khẳng định rằng, địa danh cũng là một bộ phận của thuật ngữ, nhƣng đây là một hệ thống “từ ngữ đặc biệt”, bởi vì địa danh là các danh pháp địa hình (tức là đi kèm với những danh từ riêng chỉ đối tƣợng địa hình). Các địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt càng phải đƣợc hiểu là hệ thống “từ ngữ đặc biệt”, bởi vì đối với ngƣời Việt đây là các địa danh “nƣớc ngoài”, cần có phƣơng pháp xử lý một cách hợp lý, đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng sôi động hiện nay. Do địa danh không phải là “thuật ngữ khoa học chính thống” nên chúng ta không thể xử lý chúng nhƣ những thuật ngữ 12 quốc tế đƣợc và cần phải phân định ranh giới một cách thật rõ ràng. Ví dụ: Ở Berlin có một cây cầu rất nổi tiếng tên gọi là Schlossbrücke. Nếu ta “chẻ chữ” ra thì địa danh này bao gồm những cấu phần sau: Schlossbrücke (Schloss = lâu đài; Brücke = cái cầu, cây cầu) Và trong các chƣơng trình giới thiệu về du lịch Đức ở Việt Nam ngƣời ta đã viết về Cây cầu lâu đài tại thủ đô Berlin. Rõ ràng đây cũng là địa danh, gồm hai từ ghép lại (trong tiếng Đức ngƣời ta gọi là từ ghép). “Cầu” trong ngành cầu đƣờng, giao thông vận tải rõ ràng là thuật ngữ - nhƣng trong ví dụ nêu trên thì “cầu” có phải là thuật ngữ nữa không, hay chỉ là cách để tạo địa danh? Xử lý địa danh trên trong tiếng Việt nhƣ thế nào? Nên dịch ra nhƣ ngƣời ta đã làm, nên phiên âm, hay để nguyên dạng? Trong trƣờng hợp này, ngƣời ta biết đƣợc nghĩa của hai từ cấu thành nên địa danh nên dùng phƣơng pháp chuyển dịch. Còn những tên địa lý khác mà nét nghĩa của chúng không còn rõ ràng thì xử lý ra sao? Cũng tƣơng tự, những từ nhƣ sông, hồ, eo biển, đảo, bán đảo, ... là thuộc hệ thống thuật ngữ của ngành địa lý, nhƣng những danh từ nhƣ sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Cà Lồ thì lại là địa danh. Cũng nhƣ vậy, những khái niệm nhƣ Berg (núi), Meer (biển), Hügel (đồi), Insel (đảo), ... trong tiếng Đức là thuật ngữ, nhƣng nếu ta nói Ostsee (biển Bantíc), Nordsee (biển Bắc) thì chính là đang đề cập đến địa danh thuộc nƣớc Đức. Trong quá trình giảng dạy tiếng Đức, chúng tôi thấy sinh viên thƣờng không ngần ngại chuyển dịch địa danh Ostsee thành biển Đông (bởi vì Ost có nghĩa là hƣớng đông, See có nghĩa là biển) - giống hệt nhƣ khái niệm Südchinesisches Meer (Nam Hải Trung Quốc) là khái niệm ngƣời Đức dùng để chỉ biển Đông nƣớc ta. Cũng liên quan đến vấn đề này, Nguyễn Thị Bích Hà có trích dẫn quan điểm của nhà khoa học T.Vi-nhô-kúp (T.O. Buhokup) nhƣ thế này: “Danh pháp (tên 13 riêng) chỉ là hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ mà mục đích duy nhất là ở chỗ cấp cho ta cái phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để gọi tên các đồ vật, các đối tượng không quan hệ trực tiếp với những đòi hỏi của tư duy lý luận hoạt động với những sự vật này.” [7, tr.14]. Nguyễn Thị Bích Hà cho rằng: “Danh pháp chỉ dán nhãn cho đối tượng của nó” và “danh pháp không có quan hệ trực tiếp với khái niệm khoa học. Như vậy có nghĩa là danh pháp chỉ gọi tên các sự vật trong một ngành khoa học mà thôi. Chẳng hạn trong địa lý học, các từ như biển, sông, núi, sa mạc, ... là những thuật ngữ, còn các tên biển, tên sông, tên hồ, ... cụ thể như sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đà, núi Ba Vì, vịnh Hạ Long, hồ Núi Cốc, ... là danh pháp.” [7, tr. 14]. Nói nhƣ thế có nghĩa là chúng ta phải thực sự xem xét hệ thống địa danh nƣớc ngoài thật kỹ để có cách xử lý thỏa đáng, chứ không phải xử lý địa danh nƣớc ngoài giống hệt nhƣ thuật ngữ quốc tế. Những yêu cầu về tiêu chuẩn đối với thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài khi du nhập vào tiếng Việt nhƣ tính chính xác, tính hệ thống, có màu sắc dân tộc, ngắn gọn dễ dùng cần phải đƣợc hiểu khác khi xử lý các lớp từ địa danh nƣớc ngoài. Cũng giống nhƣ thuật ngữ khoa học, địa danh nƣớc ngoài cần phải đƣợc xây dựng thành hệ thống trong tiếng Việt. Và chúng tôi thấy rằng, việc xây dựng một hệ thống địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt là hết sức cần thiết. 1.3. Một số yêu cầu khi đƣa địa danh nƣớc ngoài vào tiếng Việt 1.3.1. Tính chính xác Đặt địa danh cũng nhƣ khi đặt thuật ngữ trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, chúng ta cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Mục đích đặt địa danh là để phân biệt các đối tƣợng địa hình, phân biệt các vùng miền, khu vực. Cho nên một yêu cầu đặt ra khi đƣa địa danh nƣớc ngoài vào tiếng Việt là không gây trùng lặp địa danh. Hoàng Thị Châu nêu lên một ví dụ rất 14 hay: “Hai con sông ôm lấy cả một vùng Đông Nam Á có tên gọi ban đầu là Kông và Giang - đều có nghĩa là sông nước” [2]. Nhƣng sau đó ngƣời ta đã thêm tên là Mêkông (Sông Mẹ) và Trường Giang (Sông Dài) để tránh trùng nhau và để phân biệt đƣợc hai con sông đặc trƣng của vùng Đông Nam Á. Đây cũng là một yêu cầu đối với công tác đặt thuật ngữ, du nhập thuật ngữ quốc tế vào tiếng Việt, – đó là tính chính xác. Chính xác ở đây có nghĩa là không bị trùng lặp nhau, tránh hiện tƣợng một địa danh chỉ nhiều đối tƣợng địa hình khác nhau, tránh hiện tƣợng đồng âm - đồng nghĩa nhiều quá. GS. Lƣu Vân Lăng đã từng nói đến một yêu cầu mang tính lý tƣởng đối với thuật ngữ là “mỗi khái niệm có một thuật ngữ và một thuật ngữ chỉ một khái niệm” [15, tr. 41]. Theo quan điểm của chúng tôi thì điều này cũng nên trở thành một yêu cầu, một tiêu chí khi đặt địa danh, khi nhập nội địa danh nƣớc ngoài nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng vào tiếng Việt. Tất nhiên rất khó có thể thực hiện đƣợc một cách tuyệt đối, nhƣng nếu đã có định hƣớng nhƣ vậy thì chúng ta có thể phần nào đạt đƣợc tính chính xác, tính khoa học khi đƣa các tên địa lý nƣớc ngoài vào tiếng Việt. Khi nhập nội địa danh, chúng ta không nên tùy tiện, áp đặt, thích “chuyển” thế nào thì chuyển nhƣ trƣờng hợp một ông bố đặt tên con là “mai phạt năm đồng sáu” (một câu chuyện có thật ở Việt Nam). Trong tiếng Đức có những địa danh giống nhau giữa các bang, các vùng địa hình của Đức, ví dụ nhƣ địa danh Bayerbach. Để phân biệt đƣợc rõ ràng địa danh này thuộc vùng nào, ngƣời Đức cho thêm một phần giải thích trong ngoặc Bayerbach (Ergeldsbach) và Bayerbach (Rottal-Inn). Phần bổ sung này (bổ sung địa danh) giúp ta phân biệt đƣợc 2 vùng đất khác nhau nhƣng có cùng một tên gọi. Xin dẫn thêm một ví dụ nữa: Ở Đức có hai thành phố đều tên là Frankfurt, để tránh nhầm lẫn, ngƣời Đức đã thêm vào một định ngữ xác định rõ vị trí của những thành phố này, đó là Frankfurt am Main và 15 Frankfurt an der Oder. Main và Oder là tên hai con sông chảy qua hai thành phố trên. Chính xác ở đây còn có nghĩa là không nên có quá nhiều biến thể của cùng một địa danh. Một địa danh nƣớc ngoài khi nhập nội vào tiếng Việt chỉ nên có một tƣơng ứng duy nhất. Tránh trƣờng hợp một tên gọi có quá nhiều biến thể nhƣ ví dụ về thủ đô Berlin và thành phố Köln đã nêu trong phần mở đầu. 1.3.2. Tính hệ thống Một yêu cầu nữa trong quá trình du nhập địa danh nƣớc ngoài vào tiếng Việt là tính hệ thống của địa danh. Mỗi một ngôn ngữ, mỗi một dân tộc đều có hệ thống địa danh của riêng mình. Các địa danh nƣớc ngoài vào tiếng Việt bằng những con đƣờng khác nhau, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp (thông qua một ngôn ngữ khác), và nhiều địa danh mang những dấu ấn lịch sử khác nhau. Khi nhập nội những địa danh mới (từ các ngôn ngữ khác) vào tiếng Việt, chúng ta cố gắng không phá vỡ tính hệ thống của những địa danh đã có sẵn. Hiện nay, Tổ chức Địa danh của Liên hợp quốc (UNGEGN) khuyến khích viết tên thủ đô các nƣớc đúng theo nguyên ngữ của các nƣớc đó bằng tiếng La Tinh nhƣ Moskwa, Warzsawa v.v. Nhƣ vậy, vấn đề đƣợc đặt ra ở đây là: Chúng ta có nên đặt lại tên địa lí nƣớc ngoài đã định hình lâu đời trong tiếng Việt, đã thành nếp trong tƣ duy của ngƣời Việt? Nếu đặt lại thì những địa danh đó sẽ đảm bảo đƣợc tính hệ thống của lớp từ địa danh nƣớc ngoài hay ngƣợc lại, sẽ phá vỡ hệ thống hiện có? Bàn về vấn đề này, GS. TS. Nguyễn Văn Khang cho rằng: Thật khó có thể xác định địa danh nƣớc ngoài nào đã đƣợc ngƣời Việt quen dùng để mà giữ nguyên, không thay đổi. Và ngƣời xử lý rơi vào trạng thái tiến thoái lƣỡng nan, đó là sự tỉ lệ nghịch giữa tính hệ thống và quen dùng: “Nếu muốn tăng tính hệ thống trong cách xử lý thì phải giảm và thậm chí phải thay đổi cả một số địa danh quen dùng; Nếu 16 giữ được quen dùng càng nhiều càng tốt thì tính hệ thống sẽ bị phá vỡ càng mạnh” [12, tr. 3]. Theo ông, tính quen dùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ tuổi tác, nghề nghiệp, xã hội. Vì vậy, trừ một số tên nƣớc, tên biển, đại dƣơng quá quen thuộc, các địa danh khác đang ở trong tình trạng giáp ranh giữa “kiểu cũ” và “kiểu mới”. Nhƣ vậy, nên chăng phải đƣa ra một danh mục cụ thể những địa danh nào nên giữ nguyên theo cách dùng lâu đời trong tiếng Việt nhằm có những hƣớng dẫn cụ thể cho ngƣời xử lý, tránh tình trạng mỗi ngƣời xử lý theo cảm quan riêng và theo cách riêng của mình? Nói tóm lại, để đảm bảo tính hệ thống của địa danh nói chung và địa danh nƣớc ngoài trong tiếng Việt nói riêng, chúng ta phải đƣa ra đƣợc những cách xử lý không bị trùng lắp trong hệ thống của nó. GS. Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt Văn Việt Người Việt đã dẫn ra một ví dụ về cái tên Mác. Mác là tên đƣợc Việt hóa của ông Marx. Nhƣng hiện nay chúng ta thấy có quá nhiều cái tên khác có cách phát âm tƣơng tự nhƣ Marc, Match, Mark v.v. Một câu hỏi đặt ra ở đây là thể hiện những tên riêng nƣớc ngoài này trong tiếng Việt ra sao để phân biệt đƣợc Karl Marx với Marc, Match, Mark hay Max v.v.? Ngoài ra, để đảm bảo tính hệ thống của địa danh nƣớc ngoài trong tiếng Việt, chúng ta cũng cần lựa chọn một phƣơng thức xử lý nhất định, tránh tình trạng lộn xộn, thiếu thống nhất khi thể hiện địa danh nƣớc ngoài nhƣ đã đề cập đến ở phần trên (tính chính xác). 1.3.3. Tính đơn giản, dễ dùng Một điều đáng lƣu ý khi “nhập” các địa danh nƣớc ngoài vào tiếng Việt là làm sao cho các cách xử lý thật đơn giản. Khoa học là đơn giản, dễ dùng, dễ áp dụng, đừng để có quá nhiều trƣờng hợp ngoại lệ. Khoa học cũng có nghĩa là làm những vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu và có tính khả thi cao. Tất nhiên không thể tránh đƣợc những trƣờng hợp ngoại lệ. Nhƣng nếu có quá nhiều ngoại lệ trong việc xử lý lớp tên địa lý nƣớc ngoài thì ngƣời sử dụng sẽ ngại 17 dùng, họ dùng luôn những cái có sẵn theo lối mòn hoặc dùng theo cách của họ tự “chế tác ra”. Thuật ngữ nói chung và địa danh nƣớc ngoài đƣa vào tiếng Việt là để ngƣời Việt dùng - nếu đƣa vào tiếng Việt mà chúng không đƣợc sử dụng thì sẽ nhanh chóng “biến mất” khỏi từ vựng của ta. Đúng nhƣ ngƣời ta đã nói, thực tiễn kiểm nghiệm chân lý. Chúng tôi đã tham khảo bản “Dự thảo Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lý nhà nước” của Viện Ngôn ngữ học. Trong phần giải pháp lựa chọn của bản Dự thảo Quy định, các tác giả viết “Tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các văn bản quản lý nhà nước được viết và đọc theo cách viết, cách đọc của chữ quốc ngữ - phiên chuyển ra tiếng Việt: Viết rời từng âm tiết, có dấu chữ, dấu thanh, có gạch nối giữa các âm tiết, tận dụng khả năng ghi âm của chữ quốc ngữ. Giải thích bổ sung: - Chỉ dùng các con chữ ghi âm cuối là –p, -t, -c, -ch, -m, -n, -ng, -nh (mà không sử dụng các con chữ khác như –v, -r, -l). Ví dụ: Humbôn - Xem thêm -

Tài liệu liên quan