Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các cách biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng nhật...

Tài liệu Các cách biểu thị nguyên nhân - kết quả trong tiếng nhật

.PDF
144
1305
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- VŨ THỊ KIM CHI CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- VŨ THỊ KIM CHI CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 Hướng dẫn khoa học: : PGS.TS. Hoàng Anh Thi HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................. 7 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 4. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 8 5. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 9 CHƢƠNG 1 - MỘT SỐ QUAN NIỆM XUNG QUANH NGHĨA NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ VÀ PHƢƠNG TIỆN THỂ HIỆN 1.1. Quan niệm xung quanh nghĩa nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật ..........10 1.2. Các phương tiện biểu thị quan hệ nhân - quả trong tiếng Nhật .............. 11 1.2.1. Trật tự từ biểu thị nhân-quả ............................................................... 11 1.2.2. Câu nhân quả trong hệ thống câu tiếng Nhật ..................................... 15 1.2.3. Câu ghép biểu thị nhân quả trong tiếng Nhật với các phương tiện thể hiện ................................................................................................. 20 1.3. Tương đồng và khác biệt trong quan niệm và phương tiện biểu thị quan hệ nhân-quả trong tiếng Nhật và tiếng Việt ................................................. 21 1.4. Tiểu kết ................................................................................................ 32 CHƢƠNG 2 - CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU THỊ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ TRONG TIẾNG NHẬT 2.1. Sử dụng kết từ để nối hai câu đơn biểu thị quan hệ nhân-quả ................ 35 2.1.1. Các kết từ dùng trong văn viết ............................................................ 35 2.1.1.1. Các kết từ mang sắc thái trịnh trọng trong văn viết ......................... 35 2.1.1.2. Các kết từ mang sắc thái tự nhiên trong văn viết .............................. 37 1 2.1.2. Các kết từ dùng trong văn nói ............................................................. 38 2.1.2.1. Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả trong giao tiếp trang trọng .... 38 2.1.2.2. Các kết từ biểu thị quan hệ nhân-quả sử dụng trong giao tiếp thông thường ............................................................................................ 40 2. 2. Sử dụng kết từ tạo câu ghép biểu thị nguyên nhân - kết quả ............... 43 2.2.1. Nhóm các kết từ có vị trí ở giữa câu ................................................... 43 2.2.1.1. Các kết từ nhân-quả giữa câu chuyên dùng trong văn phong viết .... 44 (1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng ...................................................... 44 (2) Các kết từ mang sắc thái tự nhiên .......................................................... 45 2.2.1.2. Các kết từ nhân-quả giữa câu chuyên dùng trong văn phong nói .... 47 (1) Các kết từ mang sắc thái trang trọng, lịch sự .......................................... 47 (2) Các kết từ mang sắc thái tự nhiên ........................................................... 51 2.2.2. Nhóm các kết từ có vị trí ở cuối câu ................................................. 58 2.2.3. Nhóm các kết từ có vị trí ở cả giữa câu và cuối câu ........................... 61 2.2.3.1. Các kết từ dùng trong văn phong viết ............................................. 62 2.2.3.2. Các kết từ nhân quả chuyên dùng trong khẩu ngữ ........................... 62 2.3. Trật tự từ kết hợp với biến đổi dạng thức sang dạng “-TE ”để biểu thị nguyên nhân-kết quả ............................................................................. 65 2.3.1. Dùng biến đổi dạng thức để thể hiện quan hệ nhân quả...................... 65 2.3.1.1. Qui tắc biến đổi của động từ .......................................................... 65 2.3.1.2. Qui tắc biến đổi của tính từ ............................................................ 67 2.3.1.3 Qui tắc biến đổi của danh từ ........................................................... 68 2.3.2. Dạng “TE” biểu thị quan hệ nhân-quả .............................................. 68 2.3.2.1. Dạng “-TE” không biểu thị quan hệ nhân-quả ............................... 68 2 2.3.2.2. Dạng “-TE” với tư cách là phương tiện biểu hiện nhân quả ........... 70 2.4. So sánh câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật với tiếng Việt ........ 71 2.4.1. Sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ nhân-quả ............................................................................................ 71 2.4.2. Khác biệt giữa hai ngôn ngữ Nhật –Việt trong việc diễn tả quan hệ nhân-quả ............................................................................................ 73 2.5. Tiểu kết ................................................................................................ 78 CHƢƠNG 3- KHẢO SÁT CÁC PHƢƠNG TIỆN THỂ HIỆN NHÂN QUẢ CỦA TIẾNG NHẬT TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM KHI TIẾP THU VÀ SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN NÀY 3.1. Khảo sát các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết tiếng Nhật và bản dịch tiếng Việt........................................................... 79 3.1.1. Các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết tiếng Nhật ................................................................................................... 79 3.1.2. Đối chiếu phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả trong tiểu thuyết Nhật và tương đương trong bản dịch tiếng Việt ........................................... 83 (1) Chuyển dịch đối với kết từ “ので”[node] ............................................... 87 (2) Chuyển dịch đối với kết từ “から”[kara] ................................................ 95 (3) Chuyển dịch đối với dạng -TE ················································ 101 (4) Chuyển dịch đối với các kết từ khác ········································· 103 3.2. Một số khó khăn của sinh viên Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng các phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật ························ 105 3.2.1. Thực nghiệm khảo sát khó khăn của sinh viên Việt Nam ·············· 105 3 3.2.1.1. Mục đích và phạm vi thực nghiệm ······································ 105 3.2.1.2. Cách thức tiến hành và kết quả thực nghiệm ·························· 107 3.2.1.3. Một vài nhận xét, đánh giá ··············································· 116 3.3. Những khó khăn của sinh viên Việt Nam đối với sử dụng câu nhân-quả ··· 119 3.4. Tiểu kết ·········································································· 122 KẾT LUẬN ·········································································· 124 PHỤ LỤC ············································································ 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ························································ 136 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay với chính sách mở cửa song song với xu hướng quốc tế hoá, nhất là Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO, vấn đề quan hệ thương mại hợp tác và đầu tư giữa các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Sự quan hệ này đòi hỏi chúng ta càng phải biết ứng xử bằng ngôn ngữ của đối tác để có thêm nhiều thuận lợi hơn. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên trước phong trào học ngoại ngữ ngày càng phát triển rộng rãi. Tuy nhiên có thực tế là có ngoại ngữ rất phổ biến và được nghiên cứu khá kĩ lưỡng như là tiếng Anh trong khi có ngoại ngữ mặc dù gần đây bắt đầu được quan tâm chú ý như nhưng lại chưa được nghiên cứu một cách thích đáng. Một trong các ngoại ngữ đó là tiếng Nhật, một ngôn ngữ đang được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam vài năm gần đây. Hiện nay nhu cầu học tiếng Nhật của người Việt Nam cũng như nhu cầu học tiếng Việt của người Nhật ngày càng tăng. Nhưng, tiếng Việt và tiếng Nhật thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau sẽ có nhiều điểm khác biệt về hệ thống từ vựng, ngữ pháp, về phương thức diễn đạt. Hơn nữa cách sử dụng ngôn ngữ còn bị qui định bởi những khác biệt về văn hóa, lối sống, lối tư duy giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, những nhu cầu, mong muốn được trao đổi giao lưu về văn hóa, xã hội, mở rộng quan hệ về chính trị và kinh tế thì ở đâu cũng như nhau. Để góp phần phá vỡ sự ngăn cách giữa các nền văn hóa giữa hai dân tộc, ngôn ngữ là chiếc cầu nối vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó hiểu thêm một ngoại ngữ cũng chính là để hiểu rõ hơn về tiếng mẹ đẻ do khi học ngoại ngữ chúng ta hay liên hệ, so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ để hiểu hơn về ngoại ngữ đó. Đó cũng là lí do gần đây việc nghiên cứu, so sánh và đối chiếu ngôn ngữ, văn hóa giữa hai dân tộc đang thu hút các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Việt Nam. Ở Việt Nam số 5 lượng các công trình nghiên cứu tiếng Nhật Bản không được nhiều bằng các thứ tiếng đã được phổ biến trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Pháp…nhưng các công trình nghiên cứu tiếng Nhật trong những năm gần đây thì có xu hướng ngày càng nhiều hơn. Một số các công trình nghiên cứu khá hệ thống về tiếng Nhật đã được phổ biến dưới dạng từ điển, sách ngữ pháp tiếng Nhật của các tác giả có uy tín như Trần Sơn, Nguyễn Thị Việt Thanh, hay các luận văn, luận án thạc sỹ và tiến sỹ đã so sánh, đối chiếu một số lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa của hai thứ tiếng như: + “Phạm trù kính ngữ tiếng Nhật”- (Nguyễn Thu Hương - 1997) + “Bước đầu khảo sát trợ từ cách trong tiếng Nhật”- (Ngô Hương Lan 1997) + “So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại” (Nguyễn Thị Bích Hà-2000) + “So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua từ ngữ xưng hô)”- ( Hoàng Anh Thi – 2001) + “Động từ phức với các biểu thức tương đương trong tiếng Việt” (Trần Thị Chung Toàn - 2001).v.v.. Và khá nhiều các luận văn khác được công bố những năm gần đây như của Vương Thị Bích Liên khảo sát từ tượng thanh tượng hình, Đoàn Thị Hồng Lan khảo sát tính gián tiếp, Trần Thị Kiều Huế khảo sát thuật ngữ... trong tiếng Nhật. Số lượng các nghiên cứu này dù không nhiều nhưng cũng là khởi đầu cho các nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Nhật hay so sánh ngôn ngữ - văn hóa Nhật Bản và Việt Nam. Người Việt Nam khi học tiếng Nhật gặp không ít khó khăn do sự khác biệt so với tiếng mẹ đẻ về mặt loại hình, cấu trúc ngữ pháp, cũng như cách sử dụng. Bản thân chúng tôi là những người hiện đang giảng dạy, nghiên cứu tiếng Nhật, cũng như đã từng học ngoại ngữ này thì việc thường xuyên liên hệ 6 giữa tiếng Nhật với tiếng mẹ đẻ để tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt là việc làm tất yếu, cũng như việc quan tâm và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học nói chung và đặc thù của tiếng Nhật nói riêng nhằm tìm ra một hệ phương pháp dạy tiếng Nhật có hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Mục tiêu của những việc này là góp phần nghiên cứu tiếng Nhật ngày càng toàn diện hơn, đặc biệt là những vấn đề cụ thể nhằm tìm ra những khó khăn mà sinh viên thường gặp do ảnh hưởng qua lại của hai ngôn ngữ về mặt cấu trúc, về cách diễn đạt, cách tư duy để có phương pháp truyền thụ ngoại ngữ chính xác và dễ hiểu hơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn khảo sát một vấn đề là “Các phương thức biểu thị câu nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật” trong luận văn của mình. Luận văn sẽ giới thiệu một cách tổng quát các phương tiện biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả có trong tiếng Nhật, khảo sát hoạt động của chúng trong thực tế. Những việc làm này không chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên học tiếng Nhật mà còn củng cố kiến thức của chính bản thân những người làm công tác giảng dạy như chúng tôi. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích chính của đề tài là khảo sát ý nghĩa, cách sử dụng của các phương thức và phương tiện diễn đạt quan hệ nhân quả, câu nhân quả tiếng Nhật, phát hiện ra những cách thức diễn đạt tương đương Nhật -Việt, khẳng định được những nét tương đồng và khác biệt của kiểu câu này giữa hai ngôn ngữ, phát hiện nhằm gợi ý các giải pháp khắc phục những khó khăn, trở ngại trong việc học câu nhân-quả tiếng Nhật của người Việt. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 7 - Phương pháp phân tích và miêu tả: khảo sát các dạng câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật trên cơ sở phân tích bằng nhiều ví dụ minh họa, nhấn mạnh những khác biệt cấu trúc trong nội bộ cách diễn đạt câu nguyên nhân tiếng Nhật. Chúng tôi khái quát hóa thành các mô hình cấu trúc dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, dễ dùng. - Phương pháp thống kê: thống kê các phương tiện liên kết, các phương thức biểu đạt quan hệ nhân-quả xuất hiện trong các từ điển ngữ pháp, trong các tác phẩm văn học và các tư liệu khác. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành phân loại một cách khách quan các phương thức biểu đạt quan hệ nhân-quả có trong tiếng Nhật, thống kê các cách biểu đạt tương đương Nhật-Việt thông qua một vài tác phẩm đã được dịch Nhật-Việt. - Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc, ý nghĩa và cách sử dụng của câu nguyên nhân-kết quả trong hai ngôn ngữ. 4. Đóng góp của luận văn Luận văn thống kê một cách tương đối đầy đủ các phương tiện liên kết và các khả năng biểu đạt câu nhân-quả trong tiếng Nhật theo tần số sử dụng từ cao đến thấp. Luận văn cũng dành một phần so sánh với tiếng Việt nhằm phát hiện ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Nhật-Việt trong các phương tiện biểu hiện quan hệ nhân - quả, từ đó tổng hợp các khó khăn của sinh viên khi sử dụng các phương tiện này, giúp cho sinh viên loại bỏ những ngỡ ngàng về sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và tiếp thu nhanh hơn khi học tiếng Nhật. - Luận văn đưa ra các khả năng biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, giúp cho người học có cái nhìn tổng quát về loại câu này trong cả hai ngôn ngữ, tạo thuận lợi trong việc tiếp nhận, học tập câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật. 8 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được bố cục như sau: Chương I - Một số quan niệm xung quanh quan hệ nguyên nhân-kết quả và phương tiện thể hiện. Trong chương này chúng tôi chủ yếu đưa ra một số quan niệm về quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật đồng thời giới thiệu một cách tổng quát các phương tiện thể hiện quan hệ này. Bên cạnh đó cũng đưa ra một vài nét tương đồng và khác biệt về quan niệm với tiếng Việt. Chương II – Các phương thức biểu thị nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật. Chương này giới thiệu tương đối đầy đủ và phân tích từng khả năng biểu đạt câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật thông qua phan tích ví dụ. Các phương thức biểu đạt được phân loại một cách rõ ràng dựa trên một số tiêu chí như vị trí, dùng trong văn nói, văn viết, mang sắc thái lịch sự, tự nhiên, thân mật, đồng thời đưa ra mô hình cơ bản của từng nhóm. Chương III – Khảo sát câu nhân-quả trong hoạt động và một số khó khăn của sinh viên Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng các phương tiện thể thiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật: Chương này thống kê các phương thức thể hiện qua hệ nhân-quả thông qua một số tác phẩm văn học Nhật Bản nhằm khẳng định sự tần số và mức độ sử dụng của các phương tiện đó trong tiếng Nhật hiện đại. Ngoài ra, chương này còn đưa ra các mô hình cấu trúc tương ứng Nhật-Việt thông qua một số tiểu thuyết của Nhật đã được dịch sang tiếng Việt, đồng thời đưa ra một số bài tập thực nghiệm nhằm rút ra những khó khăn của sinh viên Việt Nam khi tiếp thu và sử dụng các phương tiện thể hiện quan hệ nhân-quả tiếng Nhật. 9 CHƢƠNG 1- MỘT SỐ QUAN NIỆM XUNG QUANH QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ TIẾNG NHẬT VÀ PHƢƠNG TIỆN THỂ HIỆN 1.1. Quan niệm xung quanh quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nhật Quan niệm nhân quả trong tiếng Nhật được hiểu như một quan hệ kéo theo dưới dạng thức 「P→Q」. Trong tiế ng Nhâ ̣t , vấ n đề này cũng thường đươ ̣c khảo sát từ mặt nghĩa , dụng học , từ đó phân loa ̣i phương thức thể hiê ̣n, cách dùng của chúng . Các nghiên cứu trước đây chỉ ghi chép lại ý nghĩa và cách sử dụng của các kết từ theo ý nghĩa chủ quan hay khách quan, do quan niệm rằng không thể đưa ra phán đoán rằng có mối quan hệ nhân quả của sự kiện trước và sự kiện sau nếu không có nhận thức về mối quan hệ này. Thay vào đó, giả định rằng người nói có nhận thức về mối quan hệ nhân quả khi sử dụng các kết từ chỉ quan hệ nhân-quả, và tiến hành các ghi chép ý nghĩa và cách sử dụng của các từ này thông qua việc khảo sát đặc trưng nhận thức về quan hệ nhân quả. Nói về các phương tiện thể hiện quan hệ nhân quả tiếng Nhật thì phải kể tới cuốn “Motohashi”, là cuốn sách viết về ý nghĩa và cách sử dụng của một số kết từ chỉ quan hệ nhân quả như “だから”[dakara], “したがって”[shitagate], “それゆえ”[soreyue], “その結果”[sonokekka], “そのために”[sonotameni]. Ngoài việc đưa ra các ý nghĩa các kết từ trên, cuốn sách này còn tập trung vào hai điểm khác nữa. Thứ nhất là, ở các kiểu câu khác nhau thì có các phương tiện biểu hiện khác nhau, do cách kết hợp của các thành phần câu với các phương tiện đó cũng khác nhau. Điểm thứ hai là vế trước và vế sau có sự phân định về nghĩa. Tiếp đến, tác giả cuốn sách cho rằng không thể phán đoán được có quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa sự tình phía trước với sự tình phía sau nếu không có nhận thức về quan hệ nhân-quả, nên đã không viết về ý nghĩa và cách sử dụng của số kết từ chỉ quan hệ nhân quả như “だから”[dakara], “したが 10 っ て ”[shitagate], “ そ れ ゆ え ”[soreyue], “ そ の 結 果 ”[sonokekka], “ そ の た め に”[sonotameni] trên lập trường chủ quan-khách quan như các nghiên cứu trước đó. Thay vào đó, giả định rằng khi sử dụng các kết từ chỉ nguyên nhânkết quả thì bản thân người nói đã có các nhận thức về mối quan hê này, và ghi chép lại ý nghĩa và cách sử dụng của các kết từ này thông qua khảo sát đặc trưng nhận thức về quan hệ nhân-quả. Có thể tóm lại một số quan niệm đã sử dụng trong cuốn “Motohashi” như sau: - Khi sử dụng các kết từ biểu đạt quan hệ nhân-quả, người nói đã có các nhận thức về mối quan hệ này. - Nhận thức về mối quan hệ nhân-quả được biểu thị dưới dạng P→Q - Có 3 loại đặc trưng nhận thức về mối quan hệ nhân quả có tác dụng đối với việc ghi lại các kết từ biểu đạt quan hệ này: (a) Nhận thức này được hình thành dựa trên kinh nghiệm, (b) Nhận thức này khác với lí luận logic p q, nó có một điều kiện tiên quyết không cần nói ra. (c) Nhận thức này có 3 loại: 「P→Q」 ;「P→Q’/Q’’/Q’’’…」; 「P’/ P’’/ P’’’…→Q」 - Các kết từ (biểu đạt quan hệ) nhân quả có khả năng biểu đạt quan hệ của sự việc trước, sự việc sau và có khả năng biểu đạt quan hệ của hành vi phát ngôn với tình huống trước mắt. - Các kết từ (biểu đạt quan hệ) nhân quả khác nhau được sử dụng tuỳ vào nhận thức, nhận định của người nói đối với việc hình thành nhận thức về quan hệ này. - Mức độ chủ quan của các kết từ này rất khác nhau. 1.2. Các phƣơng tiện biểu thị quan hệ nhân - quả trong tiếng Nhật 1.2.1. Trật tự từ biểu thị nhân-quả Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính (còn được gọi là ngôn ngữ niêm kết). Đặc điểm của loại hình này là quan hệ ngữ pháp cũng diễn đạt bên 11 trong từ, trong từ có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố; nhưng căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ; còn phụ tố thì kết hợp một cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường diễn đạt một ý nghĩa nhất định. Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau. Nhưng khác với các ngôn ngữ hoà kết, hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập. Quan hệ ngữ pháp của vị ngữ với các thành phần khác trong câu đều được thể hiện thông qua các phân từ ngữ pháp, tiếng Nhật gọi là “助詞” [joshi] (trợ từ). Thành phần chủ ngữ được đánh dấu bằng trợ từ “が”[ga], “は”[wa], bổ ngữ được đánh dấu bằng một số trợ từ như: “ を”[wo], “へ”[he], “ に”[ni] , “で”[de], “から”[kara], “まで”[made], v.v…Chính nhờ các yếu tố đánh dấu này mà trật tự trong câu tiếng Nhật, ngoài vị trí của vị ngữ ra thì vị trí của chúng khá tự do, chúng có thể thay đổi vị trí cho nhau mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa cơ bản của câu. VD: 私は 夏休みに 家族と 車で 日光へ 行きます。 [Watashi wa natsuyasumi ni kazoku to kuruma de Nikko he ikimasu ] (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tôi vào mùa hè năm nay sẽ cùng gia đình đi bằng ô tô đến Nikko. (Dịch theo đúng trật tự câu tiếng Nhật). Cùng câu ví dụ trên, tiếng Nhật có thể sắp xếp theo các kiểu trật tự khác mà vẫn không ảnh hưởng đến nghĩa cơ bản của câu, như một số câu sau đây: (a) 私は 夏休みに 車で 家族と 日光へ 行きます。 [Watashi wa natsuyasumi ni kuruma de kazoku to Nikko he ikimasu] (1) (2) (4) 12 (3) (5) (6) (b) 私は 家族と 夏休みに 車で 日光へ 行きます。 [Watashi wa kazoku to natsuyasumi ni kuruma de Nikko he ikimasu] (1) (3) (2) (4) (5) (6) (c) 私は 車で 夏休みに 家族と 日光へ 行きます。 [Watashi wa kuruma de natsuyasumi ni kazoku to Nikko he ikimasu] (1) (4) (2) (3) (5) (6) (d) 私は 家族と 車で 夏休みに 日光へ 行きます。 [Watashi wa kazoku to kuruma de natsuyasumi ni Nikko he ikimasu] (1) (3) (4) (2) (5) (6) (e) 私は 夏休みに 日光へ 車で 家族と 行きます。 [Watashi wa natsuyasumi ni Nikko he kuruma de kazoku to ikimasu] (1) (2) (5) (3) (4) (6) (f) 夏休みに 私は 家族と 車で 日光へ 行きます。 [Natsuyasumi ni watashi wa kazoku to kuruma de Nikko he ikimasu ] (2) (1) (3) (4) (5) (6) Ngoài 6 cách đảo trật tự trên, còn có nhiều cách đảo khác, nhưng cách sắp xếp của câu gốc là phổ biến hơn cả trong tiếng Nhật. Các ví dụ trên cho ta thấy do đặc trưng về loại hình ngôn ngữ chắp dính của tiếng Nhật là trật tự từ trong câu khá tự do, ngoài vị trí của vị ngữ ra thì các thành tố khác trong câu không có qui định cụ thể. Nếu phân chia câu tiếng Nhật thành câu đơn và câu ghép thì câu nguyên nhân-kết quả tiếng Nhật là câu ghép chính phụ, do vậy mà trật tự từ ở đây cần xét đến là vị trí vế nguyên nhân, vế kết quả. Hai vế này được nối kết bằng các từ nối, các cặp kết từ, hoặc một số yếu tố hình thức khác sẽ được trình bày cụ thể ở chương sau, nhưng về mô hình nói chung, thì câu nhân-quả có một số mô hình sau đây: 13 - Mệnh đề nguyên nhân đứng trước, kết từ ở giữa (MĐ nguyên nhân) + Kết từ + (MĐ hệ quả) VD:  熱がありますから、早く帰りました。 [Netsuga arimasukara, hayaku kaerimashita.] Vì bị sốt nên tôi về sớm.  前に大きなビルが建っているために、私の家は暗い。 [Maeni ookinabiru ga tatteirutameni, watashinoie wa kurai.] Phía trước nhà tôi đang xây một tòa nhà lớn nên nhà tôi bị tối. - Mệnh đề hệ quả đứng trước, kết từ ở giữa (MĐ hệ quả ) + Kết từ + (MĐ nguyên nhân)  彼は昼だけでなく、夜もアルバイトしているというのも、親の仕送りを受けずに大学 を卒業しようとしているからだ。[44,tr301] [Karewa hirudakedenaku, yorumo arubaitoshiteirutoiunomo, oyano shiokuri wo ukezuni daigaku wo sotsugyoushiyoutoshiteirukarada.] Anh ta làm thêm không chỉ ban ngày mà cả ban đêm là vì anh ta muốn tốt nghiệp mà không nhận tiền viện trợ của cha mẹ. - Mệnh đề hệ quả đứng trước, kết từ ở cuối (MĐ hệ quả ) + (MĐ nguyên nhân)+ Kết từ  今日私が指導者として成功できたのは佐藤先生の厳しいご指導のおかげです。 [47,tr141] [Kyou watashi ga shidousha toshite seikoudekitanowa Satousensei no kibishii goshidou no okagedesu. ] 14 Ngày hôm nay tôi thành công với tư cách là một người lãnh đạo là nhờ vào sự chỉ bảo khắt khe của thầy Sato.  試験に落ちたのは勉強しなかったからだ。[44,tr89] [Shiken ni ochitano wa benkyosinakattakarada. ] Sở dĩ thi rớt là vì không học - Mệnh đề nguyên nhân đứng trước, kết từ zero (MĐ nguyên nhân て), (MĐ hệ quả) Mô hình này là mô hình không sử dụng kết từ, mà dùng yếu tố hình thức để diễn tả mệnh đề chỉ nguyên nhân bằng cách thay đổi dạng thức của động từ, tính từ, danh từ sang dạng “て” [te]. Về mặt ngữ pháp thì bản thân thể này đã qui định diễn tả lí do nên không cần dùng kết từ chỉ nhân -quả. Còn về trật tự cấu trúc thì mệnh đề chỉ nguyên nhân luôn luôn đi trước mệnh đề chỉ kết quả.  いそがしくて、朝ごはんを食べる時間がない。 [Isogasikute, asagohan wo taberujikan ga nai] Vì bận nên (tôi) không có thời gian ăn sáng.  旅行中に財布をとられて、困った。 [Ryokochyuni saifu wo torarete, komatta] Vì bị ăn trộm mất ví khi đang đi du lịch nên (tôi) đã rất khổ sở. 1.2.2. Câu nhân quả trong hệ thống câu tiếng Nhật Theo quan điểm của tác giả Jinda Yoshio trong cuốn “Nghiên cứu về câu phức” (Fukubun no kenkyu)[45] thì câu được thể hiện ở 3 điểm sau: - Câu chính là sự nối tiếp liên tục của từ. - Ở phần trước và phần sau nhất định phải có dấu ngắt câu. - Âm điệu đặc thù gia tăng ở phần cuối câu. Câu tiếng Nhật được sắp xếp theo trật tự S-O-V (chủ ngữ-bổ ngữ-vị ngữ). 15 Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, vị ngữ là phần quan trọng nhất không thể thiếu của câu và luôn đứng ở vị trí cuối cùng của câu. Phần lớn các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện thông qua cấu tạo của vị ngữ. Vì vậy nếu không đọc hay không nghe đến tận cùng của một câu thì không thể hiểu được hạt nhân thông tin chính của câu là gì, đôi khi còn hiểu hoàn toàn sai ý nghĩa của câu. Các bộ phận bổ nghĩa cho vị ngữ thường nằm ở giữa chủ ngữ và vị ngữ. Đặc trưng của một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính thể hiện rõ nhất qua hoạt động của vị ngữ trong câu. Các phụ tố biểu thị ý nghĩa về thời thể, trạng thái được thể hiện bằng cách lắp ghép một cách công thức vào đuôi của vị ngữ. Về mặt cấu trúc thì câu tiếng Nhật được phân ra làm 2 loại: câu đơn [tanbun/ hitoebun] và câu ghép [fukubun/awasebun]. Ta xét từng trường hợp cụ thể dưới đây: a. Câu đơn “単文” [Hitoebun/ Tanbun]: Đây là loại câu chỉ có một quan hệ chủ vị và diễn tả một sự việc. Trên cơ sở từ loại của thành phần làm vị ngữ, có thể chia câu đơn thành các loại sau: - Câu đơn có vị ngữ là động từ 今雪が降っています。 [ima yuki ga futteimasu] Tuyết đang rơi. - Câu đơn có vị ngữ là danh từ 私は医者です。 [watashi wa isyadesu] Tôi là bác sĩ. - Câu đơn có vị ngữ là tính từ 桜がきれいだ。 [sakura wa kireida] Hoa anh đào đẹp. 16 b . Câu ghép “複文” [Awasebun / Fukubun] Đây là loại câu kết hợp từ hai câu đơn trở lên. Trong tiếng Nhật câu ghép được chia thành hai loại nhỏ: - Câu ghép đẳng lập “ならべ・あわせ文”[narabe awasebun] Đây là loại câu ghép được cấu tạo từ hai hay vài mệnh đề có quan hệ đẳng lập với nhau. Mối quan hệ giữa hai mệnh đề trước và sau không phải luôn luôn chặt chẽ, dạng thức của vị ngữ mệnh đề trước luôn được chia ở các dạng như “て” [te], “で” [de], “くて” [kute], và không trùng với dạng thức của vị ngữ ở mệnh đề sau. Chủ ngữ của hai mệnh đề có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Câu ghép đẳng lập thể hiện một số quan hệ như quan hệ liệt kê, quan hệ nối tiếp về thời gian, quan hệ lựa chọn. VD:  私は日曜日洗濯したり、掃除したりしています。 (quan hệ liệt kê) [Watashi wa nichiyoubi sentakushitari, souzishitari shiteimasu.] Chủ nhật tôi thường giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa.  仕事が終わって、テニスをして、友達と食事します 。(quan hệ nối tiếp về thời gian) [Shigoto ga owatte, tenisu wo shite, tomodachi to syokuzishimasu.] Công việc kết thúc, chơi tennis rồi dùng bữa với bạn bè.  あの方は日本人ですか、韓国人ですか。(quan hệ lựa chọn) [Anokata wa nihonzindesuka, kankokuzindesuka.] Vị kia là người Nhật hay là người Hàn Quốc - Câu ghép chính phụ “つきそい・あわせ文” [tsukisoi awasebun] Câu ghép chính phụ cũng được cấu tạo từ hai mệnh đề, trong đó hai vế có quan hệ chặt chẽ với nhau, vế này là điều kiện tồn tại của vế kia. Vì hai vế biểu hiện quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt ý nghĩa nên trật tự của các vế trong câu là cố định, không dễ thay đổi. Mệnh đề trước là tiền đề cho hệ luận 17 được thể hiện ở mệnh đề sau. Câu ghép chính phụ thông thường có hai dạng cấu trúc: thứ nhất là các thành phần mệnh đề có mối liên hệ chủ yếu về hình thức ngữ pháp, hai là các thành phần mệnh đề có mối liên hệ chủ yếu về nội dung ý nghĩa. Loại câu ghép này được chia ra làm 2 loại nhỏ: câu ghép chính phụ liên thể [rentaitekina tsukisoi awasebun] và câu ghép chính phụ liên dụng [renyoutekina tsukisoi awasebun]. + Câu ghép liên thể (tương đương với câu có danh từ bổ ngữ trong tiếng Việt): là câu có chức năng như một đoạn có bổ ngữ liên thể phụ thuộc vào thành phần câu được tạo ra bởi các danh từ có bổ ngữ ( như là chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, danh từ chỉ đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp). Về cấu trúc, câu ghép liên thể cũng có các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, nhưng các thành phần này không chỉ là một từ ngữ mà là cả một mệnh đề cấu tạo với động từ. Mối quan hệ đó có tính chất quan hệ chủ-vị. VD:  あの白い上着を着ている人は医者です。 (chủ ngữ là một mệnh đề) [Ano shiroi uwagi wo kiteiru hito wa isyadesu] Người mặc áo khoác màu trắng kia là một bác sĩ.  私の希望は将来自分の会社を作ることです。 (vị ngữ là một mệnh đề) [Watashi no kibou wa syorai zibun no kaisya wo tsukurukoto desu] Mong ước của tôi là tương lai tạo ra một công ty của riêng mình.  Lan さんはフエでとった写真を見せてくれた。(bổ ngữ là một mệnh đề) [ Lansan wa Huede totta syashin wo misetekureta] Lan cho tôi xem bức ảnh cô chụp ở Huế. + Câu ghép liên dụng (tương đương với kiểu câu có quan hệ): là câu ghép diễn tả hai sự việc dựa trên mệnh đề trước và sau, hai vế có quan hệ chặt chẽ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan