Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước Đầu Tìm Hiểu Truyện Kể Dân Gian Về Các Địa Danh ở Nam Bộ...

Tài liệu Bước Đầu Tìm Hiểu Truyện Kể Dân Gian Về Các Địa Danh ở Nam Bộ

.PDF
86
131
142

Mô tả:

Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm tạ và tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa Học Công Nghệ-Sau Đại Học; sự đóng góp quí báu chân tình của PGS. Chu Xuân Diên, GS.Nguyễn Tấn Đắc, GS.Trần Hữu Tá, TSKH.Đoàn Thị Thu Vân và tập thể Thầy, Cô Khoa Ngữ Văn, cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận án. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng biết ơn Tiến Sĩ Khoa Học Bùi Mạnh Nhị, Thầy đã tận tụy chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự hỗ trợ rất lớn của Gia Đình, sự giúp đỡ tận tình của quí Thầy Cô và sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được những kiến thức và phương pháp vô cùng quí báu. Vấn đề của đề tài ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu đề cập và gợi ý. Luận án đã cố gắng kế thừa và hệ thống lại những công trình nghiên cứu trước để bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ, nhằm tạo tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu về sau. Một lần nữa xin chân thành cảm tạ. An Giang, tháng 6/2000 Trần Tùng Chinh Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä MỤC LỤC A. PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3. Lịch sử vấn đề 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của luận án 7. Kết cấu luận án B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Tìm hiểu vùng đất – nơi hình thành, lưu truyền những truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ I. Vùng đất Nam Bộ I.1. Vùng đất Nam Bộ I.2. Địa lý vùng đất I.3. Lịch sử vùng đất I.4. Con người vùng đất I.5. Văn hoá vùng đất II. Con người II.1. Đối đầu với thiên nhiên II.2. Đối đầu với thù trong giặc ngoài II.3. Phác họa chân dung con người Nam Bộ III. Sơ lược về sự hình thành và lưu truyền những truyện kể địa danh Nam Bộ CHƯƠNG 2: Nhận xét tư liệu I. Nhóm tư liệu sưu tầm I.1. Bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam I.2. Truyền thuyết Việt Nam I.3. Huyền thoại về tên đất I.4. Các tư liệu tập hợp các truyện kể dân gian của vùng đất Nam Bộ II. Nhóm tư liệu nghiên cứu II.1. Những tư liệu về xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa và nay II.2. Những tư liệu địa lý (Địa chí, Địa phương chí) II.3. Những tư liệu lịch sử II.4. Những tư liệu nghiên cứu địa danh dưới cái nhìn ngôn ngữ học II.5. Một số bài nghiên cứu truyện kể địa danh trên các tạp chí chuyên ngành CHƯƠNG 3: Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ I. Phân loại truyện kể địa danh II. Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ II.1. Cốt truyện 1.1. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên 1.2. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 1.3. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường II.2. Thời gian và không gian nghệ thuật 2.1. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên. Trang 4 5 7 10 11 13 14 16 16 16 16 17 19 21 24 26 26 27 29 31 35 36 36 36 36 37 38 38 40 42 46 50 52 52 54 56 58 63 68 76 76 2 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä 2.2. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường II.3. Nhân vật 3.1. Nhân vật của nhóm truyện kể điạ danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên 3.2. Nhân vật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 3.3. Nhân vật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường C. KẾT LUẬN D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO E. PHẦN PHỤ LỤC 1. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên. 79 82 84 84 90 96 104 109 120 122 2. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. 3. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường. 160 194 3 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä A. PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài: Nhắc đến Nam Bộ là nhắc đến một vùng đất văn hóa vừa thống nhất so với văn hóa dân tộc, vừa có những điểm độc đáo riêng mà tộc người Việt cùng các dân tộc anh em đã gầy dựng trên dưới 300 năm qua. Khắc họa chân dung văn hóa Nam Bộ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mảnh đất ấy vẫn còn nhiều điều mới mẻ, gợi nhiều khao khát khám phá, tìm hiểu. Trong quá trình tiếp cận nền văn hóa dân gian Nam Bộ, chúng tôi lưu ý đến một mảng truyện kể về địa danh tồn tại bền vững cùng với sự hình thành và phát triển của vùng đất mới. Mặc cho bao thăng trầm của lịch sử và thử thách của thời gian, mảng truyện kể dân gian ấy đã tự nhiên tồn tại, lưu truyền và phát triển với những đặc trưng cơ bản của một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc. Các truyện kể đi vào giải thích nguồn gốc tên đất, tên làng, tên sông, tên núi, tên những vị trí địa lý, địa hình của đất phương Nam. Những cốt truyện giải thích nguồn gốc kèm theo những địa danh quen thuộc đã ngân nga lên bao yêu thương trìu mến trong lòng người dân Việt. Thế nhưng, tập hợp các truyện kể về địa danh ấy lại, khảo sát và nghiên cứu bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học văn học dân gian, soi sáng từ góc nhìn Folklore học ... vẫn còn là điều hoàn toàn mới mẻ. Các địa danh cùng tồn tại với một cốt truyện dân gian tương ứng giải thích nguồn gốc tên gọi vẫn còn là những hạt ngọc nằm vùi trong lòng phù sa phương Nam chưa ai khai quật và góp nhặt, mài dũa để nó rực rỡ hơn với một vị trí xứng đáng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, ấp ủ những băn khoăn thắc mắc về những địa danh ở vùng đất mình đang sống, chúng tôi mong có dịp lật những lớp bụi thời gian chưa dày phủ lên nền văn hóa phương Nam, góp một cái nhìn khoa học khảo sát một đề tài mà chúng tôi rất đỗi quan tâm. Đó là “Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ”. Trong lúc lựa chọn đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình, chúng tôi không ngại ngần tìm đến vùng quê Nam Bộ, góp nhặt sưu tầm tư liệu và khao khát đóng góp một cái nhìn mới về những cốt truyện dân gian ẩn nấp đàng sau những địa danh quen thuộc. 4 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä Thật vui mừng nhưng cũng lắm âu lo. Vui mừng, bởi đề tài địa danh Nam Bộ đã từng được mổ xẻ và thu hút nhiều công trình nghiên cứu công phu nhưng tất cả chỉ ở những lĩnh vực như địa danh học, ngôn ngữ học..., khác với góc độ thi pháp học Folklore mà chúng tôi đang dùng để xác định đối tượng khảo sát của mình. Và âu lo cũng từ chỗ đó. Gánh nặng của người tìm kiếm, khảo sát, nghiên cứu quả không đơn giản. Chỉ sợ không đủ tài, đủ lực. Nhưng cái tâm, cái lòng dành cho đất phương Nam luôn tràn đầy giúp cho chúng tôi tự tin hơn. Trên hành trình khoa học đi tìm cái đẹp lắm gian nan đầy thử thách này, chúng tôi rất tin tưởng vào sự ủng hộ, động viên, hỗ trợ nhiệt tình của quí thầy cô, các bậc học giả và bạn bè đồng nghiệp thân kính của mình. Và chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này “Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ”. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án: Đề tài này vừa mới, vừa rộng; tuy nhiên, trong giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ mong – và cố gắng – thực hiện các mục đích và nhiệm vụ bước đầu như sau: 1. Tìm hiểu về vùng đất Nam Bộ – nơi hình thành và lưu truyền những truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc địa danh. Để thực hiện được mục đích này, chúng tôi đã cố gắng trong chừng mực có thể, sưu tầm những tư liệu lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị… về vùng đất này. Đặc biệt là những công trình biên khảo công phu về Nam Bộ của những học giả đã gắn cả cuộc đời mình với Nam Bộ, viết về Nam Bộ như cụ Vương Hồng Sển, nhà văn Sơn Nam, các học giả Huỳnh Minh, Nguyễn Văn Hầu … 2. Lập một phụ lục, tập hợp những truyện kể dân gian về nguồn gốc các địa danh Nam Bộ mà chúng tôi đã sưu tầm được (1). Để thực hiện điều này, chúng tôi tìm kiếm và chọn lọc từ những tài liệu sưu tầm trong dân gian, những truyện kể địa danh trong tác phẩm của các chuyên gia sưu tầm văn học dân gian như Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Hữu Hiếu, Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, tập thể khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ… 3. Tiến hành phân loại truyện kể địa danh Nam Bộ thành các nhóm truyện khác nhau để thuận lợi hơn trong quá trình khảo sát: Ở đây, nhiệm vụ khó khăn là chúng tôi xác định những tiêu chí phân chia sao cho hợp lý mà bao quát 5 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä được truyện kể địa danh Nam Bộ. Để từ đó mới có thể rút ra những hiện tượng có tính lặp lại (motip) trong các tác phẩm dân gian. Nguồn truyện kể địa danh Bắc Bộ và cách thức phân loại của các nhà nghiên cứu đi trước là một nguồn tham khảo quí giá. Đó là các công trình của giáo sư Đỗ Bình Trị, của Trần Thị An, Nguyễn Bích Hà … 4. Khảo sát các nhóm truyện đã phân loại để bước đầu xác lập những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ như cốt truyện, thời gian và không gian nghệ thuật, nhân vật. Đây là mục đích chính yếu của luận án và cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn vì hầu hết là những tìm kiếm bước đầu, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều điều bất cập. Thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi tin rằng, ngay cả sai lầm hoặc hạn chế cũng là kinh nghiệm quí báu cho những công trình nghiên cứu chuyên sâu sau này. Và với mục đích đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất những ý kiến riêng. 3. Lịch sử vấn đề: Ơû đây, chúng tôi xin phép nêu vắn tắt phần lịch sử vấn đề vì chúng tôi sẽ trở lại một cách chi tiết, cụ thể hơn ở chương II - chương Nhận xét tư liệu. Về tư liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi tạm thời phân chia như sau: A. − Nhóm tư liệu sưu tầm: Về các công trình sưu tầm chung cho truyện kể dân gian Việt Nam: Hầu như các nhà sưu tầm bỏ quên mảng truyện kể dân gian về nguồn gốc các địa danh ở Nam Bộ. Ta thấy sự mất cân đối về tỉ lệ các truyện xuất hiện: Ví dụ: Chỉ có một truyện về địa danh Nam Bộ trong tổng số năm tập “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”(7). Tương tự như thế là 2/100 trong “Truyền thuyết Việt Nam” (86), 5/68 trong “Huyền thoại về tên đất” (104). − Về các công trình tập hợp riêng truyện kể dân gian Nam Bộ: Các nhà sưu tầm có chú ý đến mảng truyện kể địa danh nhưng không có sự phân loại rõ ràng. Vì thế mảng tư liệu này nằm lẫn lộn trong những truyện kể dân gian khác. Và cho đến nay, vẫn chưa có một công trình sưu tầm nào dành riêng cho một sự tập hợp các truyện kể địa danh Nam Bộ. 6 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä B. − Nhóm tư liệu nghiên cứu: Những tư liệu xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa và nay: Những công trình này hoàn toàn chưa xác định con đường đi sâu nghiên cứu địa danh dù là ở góc độ nào. Vì thế, các tác giả viết về các địa danh một cách sơ lược theo kiểu điểm danh địa danh, mà không hề có chủ đích sưu tầm cũng như nghiên cứu truyện kể địa danh. − Những tư liệu địa chí: Như tên gọi, các công trình địa chí là những công trình nghiên cứu tổng hợp về nhiều lĩnh vực ở một địa phương nào đó. Sự xuất hiện không nhiều của một vài truyện kể địa danh – kể cả ở phần phụ lục – được coi như những tài liệu sưu tầm chưa tập trung − Những tư liệu lịch sử: Phần tư liệu này, chủ yếu, nhìn địa danh ở góc độ địa bạ, hành chính, nhằm xác định địa danh ở một độ lùi lịch sử nhất định và góp phần so sánh địa danh (Tên Hán và tục danh, truyền thuyết và lịch sử…). Dù không đi vào nghiên cứu địa danh nhưng các tư liệu này lại giúp ích cho công việc nghiên cứu địa danh – dù ở góc độ nào. Và đặc biệt chúng có ý nghĩa với việc khảo sát vùng đất – nơi hình thành và lưu truyền những truyện kể địa danh. − Những tư liệu nghiên cứu địa danh dưới cái nhìn ngôn ngữ học: Những công trình này tiếp cận gần hơn với việc nghiên cứu địa danh. Tuy nhiên, vì góc độ nghiên cứu vốn đã khác nên việc xác định đối tượng nghiên cứu cũng hoàn toàn khác. Đi sâu tìm hiểu, ta nhận thấy các công trình này đã khảo sát địa danh bằng sự hỗ trợ đắc lực của từ nguyên học – truy nguyên nguồn gốc từ ngữ địa danh, chứ không phải truy nguyên một truyện kể giải thích nguồn gốc địa danh. Một bên là tìm ra mối quan hệ giữa cái vỏ ngôn ngữ và ngữ nghĩa. Một bên là tìm ra sự liên hệ giữa địa danh và một chi tiết, sự kiện, nhân vật nào đó trong cốt truyện giải thích địa danh. Vì vậy, những công trình này chỉ có thể được coi như những tư liệu tham khảo khi nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn Folklore học. − Một số bài nghiên cứu truyện kể địa danh trên các tạp chí chuyên ngành: 7 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä Đáng chú ý hơn cả trong phạm vi tư liệu được đề cập là những công trình nghiên cứu này. Đây là những công trình chỉ được công bố rải rác, không liên tục và chưa thành một hệ thống chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành. Xét về mặt lịch sử vấn đề, những công trình nêu trên như những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu địa danh – từ việc xác định đối tượng là những truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc địa danh. Tuy nhiên, những công trình nêu trên chỉ giới hạn phạm vi khảo sát ở những truyện kể địa danh Bắc Bộ và Trung Bộ. Mặc dù vậy, đây vẫn là những đóng góp rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc khai mở một hướng đi, một hướng nghiên cứu mới cho đề tài của chúng tôi. Như vậy, về đề tài tìm hiểu truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc về các địa danh ở Nam Bộ, chưa có một công trình nào trước đó đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống. Kể cả đối với truyện kể dân gian Nam Bộ nói chung. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là những truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ. Trong một số bài nghiên cứu về địa danh dưới góc độ Folklore học, chúng tôi nhận thấy một số nhà nghiên cứu có dùng thuật ngữ “Truyền thuyết địa danh” (32 và 120). Tuy nhiên, khi khảo sát các tư liệu sưu tầm được, có một thực tế là có mảng truyện giải thích khá hoang đường về sự hình thành địa danh, có mảng truyện lại gắn liền với các nhân vật, sự kiện lịch sử, lại có mảng truyện thiên về chuyện thế sự đời thường. Xét thấy ranh giới giữa thần thoại, truyền thuyết lịch sử và cổ tích không có sự phân định rõ ràng trong các tác phẩm dân gian giải thích nguồn gốc các địa danh Nam Bộ nên chúng tôi lạm nghĩ thuật ngữ “Truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ” - mà chúng tôi xin được phép gọi tắt là "Truyện kể địa danh Nam Bộ" – là một thuật ngữ phù hợp và bao hàm đối tượng nghiên cứu của luận án này. - Đây là những truyện kể dân gian về địa danh Nam Bộ. Nói một cách đầy đủ hơn, đó là những truyện kể dân gian giải thích về nguồn gốc các địa danh Nam Bộ. Chúng ra đời, lưu truyền và tồn tại như một chỉnh thể nghệ thuật, có cốt truyện, có không gian và thời gian nghệ thuật và có nhân vật, sự kiện (79). - Địa danh không có cốt truyện(1) không phải là đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận án này. 8 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä - Những địa danh có cốt truyện phải là những địa danh xuất hiện ở Nam Bộ và về những địa danh ở Nam Bộ – đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gọi một cách ngắn gọn là "Truyện kể địa danh Nam Bộ". - Cuối cùng, giới hạn của thuật ngữ "địa danh" xin được hiểu rằng đó là tên gọi của vùng đất (gắn với địa hình của: núi, non, hòn, gò, vồ, cù lao, sông, rạch, kinh, mương, ao hồ, vũng, bàu, đìa, đồng, bưng, bãi...), là tên gọi của một đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, vùng, làng, xã, ấp, chợ...) và kể cả các công trình phúc lợi (cầu, cống, đập...) và những di tích văn hóa tín ngưỡng trong nhân dân (đình, chùa, miếu, mạo...) mà tên gọi của công trình, di tích ấy đã trở thành tên gọi chung được xác định, khoanh vùng, hay nói cách khác là chúng trở thành một địa điểm đánh dấu địa danh. 5. Phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận làm nền tảng cho luận án là phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian, trong đó người viết có sử dụng các thuật ngữ của khoa nghiên cứu văn học đã được giới thuyết và thay đổi cho phù hợp với việc nghiên cứu văn học dân gian. Bên cạnh đó, thi pháp học cấu trúc (40) cũng được dùng để soi sáng các đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ. Ngoài ra là những phương pháp quen thuộc trong nghiên cứu khảo sát: − Phương pháp so sánh lịch sử và loại hình: Người viết đặt các truyện địa danh Nam Bộ vào bối cảnh lịch sử xã hội khi nó ra đời để tìm ra những qui luật khách quan chi phối sự phát triển của nó. Đồng thời có sự phân biệt vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng và vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long để tìm ra những sự khác biệt cơ bản, sự ảnh hưởng tác động qua lại của hai vùng văn hóa nói chung và truyện kể địa danh nói riêng. − Phương pháp thống kê hệ thống: Người viết tóm tắt tất cả các truyện kể địa danh sưu tầm được, đồng thời khảo sát, phân loại và mô hình hóa các cốt truyện, thời gian và không gian, nhân vật để tìm ra những hiện tượng lặp đi lặp lại có tính hệ thống. Cuối cùng rút ra các đặc điểm thi pháp. − Phương pháp phân tích – đối chiếu: Không chỉ phân tích các truyện kể, người viết còn đối chiếu với các thể loại khác của văn học dân gian như thần thoại, cổ 9 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä tích, truyền thuyết lịch sử... để từ đó thấy rõ sự khác biệt, mối quan hệ, góp phần tìm hiểu phát hiện những đặc điểm nổi bật của thi pháp truyện kể địa danh. − Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu: Tập hợp, chọn lọc sắp xếp nguồn tư liệu truyện kể địa danh Nam Bộ. Và trong điều kiện cho phép, người viết đã thẩm định một số tư liệu ở địa phương. Đồng thời xác định cái "cốt dân gian" trong những truyện kể có tồn tại dị bản và cả những truyện đã được nhào nặn qua tay người sưu tầm. − Trình tự nghiên cứu: + Đi vào những vấn đề cơ bản: ƒ Xác định đối tượng ( sưu tầm, chọn lọc). ƒ Phân loại tư liệu (sắp xếp, hệ thống). ƒ Tìm hiểu vùng đất (tham khảo). + Nghiên cứu các đặc điểm: Bằng cách sử dụng khai thác một cách hiệu quả các phương pháp đã nêu − Đảm bảo các nguyên tắc khi nghiên cứu: ƒ Am hiểu vùng đất – nơi sản sinh và lưu truyền truyện kể địa danh. ƒ Phân loại thành các nhóm truyện theo một tiêu chí hợp lý. ƒ Bám sát văn bản truyện kể – đặc biệt là cái "cốt dân gian" ƒ Chú ý những hiện tượng mang tính lặp lại hoặc những hiện tượng xuất hiện với tần số cao, với một tỷ lệ đáng lưu ý. 6. Đóng góp của luận án: Thứ nhất, lần đầu tiên chúng tôi tập hợp lại, dù chưa thể đầy đủ tất cả, các truyện kể địa danh liên quan đến vùng đất Nam Bộ mà chúng tôi chọn lọc từ nhiều tư liệu sưu tầm. Điều này tạo cơ sở tư liệu cần thiết cho những công trình nghiên cứu khác về truyện kể địa danh. Sự phân chia truyện kể địa danh Nam Bộ thành nhiều nhóm truyện cũng nhằm nêu lên một tiêu chí phân loại khác để làm phong phú hơn những cách thức phân loại đã có. 10 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä Thứ hai, luận án dành hẳn một chương để tổng kết lại quá trình sưu tầm và nghiên cứu về địa danh và truyện kể về địa danh ở Việt Nam để người đọc có cái nhìn bao quát về lịch sử vấn đề Thứ ba, để góp phần làm rõ diện mạo của một thể loại văn học dân gian Nam Bộ, luận án đã bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp nổi bật và một số hiện tượng có tính lặp lại trong truyện kể địa danh Nam Bộ. Từ đó, luận án tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu có cùng đề tài tiếp theo để đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ vốn còn mới mẻ nhưng đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ. 7. Kết cấu luận án: Luận án chia làm 3 phần: ƒ Phần Dẫn Nhập ƒ Phần Nội Dung: 11 Trang Gồm 3 chương: 87 Trang Chương 1: Tìm hiểu vùng đất – nơi hình thành, lưu truyền những truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (18 trang). Chương 2: Nhận xét tư liệu (17 trang). Chương 3: Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ (52 trang). ƒ Kết Luận: 5 Trang Ngoài ra, luận án còn có: ƒ ƒ Phần danh mục tài liệu tham khảo 11 Trang Phần phụ lục 148 Trang 11 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT – NƠI HÌNH THÀNH, LƯU TRUYỀN NHỮNG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VỀ CÁC ĐỊA DANH Ở NAM BỘ I. VÙNG ĐẤT NAM BỘ I.1 Vùng đất Nam Bộ: Men theo dải đất hẹp kéo dài một bên là Trường Sơn sừng sững, một bên là biển Đông uốn khúc, đi về phía Nam, chợt vỡ ra một vùng đất rộng: Vùng cao với phù sa cổ nằm trên lưu vực sông Đồng Nai. Vùng thấp giang ra đón lấy từng luồng phù sa mới của hạ lưu dòng Cửu Long– dòng sông khởi hành ở Tây Tạng đổ ra Nam Hải kết thúc cuộc hành trình. Vùng đất ấy là một phần hậu cứ quan trọng của xứ Đàng Trong cũ để nhà Nguyễn đối phó với họ Trịnh ở bên kia sông Gianh. Nằm ở phía Nam nên được mệnh danh là vùng đất phương Nam – nơi những người thuở nào mang gươm đi mở cõi. Và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, địa giới và tên gọi của vùng đất này có nhiều sự đổi thay. Đầu tiên, vào năm 1698 (65,20), khi bắt đầu có tổ chức hành chính ở đây, bãi phù sa phương Nam này được gọi là phủ Gia Định và cứ nở dần ra rộng hơn trong quá một thế kỷ. Năm Gia Long thứ 1 (1802) và thứ 7 (1808) lại hai lần đổi từ “Trấn Gia Định” rồi “Thành Gia Định”. Bấy giờ, “Thành Gia Định” có năm trấn: Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Đến năm Minh Mạng thứ 15 (1834), tên gọi vùng đất lại đổi thành “Nam Kỳ” với 6 tỉnh – còn gọi là “Nam Kỳ lục tỉnh” (100,477). Đó là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Tên này được dùng cho đến thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, trong lối nói quen thuộc của dân gian khoảng vài trăm năm trở lại đây, các tên “Nam Bộ” đã trở nên phổ biến và có một sức sống riêng đi theo một độ dài lịch sử nhất định cùng bao thăng trầm của vùng đất mới. Vì lẽ đó, trong luận án này, chúng tôi xin gọi khái niệm “Nam Bộ” như một tên gọi gần gũi bởi nó không chỉ biểu nghĩa cho một khu vực địa lý cực kỳ trọng yếu mà 15 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä còn biểu cảm cho những yêu thương trân trọng của hàng triệu triệu trái tim dành cho mảnh đất phương Nam. I.2 Địa lý vùng đất: Nam Bộ hiện nay, nếu tính theo độ cao so với mặt biển thì có hai vùng: vùng cao và vùng thấp. Còn dựa vào hai dòng sông lớn chảy tràn vào, lại có Đông Nam Bộ – trên lưu vực sông Đồng Nai – và Tây Nam Bộ là toàn bộ lưu vực sông Cửu Long. Lưng dựa vào những đồng bằng nhỏ hẹp và vùng núi non cực Nam Trung Bộ, mặt ngạo nghễ hướng thẳng ra phía biển Đông, mảnh đất này cứ lấn dần ra biển. Vùng đất Nam Bộ cứ thế mà tồn tại với bao tác động của thời tiết, khí hậu để kiến tạo định dạng địa hình riêng biệt của mình. Trước khi người Việt đặt chân đến đây, vùng đất Nam Bộ hãy còn là một miền đất hoang vu hiểm trở. Sử Trung Quốc còn lưu lại những dòng ấn tượng của một vị quan đời Nguyên - Châu Đạt Quan trong “Chân Lạp Phong thổ ký”(88,24) để ta hình dung ra Nam Bộ ngày nào. Từ góc nhìn của những chuyến thuyền rong ruổi từ biển Đông ngược Cửu Long Giang, Nam Bộ hiện ra với “những bụi mây dài, cây to, cát vàng, lau sậy trắng” ở hai bờ. Những chòm cây rậm rạp của những khu rừng thấp làm chổ ẩn nấp lý tưởng cho chim chóc và muông thú . Cảnh tượng hoang dã ấy còn được chấm phá, điểm xuyết thêm hình ảnh của hàng ngàn con trâu rừng họp từng bầy trên những cánh đồng cỏ lúa bạt ngàn. Khác với vùng đất cao ráo dễ làm ăn (65,8), nguồn lợi nhiều tôm cá biển hồ ở phía trên (là lãnh thổ Campuchia hiện nay), Nam Bộ thuở ấy còn hoang vu lắm. Không mỏ vàng, mỏ bạc, không đậu khấu trầm hương tơ lụa hồ tiêu, vùng đất cứ thế mà phơi ra sự hoang sơ, thâm u, nê địa của mình. Những giồng đất cao ráo hiếm hoi ở cánh sông Tiền thì phần lớn đất đai vẫn còn là rừng rậm đầy thú dữ. Những vùng trũng gần sông Hậu thì sình lầy bùn đọng quanh năm làm muỗi mòng rắn rết sanh sôi nảy nở (61,9). Nam Bộ có vùng toàn nước mặn, nước phèn, có vùng thì tràn trề nước ngọt; nơi ngập lụt sình lầy quanh năm suốt tháng, nơi cao ráo màu mỡ phì nhiêu; chỗ có thể canh tác ruộng vườn, chỗ thì hoang vu cỏ lát, cỏ năn... Khí hậu, thời tiết ở Nam Bộ có khác biệt với miền Bắc. “Gia Định thành thông chí” ở mục Tinh dã chí (17,16), Trịnh Hoài Đức có chép: "Cuối mùa xuân mới bắt đầu mưa, đến hè là mùa mưa, thu hay mưa rào, nhiều khi mưa to như đổ nước nhưng chỉ trong một, hai giờ thôi, rồi ráo tạnh ngay. Cũng có khi mưa 16 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä dầm một, hai ngày mà không có cái khổ liên miên đến hàng tuần, hàng tháng”. Thiên tai tuy không thường xuyên nhưng cũng đã từng xảy ra nhiều năm và cho từng vùng. Ngập lụt hạn hán thì đến theo chu kỳ. Nắng có lúc đổ sao, mưa cũng có khi thúi đất. Nên đôi khi sau những lúc nắng khô ruộng nẻ thì mưa giông kèm sấm sét. Thiên nhiên tha hồ “diễu vũ giương oai”. Hòa với mùa nước đổ, đồng cỏ bát ngát trở thành biển nước mênh mông (65,10). Cùng với bước chân đi khai hoang mở đất, cả nơi giồng cao lẫn vùng trũng thấp đều được con người bắt tay chinh phục. Thế là cùng với địa hình tự nhiên của “sông sâu nước chảy”, “phù sa trầm tích” lâu năm tạo giồng cao, của bùn lầy nước đọng nơi đất thấp, của doi vịnh cù lao khi lở khi bồi; con người đã tích cực, sáng tạo cải tạo địa hình làm vùng đất đổi thay. Trong các thành quả lao động của con người, phải kể đến hệ thống rạch, kinh, mương, lạch,... chằng chịt và dày đặc, như hệ thống chân rết len lỏi khắp thôn cùng xóm tận, hang sâu ngõ thẳm, đồng vắng bưng xa. I.3 Lịch sử vùng đất Theo nhiều nhà sử học, khảo cổ học, vào những năm đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ này là một vùng dân cư văn hóa đặc sắc với vương quốc Phù Nam, Văn hóa Óc Eo, vùng tranh chấp giữa vương quốc Champa và Chân Lạp (100,523). Trong “Địa chí văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh” (18), các nhà nghiên cứu cho rằng: “Vùng đất Phương Nam này đã diễn ra quá trình hoang hóa mà nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp là do những chuyển biến trong cơ cấu dân cư, sự không thích ứng với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa dưới thời Chân Lạp, tình trạng chiến tranh liên miên giữa Chân Lạp và Champa trên địa bàn Trung Nam Bộ và Đông Nam Bộ”. Thời gian trước khi có lưu dân Việt đến đây, vùng đất này đã có các cư dân Khơ me và các dân tộc ít người sống lẻ tẻ rải rác trên các giồng đất cao, các vùng đồi núi, nhưng không đáng kể. "Do đó Sài Gòn – Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền” (18). Như trên đã dẫn, thế kỷ XIII, Châu Đạt Quan khi đi sứ Chân Lạp đã ghi nhận thời khai sơ của vùng đất này như sau: “Bắt đầu vào Châu Bồ (vùng biển Vũng Tàu ngày nay – chú thích ND), gần hết cả vùng là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành những chỗ trú xum xuê. Khắp nơi vang tiếng chim hót, thú kêu. Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh 17 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä đồng hoang không có một gốc cây. xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy...” (88,24). Trong “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn chép rằng: "Từ cửa biển Cần Giờ, Sài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. (15,6,345). Những bậc tiền hiền khai khẩn người Việt đã có mặt ở đó từ rất sớm, không ngừng khai hoang mở đất, lập làng dựng ấp. Năm 1679, những di dân người Hoa xuất hiện ở Cù Lao Phố, Biên Hòa và sau đó là cửa biển Mỹ Tho. Và năm 1698, chúa Nguyễn cử Thống Suất chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đi đánh Cao Miên. Ông lấy đất Đồng Nai, Gia Định màu mỡ đặt làm hai huyện Phước Long và Tân Bình, lập hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Đất đai mở rộng ngàn dặm, dân số được hơn bốn vạn hộ. Vậy là năm 1698 đã trở thành dấu mốc chính thức chứng nhận sự tồn tại của một vùng đất dù chưa có bề dày lịch sử, nhưng cũng là một đơn vị hành chính, một phần ruột thịt của lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 1715, Mạc Cửu mở mang thêm vùng đất Hà Tiên, cùng với người Khơ me bản địa chinh phục thiên nhiên và định kế lâu dài (100,460). Cứ thế, vùng đất ấy đã ra đời, tồn tại và trưởng thành để trở thành vùng đất Nam Bộ ngày nay. I.4 Con người vùng đất Có mặt ở Nam Bộ, những di dân người Việt từ miền Trung, Bắc đã khăn gói đi vào vùng Đồng Nai Gia Định theo hai cách (81,178): Một là, họ tự động đi lẻ tẻ, đơn thân độc mã hoặc cả gia đình bầu đoàn thê tử. Có trường hợp, người khỏe mạnh đội trời đạp đất đi trước, rồi khi đã ổn định phần nào cuộc sống ở vùng đất lạ, mới đón gia đình, họ hàng tới sau. Cũng có khi huynh đệ kết nghĩa, gia đình kết thân thành nhóm, thành đoàn cùng lên đường, dấn thân vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm chỉ với cái búa, lưỡi cày, tấm lưới. Hai là, họ tham gia vào các đợt di dân khẩn hoang do triều Nguyễn đứng ra tổ chức đôn đốc khuyến khích và bảo trợ. Ta có thể nói rõ hơn ở cả hai trường hợp này: Theo “Đất Gia Định xưa”, nhà nghiên cứu Sơn Nam đúc kết rằng phần lớn những người di dân là những cư dân miền Trung sống dưới chế độ quân quyền 18 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä Chúa Nguyễn tham ô hà khắc, lâm vào cảnh “mười dê đến chín người chăn”, "nghèo khổ thất nghiệp rất là đáng thương” (Nguyễn Cư Trinh) (65,16). Vùng đất xa lạ mà cũng không kém phần hoang dã khắc nghiệt kia không phải là thiên đường nếu không muốn nói là ác mộng cho những cư dân mới đã từng quen phong thổ xứ sở miền Trung. Nhưng dẫu sao ở đây, cái ác liệt của thiên nhiên, của thú dữ cũng không đáng sợ bằng nanh vuốt của tập đoàn phong kiến chúa Nguyễn áp bức tàn bạo. Vì lẽ đó, di dân vào Nam cũng không hề giảm – nhất là từ nửa cuối thế kỉ XVIII. Nhưng bên cạnh đó, và sau đó, xác định được vùng đất rộng lớn mênh mông tiềm ẩn nhiều tài nguyên giàu có, triều đình chúa Nguyễn vừa là nguyên nhân không có ý thức đưa đẩy dân Việt di cư vào Nam, vừa là một chủ trương có ý thức thể hiện tầm nhìn xa rộng và chiến lược về vùng đất mới này. Theo chủ trương – mà về sau được coi là rất đúng đắn này – của chúa Nguyễn, một cuộc di dân khá qui mô, tự giác trực chỉ “Đất Phương Nam” thẳng tiến. “Phủ biên tạp lục” – Lê Quý Đôn nói rõ họ Nguyễn chiêu mộ những người dân “có vật lực”(1) và “có nhân lực”(2) ở xứ Quảng Nam. Họ thu nhận nô tì, điền nô và đặc biệt là “lưu dân”(3) để làm một cuộc ra quân hùng hậu. Tuy nhiên, tưởng cũng cần nói qua một số thành phần cơ bản của các lực lượng được chiêu mộ trên bởi điều này rất quan trọng; nó chi phối và tác động đến tính cách người Nam Bộ sau này. Có thể nói thành phần “Lưu dân” là thành phần đông đảo nhất. “Lưu dân” là những người bị đày đi xa từ 2000, 2500 đến 3000 dặm, lấy kinh đô làm trung tâm. “Tội lưu” khác với “Tội đồ” ở chỗ vĩnh viễn không được trở về nguyên quán, vì vậy vợ con, ông bà, cha mẹ có thể đi theo. Nơi đi đày do quan trên định, thường là những vùng hẻo lánh, ma thiêng nước độc (65,22). Lúc bấy giờ, vùng đất Nam Bộ ít nhiều thỏa mãn những yêu cầu đó. Thêm nữa, thành phần điền nô đang cố tìm cách bán sức lao động của mình để mà sinh sống. Họ là tầng lớp nhân dân nghèo khổ xiêu tán. Nghèo nên phải trốn thuế, và đất phương Nam trở thành chỗ dung thân. Nói đến cư dân Nam Bộ không thể bỏ qua vấn đề sự chung sống giữa các tộc người, điều làm nên diện mạo văn hóa ở đây. 19 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä Trước tiên là người Khơ me. Người Khơ me đã có một quá trình lịch sử lâu đời ở Nam Bộ. Họ đã có mặt ở đây sinh sống và khai khẩn nhiều nơi ngay khi người Việt chưa đặt chân tới (một số di tích cùng những giả thiết đáng lưu ý đã xác định thời gian đó là từ đầu công nguyên trở đi). Chúng ta sẽ trở lại điều này khi tìm hiểu các lớp văn hóa cổ ở Nam Bộ. Ở đây, xin nói đến một số đông cư dân tràn xuống từ phương Bắc, đó là người Hoa, cụ thể là những cư dân miền Nam Trung Hoa. Họ đến trong hai đợt di cư khá lớn cách nhau cả thế kỷ (64,31). Đợt đầu là đoàn Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài. Đợt sau là nhóm Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích. Cả hai đều là những cư dân trung thành với nhà Minh, không phục và muốn tránh né sự đàn áp của triều đình Mãn Thanh, đã đến hàng phục chúa Nguyễn, phụng mệnh đi về phương Nam khai phá và định cư ở vùng đất mới. Nhóm Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài thì định cư ở Biên Hòa rồi Mỹ Tho, Sa Đéc. Còn nhóm Mạc Cửu thoát về từ Mang Khảm (đất Khơ me) bởi sự đánh bắt của Xiêm, đã xin đầu phục vào chuá Nguyễn đến khai khẩn đất Hà Tiên. Khơ me rồi Việt, Hoa, Chăm... những tộc người, những nguồn di dân khác nhau đã gặp, nhau sống chung với nhau và tất cả đã tựa lưng nhau để đối đầu với những gian nan thử thách của vùng đất mới. I.5 Văn hóa vùng đất Đất phương Nam là nơi hợp lưu của nhiều lớp, nhiều dòng văn hóa. Từ những phát hiện của khảo cổ học về gần 100 các di tích cư trú, các thành cổ, các khu mộ cổ của lớp cư dân đầu tiên, các nhà nghiên cứu cho rằng 4000 ( 5000 năm trước Nam Bộ – đặc biệt là Đông Nam Bộ, vùng trên của đồng bằng sông Cửu Long – thực sự là một trung tâm cư dân đông đảo và trù phú. Dấu vết của một nền văn hóa lâu đời còn sót lại ở kiểu cư trú nhà sàn trên cột, trên gò nổi, hệ thống thủy đạo, thành đất... Điều thú vị là nền văn hóa Óc Eo đã từng rực rỡ suốt từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII ở đồng bằng sông Cửu Long (111,248). Mặc dù sau này ngành khảo cổ chứng minh rằng có những dấu vết là những di vật còn sót lại của một số vương triều khác nhưng vùng đất ấy thời bấy giờ chủ yếu đã tiếp thu mạnh mẽ và sâu sắc văn hoá Ấn Độ-mà bản thân nền văn hoá ấy đã rất phong phú và đa dạng. Và rồi vì 20 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä một biến động nào đó – đến nay vẫn còn bí ẩn, thời gian đã phủ lên Óc Eo một lớp bụi dày. Một nền văn hóa kế tiếp phát triển. Tầng văn hóa này tương đối đa dạng bởi sự hòa hợp văn hóa ngay từ những giai đoạn đầu của sự hình thành không gian cư trú. Đó là Chiêng, Mạ đặc biệt ảnh hưởng là văn hóa Khơ me. Xét về thời gian, Phù Nam, Khơ me rồi sau này là Việt, Hoa, Chăm đã tạo nên các lớp văn hóa nối tiếp nhau, có khi đan xen nhau. Xét về không gian, có những vùng văn hóa tiếp giáp nhau, có khi giao nhau, hòa hợp vào nhau. Văn hoá Phù Nam (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII) rồi đến văn hoá Khơ me (thế kỷ VII đến thế kỷ XVII) đã tiếp thu mạnh văn hoá Ấn Độ. Nối tiếp là văn hoá Việt với sự kế thừa văn hoá từ vùng đồng bằng sông Hồng. Người Hoa có mặt ở miền đất này muộn hơn nhưng cũng kịp để mang theo và mau chóng hình thành một nét văn hóa độc đáo. Và sau này là người Chăm. Họ cũng đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong cộng đồng Việt Nam. Riêng người Việt khi tới đây khẩn hoang lập ấp đã trân trọng và cố gắng “làm sống lại những nền văn hóa thuộc cổ sử và sơ sử đã lắng sâu dưới lòng đất thấp” (13). Họ vừa giữ gìn được bản sắc đậm đà của văn hóa riêng mình, vừa ở tư thế kế thừa, đón nhận, giao lưu văn hóa với các dân tộc người Khơ me, Chăm, Hoa... để cùng xây dựng một vùng đất văn hóa đặc sắc. Văn hóa Nam Bộ nằm trong dòng chảy liên tục của nền văn hóa Việt Nam theo hình thế đất nước từ Bắc xuống Nam. Nó vừa kế thừa những di sản tinh thần, văn hóa lâu đời của dân tộc, vừa phát huy và tiếp nhận những nhân tố mới từ thực tiễn lịch sử, sáng tạo nên những nếp sinh hoạt văn hóa mới nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống cư dân nơi vùng đất khai phá. Cái gốc bền vững của dân tộc vẫn được giữ gìn vun đắp, bảo lưu nhưng đồng thời văn hóa Nam Bộ cũng không cố chấp bảo thủ trong khi tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của các cư dân bản địa để làm phong phú đa dạng thêm kho tàng văn hóa dân tộc (91). Quá trình khai khẩn đất đai bằng sự cộng sức đồng lòng của nhiều tộc người khác nhau đã đồng thời tạo lập nên một nền văn hóa phương Nam đặc sắc. Sự khai phá khẩn hoang trong hòa hợp đoàn kết và đầy tình thân ái ấy đã không hề có sự 21 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä loại trừ cũng như xung đột lẫn nhau về văn hóa giữa người Việt và các tộc người khác.“Sớm biết thích ứng với hoàn cảnh, thổ ngơi, tận dụng địa lợi, tạo ra nhân hòa, sáng tạo vượt khó khăn, giao hòa với con người và văn hóa khác mà vẫn giữ được phong cách của mình là việc mà tổ tiên ta đã làm được từ lúc đầu đi khai thác vùng đất mới” (65,78). II. CON NGƯỜI II.1 Đối đầu với thiên nhiên “Phủ biên tạp lục” chép rằng: “Những người di cư ra sức chặt phá cây cối, cắt cỏ rậm và mở mang đất đai thành những vùng đất bằng phẳng, thổ địa phì nhiêu” (15,4,249). Những bậc tiền hiền khai khẩn đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả máu xương trong cuộc đối đầu không cân sức với một thiên nhiên còn thâm u hoang dã. Từ buổi đầu đến đây khai phá, ông cha ta đã ý thức rất rõ quan hệ đối đầu này. Ban đầu, dân cư còn thưa thớt, số lượng người khai khẩn còn ít, thiên nhiên vẫn đầy thách thức với những vùng trũng thấp sình lầy, đầy côn trùng, cỏ lác. Đất đồng, đất trũng ngày trước nhiều sản vật nhưng được che chắn đầy hiểm trở bởi đường đi lại khó khăn, “tàn hà đái thấp, chiết liễu triêm nê” (Sen tàn nơi ẩm thấp, khí hậu độc địa, nhánh thủy liễu – tức cây bần – gãy rơi xuống bùn) (Nguyễn Cư Trinh) (65,16). Bên cạnh đó còn là thời tiết khí hậu không phải là không khắc nghiệt lại diễn biến phức tạp khó lường. Mọi sự tiên đoán trước theo chu kỳ không phải lúc nào cũng chính xác và điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến những thành quả bước đầu còn khiêm tốn của ông cha. Thời tiết vùng nhiệt đới Nam Bộ không chỉ mở lối cho cỏ dại, côn trùng sinh sôi nảy nở, muỗi mòng rắn rết, đỉa vắt phát sinh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sấu ác tha hồ vẫy vùng nơi sông nước đầm lầy, cọp dữ tự do tung hoành chốn sơn lâm cây già bóng cả. Nhưng dù thế nào, cái hoang sơ độc địa đó vẫn không làm thối chí những cư dân Việt đầy lòng quyết tâm khai hoang lập ấp. II.2. Đối đầu với thù trong giặc ngoài Không lùi bước những trở ngại của thiên nhiên, con người Nam Bộ sau này cũng không lùi bước trước những thế lực đen tối và phi nghĩa. 22 Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä Đặt chân tới mảnh đất phương Nam này ở buổi đầu hoang dã, con người đã mang trong lòng một ý thức của sự phản kháng. Từ bỏ chỗ chôn nhau cắt rốn nơi quê cha đất tổ vì sự áp bức bóc lột quá mức của tập đoàn phong kiến mục ruỗng bạo tàn, lưu dân Việt đã ra đi vì phản kháng, vì khao khát cuộc sống tự do. Đến một nơi đất rộng người thưa mông mênh bát ngát, nơi mà mọi sự ràng buộc trở nên vô nghĩa, bất lực, những lưu dân Việt ở phương Nam ngay từ buổi đầu đã lập tức tìm ra nơi đất lành chim đậu. Họ mau chóng hòa hợp với những cư dân cổ xưa có mặt ở đây nương tựa vào nhau để tiếp tục đối đầu với những thế lực đen tối mới. Chúng ta không phủ nhận những tác động tích cực của triều đình nhà Nguyễn đã phát động những người dân có nhân lực, có vật lực hùng hậu vào khai khẩn. Dù với những chính sách thông thoáng ngõ hầu khuyến khích những lưỡi phảng khẩn hoang nhưng rõ ràng, cũng không thể chối được rằng, nhà Nguyễn – sau thời gian đầu khuyến khích đó – sẽ sắp xếp địa bạ hành chính vùng Nam Bộ để biến nơi này thành một hậu cứ chắc chắn nhằm đối phó với nhà Trịnh trong cuộc phân tranh.(1) Những lần đụng độ lặp đi lặp lại đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng của người dân vô tội. Trải qua thời gian, điều đó không hề mất để trả lại cho dân đen sự bình yên. Chiến tranh vẫn cứ là nỗi ám ảnh treo lơ lửng trên đầu họ. Bên cạnh đó, sự phân hóa giai cấp trong nông thôn làm cho vấn đề ruộng đất được đặt ra gay gắt. Bọn địa chủ giàu có được nuôi dưỡng vào thời các chúa Nguyễn - dựa vào thế lực kinh tế xã hội, dần dần bao chiếm đất đai, tước đoạt cả những mảnh ruộng nhỏ bé của người nông dân nghèo khổ... Mâu thuẫn giai cấp nảy sinh, phát triển gay gắt đeo đuổi truy bức người dân trong cuộc mưu sinh tồn tại sống còn. Và còn nhiều lần giao tranh giữa Tây Sơn và tập đoàn Nguyễn Ánh cũng luôn đặt ra trước người Nam Bộ những thử thách thật sự nghiêm trọng, kéo dài. Rồi sự xuất hiện của giặc Xiêm xâm lược. Chỉ trong vòng sáu thập kỷ của thế kỷ XVIII, sáu lần quân Xiêm xâm lấn vùng Nam Bộ với bao cảnh máu chảy đầu rơi, tan da nát thịt, núi xương sông máu... (111,243) Và bi kịch của trăm năm mất nước vào tay thực dân Pháp mở màn với khúc dạo đầu đau thương bi tráng cũng cất lên từ vùng đất phương Nam “đi trước về sau” này. (1) Tröôùc ñoù, töø 1627 ñeán 1661, Trònh Nguyeãn ñaõ mang quaân ñi ñaùnh nhau ñeán 7 laàn. (A,47,80) 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan