Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bt nhóm môn môi trường chuyên đề 4...

Tài liệu Bt nhóm môn môi trường chuyên đề 4

.DOC
15
158
133

Mô tả:

Tài liệu môi trường
I. Thuế bảo vệ môi trường 1. Khái niệm về thuế và thuế bảo vệ môi trường I.1. Khái niệm về Thuế Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện. Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuế. Khái niệm cổ điển về thuế đó là “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”1. Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”2. Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: “thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại”. Như vậy, trên thực tế đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên thuế có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền: Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực: Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, được thực hiện thông qua con đường quyền lực Nhà nước (qua hệ thống pháp luật thuế). Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện. Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định: Thuế là khoản thu xác định 1 2 Gaston Jeze (1934), Finances Publiques, tr. 13 Nguyễễn Xuân Quảng (2009), Giáo trình thuễế, NXB Đại học Giao Thông V ận T ải, tr.16 của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Trái ngược với vay, thuế không được hoàn trả trực tiếp. Thứ tư, thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng quản lý xã hội, chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Khác với khoản vay, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ sử dụng ít các dịch vụ công cộng; họ cũng không có quyền đòi hỏi được hưởng nhiều dịch vụ công cộng hơn so với số thuế họ phải trả vì lý do này hay lý do khác; và họ cũng không thể từ chối nộp thuế với lý do họ đã phải thanh toán cho các khoản chi trái với nguyên tắc này. Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Từ những quan điểm trên, có thể hiểu: “thuế chính là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”. I.2. Khái niệm về Thuế bảo vệ môi trường Ý tưởng sử dụng công cụ thuế để khắc phục những tác động ngoại ứng có hại tới môi trường đã được Pigou3 đưa ra từ năm 1920 trong tác phẩm “Kinh tế học phúc lợi” nên thuế bảo vệ môi trường còn có tên là thuế Pigou. Trên thực tế, thuế bảo vệ môi trường còn được gọi tắt là thuế môi trường. Về mặt lý thuyết, thuế môi trường là một công cụ tương đối đơn giản vì mức thuế tối ưu chính bằng với mức chi phí xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp. Pigou đã nêu ra nguyên tắc đánh thuế là: “Mức thuế ô nhiễm (mức thuế môi trường) tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội”4. 3 Arthur C.Pigou (1877-1959) là giáo sư kinh tế chính trị tại trường đại học Cambridge từ 19081944. Ý tưởng về thuế ô nhiễm của ông được đề cập lần đầu năm 1920 trong tác phẩm "Kinh tế học phúc lợi". 4 PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Thống Kê, tr. 100 Có thể thấy, về bản chất, thuế Pigou đánh trực tiếp vào người tạo ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, làm tăng chi phí tạo ra ảnh hưởng của họ. Đồng thời, nguồn thu từ thuế được sử dụng vào việc khắc phục những hậu quả do ảnh hưởng xấu đó tạo ra. Nhìn chung, lý thuyết về thuế môi trường tương đối đơn giản, tuy nhiên trong thực tế, việc định nghĩa, phân biệt và phân loại thuế, phí môi trường cũng chưa có sự thống nhất trên phạm vi quốc tế. Hiện nay, thay vì cố gắng đưa ra một định nghĩa chính thức về thuế môi trường, người ta có khuynh hướng tập trung vào những căn cứ tính thuế có liên quan đặc biệt tới môi trường và coi như những loại thuế có căn cứ tính thuế như vậy đều là thuế môi trường. Trong một số trường hợp, căn cứ tính thuế là sự đo lường hay ước lượng số lượng phát thải của những chất gây ô nhiễm, như NOx hay SO2. Tuy nhiên, khi việc đo lường trực tiếp sự phát thải như vậy tỏ ra khó khăn và tốn kém thì người ta sẽ sử dụng một căn cứ tính thuế mang tính đại diện cho nó, chẳng hạn như xăng hoặc dầu. Dựa trên quan điểm này, Cơ quan thống kê châu Âu (EURROSTAT) đã đưa ra một định nghĩa về thuế môi trường theo cách tiếp cận thống kê như sau: “Một loại thuế được xếp vào loại thuế môi trường nếu căn cứ tính thuế là một đơn vị vật chất (hoặc đại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh sẽ gây ra một tác động có hại đặc biệt đến môi trường”5. Theo định nghĩa này, có thể gộp tất cả các loại thuế năng lượng và giao thông vào thuế môi trường (nhưng không có thuế giá trị gia tăng). Để bổ sung cho định nghĩa này, người ta cũng đưa ra một số căn cứ tính thuế tiêu biểu để xác định loại thuế nào đó có phải là thuế môi trường hay không như: Đo lường hoặc ước lượng sự thải ra không khí như NOx (Hợp chất ôxít nitơ), SO2 (Điôxít Lưu huỳnh). Những chất phá hoại tầng Ozôn (như khí CFC chloro-fluoro-carbon), hoặc Halon) Đo lường hoặc ước lượng sự thải ra nước như BOD (nhu cầu ôxy sinh hóa), COD (nhu cầu ôxy hóa học). Một số sự gây ô nhiễm cho nước không có nguồn cố định như thuốc trừ sâu (ví dụ dựa trên hàm lượng hoá học, giá cả hoặc số lượng); phân bón. Tiếng ồn (ví dụ như tiếng ồn sinh ra khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh) Sản phẩm năng lượng như xăng, dầu… Phương tiện giao thông như ô tô… Tài nguyên thiên nhiên như nước, khoáng sản… Bên cạnh các định nghĩa về thuế môi trường trên thế giới, Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, 5 Ian Gazley (2006), UK environmental taxes: classification and recent trends, theo Economic Trends, số 635 tháng 10/2006, tr. 15 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 cũng đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về thuế môi trường như sau: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường” (Khoản 1, Điều 2, Chương 1, Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 ).Tuy ngắn gọn nhưng định nghĩa trên đã nêu được những điểm cơ bản về thuế môi trường như phương pháp đánh thuế (gián thu), và đối tượng chịu thuế (sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường). 2. Phân loại thuế bảo vệ môi trường Việc phân loại thuế, phí môi trường cũng có nhiều cách khác nhau, song có ba cách phân loại thuế môi trường chính như sau: 6  Dựa vào lĩnh vực hoạt động: sẽ có các loại thuế chính như: - Thuế năng lượng: đánh vào loại năng lượng sử dụng cho động cơ xe cộ hoặc dùng cho mục đích sưởi ấm và làm mát. Cách đánh thuế dựa trên cơ sở số lượng. Do vậy, tiền thuế phải nộp tương ứng với số lượng năng lượng được tiêu thụ nhân với thuế suất tuyệt đối trên một đơn vị số lượng. Số lượng hoặc trọng lượng của năng lượng bị đánh thuế là số lượng hoặc trọng lượng thực tế nhập khẩu hoặc tiêu thụ trong kì tính thuế. - Thuế giao thông: đánh vào đối tượng đăng ký sử dụng phương tiện giao thông. Đối tượng tính thuế là các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy, xe tải… Cơ sở tính thuế dựa trên tiêu chí ảnh hưởng môi trường như tiêu chuẩn về chất thải. Nó có thể kết hợp với một chỉ tiêu truyền thống như trọng lượng hoặc thể tích (cm³). - Thuế tài nguyên: đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên). Phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên khoáng sản, như: khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí than, khí thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng.  Dựa vào đối tượng gây ô nhiễm: thuế được chia thành: Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: đánh vào các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước (như BOD – nhu cầu ôxy sinh hóa, COD – nhu cầu ôxy hóa học, TSS – hàm lượng cặn lơ lửng, kim loại nặng…), khí quyển (như SO2, NOx, Cacbon, CFC…), đất (như rác thải, phân bón…), hoặc tiếng ồn (như máy bay và các loại động cơ…) ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng các chất gây ô nhiễm. 6 Phan Như Thúc (2009), Giáo trình Quản Lý Môi Trường, NXB Đại học Đà Nẵng, tr. 33-35 - Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay hủy bỏ chúng. Ví dụ như các sản phẩm có chứa kim loại nặng, PVC (nhựa nhiệt dẻo), CFC, các nguyên liệu chứa cacbon và sulphat… Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng sản phẩm từng loại được tiêu thụ.  Dựa vào căn cứ tính thuế: Cách phân loại này dựa vào căn cứ tính thuế đã được nói đến ở trên như: thuế xăng, thuế nước thải… 2. Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường Trên thực tế, tùy vào mỗi đối tượng tính thuế khác nhau thì người ta sử dụng các phương pháp tính thuế môi trường khác nhau. Có 5 phương pháp tính thuế môi trường phổ biến nhất: tính thuế theo nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền; tính thuế theo khối lượng tiêu thụ các nguyên, nhiên liệu đầu vào; tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp, tính thuế dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra và tính thuế theo mức độ gây ô nhiễm môi trường 7. 2.1. Tính thuế theo nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền Theo nguyên tắc này, người gây ô nhiễm cho môi trường, cho dù là người sản xuất hay là người tiêu dùng, họ đều phải chịu trách nhiệm về các chi phí phải sử dụng để hoàn trả lại những tổn thất về môi trường mà chính họ là nguyên nhân gây ra; nói cụ thể hơn là người gây ô nhiễm môi trường phải nộp một số tiền thuế tương ứng với mức ô nhiễm môi trường mà họ gây ra. 2.2. Tính thuế theo khối lượng tiêu thụ các nguyên, nhiên liệu đầu vào Các loại nguyên, nhiên vật liệu được sử dụng cho quá trình sản xuất, nếu chúng là các nguyên nhân phát sinh ô nhiễm môi trường thì phải chịu một mức thuế tương đương với mức ô nhiễm môi trường mà chúng gây ra. Phương pháp tính thuế này có rất nhiều ưu điểm; để hạn chế tối đa, thậm chí tránh được mức thuế ô nhiễm môi trường phải nộp, các doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm và sử dụng các loại nguyên nhiên vật liệu thích hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường; thông qua đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng các nguyên nhiên vật liệu sạch, vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất, vừa đảm bảo an toàn cho môi trường. 2.3. Tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp trong kì kế hoạch. Do đó, việc tính thuế này có vẻ đơn giản và dễ thực hiện, nó phản ánh được một cách trực tiếp các chi phí về môi trường mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ sở để xác định tỷ lệ thuế mà doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm môi trường mà doanh 7 Nguyễn Xuân Quảng (2009), Giáo trình thuế, NXB Đại học Giao Thông Vận Tải, tr.20 nghiệp gây ra. 2.4. Tính thuế dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra Cách tính thuế này phải tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh để tính: dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm là: khó có thể xác định được tỷ lệ thu thuế hợp lý và đảm bảo tính công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh; nó có thể gây bất lợi cho các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới, hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện các biện pháp xử lý môi trường. 2.5. Tính thuế theo mức độ gây ô nhiễm môi trường Việc xác định mức thuế ô nhiễm phải dựa vào quy mô, tính chất hoạt động và mức độ gây ô nhiễm môi trường của từng doanh nghiệp cụ thể. Khối lượng chất thải của một doanh nghiệp càng lớn, hàm lượng chất độc hại càng cao, tính chất các chất độc hại càng nguy hiểm, thì mức thuế ô nhiễm môi trường doanh nghiệp phải nộp càng nhiều. Như vậy, để giảm thuế doanh nghiệp bắt buộc phải tìm cách đổi mới công nghệ để hạn chế chất thải ra môi trường. II. Những quy định của pháp luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành Chính sách thuế bảo vệ môi trường là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, điều hoà các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp, từ đó, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. 1. Chính sách thuế hiện hành về bảo vệ môi trường ở Việt Nam Chính sách thuế hiện hành về bảo vệ môi trường ở nước ta bao gồm: - Thuế bảo vệ môi trường: được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010. Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế. Đây là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Hơn nữa, thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng sạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm mới giảm thiểu tác hại tới môi trường. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Với mục đích không khuyến khích một số hoạt động sản xuất kinh doanh có sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, nên thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao đối với các mặt hàng như thuốc lá, ô tô,… Chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào các hàng hóa, dịch vụ gây ảnh hưởng không tốt đối với môi trường sẽ góp phần hướng dẫn tiêu dùng, đặc biệt là trách nhiệm của người tiêu dùng với môi trường. Đồng thời, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào một số hàng hóa có ảnh hưởng không tốt đến môi trường có tác dụng hạn chế việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các hàng hóa này. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế này có liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, thông qua những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ môi trường bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của các tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, các quy định của sắc thuế này thường thể hiện rõ nét hơn mục tiêu điều tiết của Nhà nước và cũng có tác động rõ nét hơn đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường. Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên đánh vào các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản, kim loại và không kim loại, dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác. Mục đích của thuế tài nguyên là hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên. Thuế tài nguyên được thu đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại và không kim loại, dầu thô, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác. 2. Những quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường 2.1. Đối tượng chịu thuế Luật thuế bảo vệ môi trường quy định 08 nhóm hàng hoá sau đây vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường (đây là 08 nhóm hàng hóa lớn mà khi sử dụng gây ô nhiễm trên diện rộng), cụ thể như sau: a) Xăng dầu (Xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn) b) Than đá c) Dung dịch hydrro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC) d) Túi ni lông thuộc diện chịu thuế e) Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng 2. 2. Đối tượng không chịu thuế - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển qua cửa khẩu biên giới Việt Nam; - Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo qui định của pháp luật; - Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu. 2.3. Người nộp thuế: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là người nô pô thuế môi trường. Đồng thời, qui định cụ thể đối với một số trường hợp đặc thù để tránh phát sinh vướng mắc khi triển khai luật, như sau: - Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế; - Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. 2.4. Căn cứ tính thuế - Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hoá tính thuế và mức thuế tuyệt đối. - Số lượng hàng hoá tính thuế: - Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; - Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu. - Mức thuế: Áp dụng thuế tuyê ôt đối đối với thuế bảo vệ môi trường (là mô ôt khoản thu cô nô g thêm vào giá của sản phẩm đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đă ôc biê ôt). - Biểu khung thuế bảo vệ môi trường: STT Hàng hoá I 1 2 3 4 5 6 Xăng dầu Xăng các loại Nhiên liệu bay Dầu diesel Dầu hoả Dầu mazut Dầu nhờn Đơn tính Lít Lít Lít Lít Lít Lít vịMức thuế (đồng/1 đơn vị hàng hoá) 1.000 – 4.000 1.000 – 3.000 500 – 2.000 300 – 2.000 300 – 2.000 300 – 2.000 STT Hàng hoá 7 II 1 2 3 4 III IV V VI VII Đơn tính vịMức thuế (đồng/1 đơn vị hàng hoá) 300 – 2.000 6.000 – 30.000 10.000 – 30.000 20.000 – 50.000 10.000 – 30.000 10.000 – 30.000 1.000 – 5.000 30.000 – 50.000 500 – 2.000 1.000 – 3.000 1.000 – 3.000 Mỡ nhờn Kg Than Tấn Than nâu tấn Than an-tra-xit tấn Than mỡ tấn Than đá khác tán Dung dịch HCFC Kg Túi nilông thuộc diện chịu thuế Kg Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụngKg Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạnKg chế sử dụng VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế Kg 1.000 – 3.000 sử dụng 2.5. Kê khai, xác định, nộp và hoàn thuế - Thời điểm xác định thuế: - Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa. - Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng. - Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. - Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra. - Khai thuế:Luật thuế bảo vệ môi trường qui định việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu. Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. - Hoàn thuế: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu. Vì vậy, Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau: - Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài; - Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; - Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất; - Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài; - Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài. III. Những tác động của thuế bảo vệ môi trường tới hoạt động quản lí và bảo vệ môi trường Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xã hội nước ta, nó tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường, khắc phục hạn chế trong các chính sách thu trước đây, tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng việc thực hiện cam kết quốc tế phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. 1. Khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường hơn Cơ sở kinh tế ban hành thuế BVMT là sự cần thiết khách quan của việc đưa chi phí “gây ô nhiễm môi trường” (các yếu tố ngoại ứng) và giá bán của hàng hóa. Trước đây khi chưa có thuế BVMT, chi phí này không được tính trong gia hàng hóa. khi giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa bao gồm đầy đủ chi phí xã hội, thì những đánh giá của thị trường sẽ méo mó, không chính xác, tạo cơ hội trục lợi cho cá nhân và doanh nghiệp.Thuế BVMT sẽ giúp thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chi trả”. Buộc các chủ thể gây ô nhiễm và các liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá. Thuế BVMT làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa. Từ đó có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng BVMT. Đối với cả người tiêu dùng (muốn mua với giá thấp hơn) và nhà sản xuất (bán được nhiều sản phẩm hơn, lợi nhuận cao hơn) thì thuế BVMT sẽ có tác dụng khuyến khích, điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Giảm ô nhiễm môi trường là mục đích chính của những nỗ lực làm thay đổi hành vi. Thuế là công cụ đem lại hiệu quả nhất về chi phí trong việc giảm ô nhiễm môi trường so với việc ban hành các quy định hành chính khác. Nghĩa vụ đóng thuế tạo động cơ thúc đẩy người gây ô nhiễm tìm phương pháp giảm ô nhiễm mới. Đây là ưu điểm của thuế và là một trong những lý do khiến công cụ thuế cho phép giảm chi phí quản lý ô nhiễm, khuyến khích các cuộc cách mạng về BVMT. Tuy nhiên, giá cả chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến hành vi của nền kinh tế. Thành công của thuế BVMT trong việc điều chỉnh hành vi kinh tế còn phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể, đối với từng đối tượng đánh thuế. Nếu không có biện pháp hữu ích nào khả dĩ có thể giúp giảm lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch để thay thế, thì việc áp dụng biện pháp tăng giá năng lượng thông qua thuế BVMT sẽ đem lại hiệu quả rất ít nếu không muốn nói là không đem lại kết quả gì trong nỗ lực thay đổi hành vi tiêu dùng năng lượng hóa thạch của các tác nhân trong nền kinh tế. 2. Thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ Nếu đánh thuế BVMT mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình và sản phẩm mới. Rõ ràng thuế BVMT có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá sản phẩm tự nhiên. Thuế BVMT có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt, khi các dấu hiệu về giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn của nền công nghiệp. 3. Tác động về mặt xã hội Thu thuế BVMT sẽ góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than…). Từ đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm. Nâng cao ý thức BVMT trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân, tổ chức; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường. 4. Tác động về mặt môi trường Thuế BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường (khí Cacbon, lưu huỳnh thải ra khi sử dụng xăng, dầu, than, HCFC ảnh hưởng tới môi trường không khí và tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, gây hiệu quả nghiêm trọng đối với con người và thiên nhiên cũng như tổn thất về kinh tế). Từ đó, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn với BVMT. 5.Tăng nguồn vốn đầu tư cải tạo môi trường Với khung thuế quy định tại Luật, dự kiến số thu thuế BVMT thu sẽ tăng, tùy thuộc vào quy định mức cụ thể do UBTVQH quyết định trong giới hạn Khung quy định trong Luật. Đây là nguồn thu đáng kể, nhằm đầu tư cải tạo môi trường. IV. Những vấn đề phát sinh từ việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam và giải pháp 1. Những hạn chế trong thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường Xét trên khía cạnh tác động đến bảo vệ môi trường, chính sách thuế hiện hành của nước ta còn có những hạn chế nhất định, đó là: Trong các chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép, không phải là mục tiêu chính, nên tác dụng của chúng còn hạn chế. Việc khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, không thu thuế nhập khẩu hoặc thu mức thuế suất thấp khi mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chỉ góp một phần nào đó vào mục tiêu bảo vệ môi trường chứ chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường. Các quy định khuyến khích doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế ô nhiễm vẫn còn rải rác ở các chính sách thuế, chưa thể hiện rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp trong việc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường. Bởi vì trên thực tế, các chi phí xây dựng, xử lý hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc để sản xuất sạch thường khá lớn. Các doanh nghiệp thường chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà cố tình bỏ qua những tác hại đối với môi trường, trong khi đó chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn. Các ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ở góc độ doanh nghiệp và toàn xã hội, nhìn nhận về vai trò của chính sách thuế trong việc bảo vệ môi trường còn mờ nhạt, do vậy, trong chính sách và hoạt động triển khai chính sách, mặc dù đã có hướng đến mục tiêu này, nhưng cách hiểu và thực hiện của cộng đồng xã hội còn chưa triệt để. Thực tế cho thấy, số thu từ thuế bảo vệ môi trường tăng hơn gấp đôi, từ 13 ngàn tỷ trong kế hoạch năm 2015 lên tới 27 ngàn tỷ đồng, nhưng chi cho bảo vệ môi trường lại không tăng tương ứng8. Số thuế bảo vệ môi trường trên chưa bao gồm số thu thuế bảo vệ môi trường từ các mặt hàng nhập khẩu, được tính vào số thu của hoạt động xuất nhập khẩu. Thu gấp đôi, nhưng số chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lại không tương ứng. Năm 2015, số chi cho bảo vệ môi trường là hơn 11,7 ngàn tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2014. Đến năm 2016, Chính phủ đặt ra mục tiêu thu thuế bảo vệ môi trường lên đến hơn 38 ngàn tỉ đồng, cao hơn gần 10 ngàn tỉ so với số thực hiện năm 2015. Số thu đặt ra cho năm 2016 cao hơn hẳn năm 2015, nhưng chi cho bảo vệ môi trường năm 2016 lại chỉ dự tính ở mức 12,2 ngàn tỉ đồng, chỉ cao hơn chút ít so với số chi cho bảo vệ môi trường của năm 2015. Thực tế, từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi trường đã được bố trí thành một nguồn riêng với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng dần qua từng năm. 8 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/297284/thue-bao-ve-moi-truong-thu-nhieu-chi-it.html Cụ thể, năm 2010, tổng chi sự nghiệp môi trường là 6,2 ngàn tỉ đồng, năm 2011 chi 7,6 ngàn tỉ đồng, năm 2012 tăng lên 9 ngàn tỉ. Đến năm 2014, tổng chi sự nghiệp môi trường là gần 10 ngàn tỉ đồng và năm 2015 là hơn 11 ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, báo cáo riêng về công tác bảo vệ môi trường vừa được Chính phủ gửi Đại biểu Quốc hội cho thấy nhiều nơi người dân vẫn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường gấp 2 lần cho phép. Điển hình tại các đô thị lớn với tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai,... ô nhiễm bụi vẫn diễn ra phổ biến. Tại các nút giao thông như: đường Phùng Hưng - Hà Đông, Nguyễn Văn Cừ - Long Biên (Hà Nội), ngã tư An Sương, Gò Vấp (TP.HCM), ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai), nồng độ bụi đã vượt quá quy chuẩn cho phép 1,2-2 lần. Ô nhiễm bụi xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp ở miền Bắc (KCN Thăng Long, Hà Nội), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Cái Lân (Quảng Ninh),... là khá nghiêm trọng, nồng độ bụi trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5-2,5 lần. Trong tổng số 786 đô thị trên cả nước, mới chỉ có 40 đô thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, 60% đô thị còn lại chưa có công trình xử lý nước thải. Tỉ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý mới chỉ đạt mức 10-11%; còn lại phần lớn đều chưa được xử lý, thải ra ngoài môi trường. Chính phủ cho rằng: Vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu. Trong khi đó lại đang thiếu những cơ chế khả thi để huy động nguồn vốn, nhất là cơ chế thu trực tiếp bù chi để thu hút khối tư nhân tham gia đầu tư bảo vệ môi trường. 2. Một số giải pháp về thuế nhằm nâng cao hiệu bảo vệ môi trường ở Việt Nam Áp dụng chế độ ưu đãi thuế đối với những doanh nghiệp có hoạt động bảo vệ môi trường: Tập trung các biện pháp ưu đãi đối với thuế trực thu trong việc khuyến khích giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. Tập trung ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có sử dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sạch trong sản xuất sản phẩm... Việc ưu đãi thuế trực thu này xuất phát từ cách tiếp cận về tác động khích lệ trong lý thuyết kinh tế học. Thuế trực thu có liên quan trực tiếp tới lợi nhuận, lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp và ưu đãi này ngầm định khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính để giải quyết những vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp như: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải, ô nhiễm; khuyến khích các doanh nghiệp xử lý chất thải bằng cách cho tăng gấp đôi chi phí xử lý chất thải khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để giải pháp này phát huy được tác dụng như mong muốn, cần quy định rõ một số vấn đề như: những hoạt động nào là hoạt động xử lý chất thải và gắn với nó - những chi phí nào sẽ được tính trừ. Tiếp tục các quy định về khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường bằng cách cho áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp (10%) suốt quá trình thực hiện dự án. Sử dụng ưu đãi thuế để khuyến khích, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng sạch, quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió...nên được áp dụng cơ chế ưu đãi tối ưu như / miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (mức ưu đãi cao nhất trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành); đồng thời, cho phép áp dụng mức thuế suất thấp như đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục/ đào tạo, y tế, môi trường - đó là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%. Các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm và sử dụng nguồn năng lượng sạch cũng cho phép được tính gấp đôi khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Những ưu đãi này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sạch. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp nói chung, cần có biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ sạch, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Hiện nay, chính sách thuế của nước ta cũng đã có những ưu đãi nhất định khi cho phép các doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp với mức tối đa 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp và số tiền trích lập quỹ này được giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, với một số đơn vị không phát sinh thu nhập tính thuế thì ưu đãi này không phát huy được tác dụng. Vì vậy, có thể áp dụng các biện pháp khác nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, ví dụ như cho phép khấu trừ gấp đôi hoặc gấp 1,5 lần các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ khi xác định chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Với cách này, chi phí được trừ sẽ tăng lên và số thuế phải nộp vì vậy cũng được giảm đi với tỷ lệ 25% trên chi phí nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Áp dụng phương án này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tích cực trong việc nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Song song với việc ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và sử dụng năng lượng sạch, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động khai thác tài nguyên như khai thác các loại quặng, than, dầu khí ở dạng thô. Trong trường hợp này, thuế tài nguyên được xem như một công cụ quan trọng nhất, đang được áp dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả cao nhất. Đối với thuế tài nguyên, nên áp dụng mức thuế suất cao hơn nữa đối với loại tài nguyên dạng thô, ngược lại, đánh thuế suất thấp hơn đối với tài nguyên dạng tinh hoặc đã chế biến. Mặc dù những quy định của thuế tài nguyên về lý thuyết là có tác động tích cực nhất trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên, nếu việc quản lý không hiệu quả thì mục tiêu tốt đẹp của thuế tài nguyên cũng không thể thực hiện được. Nghiên cứu, xây dựng thuế các bon Về mặt dài hạn, cần có sự nghiên cứu về thuế các bon, đây là thuế đánh vào lượng khí thải CO2, từ quá trình đốt nhiên liệu chứa các bon. Thuế các bon được kỳ vọng trở thành một sắc thuế quan trọng để giảm luồng khí thải các bon. Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia coi sắc thuế này là giải pháp quan trọng chống lại ô nhiễm môi trường nói chung và biến đổi khí hậu nói riêng đang đe dọa sự sống của con người và hệ sinh vật tự nhiên trên trái đất. Thuế các bon là sắc thuế mới, nước ta chưa có kinh nghiệm, nhưng không thể đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu hiện nay. Thuế các bon là công cụ để điều chỉnh các chi phí ngoại ứng nhằm nội hóa các chi phí ngoại ứng tiêu cực trên phạm vi toàn cầu liên quan đến các khí thải CO2 vào chi phí sản xuất. Thuế các bon là một trong những công cụ để giảm lượng khí thải CO2một cách hiệu quả. Việc đánh thuế các bon vào các chất đốt sẽ khuyến khích việc tìm ra các nguồn năng lượng thay thế không phát thải hoặc phát thải í
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan