Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học thpt chuyên đề quy luật di truyền liên quan...

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học thpt chuyên đề quy luật di truyền liên quan đến 1 cặp gen

.DOC
7
1395
141

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN 1 CẶP GEN I. Mở đầu Nhiệm vụ của ngành khoa học di truyền học là nghiên cứu Vật chất, Cơ chế và Tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị, nhằm ứng dụng trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn đời sống sản xuất và bảo vệ di truyền loài người. Trong nhiệm vụ nghiên cứu tính quy luật của hiện di truyền các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì nghiên cứu sự di truyền các tính trạng liên quan đến một cặp gen có một vai trò quan trọng, từ đó mở rộng nghiên cứu đến các quy luật di truyền của hai hoặc nhiều cặp gen phân li độc lập hay liên kết gen, giúp học sinh phát huy năng lực tư duy tích cực trong quá trình nghiên cứu kiến thức về di truyền học. Ngoài ra, nghiên cứu quy luật di truyền một cặp gen giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ sở phân tử, sự tương tác giữa các tế bào trong các quá trình hoạt động sinh lí, hóa sinh và sự phát triển của sinh vật. II. Nội dung Nghiên cứu quy luật di truyền liên quan đến một cặp gen, lấy nghiên cứu của Men đen làm cơ sở để phát triển các quy luật di truyền mà Menđen chưa đề cập đến. Giới hạn các tính trạng mà Menđen nghiên cứu là: + Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. + Alen trội tác động át chế hoàn toàn alen lặn + Một gen quy định một tính trạng. 1. Xét vị trí của gen trong tế bào - Cơ sở tế bào học chung: Sự phân li và tổ hợp của một cặp nhiễm sắc thể chứa một cặp gen trong hai quá trình giảm phân và thụ tinh => số tổ hợp giao tử tạo ra trong từng phép lai là 1, 2 hoặc 4 tổ hợp giao tử. + Tạo 1 tổ hợp giao tử nếu cả hai bố mẹ đem lai đều đồng hợp về kiểu gen. + Tạo 2 tổ hợp giao tử nếu 1 bên đồng hợp tử và một bên dị hợp hoặc thuộc giới dị giao tử. + Tạo 4 tổ hợp giao tử nếu cả hai bên bố và mẹ đều dị hợp. => Nếu tổng tỷ lệ kiểu hình ở một bài tập lớn hơn 4 => đó là dạng bài tập tổ hợp nhiều phép lai => Phương pháp giải dạng bài tập là phân tích về tỷ lệ của 1 cặp gen. Ví dụ: Ở một loài thực vật, alen A quy định tính trạng hoa đỏ, a quy định tính trạng hoa trắng. Tự thụ phấn cây hoa đỏ được F1 có 168 đỏ: 33 trắng. Giải thích kết quả trên. Giải Tỷ lệ kiểu hình F1 là 5 đỏ : 1 trắng => là kết quả của các phép tự thụ phấn các cây đỏ có kiểu gen khác nhau. => F1 có cây trắng => có cây đỏ dị hợp tự thụ: Aa x Aa => phân tích tỷ lệ kiểu hinhF1: 2 đỏ : 3 đỏ : 1 trắng => Thế hệ ban đầu là 2 phép tự thụ phấn với tỷ lệ: 2/6 ( AA x AA): 4/6 ( Aa x Aa) 1.1. Gen nằm trong nhiễm sắc thể a. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đo ạn không t ương đồng v ới nhiễm sắc thể Y Tiêu chí Quy luật Menđen Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (ở đoạn không tương đồng với nhiễm sắc thể Y) Sự tồn tại Gen luôn tồn tại thành từng cặp alen. - Giới đồng giao tử gen tồn tại từng cặp của gen => di truyền giống nhau ở hai giới. alen. trong tế => kết quả phép lai thuận nghịch giống - Giới dị giao tử gen tồn tại 1 alen. bào 2n nhau. => Khi lai hai cơ thể thuần chủng => lai thuận nghịch kết quả khác nhau. => con lai luôn đồng tính về kiểu hình. =>Lai thuận đồng tính về kiểu hình, lai nghịch phân li về kiểu hình. P KGF1 KHF1 Lai thuận Lai nghịch ♀AA x ♂ aa Aa 100% trội ♂AA x ♀aa Aa 100% trội Sự tạo - Cơ thể đồng hợp tử về kiểu gen luôn giao tử giảm phân tạo 1 loại giao tử - Cơ thể dị hợp tử luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. Sự biểu - Cơ thể đồng hợp trội và dị hợp biểu hiện hiện kiểu tính trạng trội (AA, Aa) hình - Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp tử lặn biểu hiện tính trạng lặn (aa) => tính trạng di truyền giống nhau ở 2 giới. Lai thuận Lai nghịch XaXa x XAY 1XAXa:1XaY 50% trội: 50% lặn (giới dị giao tử) - Giới đồng giao tử: Cơ thể đồng hợp tử về kiểu gen luôn giảm phân tạo 1 loại giao tử, cơ thể dị hợp tử luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. - Giới dị giao tử: luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. - Giới đồng giao tử: Cơ thể đồng hợp trội và dị hợp biểu hiện tính trạng trội, cơ thể mang kiểu gen đồng hợp tử lặn biểu hiện tính trạng lặn. - Giới dị giao tử: biểu hiện tính trạng trội và lặn đều ở kiểu gen chứa 1 alen ( X AY, XaY) => tính trạng do đột biến gen lặn quy định biểu hiện khác với gen nằm trên nhiễm sắc thường (chịu áp lực của chọn lọc nhanh hơn) P KGF1 KHF1 XAXA x XaY 1XAXa:1XAY 100% trội b. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y ở đoạn không tương đồng v ới nhiễm sắc X. Tiêu chí Quy luật Menđen Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y (ở đoạn Gen nằm trên nhiễm sắc thể không tương đồng với nhiễm sắc thể X) thường. Sự tồn tại của Gen luôn tồn tại thành từng cặp - Giới đồng giao tử: không mang gen. gen trong tế bào alen. - Giới dị giao tử: gen tồn tại 1 alen. 2n Sự di truyền tính Di truyền giống nhau ở hai - Chỉ có giới dị giao tử mang gen quy định tính trạng giới. trạng. - Có hiện tượng di truyền thẳng: P. XX x XYa F1. 1 XX: 1 XYa c. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn tương đồng với nhiễm sắc Y. Tiêu chí Quy luật Menđen Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. (ở đoạn tương đồng với nhiễm sắc thể X) Sự tồn Gen luôn tồn tại thành từng cặp alen. tại của gen trong tế bào 2n Sự tạo - Cơ thể đồng hợp tử về kiểu gen luôn giao tử giảm phân tạo 1 loại giao tử. - Cơ thể dị hợp tử luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. Gen luôn tồn tại thành từng cặp alen. - Giới đồng giao tử: Cơ thể đồng hợp tử về kiểu gen luôn giảm phân tạo 1 loại giao tử, cơ thể dị hợp tử luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. 2 P KGF1 KHF1 KGF2 KHF2 Lai thuận Lai nghịch ♀AA x ♂ aa Aa 100% trội 1AA : 2Aa:1aa 3 trội : 1 lặn (giống nhau ở hai giới) ♂AA x ♀aa Aa 100% trội 1AA : 2Aa:1aa 3 trội : 1 lặn (giống nhau ở hai giới) - Giới dị giao tử: Cơ thể đồng hợp tử hay dị hợp tử luôn giảm phân tạo 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. - Lai thuận nghịch: tỷ lệ kiểu hình chung giống nhau, nhưng tỷ lệ kiểu hình tính theo giới khác nhau ở thế hệ F2. Lai thuận Lai nghịch P XAXA x XaYa XaXa x XAYA F1 1 XAXa : 1 XAYa 1XAXa: 1XaYA A A A a F2 1X X : 1X X : 1XAXa: XaXa: : 1 XAYa: 1XaYa :1XAYA: XaYA KHF2 - Giới đồng giao - Giới đồng tử 100% trội. giao tử 50% trội và 50% lặn. - Giới dị giao tử - Giới dị giao 50% trội và 50% tử lặn. 100% trội. 1.2. Gen nằm ngoài tế bào chất Tiêu chí Gen nằm trong nhiễm sắc Gen nằm ngoài tế bào chất thể. Sự tồn tại của gen trong tế bào Sự di truyền tính trạng Số lượng gen lớn chiếm 95% tổng số gen trong tế bào - Tuân theo quy luật chặt chẽ vì nhiễm sắc thể phân li chính xác về các tế bào con trong phân bào. Số lượng gen nhỏ chiếm 5% tổng số gen trong tế bào, gen luôn tồn tại 1 alen ( trong tế bào 2n và n) - Không tuân theo quy luật chặt chẽ như sự di truyền trong nhiễm sắc thể vì trong phân bào tế bào chất phân chia một cách tương đối về các tế bào con. - Sự truyền theo dòng mẹ vì hợp tử phát triển trong tế bào chất của trứng do đó chứa gen ngoài tế bào chất của trứng là chủ yếu. Ví dụ: Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do một gen nằm trong ty thể quy định. Một người mẹ bị bệnh, các con của bà ta biểu hiện như thế nào về bệnh đó? Giải thích? Giải. - Trường hợp 1: con của bà ta có người bị bệnh và có người không bị bệnh. => Gen trong ty thể tồn tại thành từng alen=> mẹ bị bệnh di truyền cho con. =>Quá trình phân chia tế bào giảm nhiễm các bản sao ADN trong ty thể của tế bào sinh trứng không phân li không đều về các trứng => con có người bị bệnh, có người không bị bệnh. - Trường hợp 2: Con của bà ta đều bị bệnh vì ty thể được phân ly về tất cả các tế bào trứng => di truyền theo dòng mẹ. 2. Xét mối quan hệ giữa các alen của một gen 2.1. Gen hai alen: Kiểu tác động tính trội không hoàn toàn Tiêu chí Quy luật Menđen Quy luật tính trội không hoàn toàn Tác động Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn giữa alen => Kiểu gen đồng hợp tử trội và dị hợp tử trội và lặn biểu hiện kiểu hình trội. => Sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội. Alen trội tác động tương đương với alen lặn => Kiểu gen đồng hợp tử trội: mang kiểu hình trội, kiểu gen dị hợp mang tính trạng trung gian, kiểu gen đồng hợp tử lặn mang kiểu hình lặn. => không phải sử dụng lai phân tích để kiểm tra của cơ thể mang tính trội. Sự phân li Lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau Lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau kiểu hình 1 cặp tính trạng tương phản. => F1 đồng tính trội => F2 phân li với tỷ lệ là 3 trội : 1lặn 1 cặp tính trạng tương phản. => F1 đồng tính mang tính trạng trung gian => F2. 1 trội : 2 trung gian :1 lặn - Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường: P ♀AA x ♂ aa ♂AA x ♀aa P ♀AA x ♂ aa ♂AA x ♀aa KGF1 Aa Aa KGF1 Aa Aa KHF1 100% trội 100% trội KHF1 100% 100% Trung gian Trung gian KGF2 1AA : 2Aa:1aa 1AA : 2Aa:1aa KGF2 1AA : 2Aa:1aa 1AA : 2Aa:1aa KHF2 3 trội : 1 lặn 3 trội : 1 lặn (giống nhau ở (giống nhau ở KHF2 1 trội : 2 TG : 1 trội: 2 TG: hai giới) hai giới) : 1 lặn 1 lặn - Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X => Lai thuận nghịch khác nhau, nhưng cả phép lai thuận và nghịch đều phân li về kiểu hình ngay ở thế F1. Lai thuận Lai nghịch P XAXA x XaY XaXa x XAY F1 1XAXa:1XAY 1XAXa:1XaY KHF1 ½ TG: 1/2 trội ½ TG: 1/2 lặn Ví dụ: Khi đem lai chuột đực lông đen thuần chủng với chuột cái màu cam thuần chủng thì thì được F1 gồm chuột đực lông cam, cái lông đốm. Khi lai chuột đực cam với chuột cái lông đen thu được chuột đực lông đen và chuột cái lông đốm. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. Biết tính trạng do 1 cặp gen chi phối. Giải. - Kết quả lai thuận nghịch khác nhau => gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng với nhiễm sắc thể Y. - Hai phép lai đều phân li về kiểu hình, con cái xuất hiện tính trạng đốm (tính trạng mới chưa có ở P) => gen quy định tính trạng màu lông chuột nằm trên nhiễm sắc thể X, di truyền theo quy luật tính trội không hoàn toàn (viết sơ đồ lai kiểm chứng kết quả) 2.2. Gen đa alen Tiêu chí Quy luật Menđen Gen đa alen (gen hai alen) Kiểu tác động giữa alen trội và lặn Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn => trong quần thể biểu hiện 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn. P ♀AA x ♂ aa KGF1 Aa KHF1 100% vàng KGF2 1AA : 2Aa:1aa KHF2 3 vàng : 1 xanh - Các alen trội tác động át chế các trội khác hoặc alen lặn hoặc tác đồng trội như gen di truyền nhóm máu ABO. (IA= IB> I0) => trong quần thể có nhiều biểu hiện của một loại tính trạng. Ví dụ: A1 ( xám)> A2 ( bạch kim) > a (trắng) P A1A1 x aa A2A2 x aa A1A1 x A2A2 KGF1 A1a A2a A1A2 KHF1 100% 100% 100% Xám Bạch kim Xám F1x F1 A1a x A2a KGF2 1 A1A2: 1 A1a : 1 A2a : 1 aa KHF2 2 xám : 1 bạch kim: 1 trắng Phương pháp giải bài tập dạng bài tập gen đa alen: phân tích mối quan hệ của các alen với nhau theo tính chất bắc cầu. Ví dụ: Người ta tiến hành một số phép lai ở chuột và thu được kết quả như bảng dưới đây: Kiểu hình bố mẹ Kiểu hình đời con Đen Ghi Kem Bạch tạng Đen x Đen 20 0 0 7 Đen x Bạch tạng 15 14 0 0 Kem x Kem 0 0 32 11 4 Ghi x Kem 0 24 11 12 Hãy giải thích kết quả các phép lai trên. Từ kết quả phép lai trên ta có thể suy ra thứ bậc trội lặn giữa các tính trạng như thế nào? Giải. Phép lai 1: P. Đen x Đen => F1 3 Đen : 1 Bạch tạng => A1(Đen) > a ( Bạch tạng) => P. A1a x A1a Phép lai 2: P. Đen x Bạch tạng => 1 Đen : 1 Ghi => A1(Đen) > A2 (Ghi) (1) => P. A1A2 x aa P. Kem x Kem => F1. 3 Kem : 1 Bạch tạng => A3 ( Kem ) > a (Bạch tạng) => P. A3a x A3a P. Ghi x Kem => F1. 2 Ghi : 1 Kem : 1 Bạch tạng => A2 (Ghi) > A3 ( Kem ) > a ( Bạch tạng) ( 2) => P. A2a x A3 a Từ (1) và (2) => A1(Đen) > A2 (Ghi) > A3 ( Kem ) > a (Bạch tạng) 2.3. Gen gây chết. Các alen trội hoặc lặn khi ở trạng thái đồng hợp tử có thể gây chết cho hợp tử. Phương pháp: nhận biết bài tập có tác động gen gây chết là số tổ hợp lai trong trường hợp lai cơ thể dị hợp khác 4 hoặc tỷ lệ phân li giới tính khác với tỷ lệ đực : 1 cái. Ví dụ: Người ta lai cá chép kính với nhau thu được 2 dạng cá chép kính và chép vảy với tỷ lệ 2 : 1. Xác định số cá con thu được, biết cá chép kính đẻ 10000 trứng, tỷ lệ sống của trứng là 100%, cá con có tốc độ lớn như nhau. Tính trạng do 1 cặp gen chi phối. Giải. Chép kính lai với nhau thu được chép vảy => chép kính do alen trội quy định quy ước A, chép vảy do alen lặn quy định quy ước a. => Chép kính P có kiểu gen dị hợp Aa => Tỷ lệ kiểu hình F1 là 2 kính : 1 vảy => Tổ hợp gen AA chết. => Sơ đồ lai: P. Aa x Aa F1. 1AA : 2Aa:1aa => Số trứng sống ¾ x 10000 = 7500 => Số chép kính : 2/3 x 7500 = 5000 => Số chép vảy: 1/3 x 7500 = 2500 Ví dụ: Khi giao phối ruồi cái cánh chẻ với ruồi đực cánh bình thường thì thu được: 84 con cái cánh chẻ 82 con cái cánh bình thường 83 con đực cánh bình thường Giải thích kết quả Giải. - Sự di truyền tính trạng dạng cánh khác nhau ở 2 giới => gen quy định dạng cánh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở đoạn không tương đồng với nhiễm sắc thể Y. => Tỷ lệ phân giới tính là 2 cái : 1 đực => có tác động gen gây chết. => Từ phép lai => ruồi cánh chẻ do alen trội quy định (X A), cánh bình thường do alen lặn quy định ( Xa)=> tổ hợp gen XAY chết => Sơ đồ lai: P. XAXa x XaY F1. 1 XAXa : 1 XaXa : 1Xa Y : 1 XAY (chết) 2.4. Mối quan hệ giữa gen và lượng sản phẩm của gen (emzym): mức độ trội và kiểu hình. a. Cơ sở phân tử của tính trạng lặn: - Alen lặn không có khả năng dịch mã prôtêin emzym. => Gen tồn tại thành cặp alen => cơ thể đồng hợp trội sản xuất lượng enzym gấp đôi cơ thể dị hơp, Cơ thể mang gen đồng hợp tử lặn không sản xuất enzym. => kiểu tác động giữa các kiểu gen: AA > Aa > aa - Trường hợp: AA = Aa => sản phẩm của ở thể đồng hợp trội bằng cơ thể dị hợp. => Kiểu tác động giữa các kiểu gen: AA = Aa > aa Ví dụ: Hãy giải thích tại sao ở những người có kiểu gen đồng hợp tử trội và dị hợp tử về gen quy định tổng hợp enzym Hexosaminidaza thì có đủ lượng enzym, nhưng người mang gen đột biến lặn ở gen đó lại bị mắc bệnh Tay – sachs (thiếu Hexosaminidaza)? Giải. - Gen trội quy định tổng hợp enzym có chức năng dịch mã tổng hợp prôtêin enzym. - Gen đột biến ở trạng thái lặn không có khả năng sản xuất enzym. - Bình thường ở cơ thể đồng hợp tử trội lượng enzym tổng hợp gấp đôi cơ thể dị hợp=> cơ chất được biến đổi thành sản phẩm hoàn toàn khi enzym hoạt động với tốc độ bình thường. - Trong một số trường hợp cơ thể dị hợp tổng hợp lượng enzym bằng ½ so với cơ thể đồng hợp, do đó lượng cơ chất nhất định tích tụ ở mức cao hơn => kích thích enzym hoạt động với tốc độ tối đa => phản ứng xảy ra như ở cơ thể đồng hợp tử trội. b. Cơ sở phân tử của tính trội: Alen đột biến trực tiếp hoặc gián tiếp làm biến đổi kiểu hình ngay khi cơ thể có 1 alen đột biến => alen đột biến trội. Ví dụ: Nêu cơ sở phân tử của sự hình thành khối u trong cơ thể người? (cơ sở di truyền ung thư) - Alen bình thường tạo sản phẩm là chất kích thích phân chia tế bào, chất này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. - Alen đột biến tạo sản phẩm có thời gian tồn tại lâu dài trong tế bào => Kích thích tế bào phân chia liên tục => tạo khối u. c. Alen đột biến làm tăng hoạt tính của enzym. - Alen đột biến làm tăng hoạt tính của enzym => làm cho nồng độ cơ chất giảm quá mức=> cơ thể có thể thiếu các sản phẩm khác => Alen đột biến trội. - Alen đột biến có thể làm tăng sản phẩm của phản ứng => rối loạn cơ chế ngược=> Đột biến trội (sản phẩm đột biến hoạt động như 1 chất độc hại cho cơ thể. Ví dụ: Nêu cơ sở di truyền học của bệnh gút? Giải. - Ở người gen quy định tổng hợp Enzim PRPP điều khiển tổng hợp purin , gen nằm trên nhiễm sắc thể X => Người phụ nữ có 3 NST XXX có hoạt tính enzym cao hơn bình thường làm cho lượng purin tăng hơn mức cần thiết cho tế bào đồng hoá. - Purin dư bị khử thanh axit uric => một phần axit hoà tan, phần lớn bị kết tủa tạo nên tinh thể gây sưng, viêm đặc biệt ở khớp và mao mạch ngoại vi. d. Các đột biến biểu hiện nhầm: là đột biến làm cho gen nào đó được biểu hiện nhầm vị trí hoặc nhầm thời điểm xuất hiện. => Các đôt biến này ảnh hưởng đến yếu tố điều khiển phiên mã=> sai lệch vị trí trong cơ thể, hoặc sai lệch về thời điểm biểu hiện kiểu hình (đúng vị trí nhưng không đúng thời điểm => đột biến trội) 3. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. (Gen đa hiệu) Phần lớn các gen có tác động đồng thời lên nhiều tính trạng khác nhau của cơ thể. Ví dụ: Ở đậu Hà lan, gen quy định tính trạng màu hoa cũng ảnh hưởng đến màu của lớp vỏ ngoài của hạt: Alen A quy định hoa tím, hạt xám còn alen a quy định hoa trắng, hạt trắng. Phương pháp: nhận biết quy luật di truyền gen đa hiệu là nhóm tính trạng do alen chi phối luôn cùng xuất hiện trong quá trình di truyền. 4. Mối hệ giữa gen và giới tính (tính trạng chịu tác động của giới tính) Tính trạng do một cặp alen chi phối, nhưng khi tồn tại trong hợp tử thuộc các giới tính khác nhau thì biểu hiện kiểu hình thay đổi. Phương pháp: Nhận biết tính trạng di truyền chịu tác động của giới tính là tính trạng di truyền tỷ lệ giống nhau ở hai giới, nhưng biểu hiện tính trạng thì ngược nhau. Ví dụ: Khi giao phối hai dòng cùng loài có thân màu đen và màu xám thu được F 1. Cho F1 tiếp giao phối được F2 có tỷ lệ: Ở giới đực: 3 con thân màu đen : 1 con thân màu xám Ở giới cái: 3 còn thân xám : 1 con thân màu đen. Giải thích kết quả, biết AA quy định thân đen, aa quy định thân xám 6 Giải. ♀AAXX x ♂ aa XY => F1. 1AaXX : 1Aa XY F1x F1. AaXX x Aa XY F2. ♂ 1 AAXY : 2 AaXY : 1 aaXY => 3 đen : 1 xám ♀ 1 AAXX : 2 AaXX : 1 aaXX => 1 đen : 3 xám 5. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Kiểu di truyền Menđen không còn đúng khi một kiểu hình của một tính trạng phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường. Một kiểu gen không thể hiện kiểu hình một cách cứng nhắc mà quy định mức phản ứng của một kiểu gen trước điều kiện môi trường. Trong nghiên cứu di truyền các tính trạng thì có những tính trạng do kiểu gen chi phối chủ yếu, có những tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường sống. Ví dụ: Sự di truyền nhóm máu ABO ở người do gen quy định: một kiểu gen có 1 kiểu hình. Ví dụ: Hoa cẩm tú cầu thuộc cùng một giống nhưng có thể có màu xanh tím hoặc màu đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất nơi nó sống. III. Kết luận Mở rộng di truyền học Menđen cho một cặp gen, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về sự phân li kiểu gen và kiểu hình của các tính trạng, các nhà di truyền học đã mở rộng nghiên cứu của Men đen ở nhiều đối tượng khác nhau và nghiên cứu những phương thức di truyền phức tạp tiếp tục tìm hiểu cơ sở phân tử, sự tương tác giữa các phân tử và các tế bào quy định sự phát triển và sinh lý của cơ thể, các nghiên cứu mới được phát hiện giúp con người có hiểu biết khoa học về sự di truyền các tính trạng của sinh vật và trên cơ thể người, từ đó ứng dụng trong công tác giống và bảo vệ di truyền loài người. HẾT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan