Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự...

Tài liệu Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự

.PDF
63
274
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN CÔNG THỊNH BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2007 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN CÔNG THỊNH BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Chuyên ngành : Luật Dân sự Mã số : 60. 38. 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Trung Tụng Hµ néi – 2007 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Công Thịnh 3 MỤC LỤC Mục lục ............................................................................................................1 Bảng chữ cái viết tắt ........................................................................................3 Mở đầu .............................................................................................................4 Nội dung...........................................................................................................5 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ..............................................6 1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự ....6 1.1.1. Khái niệm kê biên tài sản ............................................................6 1.1.2. Kê biên tài sản – Biện pháp cưỡng chế để thi hành án dân sự ....7 1.1.2.1. Điều kiện để chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của người phải THA ....................................9 1.1.2.2. Xử lý tài sản đã kê biên ............................................................9 1.1.3. Sự khác biệt giữa kê biên tài sản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời với kê biên tài sản – biện pháp cưỡng chế để thi hành án dân sự 12 1.1.4. Ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA ...... 15 1.2. Sơ lược về sự phát triển của chế định cưỡng chế kê biên tài sản trong quá trình phát triển của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam .................. 16 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1960 ..................................................... 16 1.2.2. Giai đoạn từ 1960 đến 1989 ..................................................... 17 1.2.3. Giai đoạn từ 1989 đến 1993 ..................................................... 20 1.2.4. Giai đoạn từ 1993 đến 2004 ..................................................... 22 1.2.5. Giai đoạn từ 2004 đến nay ....................................................... 23 Chương 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM ............................................................................ 25 2.1. Kê biên tài sản ............................................................................. 25 4 2.1.1. Kê biên tài sản của cá nhân để THA ........................................ 25 2.1.1.1 Những nguyên tắc kê biên tài sản .......................................... 25 2.1.1.2. Những tài sản không được kê biên ........................................ 26 2.1.2.3. Trình tự, thủ tục kê biên tài sản của người phải THA............28 2.1.2. Kê biên tài sản của Doanh nghiệp để THA ............................. 31 2.1.2.1. Phạm vi tài sản kê biên .......................................................... 32 2.1.2.2. Trình tự, thủ tục kê biên tài sản của doanh nghiệp để THA . 33 2.2. Xử lý tài sản để đã biên .............................................................. 35 2.2.1. Giao tài sản để thi hành án ....................................................... 35 2.2.2. Định giá tài sản kê biên ............................................................ 36 2.2.3. Bán đấu giá tài sản đã kê biên .................................................. 38 2.2.3.1. Chủ thể bán đấu giá ............................................................... 39 2.2.3.2.Thủ tục bán đấu giá tài sản đã kê biên ................................... 40 Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HIỆN NAY ................................. 45 3.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 45 3.2. Những vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA ..................................................... 47 3.2.1. Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan .............................. 47 3.2.2. Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan .......................... 48 3.2.3. Những bất cập từ các quy định về kê biên tài sản .................... 53 3.3. Khuyến nghị ................................................................................ 58 Kết luận ......................................................................................................... 62 Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................ 64 5 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT THA Thi hành án THADS Thi hành án dân sự PLTHADS Pháp lệnh thi hành án dân sự PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự KBTS Kê biên tài sản CHV Chấp hành viên CQTHADS Cơ quan thi hành án dân sự BTP Bộ tư pháp TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân BLDS Bộ luật Dân sự 6 MỞ ĐẦU Thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án. Việc thi hành án đạt hiệu quả, một mặt sẽ bảo đảm được việc thực hiện quyền lực Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của mọi chủ thể trong xã hội đối với phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước. Mặt khác, nó là một biện pháp hữu hiệu để khôi phục lại các lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã bị xâm hại. Trong giai đoạn hiện nay, thi hành án dân sự là một vấn đề bức xúc, bởi trong quá trình thực thi pháp luật về thi hành án dân sự đã nảy sinh những vấn đề mới cần phải giải quyết. Mặc khác bản thân nó phải chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều nguyên nhân khác nhau (chủ quan, khách quan) làm cho việc THADS gặp nhiều khó khăn. Trong đó, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng cũng có không ít những trở ngại cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn. Có những quy định chưa chặt chẽ, rõ ràng, có những quy định không còn phù hợp; ngoài ra còn có những vấn đề thực tiễn đòi hỏi cần phải giải quyết nhưng pháp luật lại chưa quy định. Những yếu tố này dẫn tới cưỡng chế kê biên tài sản để THA nhiều khi không đạt hiệu quả, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng THADS hiện nay. Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế KBTS và quá trình áp dụng trong thực tế là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện về mặt pháp luật đồng thời tìm ra được những thiếu sót, vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn của biện pháp cưỡng chế KBTS để THADS, từ đó nâng cao hiệu quả khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế góp phần vào việc đẩy mạnh công tác THADS nói chung. Hiện nay đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về THADS, song riêng về các biện pháp cưỡng chế THA trong đó có biện pháp cưỡng chế KBTS chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này. Để góp phần nâng cao hiệu quả THADS thì việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA là cần thiết. Chính vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này làm Luận văn tốt nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án và thực tiễn áp dụng các quy định đó, chủ yếu từ khi pháp lệnh THADS 1993 và pháp lệnh THADS 2004 có hiệu lực cho đến nay. Trong đó tập trung xem xét, nghiên cứu những tồn tại cơ bản của hoạt động cưỡng chế kê biên tài sản để THA trong mối quan hệ với hiện trạng pháp luật như là một nguyên nhân chính bên cạnh các nguyên nhân khác. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA nhằm nhận thức đúng đắn hơn về cưỡng chế kê biên tài sản từ đó thấy được vai trò quan trọng của nó đối với hiệu quả của hoạt động THA; đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu tìm ra những vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và đưa ra những đề xuất cụ thể Khi nghiên cứu đề tài này tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp cụ thể như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp… Cơ cấu của luận văn được trình bày thành 3 phần : Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài. Nội dung: Gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự Chương 2: Nội dung của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA và một số khuyến nghị. Kết luận: Khẳng định, khái quát kết quả nghiên cứu. Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm kê biên tài sản Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam của nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998 thì kê biên là một từ Hán - Việt. “Kê” nghĩa là tính toán, còn “biên” có nghĩa là ghi chép lại theo một trật tự nhất định. Vậy kê biên có nghĩa là tính toán và ghi chép lại theo một trật tự nhất định. Về tài sản, hiện nay chúng ta chưa có một khái niệm khát quát về tài sản mà chỉ có một định nghĩa mang tính chất liệt kê: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 163 BLDS 2005) Thuật ngữ kê biên tài sản đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật của nước ta như pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, 2004… do đó, có thể thấy rằng đây là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng nhiều trong pháp luật tố tụng dân sự. Trong cuốn từ điển các thuật ngữ pháp lý thông dụng cũng của nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 có định nghĩa KBTS như sau: “Kê biên tài sản là việc ghi lại từng tài sản, cấm việc tẩu tán, phá hủy, để đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án”. Như vậy, kê biên tài sản là một thuật ngữ pháp lý chỉ việc tính toán và ghi chép lại tài sản theo một trật tự nhất định nhằm mục đích cụ thể. Tài sản ở đây có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Từ những năm 1989 trở về trước, trong pháp luật tố tụng dân sự nước ta chưa có sự phân biệt rõ ràng hai khái niệm kê biên tài sản và tịch biên tài sản. Song mỗi khái niệm về một sự vật hiện tượng luôn gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong quá trình phát triển các nhà lập pháp đã có sự phân biệt về hai khái niệm này. Kê biên chỉ là một hình thức ghi lại tài sản theo thứ tự và áp dụng đối với tài sản hợp pháp của một chủ thể, còn tịch biên thường được áp dụng đối với tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp. Cũng chính vì thế mà nó kéo theo hậu quả pháp lý khác nhau. Tài sản bị tịch biên thường bị sung công quỹ Nhà nước, tài sản kê biên sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ của người có tài sản bị kê biên, có nghĩa là không bị sung công quỹ Nhà nước. Như vậy, tịch biên có thể gọi là tịch thu sung công quỹ Nhà nước những tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, nó có bản chất hoàn toàn khác với kê biên. Qua khái niệm KBTS ta thấy rằng trong đời sống hàng ngày có những khái niệm tương tự, gần giống với kê biên. Nhưng KBTS luôn gắn với một chủ thể nhất định, nhân danh cho quyền lực Nhà nước, vì thế không phải ai cũng có quyền KBTS của người khác, không phải hành động nào tương tự cũng được gọi là kê biên. Trong quá trình tố tụng dân sự nhiều chủ thể có quyền áp dụng biện pháp KBTS nhưng việc áp dụng ấy có tính chất và mục đích hoàn toàn khác nhau, không phải lúc nào KBTS cũng được áp dung với tính chất là một biện pháp cưỡng chế để THA. Điều này chúng tôi sẽ làm rõ ở phần tiếp theo. 1.1.2. Kê biên tài sản - Biện pháp cưỡng chế để thi hành án dân sự. Điều 18 PLTHADS 2004 quy định: “ Khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này thì Tòa án đã tuyên án, quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản án hoặc quyết định có ghi “để thi hành”. Toà án phải giải thích cho người được thi hành án, người phải thi hành án về quyền yêu cầu, thời hạn yêu cầu thi hành án và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật ”. Người được THA căn cứ vào bản sao quyết định, bản án đó có quyền yêu cầu cơ quan THA thi hành. Đơn yêu cầu THA phải được gửi kèm cùng bản sao bản án, quyết định và phải được gửi trong thời hiệu THA. Sau khi nhận bản sao bản án, quyết định cùng với đơn yêu cầu của người được THA, cơ quan THA phải vảo sổ nhận bản sao bản án, quyết định, sổ nhận đơn yêu cầu THA. Đồng thời cơ quan THA phải cấp cho đương sự phiếu nhận đơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật: 1. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995, 2005 2. Bộ luật Tố tụng Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004 3. Nghị định 30/NĐ-CP ngày 02/06/1993 của Chính phủ về Tổ chức nhiệm vụ của cơ quan quản lý công tác THADS. 4. Nghị định 69/1993/NĐ-CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ quy định về Thủ tục THADS. 5. Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/09/2004 của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. 6. Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ ban hành quy chế bán đấu giá tài sản. 7. Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/04/2005 của Chính phủ quy định về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự. 8. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các VADS 1989. 9. Pháp lệnh THADS 1989,1993,2004 10. Pháp lệnh số 13/2004/PL-UBTVQH ngày 14/01/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về thi hành án dân sự. 11. Quyết định số 1145/2005/QĐ-BTP ngày 18/05/2005 của Bộ trưởng Bộ tư pháp về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên Cơ quan thi hành án dân sự. 12. Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/05/2005 của Bộ trưởng Bộ tư pháp về việc ban hành Quy chế uỷ quyền quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho Giám đốc Sở tư pháp. 13. Chỉ thị số 20/201/CT-TTg ngày 11/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. 14. Thông tư 01/TTLN của TANDTC-VKNDTC ngày 10/01/1992 hướng dẫn việc xét xử và THA về tài sản trong vụ án hình sự và dân sự. 15. Thông tư 02/TTLN của BTP-BNV-VKSTS ngày 17/09/1993 hướng dẫn về bảo vệ cưỡng chế THADS. 16. Thông tư 981/TTLN của BTP-TATC-VKTC ngày 21/9/1993 hướng dẫn một số quy định của PLTHADS. 17. Thông tư số 67/TT-THA của BTP ngày 05/07/1996 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức hoạt động THA. 18. Thông tư 399/PLDSKT của BTP ngày 07/04/1997 hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản. 19. Thông tư 119/TTLT của BTC-BTP ngày 04/06/1997 hướng dẫn kê biên tài sản của doanh nghiệp để THA. 20. Thông tư 12/2001/TTLT của BTP-VKSTC ngày 26/2/2001 hướng dẫn thực hiện một số quy định pháp luật về THADS. 21. Thông tư số 06/2005/TT-BTP ngày 24/06/2005 của Bộ trưởng Bộ tư pháp hướng dẫn tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên. 22. Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/05/2005 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhag nước về công tác tư pháp ở địa phuơng. II. Sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm khác: 23. Báo cáo tổng kết công tác THADS của BTP 2004,2005,2006,2007. 24. Báo cáo công tác THA năm 2006 của phòng THA tỉnh Hưng Yên. 25. Báo cáo công tác THA năm 2007 của phòng THA Thành phố HCM Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh số 170 ngày 15/10/2007 và số 173 ngày 18/10/2007. 26. Chuyên đề tổ chức và hoạt động THADS - Thực trạng và phương hướng đổi mới của Viện nghiên cứu KHPL – BTP – 1999. 27. Chuyên đề về thừa phát lại của Viện nghiên cứu KHPL, 1999. 28. Đổi mới Tổ chức Cơ quan thi hành án – Hoàng Thọ Khiêm, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 29. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự năm 2007 của Học viện tư pháp 30. Tài liệu Hội thảo về Tư pháp dân sự trong thời kỳ đổi mới (2000) 31. Tạp chí Luật học - Đại học Luật Hà Nội, số 2,4,5/1999. 32. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2005; số 06, 08, 10/2006; số chuyên đề 04, 11/2007. 33. Tạp chí VKSND số 7/2000, 5/2003, 10/2006 34. Tạp chí người bảo vệ công lý 13,15,16/2002;2,4,8/2005. 35. Tập hệ thống hóa luật lệ TTDS – TANDTC 1977. 36. Thông tin KHPL BTP – 1999. 37. Tìm hiểu pháp luật THADS của NXB Chính trị Quốc gia, 1999. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan