Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam...

Tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam

.PDF
93
296
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THI ̣ PHƢƠNG THANH B¶O VÖ, THóC §ÈY MéT Sè QUYÒN D¢N Sù CñA NG¦êI KHUYÕT TËT ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền Con Ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phan Thị Phƣơng Thanh MỤC LỤC Trang Trang phu ̣ bià Lời cam đoan Mục lục Danh mu ̣c các chƣ̃ viế t tắ t MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM...........5 1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM .........................................................................5 1.1.1. Khái niệm quyền dân sự của Ngƣời khuyế t tâ ̣t .............................................5 1.1.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự của ngƣời khuyết tật ......10 1.2. NỘI DUNG CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ...........................17 1.2.1. Nội dung các quyền dân sự cơ bản của ngƣời khuyết tật trong luật quốc tế .....17 1.2.2. Vấn đề nội luật hóa các điều ƣớc quốc tế về quyền của Ngƣời khuyế t tâ ̣t ở Việt Nam .............................................................................................30 1.3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ..........................................................36 1.3.1. Biện pháp xã hội ..........................................................................................37 1.3.2. Biện pháp kinh tế.........................................................................................44 1.3.3. Biện pháp pháp lí .........................................................................................45 1.4. CÁC CƠ CHẾ QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT...................................48 1.4.1. Cơ chế quốc tế .............................................................................................48 1.4.2. Cơ chế quốc gia ...........................................................................................53 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ........................................57 2.1. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CƠ BẢN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM...................................57 2.1.1. Quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe ..................................................................58 2.1.2. Quyền tiếp cận nhà chung cƣ, công trình công cộng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông đối với Ngƣời khuyế t tâ ̣t .......61 2.1.3. Quyền tiếp cận công lí và quyền trợ giúp pháp lí của Ngƣời khuyế t tâ ̣t ....65 2.1.4. Quyền bảo trợ xã hội đối với Ngƣời khuyế t tâ ̣t ..........................................66 2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUYỀN DÂN SỰ CƠ BẢN CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ...............................................................69 2.2.1. Về quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe, y tế và phục hồi chức năng chỉnh hình ....70 2.2.2. Việc thực hiện quyền trợ giúp pháp lí cho Ngƣời khuyế t tâ ̣t ......................70 2.2.3. Trong việc tiếp cận các công trình công cộng, công nghệ thông tin của 2.2.4. Ngƣời khuyế t tâ ̣t ..........................................................................................71 Về vấn đề hôn nhân và gia đình ..................................................................72 2.2.5. Về vấn đề bảo trợ xã hội .............................................................................72 2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ..................73 2.3.1. Xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với Ngƣời khuyế t tâ ̣t .................................74 2.3.2. Nguồn tài chính công hỗ trợ cho Ngƣời khuyế t tâ ̣t .....................................74 2.3.3. Thực hiện các chính sách bảo trợ ................................................................74 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC BẢO VỆ, THÚC ĐẨY CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ........77 3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...............................................................................77 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM .....................80 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM ...................................................................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CRC : Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ĐHĐ : Đại hội đồng ECOSO : Hội đồng kinh tế và xã hội HĐBA : Hội đồng Bảo an HĐQT : Hội đồng quản thác ICCPR : Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ICJ : Toà án công lý ILO : Tổ chức Lao động thế giới NKT : Ngƣời khuyết tật TGPL : Trợ giúp pháp lý UN : Liên Hợp Quốc UNCHR : Văn phòng cao uỷ Liên hợp quốc về ngƣời tị nan UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc UNHRC : Hội đồng quyền con ngƣời Liên hợp quốc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mọi sự vật, hiện tƣợng hoặc một thực thể nào đó trong thế giới tự nhiên và xã hội đều có những khiếm khuyết nào đó, dù ở mức độ ít hay nhiều, trong thời gian dài hay ngắn. Xã hội nào cũng có những ngƣời bị khuyết tật. Trong xã hội văn minh, với tƣ cách là một đối tƣợng yếu thế trong đời sống xã hội, ngƣời khuyết tật (NKT) có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhà nƣớc và xã hội luôn dành sự quan tâm để có những chính sách an sinh xã hội cho ngƣời bị khuyết tật. Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan, NKT vẫn đang bị phân biệt đối xử và gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quyền chủ thể của mình, cũng nhƣ trong quá trình hòa nhập với cộng đồng. Trƣớc đây, trong một thời gian dài nhận thức của xã hội về NKT là chƣa đúng và họ coi NKT là những đối tƣợng của lòng thƣơng hại, xem họ là những đối tƣợng không may mắn trong xã hội, vì vậy mà nhiều ngƣời còn có thái độ miệt thị, khinh bỉ, xa lánh những NKT làm cho những NKT lại càng bị tổn thƣơng nhiều hơn. Chính vì vậy mà trong thời gian dài những NKT không đƣợc xã hội tôn trọng và các quyền lợi của họ với tƣ cách là một công dân đã bị tƣớc đoạt. Hiện nay, trong xu thế chung của hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, đất nƣớc đang ngày càng phát triển và yêu cầu chung của quá trình đó là sự phát triển đất nƣớc cũng nhƣ về mặt con ngƣời một cách toàn diện. Trong quá trình phát triển toàn diện đó thì việc quan tâm đến lợi ích quyền lợi của NKT lại càng quan trọng hơn, làm thế nào để NKT có thể hòa nhập cộng đồng để họ có thể theo kịp dòng chảy của sự phát triển chung là một yếu tố quan trọng vì đất nƣớc phát triển thì nhân dân là đối tƣợng làm nên điều đó trong đó có những NKT, chính họ đang đóng góp phần quan trọng vào quá 1 trình hội nhập đó. Họ là nhóm ngƣời tuy khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần nhƣng họ không đƣợc coi là những ngƣời vô dụng và không phải là gánh nặng của xã hội. Chính vì vậy, việc quan tâm đến quyền và lợi ích của NKT mà cụ thể là quyền dân sự của NKT giúp họ hòa nhập với cộng đồng xã hội là điều cần phải làm bởi vì họ cũng là chủ thể của quyền con ngƣời và họ cũng có những quyền và nghĩa vụ bình đẳng với mọi ngƣời trong xã hội. Nguyên tắc tự do, bình đẳng của pháp luật tạo cơ hội ngang nhau cho tất cả mọi ngƣời trong việc thực hiện các quyền con ngƣời, quyền công dân về dân sự. Tuy nhiên, đối với NKT, khả năng hiện thực hóa các quyền đó là không dễ dàng, họ cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía nhà nƣớc và xã hội. Nhằm tìm hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề trên cũng nhƣ đƣa ra một số ý kiến để hoàn thiện pháp luật liên quan đến NKT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn hƣớng tới mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo vệ và thúc đẩy một số quyền dân sự của ngƣời khuyết tật ở Việt Nam, cụ thể: làm rõ khái niệm, nội dung các biện pháp, vai trò của bảo vệ thúc đẩy quyền dân sự của ngƣời khuyết tật; tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới về quyền dân sự của NKT, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền dân sự cho NKT, trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền dân sự cho NKT, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các quyền dân sự cho NKT ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng nghiên cứu hết tất cả các quyền dân sự của ngƣời khuyết tật, mà chỉ tập trung về bảo vệ và thúc đẩy 2 một số quyền dân sự của ngƣời khuyết tật, với mục đích đó luận văn tập trung tìm hiểu một số vấn đề nhƣ: Quyền dân sự của ngƣời khuyết tật, một số quyền dân sự cụ thể của ngƣời khuyết tật, làm thế nào để bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của ngƣời khuyết tật ở Việt Nam trong thực tiễn, tìm ra các giải pháp để bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự đó trên thực tế,... 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Cụ thể là, phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử. Đây là phƣơng pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm pháp luật, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quyền dân sự cho NKT cũng là cơ sở lý luận soi sáng cho việc phân tích và nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và phƣơng pháp bình luận. 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài Quyền của ngƣời khuyết tật là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Mặc dù gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về ngƣời khuyết tật nhƣng mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung, chƣa có đề tài nào tập trung nghiên cứu các quyền dân sự của nhóm xã hội này ở Việt Nam. Vì vậy, luận văn sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống về nghiên cứu, qua đó nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền này của ngƣời khuyết tật trong thực tế. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền của ngƣời khuyết tật. Ngoài ra luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu luật nhân quyền ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 3 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn có kết cấu 3 chƣơng. Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự của ngƣời khuyết tật ở Việt Nam. Chƣơng 2: Thực trạng thúc đẩy và bảo vệ quyền dân sự của ngƣời khuyết tật tại Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp thực hiện việc bảo vệ, thúc đẩy các các quyền dân sự của ngƣời khuyết tật ở Việt Nam. 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm quyền dân sự của Ngƣời khuyế t tâ ̣t 1.1.1.1. Khái niệm Người khuyế t tâṭ Con ngƣời là một thực thể tự nhiên và xã hội, phát sinh, phát triển dƣới sự tác động của các quy luật tự nhiên và xã hội. Cũng nhƣ mọi thực thể khác, con ngƣời cũng đƣợc sinh ra và tồn tại một cách đa dạng và có thể có những đột biến, những rủi ro về tâm sinh lý, nên có thể bị khiếm khuyết, bị dị tật. Tuy nhiên, trƣớc tạo hóa, con ngƣời luôn bình đẳng. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, con ngƣời đã xác định đƣợc những quy tắc xử sự chi phối mọi hoạt động của các chủ thể biết tôn trọng và bảo đảm quyền tự do và bình đẳng của con ngƣời. Điều 1 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau trong tình bằng hữu” [11, Điề u 1]. Chính quy định này đã cho thấy rõ vị trí của mỗi ngƣời sinh ra trong xã hội là hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, không có sự phân biệt đối xử giữa những ngƣời đƣợc sinh ra bình thƣờng và những ngƣời sinh ra đã có khiếm khuyết. Nói một cách nôm na, ngƣời khuyết tật (NKT) là ngƣời có khiếm khuyết và ngƣời bị tàn tật. Trong pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời, NKT thuộc nhóm ngƣời 5 dễ bị tổn thƣơng. Họ “dễ bị tổn thƣơng” trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này. Trƣớc đây, khi xã hội chƣa phát triển, nhận thức của con ngƣời còn hạn chế, hầu nhƣ mọi ngƣời trong xã hội đều có cái nhìn chƣa tốt về NKT. Xã hội coi những NKT là gánh nặng cho xã hội, coi họ là những đối tƣợng cần sự thƣơng cảm, giúp đỡ của ngƣời khác, việc bảo vệ hỗ trợ họ chủ yếu dựa trên cách tiếp cận của tình thƣơng và lòng nhân đạo, chính vì vậy mà họ không có quyền, không phải là chủ thể của quyền công dân. Cách tiếp cận này không những không đảm bảo cho NKT đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền con ngƣời mà còn ngăn cản họ tham gia, hội nhập có hiệu quả vào đời sống xã hội. Hiện nay, cùng với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế việc thay đổi nhận thức về vị trí và vai trò của NKT đã diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, vị trí của NKT ngày càng đƣợc nâng cao. Cùng với những thay đổi về vai trò của NKT thì vị trí của họ cũng đƣợc ghi nhận và khẳng định trong hệ thống các văn bản pháp luật của các quốc gia. Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này. Nếu nhƣ trƣớc đây việc dùng tên gọi là ngƣời tàn tật có hàm ý, miệt thị và hạ thấp, thì hiện nay đã đƣợc gọi tên là những NKT. Với tên gọi mới này cho thấy rằng đây là nhóm ngƣời tuy có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, nhƣng họ không phải và không đƣợc coi là những ngƣời vô dụng trong xã hội mà họ cũng là chủ thể của quyền con ngƣời. Cùng với những sự thay đổi đó thì đã có hai quan điểm khác nhau về NKT đó là: Quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã hội. a. Quan điểm khuyết tật cá nhân hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y tế. Quan điểm này cho rằng NKT là do hạn chế cá nhân, là ở chính con ngƣời đó, chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố môi trƣờng xã hội và môi trƣờng vật thể xung quanh NKT. Quan điểm này cho rằng NKT có thể 6 hƣởng lợi từ phƣơng pháp khoa học nhƣ thuốc điều trị và các công nghệ cải tiến chức năng. Mô hình y tế chú trọng vào việc trị liệu cá nhân chứ không xem trọng việc trị liệu xã hội. Nhƣ vậy mô hình y tế nhìn nhận NKT là vấn đề đƣa ra và đƣa ra giải pháp để làm ngƣời đó “bình thƣờng”. Với quan điểm này xã hội đã coi NKT là những ngƣời có vấn đề về thể chất và cần phải chữa trị. Do đó đã đẩy những NKT vào thế bị động của ngƣời bệnh. b. Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội Đây đƣợc coi là nền tảng của những chuyển biến của vấn đề NKT. Ở đây, NKT đƣợc nhìn nhận là hệ quả bị xã hội phân biệt. Bởi vì xã hội đƣợc tổ chức không tốt nên NKT bị phân biệt đối xử. Từ những quan điểm khác nhau thì mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận riêng và có cách hiểu riêng về định nghĩa NKT riêng đƣợc ghi nhận trong pháp luật quốc gia đó. Trong điều 2 Luật của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về bảo vệ ngƣời khuyết tật năm 1990: Ngƣời khuyết tật là một trong những ngƣời bị bất thƣờng, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lí hay sinh lí, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những ngƣời đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thƣờng. Ngƣời khuyết tật là những ngƣời có thính giác, thị giác, lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần, khuyết tật nhiều và/ hoặc khuyết tật khác [4, Điề u 2]. Còn theo quy định trong khoản 1 Điều 1 Công ƣớc số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm của NKT năm 1983, quy định: “Người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ 7 lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận” [20, Điề u 1]. Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật NKT, có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “Ngƣời khuyết tật” thay cho khái niệm “Ngƣời tàn tật”, phù hợp với khái niệm và xu hƣớng nhìn nhận của thế giới về vấn đề NKT. Theo đó thì: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [19, Điề u 2]. Ở đây ta có thể hiểu NKT bao gồm cả những ngƣời bị khuyết tật bẩm sinh, ngƣời bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thƣơng binh, bệnh binh.... Nhƣ vậy, Luật ngƣời khuyết tật Việt Nam đã đƣa ra khái niệm NKT dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm NKT của Công ƣớc về quyền của NKT Nhƣ vậy, ta có thể thấy định nghĩa về NKT dù tiếp cận dƣới bất cứ góc độ nào, nhất thiết phải phản ánh thực tế là NKT có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trƣờng hoặc con ngƣời khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Họ phải đƣợc đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống nhƣ bất cứ công dân nào với tƣ cách là các quyền của con ngƣời.Với cách tiếp cận đó, có thể hiểu định nghĩa ngƣời khuyết tật theo quy định của Công ƣớc quốc tế về quyền của NKT nhƣ sau: Ngƣời khuyết tật bao gồm những ngƣời bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hƣởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của những ngƣời khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những ngƣời khác [13, Điề u 1]. 1.1.1.2. Khái niệm quyền dân sự của người khuyết tật 8 Theo Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 của UN thì quyền dân sự, chính trị của mỗi con ngƣời đƣợc xem là giá trị của tất cả mọi ngƣời mà nhà nƣớc phải tôn trọng và bảo vệ. Theo đó, ta có thể hiểu Quyền dân sự là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho ngƣời khác đƣợc nhƣ quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền không bị bắt làm nô lệ, quyền không bị tra tấn, quyền đƣợc đối xử nhân đạo, quyền kết hôn và xây dựng gia đình, quyền có tài sản riêng... Đây là những quyền quan trọng của mỗi công dân và bản thân những NKT cũng là những công dân bình thƣờng nên họ cũng có đầy đủ các quyền này, các quyền này của NKT cũng đƣợc nhà nƣớc tôn trọng, bảo vệ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để NKT thực hiện đƣợc các quyền này một cách tốt nhất. Trong lịch sử nhân quyền thì các quyền dân sự ra đời khá sớm, trong các văn kiện pháp luật của các nƣớc từ thời xa xƣa đã chứa đựng nhiều nội dung quy định về việc bảo vệ các quyền sống, quyền an toàn cá nhân,...Sau khi UN ra đời và thông quan bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền đã càng khẳng định các quyền phổ quát cho toàn nhân loại, trong đó ghi nhận các quyền dân sự bên cạnh các quyền khác của con ngƣời. Về sau các quyền này đƣợc tái khẳng định và cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tế khác mà đặc biệt là trong Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966. Các quyền dân sự cụ thể đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966 áp dụng chung cho tất cả mọi ngƣời trong đó bao gồm cả nhóm NKT, bao gồm các quyền nhƣ: Quyền không bị phân biệt đối xử, đƣợc thừa nhận và bình đẳng trƣớc pháp luật; Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân; Quyền về xét xử công bằng; Quyền về tự do đi lại, cƣ trú; Quyền đƣợc bảo vệ đời tƣ; Quyền tự do tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, tôn giáo; Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân; Đây là các quyền cá nhân cơ bản của mỗi công dân. Các quyền dân sự này có những đặc điểm riêng so với các quyền khác. 9 Quyền dân sự thực chất là các quyền tự do cá nhân. Chủ thể quyền quyền dân sự tự mình thực hiện quyền của mình một cách tự do và bình đẳng với các chủ thể khác. Nhà nƣớc trong hầu hết các trƣờng hợp không cần chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ mà chỉ đơn thuần là không can thiệp vào việc thụ hƣởng các quyền này của công dân. Việc bảo đảm thực hiện các quyền này không đòi hỏi nhiều nguồn lực nên các quốc gia có thể thực hiện đƣợc ngay và nhà nƣớc phải đảm bảo tất cả công dân của mình đều thực hiện đƣợc các quyền này một cách đầy đủ nhất. Đối với việc đảm bảo thực hiện các quyền dân sự của NKT do xuất phát từ những đặc điểm khuyết tật của mình nên trong việc thực hiện các quyền dân sự thì Nhà nƣớc cũng nhƣ xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể để NKT có thể thực hiện đƣợc các quyền này. Việc hỗ trợ ở đây cũng chỉ là mang tính chất hỗ trợ về mặt tinh thần và các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo phù hợp theo dạng khuyết tật của những NKT. Nhƣ vậy, bản thân NKT họ cũng có đầy đủ các quyền dân sự nhƣ những công dân khác của một quốc gia và nghĩa vụ của nhà nƣớc và xã hội là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để NKT thực hiện đƣợc các quyền dân sự này của họ một cách đầy đủ nhất. Do xuất phát từ những khuyết tật của mình nên trong việc thực hiện các quyền của NKT có những đặc trƣng riêng mà nhà nƣớc và xã hội phải hỗ trợ họ để họ thực hiện đƣợc các quyền của mình. 1.1.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự của ngƣời khuyết tật Từ định nghĩa NKT trên cho ta thấy đƣợc những đặc điểm riêng của NKT, cùng tồn tại trong một xã hội nhƣng NKT mang những đặc điểm và đời sống riêng. NKT trƣớc hết là những con ngƣời nên họ mang những đặc điểm chung về mặt kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm sinh lí nhƣ mọi ngƣời khác trong xã hội. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên 10 nhóm ngƣời khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm ngƣời không khuyết tật và mỗi nhóm NKT dạng này lại có những nét đặc thù so với nhóm NKT dạng khác. Vì mang trong mình những khiếm khuyết nên NKT có đời sống khó khăn hơn với những nhóm ngƣời khác trong xã hội, đây là nhóm dân cƣ đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt kinh tế - xã hội. Những gia đình có NKT thƣờng họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì họ điều kiện kinh tế khó khăn do phải nuôi dƣỡng và chăm lo cho cuộc sống của NKT. Học vấn của bản thân NKT và thành viên trong gia đình NKT thƣờng không cao, do bản thân NKT gặp những khó khăn về thể chất hoặc trí tuệ ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu học vấn cũng nhƣ những khó khăn về mặt kinh tế nên không có khả năng theo học. Tài sản của NKT thƣờng nghèo nàn, thu nhập của NKT thƣờng ở mức độ thấp, vì vậy điều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi xã hội của các thành viên trong gia đình NKT. Ngoài ra những NKT đến tuổi trƣởng thành rất khó có việc làm, vì NKT họ khó tìm đƣợc việc làm phù hợp với dạng khuyết tật của mình cũng nhƣ xã hội chƣa tạo đƣợc nhiều điều kiện việc làm cho NKT. Vì tình trạng khuyết tật nên NKT phải gánh chịu nhiều thiệt thòi trong mọi mặt đời sống. Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho NKT trong việc thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con hay tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội. Để làm đƣợc những việc này, NKT không thể tự mình làm đƣợc mà phải dựa vào những ngƣời thân trong gia đình. Vì tình trạng khuyết tật của mình NKT còn bị phải đối diện với thái độ coi thƣờng, miệt thị của nhiều ngƣời trong xã hội đối với tình trạng khuyết tật của họ. Quan niệm của xã hội đối với NKT vẫn còn tiêu cực, nhiều ngƣời trong xã hội vẫn coi NKT là gánh nặng cho xã hội, coi thƣờng những khả năng của 11 chính NKT, nhiều ngƣời trong xã hội vẫn coi NKT là những đối tƣợng “đáng thƣơng”, coi NKT là những đối tƣợng của lòng thƣơng hại. Từ đó, chính những ngƣời trong xã hội vẫn còn có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với NKT, nhiều khi nó còn diễn ra trong chính gia đình NKT. Chính bản thân những NKT cũng có những suy nghĩ không tốt, khi một ngƣời ở vào trong hoàn cảnh bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần thì chính họ cũng cảm thấy mặc cảm, từ đó họ tự ti khi tham gia vào các hoạt động xã hội, họ cảm thấy chính bản thân mình là gánh nặng cho gia đình và họ là NKT nên vì những khiếm khuyết của chính bản thân mình mà cảm thấy không hòa nhập đƣợc vào đời sống xã hội, họ coi mình là thành phần bỏ đi của xã hội. Hiện nay các hoạt động hỗ trợ NKT còn rất hạn chế, thực tế cho thấy có sự khác biệt giữa nhu cầu của NKT và những giúp đỡ mà họ nhận đƣợc, sự giúp đỡ của nhà nƣớc và cộng đồng mang tính từ thiện nhiều hơn là phát triển con ngƣời. NKT đƣợc chia thành nhiều dạng khác nhau dựa vào dạng khuyết tật của họ và mỗi dạng khuyết tật có những đặc điểm riêng, chung về tâm sinh lí, về khả năng qua đó tác động đến các nhu cầu của bản thân và có ảnh hƣởng qua lại, tác động đáng kể đến môi trƣờng xung quanh làm xuất hiện những hệ quả pháp lí trong quá trình hòa nhập cộng đồng. Ở những NKT vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn đều có bộ não phát triển bình thƣờng. Nếu đƣợc quan tâm tạo môi trƣờng thuận lợi, rèn luyện từ sớm và thƣờng xuyên thì họ vẫn có thể tiếp thu đƣợc chƣơng trình học tập, làm việc, tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng, trở thành ngƣời có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế về thể chất hoặc giác quan nên họ dễ có tâm lí tự ti, mặc cảm về khuyết tật của mình, thƣờng gặp những khó khăn trong giao tiếp cũng nhƣ không thể tham gia. Do hoàn cảnh khuyết tật hoặc các yếu tố khác về kinh tế, môi trƣờng,... nên nhiều ngƣời không có điều kiện để rèn luyện, khắc phục những 12 hạn chế ngay từ sớm, khiến họ không thể hòa nhập đƣợc. Điều này làm cho họ cảm thấy thiếu tự chủ, thiếu tự tin trong giao tiếp với ngƣời xung quanh – tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu mọi ngƣời trong xã hội lại có thái độ coi thƣờng, chế diễu NKT. Đối với những trƣờng hợp bị khuyết tật vận động thì họ gặp những khó khăn trong việc di chuyển nên họ rất cần sự giúp đỡ của ngƣời khác cũng nhƣ các vật dụng y tế hiện đại nhƣ xe lăn, gậy,...trong quá trình di chuyển của mình. Vì không thể tự đi lại nên những NKT vận động này khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội, vui chơi và học tập. Đối với những trƣờng hợp này rất cần sự chung tay của xã hội trong việc hỗ trợ NKT về thiết bị cũng nhƣ các cơ sở vật chất thuận lợi cho họ trong quá trình đi lại của họ, cần có những xây dựng riêng về việc làm, khu vui chơi giải trí, xe cộ dành riêng, thuận lợi cho những đối tƣợng này để họ dễ dàng di chuyển đƣợc. Một dạng khuyết tật khác đó là khuyết tật về nghe, nói. Đây là những ngƣời gặp khó khăn khi giao tiếp với ngƣời xung quanh bằng ngôn ngữ, từ đó họ bị hạn chế về khả năng tiếp thu trong quá trình học tập, làm việc. Để những NKT trong trƣờng hợp này có thể tham gia vào đời sống xã hội họ cần có ngôn ngữ, kí hiệu riêng cũng nhƣ công cụ đặc thù nhƣ máy trợ thính giúp họ có thể nghe đƣợc. Hiện nay, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ của ngƣời bị câm cũng đang ngày càng đƣợc nhiều ngƣời học tập để có thể giao tiếp đƣợc với họ, tuy nhiên ngôn ngữ kí hiệu cũng có nhiều hạn chế vì không thể phản ánh đƣợc đầy đủ tính chất, mức độ các hoạt động cuộc sống nhƣ tiếng nói hay chữ viết, nó không thể phản ánh hết đƣợc những gì mà bản thân NKT mong muốn thể hiện ra bên ngoài, bên cạnh đó việc tiếp cận với ngôn ngữ kí hiệu không phải là việc dễ dàng đối vơi những NKT, điều đó càng làm hạn chế khả năng giao tiếp, hòa nhập của NKT trong đời sống, xã hội và việc làm. Còn đối với các dạng khuyết tật khác nhƣ khuyết tật nhìn, khuyết tật trí 13 tuệ cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống NKT. Đối với những ngƣời không thể nhìn thấy thì việc họ tham gia vào đời sống xã hội cũng nhƣ học tập gặp rất nhiều khó khăn, do không thể nhìn thấy nên họ không thể biết đƣợc về cuộc sống xung quanh chính mình, họ bị hạn chế khi giao lƣu, tiếp xúc với xã hội cũng cách họ tiếp cận với những gì đang xảy ra trong chính môi trƣờng sống của họ. Mặc dù hiện nay,việc học tập của những ngƣời khuyết tật về nhìn đã đƣợc khắc phục phần nào do họ đã có chữ viết riêng, việc học tập của những ngƣời khuyết tật phần nào đã đƣợc quan tâm, xã hội cũng đã có những chính sách ƣu tiên, quan tâm tạo điều kiện cho họ tiếp cận với chữ viết, hệ thống các trƣờng học cũng đã có những chƣơng trình riêng dành cho những NKT về khả năng nhìn, hệ thống chữ viết của họ đã đƣợc nhân rộng trong các trƣờng học giúp cho những ngƣời này học tập và phát huy đƣợc khả năng của mình tốt hơn. Nhƣ vậy, qua phân tích trên chúng ta đã thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ nhƣợc điểm của từng dạng khuyết tật của những NKT, từ đó chúng ta có thể thấy, mặc dù có những khiếm khuyết có thể là về thể chất hoặc tinh thần, nhƣng bản thân những NKT họ vẫn có thể tham gia vào đời sống xã hội giống nhƣ những ngƣời bình thƣờng nếu có sự hỗ trợ đúng mực. Bản thân những NKT họ có những thế mạnh riêng mà chỉ cần xã hội cho họ cơ hội phát huy thì chính những NKT họ hoàn toàn có thể chủ động trong cuộc sống của mình, vƣơn lên khỏi những khó khăn mà họ đang gặp phải để chính họ có thể chủ động tự lo đƣợc cho chính bản thân họ và gia đình. NKT mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số nhƣng họ lại là bộ phận dân cƣ cấu thành nên cộng đồng xã hội, những NKT họ đang nỗ lực để phát huy tốt những gì mà họ có để tham gia vào chính đời sống của toàn xã hội. Cùng với sự giúp đỡ của xã hội về việc tạo điều kiện để NKT hạn chế đƣợc các nhƣợc điểm mà họ đang mang để họ hòa nhập với đời sống cộng đồng và trở thành thành viên quan trọng 14 của đời sống xã hội sẽ là động lực quan trọng giúp cho chính bản thân những NKT họ thêm hiểu đƣợc giá trị của chính bản thân họ, để xóa đi cái mặc cảm khuyết tật của mình và vƣơn lên trong cuộc sống, tự chủ chính cuộc sống của mình nhƣ những ngƣời bình thƣờng trong xã hội. Chính vì vậy mà những NKT họ cũng có những quyền và nghĩa vụ ngang bằng với những ngƣời bình thƣờng khác trong xã hội. Mặc dù trƣớc đây trong một thời gian dài, chúng ta coi NKT là đối tƣợng của các bảo trợ xã hội cần đƣợc nâng đỡ và giúp đỡ nhƣng ngày nay với thay đổi trong nhận thức của chính chúng ta thì đã nhìn nhận NKT là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội và pháp luật cũng đã có nhiều quy định có tính pháp lý cao tôn trọng NKT dƣới góc độ quyền con ngƣời. Điều đó chứng tỏ một điều quan trọng rằng mỗi con ngƣời sinh ra trong xã hội đều là con ngƣời và họ phải đƣợc tôn trọng, bình đẳng nhƣ nhau trong đồi sống xã hội. Vì vậy, việc bảo vệ quyền của NKT là đƣơng nhiên, bởi bản thân những NKT là công dân của một đất nƣớc và họ cũng là chủ thể của pháp luật, họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với tất cả mọi ngƣời khác đƣợc sinh ra trong xã hội đó. Mặc dù bản thân những NKT họ phải mang trong mình những kiếm khuyết không mong muốn nhƣng bản thân họ cũng là một con ngƣời, họ cũng có những thế mạnh riêng của chính bản thân mình, nếu chúng ta giúp đỡ họ có thể phát huy đƣợc thế mạnh đó thì chính những NKT họ có thể tự nuôi sống chính bản thân mình, có thể tự tham gia vào các hoạt động xã hội mà không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội nhƣ chúng ta vẫn thƣờng nghĩ khi nói đến NKT. Bản thân những NKT đã đƣợc pháp luật công nhận là một chủ thể của pháp luật thì họ cần đƣợc xã hội và Nhà nƣớc đảm bảo phải thực hiện đƣợc tất cả các quyền mà một chủ thể pháp luật có nhƣ những quyền về học tập, lao động, việc làm, kết hôn,...Bởi vì có đảm bảo 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan