Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế th...

Tài liệu Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa

.PDF
128
72
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ NGỌC HÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ NGỌC HÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TSKH NGUYỄN MINH TUẤN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tấ t cả các môn học và thanh toán tấ t cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quố c gia Hà Nội. Vậy tôi viế t lời cam đoan này đề nghi ̣ Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể thực hiện bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! NGƢỜI CAM ĐOAN Đinh Thị Ngọc Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: .............................................................................................................................. 9 HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ ................................................. 9 VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC ................................................................. 9 1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời Lê Sơ ....................................................................... 9 1.1.1 Về chính trị - xã hội ............................................................................................... 9 1.1.2. Về kinh tế ............................................................................................................ 13 1.1.3. Về văn hóa - tư tưởng ......................................................................................... 16 1.1.4. Về giáo dục đào tạo ............................................................................................ 18 1.2. Hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê Sơ; Tư tưởng và sự thể hiện các tư tưởng về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức ............................... 21 1.2.1. Khái quát hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê Sơ .......................................... 21 1.2.2. Ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc đến pháp luật Việt Nam thời Lê sơ và Bộ luật Hồng Đức................................................................................................................ 24 1.2.3. Quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng Đức........................................... 26 1.2.3.1. Thời điểm ban hành của Bộ luật Hồng Đức .................................................... 26 1.2.4.Tư tưởng và sự thể hiện các tư tưởng về bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức........................................................................................... 28 Chƣơng 2: ............................................................................................................................ 35 BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ ............................................. 35 TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC ...................................................................................... 35 2.1. Bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức .............. 35 2.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức .................................... 37 2.1.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong lĩnh vực pháp luật hình sự ......................... 37 2.1.5. Trách nhiệm quan lại trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ........ 62 2.2. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa và pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ . 65 2.2.1. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa cùng thời kỳ ................................... 66 2.2.2. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ ........................................ 71 Chƣơng 3: ............................................................................................................................ 75 GIÁ TRỊ KẾ THỪA TỪ QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI ....................................... 75 CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC .................................. 75 VÀ KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................................................................... 75 3.1. Nhận diện các giá trị kế thừa từ quy định bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức ............................................................................................ 75 3.2. Giá trị kế thừa từ những quy định về bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức .......................................................................................................... 77 3.2.1. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức....................................................................................................................... 77 3.2.2. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của người phạm tội trong Bộ luật Hồng Đức................................................................................................................ 79 3.2.3. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của người già, trẻ em trong Bộ luật Hồng Đức .......................................................................................................... 80 3.2.4. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của những đối tượng yếu thế khác trong Bộ luật Hồng Đức ........................................................................................ 81 3.3. Thực tiễn xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay. ................................................................... 82 3.3.1. Thực tiễn xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 82 3.3.2. Thực tiễn thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ................................................................................................ 86 3.4. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay ............................. 89 3.4.1. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ .............................................................................. 90 3.4.2. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. ...................................... 96 3.4.3. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay ........................ 103 3.4.4. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội, người phạm tội trong giai đoạn hiện nay................................................................................................................................ 106 3.4.5. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay ..................... 112 3.4.6. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay ..................... 115 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 119 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được rất nhiều những thành tựu lớn lao cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đất nước đã bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Không những đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao mà quyền con người, quyền dân chủ, tự do cũng ngày càng được coi trọng. Trong thời đại ngày nay việc coi trọng và đảm bảo quyền con người còn được coi là tiêu chí để đánh giá sự văn minh, phát triển của một quốc gia. Trong xu thế chung của thế giới và thực hiện con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là đi lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…nhà nước ta luôn coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về quyền con người nói riêng. Ngay từ khi thành lập, Đảng và nhà nước ta luôn cố gắng hướng đến việc xây dựng một nhà nước mạnh trên nhiều lĩnh vực, tất cả vì hạnh phúc của con người. Tuy vậy do điều kiện chiến tranh kéo dài và nhiều khó khăn thời kỳ hậu chiến cũng như việc chậm triển khai đường lối đổi mới toàn diện nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như bảo đảm trên thực tế các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng vẫn chưa thể thực hiện được. Mặc dù vậy Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc công nhận rất nhiều những công ước quốc tế về quyền con người, quyền của nhóm xã hội yếu thế và ngày càng quan tâm đến việc hiện thực hóa những quyền đó. Trong thời điểm hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về nhân quyền là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cấp bách đối với nước ta nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như văn hóa – xã hội. Đảm bảo yêu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội và hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, nghiên cứu toàn diện các vấn đề lịch sử, đặc biệt là lịch sử và truyền thống pháp lý của dân tộc, những kinh nghiệm cũng như thành tựu lập pháp 1 của ông cha để lại cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát huy truyền thống lịch sử. Khẳng định tính độc lập, đa dạng, phong phú, độc đáo và những giá trị văn minh của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam từ đó khẳng định, kế thừa và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Lê) là sự kết tinh văn hóa pháp lý và sự sáng tạo của thời Lê sơ. Bộ luật này không chỉ là đỉnh cao trong những thành tựu pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam mà còn là công trình mang đậm bản sắc văn hóa pháp lý và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế sẽ góp phần khẳng định một lần nữa các giá trị lịch sử, văn hóa và pháp lý của Bộ luật Hồng Đức. Đồng thời cũng khẳng định tính độc lập, nhân văn, tiến bộ của Bộ luật này và nền pháp lý Việt Nam trong sự so sánh với một số nền pháp lý của Trung Quốc và Tây Âu cùng thời kỳ. Qua đó góp phần phát hiện các giá trị quan trọng để kế thừa, tiếp thu, phát huy những giá trị và kinh nghiệm đó vào việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì những lý do đó, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa” để làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. Trong bối cảnh hiện nay việc nghiên cứu này là cần thiết và có thể thực hiện được. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bộ luật Hồng Đức đã được rất nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đề cập đến. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình tiêu biểu và có giá trị lớn nghiên cứu về nội dung và giá trị của Bộ luật này. Một số công trình có giá trị mà các nhà nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện có thể kể đến là Insun Yu với cuốn “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XII-XIII”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1994; Công trình nghiên cứu “Hệ thống pháp luật triều Lý và Triều Trần của Việt Nam, mối quan hệ giữa Đường luật và Lê Triều Hình Luật” của tác giả Insun Yu, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 1/2011; hay cuốn “Các 2 vấn đề về pháp luật và thể chế” của Yamamoto Tatsuro…và nhiều nghiên cứu khác nữa ở các cấp độ và góc độ khác nhau. Ở trong nước cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều tác phẩm tiêu biểu về Bộ luật Hồng Đức như các tác phẩm Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, một tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực như văn học, địa lý, lịch sử, chính trị và pháp luật…trong đó có nhiều nội dung nói về tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật thời Lê sơ hay như Bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng đã có nhiều nội dung đề cập đến vấn đề tổ chức chính quyền và pháp luật thời phong kiến đặc biệt là thời kỳ trước triều Nguyễn. Ngoài hai công trình kể trên, từ sau năm 1945 còn có nhiều công trình nghiên cứu nữa đề cập đến Bộ luật Hồng Đức như tác phẩm Dân luật khái luận xuất bản năm 1960; Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng xuất bản năm 1973 của tác giả Vũ Văn Mẫu. Tác phẩm Pháp chế sử xuất bản năm 1974 của tác giả Vũ Quốc Thông; Tác phẩm Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam của tác giả Đinh Gia Trinh, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1968; Cuốn “Cổ luật Việt Nam lược khảo”, nhà xuất bản Đại học luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn 1969; Cuốn “ Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử”, nhà xuất bản Đại học luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn 1973 trình bày một cách hệ thống và chi tiết về nền cổ luật Việt Nam và phân tích, đánh giá nhiều nội dung trong Bộ luật Hồng Đức. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới về mọi mặt, cùng với việc phát triển kinh tế, văn hóa là quá trình đổi mới tư duy, nhận thức, quan điểm của Đảng. Đánh giá lại những vấn đề liên quan đến các giá trị văn hóa và pháp luật truyền thống trong đó có việc nghiên cứu kỹ hơn về cổ luật Việt Nam đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức. Đồng thời với việc nghiên cứu để tìm ra các giá trị mới, nhà nước Việt Nam cũng đã tìm kiếm những tác phẩm của các học giả nước ngoài nghiên cứu về Bộ luật Hồng Đức và lịch sử Việt Nam thời Lê sơ. Một số công trình tiêu biểu của thời kỳ này có thể kể đến Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – Thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, 1994 do tác giả Đào Trí Úc chủ biên; Công trình này đã tái hiện một phần của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII; tái hiện nhiều văn bản pháp luật của nhà nước phong kiến triều Lê, một số chỉ dụ, sắc dụ, chiếu chỉ của nhà nước qua sự sưu tầm, biên dịch của nhiều nhà khoa học, nhiều học giả nổi tiếng. Công trình này đã làm sáng tỏ nhiều 3 vấn đề liên quan đến quá trình pháp điển hóa pháp luật Việt Nam và nhiều nội dung liên quan đến Bộ luật Hồng Đức. Một công trình nghiên cứu nổi tiếng nữa là cuốn “Lê Thánh Tông con người và sự nghiệp”. Đây là công trình nghiên cứu gồm nhiều báo cáo khoa học được trình bày tại cuộc Hội thảo quốc gia nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông. Nhiều vấn đề liên quan đến thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông đã được đề cập đến trong đó có vai trò của ông trong việc xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Hồng Đức – công trình lập pháp tiêu biểu của dân tộc Việt Nam Năm 2004, Công trình chuyên khảo: “Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị” do Tiến sĩ Lê Thị Sơn chủ trì thực hiện với 16 bài nghiên cứu của nhiều tác giả đã được công bố. Công trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề về nội dung, hình thức và những giá trị lịch sử của Bộ luật Hồng Đức trong hệ thống pháp luật Việt Nam phong kiến và lịch sử lập pháp Việt Nam. Năm 2007, Hội thảo quốc gia tại Thanh Hóa do Bộ tư pháp chủ trì với chủ đề “Quốc triều hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học, các luật gia và nhân dân. Những báo cáo khoa học được trình bày tại hội thảo đã được tổng hợp thành một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Lê Thánh Tông và Bộ luật Hồng Đức. Đây là công trình đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nội dung, hình thức, giá trị lập pháp và nhiều giá trị lịch sử cũng như đương đại của Bộ luật Hồng Đức có thể vận dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Năm 2014, Công trình chuyên khảo Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội 2014 do Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn và Tiến sĩ Mai Văn Thắng đồng chủ biên đã phân tích, làm rõ nhiều đặc trưng, giá trị lịch sử và pháp lý về nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người qua đó làm rõ nhiều giá trị đương đại cần kế thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những công trình lớn của tập thể các tác giả có uy tín còn có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của cá nhân các tác giả có liên quan đến đề tài này 4 như: Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ quan lại trong nền hành chính Việt Nam thời kì phong kiến, Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2008 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương; Kế thừa những giá trị trong tư tưởng về nhà nước của Lê Thánh Tông, Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2007; Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trong quan niệm cai trị của Lê Thánh Tông - một vài suy ngẫm từ lịch sử, Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2010 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương và Trương Vĩnh Khang; Một vài suy nghĩ về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam, số 9(281)/2011 của tác giả Đỗ Đức Minh; Những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo trong Quốc Triều Hình Luật triều Hậu Lê, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà nội số 4/2004; Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 33 (118) tháng 3/2008 của tác giả Nguyễn Minh Tuấn… Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về Bộ luật Hồng Đức như: Tư tưởng đức trị, pháp trị và sự kết hợp đức trị và pháp trị trong đường lối cai trị của nhà nước phong kiến hậu Lê, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000 của tác giả Vũ Thị Nga; Tư tưởng chính trị - pháp lí ở làng xã cổ truyền và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2003 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương; Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2013 của tác giả Lương Văn Tuấn…. Những công trình nghiên cứu đó đã cung cấp rất nhiều hiểu biết và tư liệu quý cho tôi hoàn thành luận văn này. Như vậy, Bộ luật Hồng Đức đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần làm sáng tỏ những giá trị của Bộ luật Hồng Đức về nội dung, kỹ thuật lập pháp, giá trị đương đại và những bài học kinh nghiệm sâu sắc, phong phú trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích của luận văn Một là: nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức để tìm ra những quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế, từ đó khẳng định tính độc lập, nhân đạo, tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức so với pháp luật Trung Hoa và Tây Âu cùng thời kỳ. 5 Hai là: khẳng định giá trị từ những quy định bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức và tiếp thu, kế thừa những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Làm sáng tỏ bối cảnh ra đời của Bộ luật Hồng Đức - Phân tích và làm rõ các nội dung mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức. - Tìm ra những cơ sở để khẳng định tính độc lập, nhân đạo, tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức - Tìm ra những luận cứ để khẳng định giá trị kế thừa từ những quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế và kế thừa những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay. 5. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của Bộ luật Hồng Đức liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế. 6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn không tập trung nghiên cứu tất cả các nội dung của Bộ luật Hồng Đức mà chỉ hướng tới phân tích những quy định nào liên quan đến quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế thể hiện trong Bộ luật này. Do điều kiện thời gian và phạm vi của một Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, tác giả luận văn cũng chỉ tập trung phản ánh trung thực các quy định pháp lý cụ thể của Bộ Luật Hồng Đức, chứ chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu, đánh giá thực tiễn thực thi những quy định này ra sao ở thời điểm Bộ luật Hồng Đức có hiệu lực. 7. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn: dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 6 - Phương pháp nghiên cứu: dựa trên các phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, hệ thống…dựa trên việc nghiên cứu những sử liệu, thư tịch cổ, những tư liệu lịch sử và các nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học. 8. Những điểm mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu về những quy định của Bộ luật Hồng Đức với việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế là người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người tâm thần, người phạm tội, người dân tộc thiểu số…Qua đó khẳng định những giá trị độc lập, nhân đạo, tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức và tiếp thu những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có một số điểm mới như sau: - Thứ nhất, luận văn đã phân tích một cách toàn diện những quy định của Bộ luật Hồng Đức với vấn đề bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế. Theo tìm hiểu của tác giả luận văn, những nghiên cứu trước đây của các tác giả khác mới chỉ đề cập đến quy định của Bộ luật Hồng Đức với việc bảo vệ quyền lợi của một đối tượng nhất định nào đó, chẳng hạn như phụ nữ, người già và trẻ em hay đối với người phạm tội là những nhóm đối tượng nhỏ hoặc nghiên cứu những quy định của Bộ luật Hồng Đức về quyền con người nói chung mà chưa có nghiên cứu nào đề cập tới toàn bộ các đối tượng trong nhóm xã hội yếu thế. - Thứ hai, khác với cách tiếp cận thông thường, tác giả luận văn có sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu lịch sử pháp luật. Để có cái nhìn biện chứng, tác giả luận văn đã so sánh những quy định của Bộ luật Hồng Đức trong vấn đề này với pháp luật của Trung Hoa – với tư cách là hệ thống pháp luật có những đặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng và có ảnh hưởng lớn đến pháp luật Việt Nam. Đồng thời so sánh với pháp luật Tây Âu – với tư cách là một hệ thống pháp luật lớn, tiến bộ và có ảnh hưởng nhiều đến pháp luật hiện đại của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Tất nhiên là sự so sánh với pháp luật Trung Hoa và Tây Âu trong cùng thời điểm Bộ luật Hồng Đức ra đời - Thứ ba, tác giả luận văn đã chỉ ra các giá trị kế thừa từ các quy định của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế và và tiếp thu 7 những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay. 9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận, nhận thức về truyền thống pháp lý và lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như vai trò của nó đối với hiện tại. Luận văn cũng góp phần vào việc khẳng định, khai thác và phát huy các giá trị trong di sản văn hóa dân tộc, nhất là truyền thống pháp lý Việt Nam. Từ đó góp phần nhỏ bé vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn thiện, tiến bộ, văn minh, hiện đại hơn. 10. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê sơ và sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức Chƣơng 2: Bảo vệ quyền lợi các nhóm nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức. Chƣơng 3: Giá trị kế thừa từ quy định bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức và kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong pháp luật Việt Nam hiện nay. 8 Chƣơng 1: HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC 1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời Lê Sơ 1.1.1 Về chính trị - xã hội Năm 1428, sau hơn 10 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ dưới sự lãnh đạo của người anh hùng đất Lam Sơn là Lê Lợi, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã giành được thắng lợi. Một triều đại mới ra đời – triều Hậu Lê với hai giai đoạn phát triển là thời Lê sơ và Lê trung hưng (Lê mạt). Thời Lê sơ trải qua 10 đời vua, khởi đầu là vua Lê Thái Tổ (1428-1433) đến đời vua Lê Cung Hoàng (15221527). Như vậy thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, đây là thời kỳ các vua Lê nắm được trọn vẹn quyền hành và cũng là thời kỳ hoàng kim, thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam mà giá trị cũng như ảnh hưởng của nó còn mãi về sau này. Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế ở Đông Đô, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt [9, tr.71] đại xá cho cả nước. Tha tô thuế các loại cho nhân dân trong 2 năm, miễn sai dịch cho những người gìa cả, định công trạng cho những người tham gia khởi nghĩa và đưa ra các chủ trương, biện pháp để quản lý đất nước, ổn định đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Triều Lê lúc mới lên được tổ chức và hoạt động theo quan chế của nhàTrầ n[4,tr 9-21]. Tuy nhiên chính thể quân chủ chuyên chế đã nhanh chóng được xác lập và đi vào hoạt động ổn định. Vua Lê Thái Tổ đã củng cố, sắp xếp lại đội ngũ quan lại để thực thi quyền lực của mình. Bên cạnh việc phong tước cho những tướng lĩnh đã có công trong cuộc kháng chiến vua còn xuống chiếu tiến cử người hiền tài hay cho phép “những người văn võ hào kiệt hoặc bị bỏ sót trầm trệ, không có chức tước hoặc không ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén che giấu thì đến ngay chỗ thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến cử, xét ra thực có tài đức thì tấu trình để cất dùng, không kể là ngụy quan hay sĩ thứ, lấy tài đức là hơn[11,tr102]. Bên cạnh đó, vua cũng cho ban hành quy định luật lệ về kiện tụng, về phong tước và phẩm trật cho các quan. Tiến hành khảo xét các quan, lệnh chỉ cho các quan viên chuẩn bị thi kinh sử, 9 quan võ thì hỏi về võ kinh, pháp lệnh, kỳ thư… Đồng thời mở khoa thi “Hoành từ” để tìm kiếm người tài bổ sung vào bộ máy nhà nước bên cạnh các quan lại vốn phần nhiều xuất thân từ võ tướng trung thành, dũng mãnh, dầy dạn kinh nghiệm trong chiến tranh, giỏi điều binh khiển tướng nhưng lại thiếu kinh nghiệm và sự mềm dẻo trong quản lý, cai trị đất nước. Đây là thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và củng cố đất nước, củng cố nền chính sự, địa vị và thế lực của triều đình nhà Lê. Tuy nhiên do thời gian trị vì của Lê Thái Tổ quá ngắn (5 năm), chính quyền mới được thành lập chưa đi vào hoạt động ổn định lại xảy ra những vụ việc thảm sát công thần, thay ngôi thái tử, nhiều người thực sự có tài đức chưa được trọng dụng nên hoạt động của triều đình nhà Hậu Lê chưa thực sự hoạt động một cách hiệu quả. Mặt khác tình trạng kéo bè kết đảng, cậy thế công thần cũng là một trong những vấn nạn chưa thể dẹp bỏ có thể gây ra nhiều mối họa về sau của thời kỳ này. Năm 1433 Lê Thái Tổ mất, con thứ là Lê Nguyên Long nối ngôi vua tức là vua Lê Thái Tông (1433-1442). Lúc lên ngôi vua mới 11 tuổi có các quan đại thần là Đại Tư đồ Lê Sát, Tư khấu Lê Ngân, Đô đốc Phạm Văn Vấn làm phụ chính. Đây là những vị công thần, những vị tướng có công lớn trong việc gây dựng nên triều Hậu Lê và được Lê Thái Tổ rất tin tưởng ủy thác phò trợ vua nhỏ trước lúc băng hà. Tuy nhiên do xuất thân võ tướng, ít học, nóng tính, cố chấp nên không thu phục được lòng người. Các vị đại thần này thường tỏ ra đa nghi, kết vây cánh, lũng đoạn triều đình gây ra cảnh lục đục, chia rẽ trong triều, có nhiều biểu hiện lạm quyền, chuyên quyền…sau này không được vua Lê Thái Tông tin dùng. Lúc lên ngôi, tuy còn nhỏ tuổi nhưng vua đã tỏ ra là một ông vua có tính thông minh, quyết đoán, trọng dụng các đại thần chính trực như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt và giáng chức, khép tội chết với những đại thần lạm quyền, chuyên quyền như Lê Sát, Lê Ngân. Ông cũng là người rất quan tâm đến việc tuyển chọn người hiền tài làm quan trong triều nhưng đáng tiếc là ông mất khi còn quá trẻ, khi những cải cách mà ông đưa ra chưa thực sự phát huy được hiệu quả và cái chết của ông còn gắn liền với vụ án lớn Lệ Chi Viên dẫn đến việc tru di tam tộc đại gia đình của Nguyễn Trãi, một vị công thần chính trực có công lớn với đất nước. Đồng 10 thời việc phế con trưởng lập con thứ của ông còn tạo ra cơ hội để một số quyền thần gây dựng thế lực, gây ra họa lớn về sau. Năm 1442, Lê Thái Tông mất, Thái Tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi (vua Lê Nhân Tông). Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính. Cảnh lục đục, rối loạn, sát hại công thần, tham ô, hối lộ… không những không được cải thiện mà còn có dấu hiệu trầm trọng hơn. Năm 1453, khi vua Lê Nhân Tông thực sự nắm được quyền kiểm soát triều chính và cố gắng vãn hồi tình hình thì lại xảy ra cuộc chính biến năm 1459 do Lê Nghi Dân thực hiện. Sau khi Vua Lê Nhân Tông và Thái hậu Lê Thị Anh bị giết, Lê Nghi Dân tự lập mình làm vua nhưng không lâu sau đó Nguyễn Xí, Đinh Liệt và các công thần, tướng lĩnh thời Lam Sơn nổi binh phế truất Nghi Dân, đưa hoàng tử Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông) lên ngôi. Lê Thánh Tông: (1460 – 1497) Được lịch sử nhắc đến như là một vị minh quân nổi tiếng, ông là một vị vua quyết đoán, tài năng cũng là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Được sinh ra, lớn lên và lên ngôi giữa những biến cố lớn về tranh giành quyền lực trong triều đình nên ngay từ khi mới lên ngôi ông đã liên tục tiến hành hàng loạt công việc cải tổ, thực hiện thành công nhiều biện pháp, chính sách quan trọng để củng cố bộ máy hành chính quốc gia, chấn chỉnh hoạt động của triều đình, và đội ngũ quan lại. Đặc biệt ông đã xây dựng thành công một thiết chế quân chủ tập quyền mạnh, hoàn thiện bộ máy quyền lực nhà nước với quyền lực tối cao nằm trong tay nhà vua, hạn chế sự tham dự vào triều chính của tầng lớp quý tộc, trọng dụng được nhân tài, phát huy cao vai trò của hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương nhưng cũng kiểm soát được ở một mức độ nào đó quyền lực của họ để tránh xảy ra tình trạng lạm dụng quyền hành, tham nhũng, hối lộ, tùy tiện, lười biếng, trốn tránh trách nhiệm…Với 38 năm trị vì dưới hai niên hiệu là Quang Thuận, Hồng Đức ông đã thực hiện được rất nhiều những công việc quan trọng được tiến hành được ghi dấu vào lịch sử. Đặc biệt là việc xây dựng và ban hành bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) với kỹ thuật lập pháp cao, chặt chẽ, nhiều nội dung tiến bộ, nhân bản, có tính vượt trước thời đại. Giai đoạn trị vì của Lê Thánh Tông được coi là thời kỳ thịnh trị nhất không chỉ của thời Lê sơ mà còn trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam. Sau 11 khi Lê Thánh Tông mất, các thời vua sau việc chính sự hầu hết đều theo phép tắc cũ. Sau cái chết của vua Lê Túc Tông, triều Hậu Lê từng bước suy yếu. Đất nước rơi vào thời kỳ hỗn loạn, kinh tế đình đốn, các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra. Bộ máy nhà nước Lê sơ không được cải tổ kịp thời trước những biến cố liên tục đó nên càng ngày càng sa sút, bất lực. Thời Lý, Trần mô hình nhà nước được tổ chức gần giống với mô hình nhà nước thời Đường, Tống. Nho giáo cũng chưa phải là hệ tư tưởng chính thống được nhà nước thừa nhận; tầng lớp địa chủ phong kiến chưa phát triển, sự phân hóa đẳng cấp trong xã hội và nhất là trong làng xã chưa thực sự gay gắt. Một xã hội phong kiến đích thực chưa tồn tại, quan hệ sản xuất phong kiến mới chỉ ở dạng sơ khai, chưa thực sự hoàn thiện và trở thành quan hệ sản xuất thống trị trong đời sống kinh tế xã hội. Đến khi triều Lê sơ được thành lập, hệ tư tưởng Nho giáo từng bước trở thành hệ tư tưởng chính thống, độc tôn. Nhà nước từng bước được xây dựng theo hướng trung ương tập quyền và đạt đến đỉnh cao thời vua Lê Thánh Tông. Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông được tiến hành trong suốt thời gian ông trị vì một cách toàn diện cả ở trung ương và địa phương, cả dân sự và quân sự, cả quan chế và thiết chế nhà nước. Cuộc cải tổ này đã xây dựng thành công một mô hình nhà nước trung ương tập quyền mẫu mực cho các đời vua và cả các triều đại sau. Quyền lực được tập trung vào tay nhà vua, hoạt động của các cấp chính quyền địa phương được kiểm soát một cách tương đối chặt chẽ. Một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian bị loại bỏ. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước giám sát và kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm của mỗi cơ quan trong thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực cũng không được tập trung quá nhiều vào một cơ quan nhằm ngăn chặn hiệu quả sự tiếm quyền[13, tr.135]. Đồng thời mối quan hệ của nhà nước và người dân cũng được củng cố và chặt chẽ hơn thông qua nhiều chính sách quản lý hiệu quả như quản lý dân cư bằng sổ hộ tịch, sổ điền của nhà nước, qua nghĩa vụ nộp tô, thuế, lao dịch, binh dịch… Chế độ tư hữu cũng được củng cố sâu sắc thêm, người nông dân được sở hữu ruộng đất, được tự do mua bán, trao đổi vì vậy nó tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất, là nguyên nhân xuất hiện mối quan hệ giữa hai giai cấp: địa chủ - tá điền. Mối quan hệ này dần trở nên phổ biến trong xã hội và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện ngày một 12 nhiều thêm của tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ. Sự phân hóa giai cấp dần trở nên sâu sắc. Những yếu tố phong kiến trong thiết chế nhà nước, trong hệ tư tưởng và trong đời sống kinh tế - xã hội đã dần dần được định hình. Tuy mô hình tổ chức nhà nước và xã hội có nhiều điểm tương đồng với nhà nước, xã hội Trung Quốc và các quốc gia Châu Á khác cùng thời kỳ nhưng cũng có rất nhiều nét đặc thù. 1.1.2. Về kinh tế *Chính sách ruộng đất Đại Việt là nước nông nghiệp, ruộng đất là phương tiện sinh sống chủ yếu của người dân và là ngành kinh tế chính, nguồn thu chính của các nhà nước. Vì vậy, chính sách ruộng đất là chính sách kinh tế quan trọng nhất của triều đình Lê sơ. Hồng Đức năm thứ 3, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu lập ra 42 Sở đồn điền, đặt thêm hai chức quan Hà đê và quan Khuyến nông để coi việc cấy cày trong cả nước. Ở tất cả các địa phương, các quan Bộ Hộ và quan Thừa Chính chịu trách nhiệm thống kê ruộng đất bị bỏ hoang để bắt phủ huyện đốc dân phu khai khẩn làm ruộng[17, tr.243]. 42 sở đồn điền được đặt ở những nơi hoang vu, lập theo kiểu trại lính vừa có tác dụng phòng ngừa giặc cướp vừa chịu trách nhiệm khai khẩn đất hoang[33, tr.70]. Sau này đưa cả những người bị tội lưu, tội đồ, nông dân phiêu bạt đến để phát hoang, cầy cấy[26, tr.55]. Triều Lê sơ rất quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển ruộng đất và nông nghiệp. Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã hạ lệnh cho con em các nhà đầu mục và các tướng hiệu trở về nhận ruộng đất ở quê cha đất tổ, chấm dứt nạn tranh chiếm ruộng đất [15, tr.361]. Để nhanh chóng ổn định sản xuất nông nghiệp, nhà nước yêu cầu kê khai các loại lâm thổ sản, ruộng đất trên cả nước. Những ruộng đất vô chủ được cấp cho các quan lại, quân lính và dân thường. Vua sắc chỉ cho các đại thần bàn định việc quân điền, từ đại thần trở xuống, người già yếu, mồ côi, góa chồng, nam nữ các loại đều được hưởng phần chia. Nhà nước đã thi hành nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang, trị tội những kẻ có ruộng mà không chịu cày cấy. Đặc biệt quan tâm tới việc đắp đê, nạo vét kênh mương, sông ngòi, khai phá đất hoang. Có nhiều công trình làm từ đời Lê sơ mà đến ngày nay vẫn còn dấu ấn như đê Hồng Đức, kênh nhà Lê…Đồng thời 13 nghiêm cấm việc giết hại trâu bò để bảo đảm sức kéo. Tội trộm cắp trâu bò cũng bị pháp luật xử lý rất nặng. Nhà Lê sơ thực hiện rất hiệu quả chính sách “ngụ binh ư nông” cho quân đội thay phiên về làm ruộng theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi binh”. Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Thái Tổ cho 15 vạn lính giải ngũ về làm ruộng, chỉ lưu lại 10 vạn lính tại ngũ. 10 vạn quân thường trực đó lại được phân làm 5 phiên, tuần tự thay nhau, 4 phiên về sản xuất, 1 phiên tại ngũ[13, tr.132]. Vì vậy đối với quân dịch người dân không phải trốn tránh, sợ hãi quá mức mà nhân công làm ruộng cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Đây không phải chính sách mới bắt đầu từ nhà Lê sơ mà từ những triều đại trước như Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã có chính sách này nhưng đến thời Lê sơ nó mới được thực hiện một cách triệt để, bài bản, thậm chí đối với cả cấm vệ quân cũng không phải ngoại lệ. Chế độ ruộng đất về cơ bản có 2 loại lộc điền và quân điền. Chế độ lộc điền được thực hiện từ thời Lê Thái Tổ, là loại ruộng được cấp cho hoàng thân quốc thích, các vị công thần và các quan lại hàm tứ phẩm trở lên. Còn quân điền là ruộng đất công của làng xã, tạm thời và định kỳ 6 năm một lần cấp cho quan lại và nhân dân trong xã. Có sự điều chỉnh và phân bổ lại với những xã lân cận để tránh chuyện bỏ ruộng hoang trong khi nơi khác có người thì lại không có ruộng cày cấy. Đây là biện pháp rất khôn khéo, hiệu quả để hạn chế việc bỏ ruộng hoang, người dân vừa có thêm ruộng mà nhà nước cũng thu được thuế. Hơn thế nữa ruộng này không phải cho hẳn, vẫn thuộc sở hữu của nhà vua, người được cấp ruộng chỉ được cày cấy theo kỳ hạn dài hay ngắn, là cách tổ chức ít tốn kém, có lợi cho cả đôi bên mà lại rất hiệu quả. Bên cạnh ruộng lộc điền và quân điền còn có ruộng tư thuộc sở hữu của các cá nhân, hộ gia đình. Nền văn minh nông nghiệp đạt đến trình độ tổ chức cao, ruộng được chia làm nhiều loại, có loại ruộng thực tế nhưng cũng có khi chỉ là ruộng hoa lợi, thậm chí có loại ruộng trong các làng xã chỉ chuyên được dùng để lấy hoa lợi sử dụng vào các mục đích khuyến học, từ thiện, giúp cô nhi quả phụ hay lấy gạo thổi xôi, nuôi lợn, nuôi gà, hương nến…dùng trong tế tự. Từ người nghèo đến người không có tài sản gì ai cũng đều có phần ruộng để làm ăn sinh sống và lo trách nhiệm đóng thuế. Vì vậy người dân vô cùng phấn khởi, cảm thấy rõ ràng ân huệ của vua ban [33, tr.81]. Nhà nước còn công nhận, bảo vệ việc mua bán, đổi chác ruộng đất, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan