Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công ngh...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công nghiệp thép samchai

.DOC
70
173
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG CẤP PHƯƠNG ĐÔNG KHOA TÀI CHÍNH –KẾ TOÁN -----š š › › ----- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP SAMCHAI Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Thoại Thanh Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Vân LỚP KT - KHÓA TP.HỒ CHÍ MINH KHÓA HỌC 2010- 2012 LỜI CẢM ƠN Thấm thoát 2 năm gắn bó với thầy cô, giảng đường và bè bạn đã trôi qua. 2 năm miệt mài sách vở cho định hướng nghề nghiệp là khoảng thời gian không quá dài so với những gì mà bản thân em cần phải học, nhưng cũng chẳng phải là quá ngắn so với công lao dạy dỗ mà thầy cô đã dành cho em. Những kiến thức chuyên môn mà thầy cô đã trang bị sẽ làm hành trang để em bước vào công việc thực tiễn sau này. Cùng với chương trình thực tập của nhà trường, em đã có cơ hội tìm hiểu và làm việc tại Công Ty CP Công Nghiệp Thép Samchai. Qua đó, em đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp nhằm áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo ở nhà trường. Vì vậy, em vừa củng cố kiến thức đã học, vừa bổ sung thêm nhiều kĩ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Lý thuyết kết hợp với thực tiễn sẽ là bước đệm để em có thể vững vàng hơn trên con đường em đã và đang đi. Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh, chị trong công ty. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ông Lê Thanh Huỳnh Hà ( Giám đốc) Chị Đoàn Thị Kiều ( Kế toán trưởng) Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Đức Thoại Thanh ,người đã tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian làm báo cáo. Sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô và quý công ty đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Vân NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP SAMCHAI Đà TIẾP NHẬN EM TRẦN THỊ THANH VÂN VÀO THỰC TẬP KỂ TỪ NGÀY 10/04/2012 ĐẾN HẾT NGÀY 10/05/2012 VỚI TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KẾ TOÁN. TRONG THỜI THỰC TẬP TẠI ĐÂY CÔNG TY Đà BỐ TRÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN ĐỂ EM VÂN CÓ THỂ NẮM BẮT VÀ HOÀN THÀNH TỐT BÀI LUẬN CỦA MÌNH. QUA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP, EM VÂN Đà CHẤP HÀNH TỐT QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY, CÓ TIN THẦN CẦU TIẾN, HAM HỌC HỎI TỪ NGƯỜI HƯỚNG DẪN NHẰM ĐỂ HỌC THÊM NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TẾ, BỔ SUNG KIẾN THỨC CHO NHỮNG NĂM NGỒI DƯỚI MÁI NHÀ TRƯỜNG. NAY CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP SAMCHAI XÁC NHẬN EM TRẦN THỊ THANH VÂN Đà HOÀN THÀNH THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI CÔNG TY./. TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2012 GIÁM ĐỐC CTY NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm … LỜI NÓI ĐẦU Trong lĩnh vực kinh doanh, lợi nhuận là điều mà bất cứ ai cũng đều quan tâm. Các doanh nghiệp luôn phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạ thấp giá thành sản phẩm. Không chỉ đối với lĩnh vực sản xuất nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng, việc quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trở thành một trong những biện pháp quan trọng để đạt được điều đó. Bởi lẽ, chi phí nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản, cấu thành nên thực thể sản phẩm. Vậy, hạch toán và quản lý chi phí nguyên vật liệu như thế nào để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả ? Kế toán với chức năng là công cụ quản lý đã trở thành cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc xử lý, thể hiện những thông tin kế toán cần thiết. Nhận thức rõ vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp, với những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường kết hợp với những kiến thức thực tế tiếp thu tại doanh nghiệp trong thời gian thực tập và sự giúp đỡ của các anh chị Phòng Kế toán, sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Trần Văn Tùng, em xin viết đề tài “ Tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công Ty CP Công Nghiệp Thép Samchai”. Bài báo cáo này gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quát về Công Ty CP Công Nghiệp Thép Samchai Chương 2: Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu Công Ty CP Công Nghiệp Thép Samchai. Chương 3 : Nhận xét, kiến nghị và các giải pháp hoàn thiện Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để chuyên đề được tốt hơn. Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Vân MỤC LỤC ------˜  ™ -----CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP SAMCHAI............................................................................................4 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh..................4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................4 1.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh.......................................................................4 1.1.3 Thành tựu đạt được.........................................................................................4 1.2 Chức năng và nhiệm vụ:....................................................................................4 1.2.1 Chức năng:......................................................................................................4 1.2.2 Nhiệm vụ:........................................................................................................4 1.3 Tổ chức bộ máy Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Thép Samchai.....................4 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty........................................................................4 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.....................................................4 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP SAMCHAI...............................................................................4 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán.....................................................................................4 2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.............................................................4 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ.......................................................................................4 2.1.3 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban:....................................4 2.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty CP Công Nghiệp Thép Samchai............4 2.2.1 Chế độ chứng từ kế toán.................................................................................4 2.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán.............................................................................4 2.2.3 Chế độ sổ kế toán............................................................................................4 2.2.4 Hệ thống báo cáo tài chính.............................................................................4 2.3 Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Báo cáo tài chính..........................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Phân tích báo cáo tài chính...........................Error! Bookmark not defined. 2.4 Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Thép Samchai.........................................................................................4 2.4.1 Nhiệm vụ Kế toán Nguyên vật liệu:...............................................................4 2.4.2 Đặc điểm và phân loại....................................................................................4 2.4.3 Tổ chức đánh giá NVL...................................................................................4 2.4.4 Tổ chức hạch toán NVL.................................................................................4 2.4.5 Kế toán chi tiết NVL.......................................................................................4 2.4.6 Kế toán tổng hợp NVL...................................................................................4 2.4.7 Tổ chức kiểm kê kho nguyên vật liệu:...........................................................4 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN..............4 3.1 Nhận xét............................................................................................................... 4 3.1.1 Nhận xét chung về bộ máy quản lý của công ty............................................4 3.1.2 Nhận xét chung về công tác kế toán...............................................................4 3.1.3 Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu................................................4 3.2 Kiến nghị:............................................................................................................4 3.2.1 Về công tác kế toán chung:.............................................................................4 3.2.2 Về công tác kế toán nguyên vật liệu:.............................................................4 3.3 Giải pháp:............................................................................................................ 4 3.3.1 Về công tác kế toán chung..............................................................................4 3.3.2 Về công tác kế toán nguyên vật liệu:.............................................................4 Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP SAMCHAI 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Thép Samchai Tên tiếng Anh: Samchai Steel Industries Joint sTock Company Địa chỉ: Lô A210, Đường Số 1, KCN Thái Hòa – Đức Hòa – Long An Số điện thoại: 072. 3759859 – 0723. 3759969 Fax: (84) 0723 .3759979 Email: [email protected] Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh thương mại các sản phẩm từ thép. Mã số kinh doanh 1100839908, cấp ngày 08/04/2008 Công ty Cổ Phần (CP) Công Nghiệp Thép Samchai chính thức được thành lập ngày 08 tháng 4 năm 2008 theo Theo giấy chứng nhận đầu tư số 502023000085 do Ban Quản Lý các Khu Công Nghiệp Tỉnh Long An cấp. Chủ doanh nghiệp là Ông Monchai Piamkulavanich và giám đốc điều hành là ông Lê Thanh Huỳnh Hà, là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép đã dẫn dắt công ty vượt qua bao khó khăn trở thành một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và được nhiều người biết đến. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có nhiều bước chuyển đáng kể. Bản thân doanh nghiệp dù còn non trẻ nhưng đã xây dựng được uy tín trong ngành xây dựng cùng với một đội ngũ công nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, đoàn kết và giàu khát vọng. Trải qua gần 05 năm hoạt động kinh doanh, công ty Cp Công Nghiệp Thép samchai tự hào đã tham gia và đảm nhận nhiều công trình quy mô lớn trên cả nước bao gồm các Công trình công nghiệp nhà xưởng, nhà kho đến các công trình cao tầng, chung cư, sân bay, bến cảng… Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, máy móc, thiết bị hiện đại hơn. Đội ngũ công nhân viên ngày càng nhiều phân bố đều ở các đội xây dựng. Với phương châm “ Lấy chất lượng tạo nên thương hiệu”, công ty luôn nỗ lực nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, bám sát, cập nhật những quy định quản lý và pháp luật xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phần mềm và máy móc tiên tiến. Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm thay đổi diện mạo của doanh nghiệp, mở rộng quy mô của doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh nội lực với khát vọng trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thép kết cấu phục vụ cho ngành xây dựng trong và ngoài nước. SVTT: Trần Thị Thanh Vân 1 Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Tình hình sản xuất kinh doanh Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi SVTT: Trần Thị Thanh Vân 2 Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Tuy quá trình hoạt động chưa dài, nhưng công ty CP Công Nghiệp Thép Samchai đã xây dựng được uy tín trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, khách hàng tìm đến doanh nghiệp ngày càng nhiều, doanh thu ngày càng tăng. Với đội ngũ công nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và có năng lực, công ty đã xây dựng được một hệ thống quản lý tương đối hoàn thiện và vững mạnh. Đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên, đại diện tư vấn…có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc luôn đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư về các chỉ tiêu chất lượng, kỹ thuật công trình, tiến độ công việc. Năng lực tài chính khá tốt so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cùng ngành. Nhờ đó, công ty có khả năng trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt vốn lưu động của dự án và nhu cầu của thị trường. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam trở thành một làn sóng. Nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp có thể ngày càng cao, nhất là các công trình xây dựng nhà cao tầng tại các khu kinh tế trọng điểm sẽ là nguồn công việc dồi dào cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. Khó khăn Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó có các doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của nó có thể kéo dài một vài năm tới. Cụ thể, giá cả nguyên vật liệu chủ chốt phôi thép, thép …biến động ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại. Nhiều công ty xây dựng điêu đứng vì chi phí lãi vay tăng cao. Các chủ công trình buộc phải trì hoãn dự án để tránh bị lỗ. Khó khăn chưa qua, ngành xây dựng phải tiếp tục chịu ảnh hưởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản… Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến các nhà cung cấp thép, cấu kiện thép. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế các doanh nghiệp kinh doanh thép sẻ đối mặt với rất nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nhiều tập đoàn và công ty xây dựng lớn đang xâm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Đòi hỏi các doanh nghiệp bật dậy từ chính sức mạnh nội lực của mình. Thành tựu đạt được Tuy quá trình hoạt động chưa dài, công ty CP Công Nghiệp Thép Samchai đã ngày càng khẳng định là một công ty có uy tín, hoạt động có hiệu quả và vinh dự khi đạt được những danh hiệu như: Cúp vàng thương hiệu ngành Xây Dựng, Huy chương Vàng chất lượng tại các Hội triển lãm Việt Build năm 2010, 2011. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ: Chức năng: SVTT: Trần Thị Thanh Vân 3 Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Công ty CP Công Nghiệp Thép Samchai chuyên cung cấp lưới thép hàn, các sản phẩm từ thép phục vụ các công trình Xây dựng dân dụng và công nghiệp cho các công ty xây dựng trong và ngoài nước cũng như hoạt động kinh doanh thương mại mua bán thép xây dựng theo yêu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ: Đối với Nhà nước: Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, đảm bảo điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về Thuế: Đăng kí mã số thuế, kê khai đúng, đủ, nộp đúng thời gian theo quy định. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tuân thủ nghiêm pháp luật của Nhà nước, tuân thủ các chính sách của Nhà nước về chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ giờ làm việc. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật thống kê, định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định. Khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung thông tin đó. Tuân thủ các quy định của Bộ Xây dựng trong quá trình thực hiện thi công các dự án, công trình dân dụng và công nghiệp. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với xã hội, tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh. Đối với bản thân doanh nghiệp: Tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là cung cấp thép, kết cấu thép cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Củng cố lực lượng quản lý dự án, thiết kế, đủ năng lực cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, tập trung sức mạnh vào việc đầu tư cải tiến thiết bị và công nghệ sản xuất. Từ đó, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, rút ngắn thời gian, tăng cường sáng tạo và áp dụng sáng kiến kỹ thuật. Xây dựng chiến lược phát triển hàng năm phù hợp với mục đích đã đề ra và nhu cầu của thị trường, ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế với các đối tác. Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu, đảm bảo đội ngũ lao động có tay nghề cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt, thu hút lao động có năng lực. SVTT: Trần Thị Thanh Vân 4 Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Như đã nói ở trên, công ty Cổ Phần Công Nghiệp Thép Samchai có khát vọng trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung cấp thép, kết cấu thép, tạo ra các sản phẩm mới cho ngành xây dựng. Vì vậy, nhiệm vụ lâu dài của công ty là nỗ lực biến khát vọng đó thành hiện thực. Đối với nhân viên: Không ngừng quan tâm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, tạo ra một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo. Không ngừng cải tiến phương thức quản lý tại doanh nghiệp theo hướng gọn, nhẹ, chuyên sâu nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Thực hiện đúng chế độ giờ làm việc, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế…và các nghĩa vụ khác đối với người lao động theo Luật Lao động. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Đảm bảo cho người lao động an tâm công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống, việc làm, nhà ở đối với cán bộ nhân viên và người lao động. Bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc nhất là đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với khách hàng Đưa khách hàng đến gần với doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Giải quyết nhanh những vấn đề và than phiền của khách hàng. Cố gắng giảm thiểu sự cố, trong trường hợp có vấn đề xảy ra thì cần giải quyết nhanh chóng với tinh thần cầu thị và bồi thường tối đa thiệt hại cho khách hàng. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thường xuyên, tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng. Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng phù hợp với công ty. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược đã đề ra. SVTT: Trần Thị Thanh Vân 5 Kế toán Nguyên vật liệu 1.3 GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Tổ chức bộ máy Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Thép Samchai Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ĐẠI HỘI ĐỔNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG TC KẾ TOÁN KHO GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG NHÂN SỰ TỔ BẢO TRÌ MÁY SVTT: Trần Thị Thanh Vân NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘ PHẬN QC/QA PHÒNG KINH DOANH TỔ SẢN XUẤT 1 PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ TỔ SẢN XUẤT 2 PHÒNG KỸ THUẬT TỔ SẢN XUẤT 3 6 Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 1.3.1 Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty, có nhiệm vụ: Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty; Bầu, bãi nhiệm Hội Đồng Quản Trị và Ban kiểm soát; Ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác do điều lệ Công ty qui định. 1.3.2 Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất Công ty, có nhiệm vụ: Báo cáo trước Đại Hội Đồng Cổ Đông tình hình kinh doanh của Công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám Đốc Kiến nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ của Công ty Quyết định triệu tập Đại Hội Đồng Cổ Đông 1.3.3 Ban kiểm soát: Ban Kiểm Soát do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành can công ty 1.3.4 Tổng Giám đốc: TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. TGĐ do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công ty, đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Xây dựng các quy chế quản lý nội bộ công ty ,quyết định sử dụng quỹ lợi nhuận sau thuế. Phê duyệt các báo cáo từ các bộ phận trình lên. 1.3.5 Giám đốc tài chính: Giám đốc tài chính là người tham mưu cho TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về kết quả quản lý và điều hành các hoạt động tài chính SVTT: Trần Thị Thanh Vân 7 Kế toán Nguyên vật liệu 1.3.6 GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Giám đốc điều hành: Hỗ trợ Tồng giám đốc trong quá trình điều hành công ty. Tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định quan trọng của công ty. Quản lý công ty ở tầm vi mô. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực thi nhiệm vụ của các phòng ban. Báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc về công tác quản lý điều hành. 1.3.7 Phòng Tài chính – Kế toán: Quản lý và giám sát mọi hoạt động liên quan đến tài chính của công ty. Quản lý các khoản thu – chi, quản lý tình hình xuất – nhập vật liệu xây dựng, theo dõi Tài sản- Nguồn vốn của doanh nghiệp. Lập báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, quí, năm, báo cáo chuyên đề, đột xuất. Thực hiện việc báo cáo thuế và một số nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, đề xuất việc khai thác huy động các nguồn vốn, phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh đúng theo quy định của Pháp luật. Phối hợp với các bộ phận chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. 1.3.8 Phòng Hành chính – Nhân sự: Dự đoán và xác định nhu cầu về nhân sự, đề ra và triển khai các chính sách nhằm đảm bảo đúng số lượng và chất lượng nhân sự. Tuyển dụng và bố trí lao động vào các vị trí phù hợp. Tìm kiếm và phát hiện những lao động có năng lực. Quản lý hệ thống tiền lương của toàn bộ công – nhân viên trong công ty cũng như thay mặt công – nhân viên thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trợ cấp cho nhân viên, xây dựng các chính sách đãi ngộ người tài. 1.3.9 Phòng kinh doanh Tham mưu, xây dựng kế hoạch kinh doanh, định hướng thị trường, xây dựng chiến lược phát triển của công ty cho Giám đốc. Trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, nhận các hợp đồng xây dựng, đơn đặt hàng vật liệu xây dựng của công ty. Phối hợp với các phòng trong công ty, hợp tác với các đối tác mở rộng thị trường, bảo đảm cung ứng, thoả mãn mọi nhu cầu cần và đủ cho khách hàng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng. Thiết lập các mối quan hệ với các đối tác bên ngoài và cộng tác viên nhằm mục tiêu phát triển công ty. SVTT: Trần Thị Thanh Vân 8 Kế toán Nguyên vật liệu 1.3.10 GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế tạo ra mẫu sản phẩm mới, có trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật và trực tiếp quan hệ với bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm theo dõi về mặt kỹ thuật đối sản phẩm được sản xuất. Báo cáo kịp thời cho giám đốc để xử lý khi có tin huống xấu tránh thiệt hại cho công ty. 1.3.11 Tổ bảo trì Quản lý chung các máy móc, thiết bị của công ty , đề xuất với lãnh đạo công ty về việc kiểm định, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ đối với các máy móc thiết bị đảm bảo hoạt động chính xác và ổn định. Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường trong quá trình sử dụng máy thi công. 1.3.12 Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (QC): Quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng, nghiệm thu nguyên vật liệu cho sản xuất, lập các thủ tục nghiệm thu sản phẩm đối với tổ sản xuất theo quy định can công ty. Báo cáo kịp thời công tác quản lý chất lượng sản phẩm được sản xuất tại nhà máy cũng như kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3.13 Tổ sản xuất: Trực tiếp tạo ra các sản phẩm xây lắp. Đảm bảo đúng các chỉ tiêu chất lượng, kỹ thuật, đúng tiến độ giao hàng, có trách nhiệm bảo quản tài sản, vật tư can công ty. Đảm bảo an toàn lao động, công tác phòng cháy chữa cháy và vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. ________________________________ SVTT: Trần Thị Thanh Vân 9 Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THÉP SAMCHAI 1.4 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Giám đốc tài chính Kế toán trưởng Kế toán Tổng hợp Kế toán Giá thành Kế toán Thanh toán Kế toán Tài sản cố định Kế toán NVL và CCDC Thủ quỹ Thủ kho Chức năng nhiệm vụ 1.4.1 Giám đốc tài chính: Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược tài chính của Doanh nghiệp. Qua đó đánh giá các chương trình hoạt động của Doanh nghiệp trên phương diện tài chính và lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất cũng như đảm bảo rằng các loại tài sản của Doanh nghiệp được kiểm soát và sử dụng một cách hợp lý và sinh lợi. Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của Kế toán trưởng, Phòng Kế toán, Phòng Tài vụ và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ … trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn Công ty. Ký duyệt các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm và em xét kiểm tra và trình Giám đốc phê duyệt các Báo cáo Tài chính – Ngân sách theo Pháp lệnh Kế toán –Thống kê quy định. Báo cáo 1.4.2 Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung về tài chính và công tác kế toán của công ty. Giúp giám đốc chỉ đạo công tác kế toán theo đúng quy định của Nhà nước và Luật Kế toán. Giúp giám đốc ra quyết định dựa trên những số liệu kế toán, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế và tìm ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán, đảm bảo mọi hoạt động đạt kết quả cao. SVTT: Trần Thị Thanh Vân 10 Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các kế toán chi tiết thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 1.4.3 Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu dữ liệu chi tiết và tổng hợp, tổ chức thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, chính xác, trung thực nhất.Thống kê và tổng hợp số liệu khi có yêu cầu. Nhận số liệu từ các bộ phận kế toán chi tiết để kết chuyển chi phí, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp theo dõi các Tài khoản ( TK): TK 632: Giá vốn hàng bán. TK 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. …………. 1.4.4 Kế toán Giá thành: Phản ảnh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm, lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kì kiểm kê và đánh giá khối lượng công việc kiểm kê theo quy định bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng lao vụ hoàn thành. Kế toán giá thành theo dõi các TK sau: TK 621: Chi phí NVL trực tiếp. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. TK 627: Chi phí sản xuất chung. TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. ……….. SVTT: Trần Thị Thanh Vân 11 Kế toán Nguyên vật liệu GVHD: Nguyễn Đức Thoại Thanh 1.4.5 Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thanh toán với người mua, người bán, người lao động và các khoản phải trả phải nộp cho Nhà nước Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ kế toán đối với mỗi công trình thi công trước khi làm thủ tục thanh toán với chủ đầu tư. Thường xuyên cập nhật, theo dõi các khoản công nợ phát sinh của từng đối tượng và theo từng tài khoản liên quan. Đôn đốc các bộ phận có liên quan thu thập chứng từ đầu vào các dự án, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Hoàn thành các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên. Kế toán thanh toán theo dõi các Tài khoản sau: TK 131: Phải thu khách hàng. TK 138: Phải thu khác. TK 331: Phải trả người bán. TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước. TK 334: Phải trả người lao động ………….. 1.4.6 Kế toán TSCĐ Nhận và cập nhật chứng từ về Tài sản cố định (TSCĐ), kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập. Lập biên bản bàn giao và bàn giao TSCĐ và trách nhiệm sử dụng tài sản cho các bộ phận trong công ty. Tập hợp các chi phí khi sửa chữa lớn TSCĐ, lập quyết toán chi sửa chữa hoàn thành. Cập nhật theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảm theo từng tháng, từng năm. Xác định thời gian khấu hao theo khung quy định của Nhà nước, tính hao mòn TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao từng tháng cho các bộ phận để hạch toán. Lập biên bản thanh lý TSCĐ, lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, hồ sơ TSCĐ. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ. Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm, cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kế toán. Kế toán TSCĐ theo dõi các tài khoản sau: TK 211: TSCĐ hữu hình. TK 213: TSCĐ vô hình. TK 214: Hao mòn TSCĐ. …….. 1.4.7 Kế toán NVL và CCDC: Cập nhật, kiểm tra nghiệp vụ nhập , xuất, tồn Nguyên vật liệu (NVL) và công cụ dụng cụ (CCDC). Kiểm kê NVL và CCDC theo quy định, đối chiếu với thủ kho và đề xuất xử lý các trường hợp sai phạm nếu có. SVTT: Trần Thị Thanh Vân 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan