Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an ( www.sites.google.com/site/...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
38
350
64

Mô tả:

b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an MỤC LỤC Trang A- Mở đầu. 3 1. Lí do chọn đề tài. 3 2. Tình hình nghiên cứu. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4 4. Mục đích nghiên cứu. 4 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4 6. Bố cục bài tập lớn. 4 B – Nội dung. 6 Chương 1: Lí luận chung về Hội đồng nhân dân. 6 1.1. Khái niệm về Hội đồng nhân dân. 6 1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân. 6 1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. 7 1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. 9 1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân. 9 1.4.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân. 10 Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân 13 cấp tỉnh. ( Liên hệ Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 - 2011 ). 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. 13 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ 14 An: 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh 14 Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011) 2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 15 2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 16 2.2.1.3. Các tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. 17 2.3. Tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An 18 1 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an (Năm 2008) 2.3.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV. 18 2.3.2. Hoạt động công tác tiếp dân. 19 2.3.3. Nội dung hoạt động tại kì họp. 19 2.3.4. Hoạt động thẩm tra giám sát hoạt đông của các Ban ngành. 22 2.4. Nhận xét về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ 25 An. 2.5. Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 26 2.5.1. Những tồn tại, thiếu sót. 26 2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót. 28 2.5.3. Giải pháp khắc phục. 29 2.6. Phương hướng và một số kiến nghị. 30 2.6.1. Phương hướng hoạt động. 30 2.6.2. Một số kiến nghị. 31 C – KẾT LUẬN. 34 D - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 2 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an A – MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Hội đồng nhân dân là cơ quan Đại biểu của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. vì vậy ở bất kì thời điểm nào cũng phải chú ý đổi mới tổ chức va hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay thì viêc xây dựng tổ chức và đề ra phương hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân trở nên vô cùng cấp thiết. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Việc nghiên cứu về tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân trong xã hội ngày nay không phải là bây giờ mới đặt ra mà từ lâu đã được các học giả, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học hết sức quan tâm như : Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (2007). Đề tài “Nghiên cứu nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh’’. TS Đỗ Ngọc Hải (2007). “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta hiện nay”. TS Mai Đức Lộc (2008). “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tại thành phố Đà Nẵng” Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh (2006). “Đổi mới tổ chức và hoạt động văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính của thành phố Hồ Chí Minh”. 3 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an ……… 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài tập lớn là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Phạm vi nghiên cứu là Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (Khoá XV, nhiệm kì 2004 - 2011). Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 (sửa đổi). Do hạn chế về mặt thời gian, hơn nữa bản thân còn là một sinh viên, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, khả năng vận dụng các nguồn tư liệu hết sức khó khăn. Cho nên bài tập lớn của tôi còn dừng lại ở nghiên cứu bước đầu. 4. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của bài tập lớn là nhằm làm nổi bật những ưu điểm, những hạn chế trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng từ đó thấy được cần thiết để xây dựng, đổi mới ở bộ phận nào và xây dựng đổi mới như thế nào. Để phù hợp với tình hình của xã hội trong xu thế hội nhập. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu: Do còn nhiều hạn chế và khó khăn về nguồn tài liệu cũng như các số liệu thực tế…cho nên để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này tôi chủ yếu dùng các tài liệu: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (2003); Luật Hiến Pháp Việt Nam (1992); Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp; một số tài liệu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, một số tư liệu khác trên mạng Internet, cùng với giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam. Làm đề tài thuộc lĩnh vực luật Hiến pháp Việt Nam nên khi tiến hành nghiên cứu, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. 6. Bố cục bài tập lớn: 4 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của bài tập lớn chia làm 2 chương: Chương 1: Lí luận chung về Hội đồng nhân dân. 1.1. Khái niệm về Hội đồng nhân dân. 1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân. 1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. 1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. 1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân. 1.4.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân. Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. ( Liên hệ Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 2011 ). 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011) 2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 2.2.1.3. Các tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. 2.3. Tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (Năm 2008) 2.3.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV. 2.3.2. Hoạt động công tác tiếp dân. 2.3.3. Nội dung hoạt động tại kì họp. 2.3.4. Hoạt động thẩm tra giám sát hoạt đông của các Ban ngành. 2.4. Nhận xét về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. 2.5. Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 5 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an 2.6. Phương hướng và một số kiến nghị. 2.6.1. Phương hướng hoạt động. 2.6.2. Một số kiến nghị. B – NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1.1. Khái niệm về Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. 1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân. Vị trí tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định tại điều 119, điều 120 hiến pháp năm 1992 và cụ thể hoá tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Vam khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Hội đồng nhân dân là cơ quan Đại biểu của nhân dân ở địa phương, do nhân dân ở địa phương bầu ra, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hơp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành lập. Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi địa phương mình. Hội đồng nhân dân trong nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm 6 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an vững nhưng đặc điểm của địa phương, do đó mà nắm và quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân còn là một tổ chức có tính chất quần chúng, bao gồm các đại biểu của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công dân, nông dân trí thức ưu tú cùng nhau bàn bạc và giải quyết mọi công việc quan trọng của địa phương. Hội đồng nhân dân không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. Hội đồng nhân dân một mặt phải chăm lo xây dựng địa phương về mọi mặt, đảm bảo phát triển Kinh tế và văn hoá nhằm nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, mặt khác phải hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao cho. Xuất phát từ những quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 thì Hội đồng nhân dân có 3 chức năng chủ yếu sau đây: Một là, quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, như quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về Kinh tế - xã hội, củng cố Quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; Hai là, đảm bảo thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương; Ba là, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. 1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng nhất của địa phương. Hội đồng nhân 7 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an dân được Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 giao cho nhiều nhiệm vụ và quyền hạn nhằm thực hiện công cuộc xây dựng địa phương về mọi mặt và góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, thực hiện thắng lợi của công cuộc đổi mới. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân được quy định tại điều 1, điều 3, điều 7, điều 9, điều 10 của luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương. Hội đồng nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cầp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 8 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lí nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết và giám sát việc thực hiện các Nghị quyết đó. 1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. 1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân. Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (2003) tại điều 4, điều 5, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân được quy định: - Hội đồng nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây. + Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh). + Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). + Xã, phường, thi trấn (gọi chung là cấp xã). - Số lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân và thể thức bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Luật bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân quy định. - Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân được quy định như sau. + Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Uỷ viên Thường trực; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. + Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các Ban của Hội đồng nhân dân. 9 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban Kinh tế và ngân sách; Ban Văn hoá - xã hội; Ban Pháp chế; Nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban Dân tộc. Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai Ban; Ban Kinh tế xã hội; Ban Pháp chế. Số lượng thành viên của mỗi Ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên của các Ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp. 1.4.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân: Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Hiến pháp và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã quy định, Hội đồng nhân dân hoạt động theo các hình thức sau. 1.4.2.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân: Các kì họp chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, bởi vì, đó là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm 2 kì. Ngoài kì họp thường lệ Hội đồng nhân dân còn tổ chức các ki họp chuyên đề hoặc kì họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số Đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp yêu cầu. 1.4.2.2. Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân: Theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định Thường trực Hội đồng nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực sau. - Triệu tập và chủ toạ các kì họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kì họp của Hội đồng nhân dân.; 10 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an - Đôn đốc, kiểm tra ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; - Điều hoà hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân, xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kì họp gần nhất; giữ mối liên hệ với Đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp các chất vấn của Đại biểu hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân; - Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hơp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kì họp của Hội đồng nhân dân; - Phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp; - Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 1.4.2.3. Hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân: Các Ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể của các Đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các Ban của Hội đồng nhân dân hoạt đông trên các lĩnh vực sau; - Tham gia chuẩn bị các kì họp của Hội đồng nhân dân. - Thẩm tra các báo cáo đề án do Hội đồng nhân dân Hoặc thường trực Hội đồng nhân dân phân công; - Giúp Hội đồng nhân dân giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; - Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi 11 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; - Báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết; 1.4.2.4. Hoạt động của các Đại biểu Hội đồng nhân dân: Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực như. - Tham dự các kì họp của Hội đồng nhân dân; - Tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân; - Liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập phản ánh và nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với cử tri; báo cáo hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân với cử tri; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. - Sau mỗi kì họp Hội đồng nhân dân thì báo cáo kết quả kì họp với cử tri; phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân vận động và cùng với nhân dân thực hiện nghị quyết. - Khi có đơn khiếu nại tố cáo, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền theo dõi và giải quyết, đôn đốc theo dõi giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại tố cáo biết. 12 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH. ( LIÊN HỆ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN NHIỆM KÌ 2004 – 2011) 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với diện tích16.498,5 km2, dân số là 3.103.400 người (sơ lược năm 2007 của tổng cục thống kê), bao gồm các dân tộc như Kinh, Thái, H’mông, Ơđu… Tỉnh Nghệ An có 1 Thành phố: TP Vinh; 2 Thị xã: TX Cửa Lò, TX Thái Hoà; và 17 Huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kì, Anh Sơn, Con cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kì Sơn. Về toạ độ địa lí tỉnh Nghệ An nằm từ 18033 ’10’’ đến 19 024’43’’ vĩ độ Bắc và từ 103052’53’’ đến 105045 ’50’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đương biên dài 92,6 km; phía Tây giáp với nước bạn Lào với đường biên dài 419 km; phía Đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 82 km. 13 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động của gió Tây Nam phân ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 11 đến tháng 3), mùa khô (tháng 4 đến tháng 10). Địa hình 83% là đồi núi, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và các cửa sông lớn. Nghệ An có nhiều mỏ khoáng sản ví trữ lượng lớn như: Thiếc, sắt, đá vôi, đất sét, cao lanh... Tỉnh Nghệ An có mạng lưới giao thông tương đối phát triển với các tuyến đương huyêt mạch như tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay Vinh... Bên cạnh đó thì còn có một khối lượng cơ sở vật chất khá hoàn thiện như các trạm ngiên cứu, trại giống, trại nuôi trồng, nhà máy chế biến, xí nghiệp sản xuất, cầu cống… Ngoài các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thì tỉnh Nghệ An còn có các chính sách đầu tư phát triển của cả trong nước và nước ngoài về nhiều mặt ( kinh tế, xã hội, văn hoá…) Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội để đất nước Việt Nam phát triển cũng như những hình thành nên những khó khăn thách thức cho việc phát triển nền kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng…của đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (có cả thuận lợi và khó khăn) đó thì vai trò của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc tổ chức và điều hoà hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, văn hoá tư tưởng, giáo dục y tế… cho nhân dân trong tỉnh nhằm đưa Nghệ An trở thành một tỉnh phát triền của cả nước. 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011) 14 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an - Theo báo cáo kết quả bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011 thì tổng số Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là 94 người. + Trong đó: Nam: 70 (đạt 74,47%) Nữ: 24 (đạt 25,53%) Dân tộc thiểu số: 12 (đạt 12.8%) + Trình độ: Tôn giáo: 03 (đạt 3.19%) Đại học: 56 ( đạt 59.57%) Trên đại học: 13 (đạt 13.83%) Trung cấp: 11 (đạt 11,7%) Sơ cấp: 2 (đạt 2,12%) Từ đầu nhiệm kì đến nay (30/4/2009) có 5 vị đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển công tác gồm: - Ông Lê Doãn Hợp - Ông Nguyễn Đăng Thành - Ông Nguyễn Hồng Trường - Ông Nguyễn Cảnh Hiền - Ông Hoàng trọng Hưng đến nay Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011 còn 89 người. Tại kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và phân Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh như sau: 2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: Tại kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ra thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm: - Ông Lê Doãn Hợp – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. 15 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an - Bà Bùi Thị Thu Hương – Tỉnh Uỷ viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. - Ông Nguyễn Văn Trị – Uỷ viên thường trực Hội đông nhân dân tỉnh. Sau khi ông Lê Doãn Hợp được Trung ương điều động đi nhận nhiệm vụ mới , Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã bầu ông Nguyễn Thế Trung giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011. vậy Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV hiện nay gồm các Ông, Bà như sau. - Ông Nguyễn Thế Trung – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đông nhân dân tỉnh. - Bà Bùi Thị Thu Hương – Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. - Ông Nguyễn Văn Trị – Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: a/ Ban Kinh tế - ngân sách Hội đông nhân dân tỉnh: TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Nguyễn Văn Trị Trưởng ban Chuyên trách 2 Hồ Sĩ Đồng Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 3 Phan Thanh Tỉnh Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Phạm Anh Tuấn Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Hoàng Đăng Hảo Thành viên 6 Võ Viết Thanh Thành viên 7 Nguyễn Hữu Phàng Thành viên 8 Nguyễn Văn Độ Thành viên 9 Phan Văn Tân Thành viên 10 Phạm Văn Tấn Thành viên 16 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an b/ Ban Văn hoá - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh: TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Hoàng Xuân Lương Trưởng ban Kiêm nhiệm 2 Hoàng Thị Quỳnh Anh Phó Trưởng ban Chuyên trách 3 Nguyễn Thị Liên Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Nguyễn Hữu Lâm Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Lương Minh Dần Thành viên 6 Nguyễn Văn Phước Thành viên 7 Hoàng Trọng Hưng Thành viên 8 Lê Thái Hoà Thành viên 9 Nguyễn Xuân Sáu Thành viên 10 Cao Văn Chính Thành viên Chuyển công tác c/ Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh: TT Họ và tên Chức vụ Ghi chú 1 Đậu Đình Liễu Trưởng ban Kiêm nhiệm 2 Trần Văn Mão Phó Trưởng ban Chuyên trách 3 Nguyễn Thư Thái Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Cao Xuân Khuông Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Vũ Thị Mai Duyên Thành viên 6 Nguyễn Hồng Nhị Thành viên 7 Cao Đăng Vĩnh Thành viên 8 Nguyễn Quang Hạnh Thành viên 9 Nguyễn Văn Phước Thành viên 10 Trần Hữu Dung Thành viên 17 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an d/ Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh: Họ và tên TT Chức vụ Ghi chú 1 Vi Xuân Tuyết Trưởng ban Chuyên trách 2 Lê Trường Danh Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 3 Cụt Thi Nguyệt Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 4 Vi Lưu Bình Phó Trưởng ban Kiêm nhiệm 5 Lô Chí Kiêm Thành viên 6 Vi Thị Huệ Thành viên 7 Vừ Mái Lìa Thành viên 8 Lương Thị Vân Thành viên 9 Vi Xuân Giáp Thành viên 2.2.1.3. Các tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh: Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An có tổng số 89 Đại biểu được chia làm 19 tổ. TT Tổ Số lượng Đại biểu Tên tổ I Hưng Nguyên 3 II Nghi Lộc 6 III Quỳnh Lưu 8 IV Diễn Châu 8 V Thị xã Cửa Lò 3 VI Quế Phong 3 VII Quỳ Châu 3 VIII Anh Sơn 4 IX Quỳ Hợp 4 X Yên Thành 7 XI Đô Lương 5 18 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an XII Thanh Chương 7 XIII Con Cuông 3 XIV Tương Dương 2 XV Nam Đàn 4 XVI Thành phố Vinh 7 XVII Tân Kì 4 XVIII Nghĩa Đàn và Thị xã Thái Hoà 5 XIX Kì Sơn 3 2.3. Tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Năm 2008) 2.3.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV. Các kì họp của Hôi đồng nhân dân chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt đông của Hội đồng nhân dân.Trong năm 2008 Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức 3 Kì họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Kì họp thứ 12 (kì họp bất thường) diễn ra từ 6 đến 9 tháng 2 năm 2009. Kì họp thứ 13 diễn ra từ 1 đến 4 tháng 6 năm 2008. Kì họp thứ 14 diễn ra từ 17 đến 20 tháng 12 năm 2008. 2.3.2. Hoạt động công tác tiếp dân. Công tác tiếp dân; tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại. Tính từ đầu năm 2008 cho đến ngày 15/11/2008 Thường trực Hội đồng nhân dân đã tiếp dân 5.072 lượt người; Tiếp nhận và xử lí 4.870 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị…trong đó số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết là 1.465 vụ việc, đã giải quyết 1.367 vụ việc, đạt tỉ lệ 93,3%. 2.3.3. Nội dung hoạt động tại kì họp. 19 b¸o c¸o thùc tËp t¹i héi ®ång nh©n d©n tØnh nghÖ an - Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét, quyết định và ban hành nhiều chủ trương chính sách góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2008 trên địa bàn tỉnh. - Thường trực HĐND trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế chính sách, văn hoá giao dục, an ninh quốc phòng… - Tại 2 kì họp thứ 12 diễn ra từ ngày mồng 6 đến ngày mông 9 tháng 2 năm 2008 và kì họp thứ 13 diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 4 tháng 6 năm 2008 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 9 nghị quyết, cụ thể như sau: Nghị quyết số 236/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về việc xác nhận kết quả miễn nhiệm chức vụ Uỷ viên UBND tỉnh nhiệm kì 2004-2009. Nghị quyết số 237/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về việc xác nhận kết quả bầu cử bổ sung uỷ viên UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kì 2004-2009. Nghị quyết số 238/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về nhiệm vụ năm 2009. Nghị quyết số 239/2008/NQ-HĐND ngày 9/2/2008 về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2007. Nghị quyết số 240/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2009. Nghị quyết số 241/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Nghị quyết số 242/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 thông qua nguyên tắc định giá và phê duyệt khung giá các loại đất để xây dựng bảng giá đất năm 2009 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 244/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển, ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghị quyết số 245/2008/NQ-HĐND ngày 4/6/2008 về việc thông qua “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan