Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tiểu luận giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham ...

Tài liệu Bài tiểu luận giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông hiện nay

.PDF
33
1954
104

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT NHỊ CHIỂU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài Giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của học sinh THPT hiện nay Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi Nhóm thực hiện: 1. Lê Gia An Nhóm trưởng 2. Nguyễn Thùy Linh Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Đậu Hải Dương, ngày 14 tháng 10 năm 2015 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN ………………………………………………….3 Phần I: Tổng quan vấn đề ……………………………………………………….4 1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………5 1.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………….5 1.3. Cơ sở thực hiện đề tài………………………………………………………….6 1.3.1. Cơ sở khoa học………………………………………………………………6 1.3.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………8 1.4. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………..9 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn …………………………………………………9 1.6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………………………………………………….9 1.7. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………10 1.8. Tính sáng tạo của đề tài ……………………………………………………….10 Phần II: Kết quả và thảo luận. 2.1. Thực trạng của việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện 2.2. Nguyên nhân…………………………………………………………………..11 2.2.1. Từ bản thân………………………………………………………………….14 2.2.2. Từ gia đình…………………………………………………………………..15 2.2.3. Từ phía nhà trường…………………………………………………………..16 2.2.4. Từ xã hội……………………………………………………………………..17 2.3. Hậu quả của việc đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm……….17 2.4. Giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm của học sinh…...19 2.4.1. Bản thân tự cảm ……………………………………………………………..19 2.4.2. Gia đình làm gương…………………………………………………………..20 2.4.3. Nhà trường định hướng………………………………………………………21 2.4.4. Xã hội chung tay……………………………………………………………..25 III. Kết luận và khuyến nghị……………………………………………………...29 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………….30 Phụ lục……………………………………………………………………………...31 1 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ là THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Xe đạp điện và xe máy điện………………………………………………6 Hình 1.2. Cấu trúc tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm…………………………………….7 Hình 1.3. Cẩn trọng với xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ………………….9 Hình 2.1. Hình ảnh cắt ra từ video clip……………………………………………..11 Hình 2.2. Học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ……………………......12 Hình 2.3. Học sinh đi xe chở quá số người qui định, đội mũ không cài quai………13 Hình 2.4. Phụ huynh không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm…………………15 Hình 2.5. Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức điều trị cho bệnh nhân…………………...18 Hình 2.6. Tai nạn do xe đạp điện……………………………………………………19 Hình 2.7. Cách tham gia giao thông…………………………………………………20 Hình 2.8. Tiết chào cờ đầu tuần của trường…………………………………………22 Hình 2.9. Chọn mũ bảo hiểm an toàn………………………………………………..22 Hình 2.10. Bản cam kết……………………………………………………………...23 Hình 2.11. Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm…………………….23 Hình 2.12. Danh sách học sinh vi phạm nội quy…………………………………….24 Hình 2.13. Cuộc thi An toàn cùng xe đạp điện………………………………………25 Hình 2.14. Cảnh sát giao thông xử phạt học sinh không đội mũ bảo hiểm………….25 Hình 2.15. Học sinh trường THPT Nhị Chiểu chấp hành quy định về an toàn giao thông……27 2 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu khoa học chân chính không thể thiếu tri thức và ngọn lửa của lòng say mê. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của mọi người xung quanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng . Trong quá trình nghiên cứu thực hiện ý tưởng, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của cơ quan, đơn vị sau: - Trường THPT Nhị Chiểu, huyện Kinh Môn, Hải Dương - Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, Hải Dương - Trường THPT Trần Quang Khải, huyện Kinh Môn, Hải Dương Nhóm tác giả chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu các nhà trường, các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài này. 3 TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN “Giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của học sinh THPT hiện nay” là đề tài nghiên cứu vấn đề mang tính xã hội và hành vi với đối tượng học sinh trung học phổ thông. Ý tưởng đề tài xuất phát từ một thực trạng đang rất “nóng” trong đời sống xã hội: đó là vấn đề an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy điện. Vì sao chiếc mũ bảo hiểm hữu ích kia lại bị các bạn học sinh từ chối? Cần phải làm gì để giảm thiểu những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc và chiếc mũ bảo hiểm sẽ là người bạn thân thiết đồng hành trên hành trình chinh phục tri thức của các bạn học sinh? Từ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và từ phương pháp quan sát, thu thập thông tin, thống kê số liệu, kiểm chứng, đề tài đã hướng tới mục tiêu là chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của học sinh THPT hiện nay. Kết quả, đề tài đã phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm ở đối tượng nghiên cứu và đưa ra bốn giải pháp có khả năng ứng dụng, có tính khả thi trong thực tiễn. Đề tài thể hiện niềm đam mê nghiên cứu khoa học và ý thức trách nhiệm trước một vấn đề đang có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. 4 PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân loại đã bước vào kỉ nguyên mới, một kỉ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học tập, trau dồi kiến thức và tiếp cận với các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Có một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay phần lớn cũng là do những phát minh của con người. Một trong số đó là sự phát minh ra các phương tiện giao thông. Theo thời gian, các phương tiện giao thông được cải tiến giúp cho con người đi lại được thuận tiện. Chính vì vậy mà hiện nay ta ít khi bắt gặp hình ảnh các em học sinh tung tăng cắp sách đến trường. Thay vào đó là các em được gia đình đưa đến trường bằng những phương tiện khác nhau hoặc tự các em điều khiển các phương tiện như xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí là cả xe gắn máy. Điều đó đã phần nào cho thấy sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Nhưng đồng thời cũng khiến nhiều người không khỏi băn khoăn khi thấy những hình ảnh không đẹp, phản ánh ý thức của một số học sinh khi tham gia giao thông. Đi khắp các nẻo đường gần xa từ nông thôn đến thành thị ta đều bắt gặp những khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” hay “Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”. Thế nhưng bên cạnh những học sinh biết lắng nghe, có ý thức tham gia giao thông, luôn nghĩ đến sự an toàn của bản thân và mọi người thì còn có những bạn học sinh không đoái hoài hay quan tâm gì đến những khẩu hiệu, biển báo giao thông cũng như không hề quan tâm đến an toàn của chính bản thân mình và của người khác. Đối với những học sinh mắc “bệnh ngại” không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện này, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ những nguy hại đang tiềm ẩn đối với họ. Vì vậy chúng tôi quyết định nghiên cứu dự án với mong muốn đưa ra một số “Giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện của học sinh THPT hiện nay”. Chúng tôi mong rằng dự án này sẽ được mọi người biết đến, giúp cho mỗi học sinh trong chúng ta hiểu đầy đủ hơn tác dụng và lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông vốn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Từ đó góp phần hình thành văn hóa giao thông trong học sinh THPT. 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu tình trạng đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm ở lứa tuổi học sinh trung học, với các khía cạnh sau: - Thực trạng - Nguyên nhân - Hậu quả - Giải pháp 1.3. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.3.1. Cơ sở khoa học 5 Theo Điều 3, Nghị định 171/2013/ NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, xe máy điện và xe đạp điện được hiểu như sau: Xe đạp điện là xe sử dụng một động cơ điện để dẫn động thay vì động cơ đốt trong, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được. Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h Xe đạp điện Xe máy điện Hình 1.1. Xe đạp điện và xe máy điện (Nguồn Internet) Theo tình hình thực tế hiện nay thì học sinh đến trường chủ yếu bằng phương tiện xe máy điện và theo đúng quy định xe máy điện được coi như xe máy (Nghị định 71/2012/NĐ-CP (điều 1, khoản 2, mục 3, điểm i) ban hành ngày 19/9/2012 quy định: Xe máy điện thuộc phương tiện giao thông cơ giới (quy định tại điều 3, khoản 18, Luật Giao thông đường bộ). Như vậy thì loại phương tiện này bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và đăng kí biển số xe. Mặt khác với công nghệ hiện đại và nhu cầu của thị trường, xe đạp điện, xe máy điện được các nhà sản xuất thiết kế sao cho phù hợp, tiện lợi cho việc đi lại của con người. Lấy ý tưởng là pin của điện thoại Iphone 5S của hãng Apple, xe đạp điện có thể chạy tới cả trăm km mỗi lần sạc với tốc độ khá nhanh từ 20-40 km/h, thậm chí là hơn 50 km/h. Tốc độ này có thể coi gần như bằng với tốc độ của xe máy. Hơn thế nữa nguồn năng lượng cung cấp cho xe đạp điện không gây ô nhiễm môi trường như các loại xe cơ giới sử dụng xăng dầu… góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả. Dưới cái nắng gay gắt gần 400C thì xe đạp điện lại giúp việc di chuyển của các em học sinh nhanh và nhẹ nhàng hơn nhưng quan trọng là đảm bảo sức khỏe. Ở những khu đô thị đông đúc và chật chội, xe đạp điện được sử dụng như phương tiện rất hữu ích, dễ dàng di chuyển qua những khu ùn tắc. Không những vậy, xe đạp điện còn có thể chở thêm người hay hàng hóa do yên xe thiết kế rộng. Khi đi xe đạp điện ta có thể linh hoạt chuyển đổi từ chạy bằng năng lượng sang chế độ chạy bằng sức đạp, tính năng đặc biệt này chỉ có ở xe đạp điện. Vì thế khi sử dụng ta sẽ không lo lắng về vấn đề hết điện 6 khi đang tham gia giao thông. Bên cạnh những mặt lợi, xe đạp điện cũng có nhiều điểm bất tiện. Điển hình là với tốc độ 20-40km/h hay 50km/h trong khi hệ thống phanh không đảm bảo, đèn chiếu sáng yếu, động cơ không phát ra tiếng động như xe máy nên rất dễ gây nguy hiểm cho người lưu thông. Do đó khi sử dụng xe đạp điện ta cần phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội mũ khi có va đập do gặp tai nạn lúc đi xe máy, đua xe, cưỡi ngựa…Với ý nghĩ này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là “nồi cơm điện”. Tuy nhiên theo nghĩa rộng hơn: Mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao như bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu….hay các loại mũ bảo hộ lao động… Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE. Trong những thập niên gần đây, chất liệu được gia công bằng sợi cacbon để có độ bền cao và nhẹ hơn. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và nhiều nhà khoa học trong những thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này. Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm xuất hiện cùng với chiến tranh. Từ xa xưa trong những việc chiến tranh đầy nguy hiểm ác liệt, người Asyrat, Ba Tư đã tìm ra một vật dụng có thể bảo vệ đầu của binh lính: đó là chiếc mũ. Lúc đầu, chiếc mũ còn thô sơ nhưng trải qua những cuộc cải cách chiếc mũ ấy được tân trang sao cho phù hợp và tận dụng tối ưu nhất lợi ích của nó. Vào thế kỉ thứ 16-17, chiếc mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành rộng hơn. Đến năm 1914, Pháp đã chính thức coi mũ bảo hiểm là trang bị tiêu chuẩn của người lính giúp chống lại các mảnh kim loại văng ra mỗi khi pháo nổ. Lần lượt Anh, Đức, và các nước Châu Âu còn lại cũng noi theo. Ngày nay, mũ bảo hiểm dần dần thâm nhập vào đời sống chứ không đơn thuần là trang bị của quân đội, thể thao,…Công nhân và kĩ sư vào phân xưởng lúc nào mà chẳng phải đội mũ. Các vận động viên nhiều môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục…rất cần mũ bảo hiểm để an toàn. Hình 1.2. Cấu trúc tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm 7 Với cấu tạo đặc biệt: - Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng. - Trong là đệm bảo vệ được làm bằng xốp, bảo vệ đầu khi va chạm. - Quai cài và có miếng giữ cằm để cố định mũ. - Kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt. Mũ bảo hiểm có tác dụng: Giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập. Giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não. Vì vậy, người tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện, xe máy điện cũng được khuyến cáo đội mũ bảo hiểm. Tại Việt Nam, từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 bắt đầu bắt đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô xe máy trên mọi tuyến đường. Ngày 1/7/2015 bắt đầu quy định đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. 1.3.2. Cơ sở thực tiễn Do việc quản lý xe đạp điện, xe máy điện ở nước ta đến nay còn chưa thống nhất, có nơi tổ chức kiểm tra, có nơi không, nên chưa có được số liệu đánh giá cụ thể về chất lượng của loại xe này. Tuy nhiên, khi không được quản lý chặt chẽ thì chắc chắn sẽ có những vấn đề về chất lượng, độ an toàn của loại xe này mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Ưu điểm nổi bật của loại xe hai bánh gắn động cơ điện là: không trực tiếp thải ra khí gây ô nhiễm, không gây ồn, không sử dụng xăng trong thời điểm giá xăng cao... Tuy nhiên xe lắp động cơ điện cũng có một số nhược điểm như: không phát thải ra các chất độc hại khi chạy trên đường nhưng xe chạy điện vẫn có tác động xấu tới môi trường. Vì ắc quy có tuổi thọ thấp nên sau một thời gian ngắn, các ắc quy sử dụng cho xe sẽ phải thay mới. Loại “ ắc quy” này gồm có axít, chì, các chất dẻo tổng hợp khó phân hủy sẽ là một nguồn đáng kể gây ô nhiễm môi trường. PGS. TS Nguyễn Đình Hòe, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã từng cảnh báo, hàng năm, xe đạp điện có thể thải ra môi trường hàng nghìn tấn chì và hàng triệu vỏ nhựa ắc quy độc hại, nguy hiểm khó lường. Ngoài ra, việc sản xuất điện năng tại các nhà máy nhiệt điện để cung cấp cho xe, cũng là nguồn gây ô nhiễm; nguồn dự trữ năng lượng bị hạn chế nên loại xe này chỉ có thể hoạt động trong cung độ không lớn; thời gian nạp điện cho ắc quy lâu hơn nhiều so với việc bơm nhiên liệu vào thùng ở các xe thông dụng. Đối với các xe hoạt động ở khu vực nhiệt đới nóng ẩm lại hay bị ngập lụt như Việt Nam thì dễ xảy ra hư hỏng đối với động cơ điện cũng như các bộ phận điều khiển điện tử khác. Và cuối cùng, tuổi thọ của phần lớn các loại ắc quy dùng cho xe gắn động cơ điện chưa cao, sau một thời gian ngắn lại phải thay thế. Đây cũng là một vấn đề phải tính toán. Mặt khác việc phân biệt xe đạp điện thật và giả là rất khó. Trên thực tế, thị trường xe đạp điện hiện nay có tới 90% là hàng Trung Quốc được nhập vào Việt Nam với giá chỉ 2- 3 triệu đồng. Rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã gắn mác quảng cáo là hàng chính hãng, sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông để đội giá cao hơn. Khi đến tay người tiêu dùng, những loại xe này thậm chí có giá lên đến 10 triệu đồng 8 và hơn thế nữa. Nếu xe hỏng, cần bảo hành họ lại dễ dàng "hóa trang" với đủ mọi lý do, vì với họ quan trọng nhất là xe bán được giá, tiền đã vào túi. Hình 1.3. Cẩn trọng với xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ. (nguồn vtv) Như trên đã nói, hiện nay ở nước ta rất nhiều xe điện hai bánh có tốc độ lớn tới 50 km/h, nguy cơ gây mất an toàn cao. Vì vậy để bảo vệ cho tính mạng của mình, thì dù có quy định hay không, nhưng khi đã ngồi trên loại xe này, chúng ta cần phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng trên thực tế thì có rất nhiều người trong đó đặc biệt là đối tượng học sinh THPT điều khiển loại phương tiện này không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm thời trang vô tư phóng với tốc độ cao đến trường. Chính vì thế mà đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy đã đến lúc chúng ta cần gióng lên một hồi chuông để thức tỉnh họ. Đừng từ chối chiếc mũ bảo hiểm vì nó mang lại sự an toàn cho chính các bạn. 1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xuất phát từ thực tế: Nhiều học sinh THPT không có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện. - Mục đích nghiên cứu của dự án là: Tìm ra giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm của học sinh. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nhằm đóng góp giải pháp giáo dục ý thức tham gia giao thông của học sinh trong bối cảnh hiện nay, góp phần xây dựng thế hệ người Việt trẻ không chỉ có trình độ tri thức đáp ứng yêu cầu thời đại mà còn có lối sống văn minh, có ý thức trách nhiệm với các vấn đề xã hội. Đề tài giúp các bậc cha mẹ, nhà trường, nhà chức trách có góc nhìn gần hơn, hiểu hơn về thực trạng cũng như hậu quả nặng nề của tai nạn giao thông để từ đó nâng cao ý thức nhắc nhở hiệu quả, kịp thời. 1.6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9 Với khả năng của độ tuổi, nhóm tác giả chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện ở học sinh trung học, lứa tuổi mới lớn và đang tập làm người lớn, khoảng 15 đến 18 tuổi, 1.7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: - Thu thập thông tin (qua quan sát thực tiễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng). - Điều tra, thăm dò ý kiến, lấy số liệu. - Thống kê số liệu, đối chiếu, phân tích. 1.8. TÍNH SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI Vì sao giới trẻ ngày nay hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm nhưng lại tìm đủ mọi cách để từ chối nó? Câu hỏi này đã được nhiều người đặt ra và câu trả lời cũng có rất nhiều trên báo giấy, báo mạng, trên các chương trình truyền hình. Ở đề tài này, tính mới là: - Nghiên cứu vấn đề ở một phạm vi hẹp, đối tượng HS trung học, và dưới cách thức tiếp cận, lý giải, đề xuất của một nhóm tác giả cùng độ tuổi đối tượng nghiên cứu. - Đề tài xuất phát từ thực tiễn và đưa ra những giải pháp khả thi với tình hình thực tiễn, đặc biệt với lứa tuổi học đường. 10 PHẦN II KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. THỰC TRẠNG KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI ĐI XE ĐẠP ĐIỆN, XE MÁY ĐIỆN Ở HỌC SINH THPT HIỆN NAY Vào thời điểm học sinh đến trường và giờ tan học bên cạnh những bạn nữ sinh THPT thướt tha với tà áo dài trắng đang đạp xe thật duyên dáng thì vẫn còn những học sinh cả nam, cả nữ tóc tai phấp phới, đầu không đội mũ bảo hiểm ngồi trên những chiếc xe đạp điện, xe máy điện đa chủng loại, rực rỡ sắc màu, đủ mọi kiểu dáng cứ vô tư phóng vù vù trên đường mà không hề bận tâm đến một ai. Nhiều người thấy vậy không những không nhắc nhở mà còn khuyến khích. Họ còn chê bai việc đội mũ bảo hiểm là cổ hủ, là xấu. Chẳng rõ các bạn ấy có nhận thấy rằng tham gia giao thông như vậy là rất nguy hiểm. Nguy hiểm cho chính mình và những người xung quanh.Thậm chí còn có những học sinh không những không đội mũ bảo hiểm mà còn đi lạng lách, đánh võng….giữa dòng người đi lại hay cả trên vỉa hè dành cho người đi bộ. Gần đây, tình trạng này đã gây ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc. Cảnh người đầu bạc tiễn người đầu xanh đã khiến cả xã hội phải “bật tiếng khóc lòng”. Ai dám bảo văn minh là thế! Hình 2.1. Hình ảnh cắt ra từ video clip: Hai nữ sinh Vĩnh Phúc không đội mũ bảo hiểm đèo nhau trên xe đạp điện liên tục nghiêng người đánh võng, cạ gầm xe xuống mặt đường. Nhiều người đã phát hoảng khi biết cô bé ngồi sau xe đạp điện sinh năm 2000. Trong khi nữ sinh cầm lái được cho là thuộc lứa 9X. (Nguồn YouTube) Nhìn sâu hơn vào cuộc sống hàng ngày, hiện tượng học sinh đến trường không đội mũ bảo hiểm chỉ được mọi người coi là vấn đề nhỏ, mang tính đơn giản, tầm thường. Các cô các cậu học trò dành nhiều thời gian “lướt internet” để tìm hiểu tường tận về những chiếc mũ thời trang, về mốt, về những trào lưu đang được thịnh hành và cả vô số vấn đề mà giới trẻ cho là “hot”. Việc làm ấy cũng chỉ đơn thuần là thỏa mãn niềm đam mê, mong muốn mình đẹp hơn, nổi bật hơn, nhận được nhiều sự chú ý hơn của bạn bè và mọi người xung quanh. Chính vì thế, những chiếc mũ bảo hiểm trông 11 như nồi “cơm điện kia” đã trở thành nỗi ám ảnh của biết bao thế hệ học sinh. Có không ít học sinh biết rõ ngày sản xuất, hãng, chất lượng hay giá cả đắt đỏ của một chiếc mũ mốt mà họ đang săn tìm nhưng khi hỏi về thông tin về một chiếc mũ bảo hiểm bình thường đơn giản thì họ lại không biết. Có thể chưa hẳn là vô ý thức nhưng biết đâu đó lại là mầm mống của việc không bao giờ đội mũ bảo hiểm bởi từ thái độ thờ ơ, không quan tâm và rồi không bao giờ đội mũ bảo hiểm là một khoảng cách không xa. Quan sát rộng hơn, người ta không khỏi giật mình khi thấy hiện tượng này đang trở thành lối sống của đa số học sinh. Hằng ngày, phải tận mắt chứng kiến những cảnh học sinh “đầu trần” đi dàn hàng, thậm chí vượt đèn đỏ dẫn đến tai nạn giao thông mà nhiều người phải rợn tóc gáy. Bác Nguyễn Văn Tài nhà ở gần đường tỉnh lộ chạy qua thị trấn Phú Thứ cho biết : “Hằng ngày tôi chứng kiến rất nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của một số học sinh chưa tốt. Nhiều học sinh chưa tự giác thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng khi tham gia giao thông hoặc chỉ thực hiện hình thức .” Hình 2.2. Học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm (Nguồn Internet) Đáng báo động hơn, tình trạng học sinh chống đối không đội mũ bảo hiểm bằng nhiều hành vi tinh vi hơn. Có học sinh nói rằng chưa bao giờ nghe thấy quy định phải đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe đạp điện. Khi chúng tôi đề cập tới vấn đề này thì có ý kiến cho rằng đội mũ bảo hiểm với phương tiện xe đạp điện là điều vô lí: “Tôi đi xe đạp điện lâu rồi nhưng có thấy chú cảnh sát nào phạt vì không đội mũ bảo hiểm đâu. Nếu đi xe đạp điện mà phải đội mũ bảo hiểm thì thà tôi đi “xe đạp thường” hay xe bus còn hơn” (Một bạn học sinh cho biết). Rồi rất nhiều lí do khác được các bạn đưa ra nhằm bao biện cho hành vi trái quy định của mình như: xe đạp điện thì cũng là xe đạp không phải đội mũ bảo hiểm hoặc các bạn ở trường cũng chẳng ai đội, một người đội sẽ thành kì quái...Chúng tôi còn bất ngờ hơn khi có bạn còn chia sẻ “bí quyết” để tránh không bị phạt nếu bị lực lượng công an kiểm tra: “Nếu gặp cảnh sát giao thông thì tớ sẽ đạp xe hay rút chìa. Như vậy thì sẽ là đi xe đạp chứ không phải đi xe đạp điện nữa rồi. Đi qua khu vực kiểm tra thì lại tra chìa khóa vào rồi đi thôi”. Chưa hết khi Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định kế hoạch triển khai công tác tuyên 12 truyền, giáo dục pháp luật về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông, trường nào cũng phải thực hiện thì việc trốn tránh ngày càng tinh vi. Đi dọc đường theo chân những cô cậu học trò chúng tôi thấy những chiếc mũ bảo hiểm rực rỡ treo lơ lửng ở đầu xe, hay ý thức hơn một chút là mũ bảo hiểm đội trên đầu nhưng không cài quai. Khi đến gần cổng trường nhìn thấy các thầy các cô đứng bắt phạt những học sinh vi phạm thì những học sinh này mới lấy mũ ra đội ngay lên đầu để tránh bị phạt, “bịp bợm” qua mắt các thầy cô. Phải chăng sự vô ý thức đã ăn sâu và đang hủy hoại một bộ phận học sinh hiện nay. Hình 2.3. Học sinh đi xe chở quá số người qui định, đội mũ không cài quai (Nguồn Internet) Không đội mũ bảo hiểm ở học sinh trung học có phải chỉ xuất hiện ở thành thị? Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra biểu hiện không đội mũ bảo hiểm ở học sinh THPT trên địa bàn huyện Kinh Môn- một huyện miền núi, trường học xa nơi sinh sống. Trên cơ sở phát ra 1000 phiếu khảo sát cho học sinh các trường THPT Nhị Chiểu, THPT Kinh Môn II, THPT Trần Quang Khải nhóm nghiên cứu thu được kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát về cảm xúc, thái độ của học sinh THPT trước một số tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống Luôn luôn đội mũ bảo hiểm Đội mũ bảo hiểm chống đối, hình thức Không bao giờ đội Số lượng % Số lượng % Số lượng % 130 13% 320 32% 550 55% Bảng số liệu về kết quả điều tra được thể hiện trên biểu đồ dưới đây: 13 13% 55% 32% Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy ý thức chấp hành quy định an toàn khi đi xe đạp điện, xe máy điện của học sinh là chưa cao. Chỉ có 13% số bạn được hỏi là tự nguyện đội mũ bảo hiểm và khi ngồi lên xe là đội mũ bảo hiểm. Còn 32% số bạn thì khẳng định mình đội là do nhà trường xử phạt chứ bản thân thì không muốn đội hoặc đội một cách chống đối hình thức, gần tới cổng trường mới đội để được vào trường. Có tới 55% các bạn phớt lờ quy định và cương quyết không đội mũ bảo hiểm. Không đội mũ bảo hiểm được chọn trên khảo sát phản ánh về nguy cơ cái xấu, cái nguy hại trong ý thức học sinh có chiều hướng gia tăng. Khảo sát trên chưa phải là tất cả nhưng nó cho thấy phần nào ý thức của con người hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻthế hệ tương lai của đất nước. Hành vi không tốt này sẽ dần len lỏi các nơi và nhanh chóng phát triển như những hành động không tốt khác nếu chúng ta không có những quy định chặt chẽ và nghiêm khắc hơn. 2.2. NGUYÊN NHÂN Vì sao ngày càng nhiều đối tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện? Vì lí do nào mà những thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước lại trở lên thiếu ý thức như vậy? Có rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan đến khách quan được khái quát như sau: 2.2.1. Từ bản thân Trước hết phải nói ngay rằng, cũng có nhiều học sinh không đội mũ bảo hiểm là do sự bất tiện của mũ bảo hiểm. Nhiều học sinh đều có ý kiến chung: Mũ bảo hiểm rất nặng gây vướng víu cho người đội, không những vậy mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng còn còn làm hỏng tóc, gây gàu, tạo ra mùi hôi khó chịu. Khi trời nắng nóng đã vậy còn khi lúc trời mưa xe để ngoài trời mũ bảo hiểm bị ướt đội nên sẽ bị ướt tóc. Ngoài ra mũ bảo hiểm còn to và cứng mang theo rất bất tiện,… Từ những lý do mà qua tổng hợp kết quả khảo sát thì có tới 87% tổng số học sinh từ chối chiếc “ nồi cơm điện”, bày tỏ rõ thái độ không thích đội mũ bảo hiểm. 14 Hiện nay, mũ bảo hiểm đã được cải tiến, ngày càng nhẹ hơn, mẫu mã đa dạng với nhiều màu sắc hơn nhưng vẫn có nhiều học sinh vẫn không muốn chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Bạn Trần Xuân Quỳnh, học sinh lớp 10A trường THPT Nhị Chiểu nói rõ quan điểm: “ Mặc dù mũ bảo hiểm được cải tiến và mẫu mã đẹp hơn, thời trang hơn nhưng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là quy định mới nên việc hàng ngày phải đội chiếc mũ đó mình chưa quen. Nhiều bạn học sinh cũng không đội nên mình đội thì lại bị coi là lập dị, kì quái. Một lý do khác nữa là: khi được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện, xe máy điệnmột tài sản lớn đối với những học sinh chưa làm ra tiền nên nhiều bạn thích ra oai, thể hiện. Vậy nếu đội mũ bảo hiểm thì sẽ không được thời trang, giảm phong độ. Thậm chí có bạn thích thể hiện mình bằng cách phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, bốc đầu đi xe một bánh…Họ muốn khẳng định cái tôi của bản thân nhưng lại thiếu kỹ năng về điều khiển phương tiện có tốc độ cao một cách an toàn, thiếu kiến thức về luật an toàn giao thông. Vì vậy mà nhiều bạn chưa ý thức được sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện. Họ chống đối mạnh mẽ, có bạn còn dùng những lời hỗn láo khi bị thầy cô giáo xử phạt về việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện tới trường. Với những học sinh này, bệnh lười đội mũ bảo hiểm đã ăn sâu vào trong máu và sự thiếu ý thức, không tìm hiểu đến những cái có ích, có lợi đối với chính bản thân mình. 2.2.2. Từ gia đình Đúc kết kinh nghiệm gia đình- con cái, ông cha ta đã khuyên: “ Dạy con từ tuổi còn thơ”, cũng tựa như uốn cây phải uốn từ lúc cây vẫn còn non. Nhưng thử hỏi hiện nay, có bao nhiêu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở, quan tâm đến việc con em mình đội mũ bảo hiểm đi xe đạp điện, xe máy điện tới trường? Phải chăng vì quá bận rộn trong việc mưu sinh hay vì chính bản thân họ cũng chưa có ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông? Ta không khó bắt gặp hình ảnh cha mẹ khi đi làm hay chở con đi học không đội mũ bảo hiểm dần dần cũng tạo lên thói quen cho con trẻ. Thói quen này sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành và trở thành nếp sống lẫn hành động. Con em họ sẽ không ý thức được tác dụng và lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm và coi đó là việc làm không cần thiết. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nếp nghĩ của trẻ. Thử hỏi với những tấm gương tốt, chấp hành một cách nghiêm túc luật đội mũ bảo hiểm thì sao trẻ không thể không có thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông gia đình. Hình 2.4. Phụ huynh không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông (Nguồn vtv) Hơn nữa, nhiều phụ huynh còn không muốn cho con em mình đội mũ bảo hiểm. Một phần là vì giá của một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng khá cao. Còn một 15 phần vì họ nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu vẻ đẹp bề ngoài của con, làm vướng víu, và nhà ở gần trường thì không cần phải đội… Sáng thứ Hai, trước cổng một trường trung học trong khu vực huyện Kinh Môn. Một người mẹ chở con (là học sinh trường này) trên xe máy dừng trước cổng trường. Trong khi xe còn nổ máy, đứa con vịn tay vào hông người mẹ bước xuống đi vào sân trường. Cả hai mẹ con không ai đội mũ bảo hiểm. Khi cô bé đi ngang qua cổng, một cô bé khác mang băng đỏ trên tay gọi lại, ghi tên vào sổ vì ngồi trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm Người mẹ nhìn thấy lập tức tắt máy xe, đá chân chống rồi bước đến nói với cô bé cờ đỏ: “Nhà cô ở gần trường, đâu cần phải đội mũ bảo hiểm. Cháu không được ghi tên con cô vào sổ”. Nét mặt cô bé cờ đỏ căng thẳng: “Bạn không đội mũ bảo hiểm, con phải ghi tên bạn theo quy định của nhà trường”. Ngay lập tức vị phụ huynh lớn tiếng: “Nhà cô ở gần, không cần đội mũ bảo hiểm, con không được ghi tên con cô vào sổ… Quy định gì lạ vậy? Cô cấm con ghi đó!…”. Cô bé cờ đỏ òa khóc, chạy vào trong sân trường. Người mẹ quay lại nói lớn như thanh minh với mọi người xung quanh: “Nhà cách trường có mấy mét, cần gì đội mũ bảo hiểm!”. Nói xong, phụ huynh này rồ ga phóng xe đi. Đó là thực tế đang diễn ra và cũng là cách hành xử của rất nhiều phụ huynh hiện nay. Khi phụ huynh lớn tiếng biện minh cho hành vi sai của mình là đã tác động xấu đến con mình, là gây tổn thương cho em học sinh cờ đỏ, khiến trẻ con dần mất niềm tin vào người lớn, vào những điều em đã được học. Chúng ta hô hào, mong muốn con em chúng ta sống văn minh, tự giác hành động theo lẽ đúng, vì vậy chúng ta đừng hành xử ngược lại, vì như thế là chà đạp lên niềm tin của con trẻ. Có thể nói những suy nghĩ trên của các bậc phụ huynh là mầm mống sâu xa của việc không đội mũ bảo hiểm. 2.2.3: Từ phía nhà trường Bấy lâu nay, nhà trường luôn được coi là nơi rèn đức luyện tài của thế hệ trẻ. Nhưng giờ đây trong nhà trường, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống chưa được quan tâm đúng mức, một số nơi còn bỏ ngỏ. Việc thiếu kĩ năng sống đã khiến một bộ phận học sinh hiện nay không ý thức được tầm quan trọng của mình trong xã hội. Biểu hiện tiêu cực như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện ngày càng nhiều. Ở trường các em chỉ được học trên lý thuyết mà không áp dụng vào thực tế. Có nhiều điều trái ngược ở thực tế các em bắt gặp với các nội dung được dạy từ trường học. Những mâu thuẫn ấy do người lớn xung quanh thực hiện thường xuyên mà các em đều được chứng kiến: Đi hàng ba, bốn, vượt qua đèn đỏ, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm… Như vậy các em không hoàn toàn tin tưởng vào những điều thầy cô chỉ dạy. Vì vậy, hình ảnh học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ngày càng ít đi. Thậm chí khi nhìn thấy học trò của mình không chấp hành đúng quy định các thầy cô vẫn dửng dưng không nhắc nhở. Phải chăng không đội mũ bảo hiểm của học sinh còn bắt nguồn từ nguyên nhân nhà trường còn lỏng lẻo trong việc quản lý, giáo dục ý thức học sinh của mình. 16 2.2.4.Từ xã hội Tại sao một học sinh của trường trung học phổ thông chỉ tầm từ 15 -> 18 tuổi lại điều khiển xe máy điện, xe đạp điện với tốc độ cao trên đường mà đầu không đội mũ bảo hiểm? Tại sao những cô cậu học trò mới lớn lại lạng lách đánh võng khi tham gia giao thông? Tại sao có những vụ tai nạn thảm khốc khiến người đi ngang qua phải rùng mình? Thực tế này đã, đang xảy ra và sẽ xảy ra nếu chúng ta không có biện pháp mạnh mẽ để phòng chống, giảm thiểu nó. Ta rất dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống ngày hôm nay đã thiếu đi nhiều tấm gương tốt để cho thế hệ các em noi theo, làm cho các em không biết nhìn vào ai, trông vào đâu để sửa đổi và hoàn thiện mình. Thật phản cảm khi giữa phố đông người từng đoàn xe đạp điện xe máy điện đời mới đua nhau lướt ngang qua mặt người đi đường khói bụi mù mịt, hay cảnh đèo 3 đèo 4 với nhiều kiểu ngồi “có một không hai”… không hề đội mũ bảo hiểm. Nhưng mọi người vẫn cứ im lặng, vẫn cứ bàng quan và coi nó như không phải chuyện của mình. Phải chăng đó cũng là một nguyên nhân của tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Gần đây nhất, tivi, đài báo đưa tin về vụ tai nạn của 3 em học sinh học tại trường trung học phổ thông Ngô Quyền trên một chiếc xe đạp điện đã đâm vào xe buýt đi ngược chiều làm ba em đều tử vong tại chỗ và nhiều người khác bị thương… Đấy là sản phẩm điển hình của việc không đội mũ bảo hiểm, thích sáng tạo thể hiện mình không đúng nơi, đúng lúc. Một vụ tai nạn đau lòng xảy ra giữa đường phố, có cảnh sát giao thông, có tổ dân phố, có dân quân phường… Ta không khỏi kinh hoàng trước vụ tai nạn mà còn kinh hoàng trước sự im lặng của chính quyền địa phương. Và thế, sự thờ ơ của cơ quan nhà nước đã tạo ra môi trường dinh dưỡng tốt cho hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của học sinh ngày càng phát triển. Bên cạnh đó ta phải đặc biệt phải chê trách cách làm việc của một bộ phận cơ quan chức năng của nhà nước. Đi đến đâu ta cũng bắt gặp những cơ sở kiểm tra, quản lý an toàn giao thông song việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện của học sinh lại hết sức thờ ơ không được chú trọng. Những cảnh sát giao thông này chỉ tuýt còi khi người điều khiển mô tô xe máy điều khiển xe máy ô tô vi phạm còn khi những chiếc xe đạp điện với tốc độ ngang xe máy phóng như bay trên đường trong lúc không đội mũ bảo hiểm dường như được bỏ qua hoặc được nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không bị xử lý theo quy định. Nhiều ý kiến cho rằng: Lý do lực lượng chức năng không phạt học sinh không đội mũ bảo hiểm là do các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn chưa thể tạo ra thu nhập, phạt cũng như không vì các em chưa hiểu rõ về giá trị của đồng tiền. Phải chăng ý kiến trên có phần đúng? Thậm chí có nhiều cảnh sát mời những nữ sinh vào chỉ để trêu ghẹo, hành động không giống với một người có đang làm nhiệm vụ. Điều này cho thấy không chỉ ý thức của học sinh đang “suy dinh dưỡng” nặng nề mà ý thức trách nhiệm của lực lượng nhà nước cũng đang dần mất đi. Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng còn nhiều học sinh không thực hiện qui định của pháp luật là phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. 2.3. HẬU QUẢ Theo số liệu thống kê từ Cục CSGT, tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2015, toàn quốc xảy ra 11.231 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 4.354 người, bị thương 10.497 người 17 Mô tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu trong các vụ tai nạn giao thông. Nhưng chiếm một số lượng không hề nhỏ 6,09% trên tổng số các vụ tai nạn là do có sự góp sức của xe đạp điện và xe máy điện. Vậy Xe đạp điện: Thân thiện hay thảm họa? Một bác sỹ Bệnh viện Việt Đức đã từng thốt lên: “Tai nạn xe đạp điện có mức độ trầm trọng còn hơn tai nạn xe máy”. Bởi lẽ xe đạp điện có trọng lượng nhẹ, vận tốc tối đa không quá 25 km/h, nhưng khi tháo bỏ thiết bị hạn chế tốc độ lại có thể chạy với vận tốc 40-50 km/h. Do đó, xe đạp điện dễ gây tai nạn giao thông và khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe đạp điện mạnh hơn nhiều so với xe máy, người điều khiển xe đạp điện chấn thương cũng nặng hơn”. Hình 2.5. Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức đang điều trị cho bệnh nhân đi xe đạp điện bị tai nạn giao thông nghiêm trọng (Nguồn vtv) Không khó có thể thấy những vụ tai nạn thương tâm do xe đạp điện, xe máy điện gây ra. Và hậu quả để lại của nó thật nặng nề. Thiệt hại về vật chất vì hiện nay mỗi chiếc xe đạp điện có giá không dưới mười triệu đồng. Đó là một số tiền không hề nhỏ đối với người dân một nước nghèo đang phát triển như Việt Nam. Ngoài thiệt hại về vật chất còn những mất mát về tinh thần. Những người bị tai nạn giao thông nhẹ thì bị xây 18 xát, nặng thì gẫy chân tay…thậm chí còn tử vong. Theo thống kê thì ở Việt Nam cứ buổi sáng đi ra đường thì có 24 người không quay trở về nhà do tai nạn giao thông. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp được. Hình 2.6. Tai nạn nghiêm trọng do đi xe đạp điện (Nguồn vtv) Bài học từ Trung Quốc đang nhãn tiền. Năm 2015, dự kiến Trung Quốc có khoảng 240 triệu chiếc xe đạp điện. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Bắc Kinh, người đi xe đạp điện hiện chiếm 57% số nạn nhân vào cấp cứu do tai nạn giao thông ở một bệnh viện lớn ở Suzhou (Dương Tử, Trung Quốc) và 36% nạn nhân tai nạn giao thông đi xe đạp điện bị chấn thương sọ não. Một vài thành phố tại Trung Quốc đã cấm xe đạp điện với lý do góp phần làm tăng số vụ tai nạn giao thông. Chỉ vài triệu đến chục triệu đồng là có thể sở hữu một chiếc xe đạp điện chạy nhanh như xe máy, lại không phải đăng ký, đăng kiểm, không cần giấy phép lái xe, mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không tốn tiền xăng. Nhưng để tránh thảm họa tai nạn giao thông do xe đạp điện đang cận kề, rất cần sự cân nhắc và những quyết sách chặt chẽ từ cả cơ quan chức năng và mỗi người dân. 2.4. GIẢI PHÁP 2.4.1. Giải pháp thứ nhất: Bản thân tự cảm. Thói quen luôn đội mũ bảo hiểm của học sinh khi tham gia giao thông không dễ gì có nếu như mỗi người không có ý thức xây dựng và duy trì. Điều quan trọng là bạn có muốn hành động này trở thành một thói quen không thể thiếu của mình? Chỉ cần bạn có quyết tâm bảo vệ mình và mọi người, quyết tâm ấy sẽ mách bảo bạn nên làm gì. Khi còn là học sinh bạn cần ý thức được tầm quan trọng của bản thân đối với gia đình và xã hội. Có có thể đôi lúc mũ bảo hiểm làm bạn khó chịu, gặp khó khăn trong lúc đi lại nhưng nó lại là vật dụng hữu ích mỗi khi ta tham gia giao thông. Bạn hãy nhớ dù đi đâu, gần nhà hay xa nhà luôn phải 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan