Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn ...

Tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn tình huống nỗi sợ hãi khi bước ra đường tai nạn giao thông!

.DOC
12
1217
57

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Nam Từ Liêm Trường THCS Mỹ Đình 2 Địa chỉ: Mỹ Đình 2 – Nam Từ Liêm – Hà Nội Điện thoại: 0438349320 Email: [email protected] CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Tên tình huống: Nỗi sợ hãi khi bước ra đường - Tai nạn giao thông! Năm học: 2014 - 2015 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Nam Từ Liêm Trường THCS Mỹ Đình 2 Địa chỉ: Mỹ Đình 2 – Nam Từ Liêm – Hà Nội Điện thoại: 0438349320 Email: [email protected] Tên tình huống: Nỗi sợ hãi khi bước ra đường- Tai nạn giao thông! Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: giáo dục công dân Các môn học tích hợp: toán, địa lí, công nghệ, giáo dục công dân Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Nhữ Quang Đạt Ngày sinh: 20 – 11 – 2000. Lớp 9A 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang Ngày sinh: 21 – 10 – 2000. Lớp 9A I.Tên tình huống: Nỗi sợ hãi khi bước ra đường- Tai nạn giao thông! II. Mục tiêu giải quyết tình huống: 1. Khắc phục tai nạn giao thông đang diễn ra ở Hà Nội cũng như cả nước. 2. Giúp mọi người biết được hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông. 3. Tuyên truyền vận động mọi người tìm hiểu luật an toàn giao thông, chung tay phòng chống tai nạn giao thông. 4. Đưa ra giải pháp hạn chế tai nạn giao thông xảy ra. III. Tổng quan về các nghiên cứu có lien quan để giải quyết tình huống: - Tình hình tai nạn giao thông trên cả nước: +) Toán học: Số liệu các vụ tai nạn giao thông Số người chết, bị thương. +) Địa lý: Cơ sở hạ tầng kém chất lượng, ghồ ghề, đường xấu,.. Diễn biến thất thường của thời tiết. +) Công nghệ: Phương tiện giao thông kém chất lượng, xe quá trọng tải. Hệ thống biển báo chưa hợp lí. +) Giáo dục công dân : *) Hậu quả của tai nạn giao thông: Thiệt hại về người và của. Ảnh hưởng kinh tế xã hội. Tổn thương tinh thần con người. => Giải pháp phòng tránh TNGT. Nghiên cứu cụ thể tai nạn giao thông ở Hà Nội: +) Trên đường về nhà, nữ sinh lớp 6 bị xe cán tử vong  Ý thức người tham gia giao thông. +) Xế hộp "nổi điên", gây tai nạn liên hoàn.  Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: - Giải pháp 1: Xây dựng cơ sơ hạ tầng chất lượng. - Giải pháp 2: Đặt biển báo, bố trí lực lượng an ninh phù hợp. - Giải pháp 3: Sử dụng phương tiện giao thông có chất lượng tốt. - Giải pháp 4: Tuyên truyền củng cố mọi người về ý thức khi tham gia giao thông. - Giải pháp 5: Đào tạo lực lượng an ninh có trách nhiệm, tinh thần cao. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản. Mỗi năm nước ta có hơn 10000 người chết, 30000 người bị thương do tai nạn giao thông. Con số này có nghĩa tương đương 30 gia đình mất người than mỗi ngày và hơn 200 gia đình chịu cảnh tang thương đau khổ do TNGT để lại. Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67) trong năm 2013 cả nước đã xảy ra 31.266 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.805 người, bị thương 32.253 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 5.008 vụ (giảm 13.8%), tăng 44 người chết (tăng 0.45%), giảm 6.229 người bị thương (giảm 16.18%). Đường bộ xảy ra 30.874 vụ, làm chết 9.627 người, bị thương 31.982 người. So với năm 2012 giảm 4.946 vụ (giảm 13.8%), tăng 87 người chết (tăng 0.91%), giảm 6.188 người bị thương (giảm 16.21%). Trong đó tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 11.395 vụ, làm chết 9.627 người, bị thương 8.014 người. Riêng tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 58 vụ, làm chết 219 người, bị thương 203 người. Va chạm giao thông xảy ra 19.479 vụ, làm bị thương 23.968 người. Cụ thể ở địa bàn Hà Nội, những vụ tai nạn giao thông đau long liến tiếp xảy ra: - Trên đường về nhà, nữ sinh lớp 6 bị xe cán tử vong: vào khoảng 17h chiều , 10/12 tại ngã ba đường Cầu Diễn-Phúc Diễn, một em học sinh lớp 6 trường THCS Cầu Diễn nhà ở phường Phúc Diễn (Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) đang đi xe đạp theo hướng từ Nhổn về Cầu Diễn tới ngã ba đường Phúc Diễn – Cầu Diễn thì bị va chạm với xe tải mang BKS 29X – 9687 trên đường Phúc Diễn. Do cú va chạm quá mạnh, em đã tử vong tại chỗ. Ngay sau đó, cha mẹ của nạn nhân cũng có mặt tại hiện trường, cảnh tượng người thân gào khóc gọi tên nạn nhân khiến những người có mặt cũng không kìm được nước mắt. Hiện trường vụ tai nạn khiến nữ sinh lớp 6 tử vong - Xế hộp "nổi điên", gây tai nạn liên hoàn: Vụ tai nạn xảy ra khoảng 16h chiều nay, 9/11, trên đường Bà Triệu, đoạn từ ngã năm Bà Triệu - Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương đến ngã tư Bà Triệu - Trần Nhân Tông. Theo một số nhân chứng, thời điểm trên, chiếc xe ô tô Mazda 3 BKS 30T7642 lưu thông với tốc độ cao đã đâm vào đuôi xe máy do một thanh niên điều khiển. Cú đâm mạnh khiến nam thanh niên đi xe máy bị hất văng lên nắp ca-pô rồi ngã lăn ra đường.Không chịu dừng lại, tài xế xe Mazda 3 tiếp tục rồ ga cho xe lao đi. Đến ngã tư Bà Triệu Trần Nhân Tông, dù có nhiều phương tiện đang dừng chờ đèn tín hiệu giao thông, chiếc "xe điên" vẫn lao tới, tiếp tục đâm vào 3 xe ô tô khác. Va chạm mạnh khiến các xe bị hư hỏng nghiêm trọng.Tại hiện trường vụ tai nạn ở ngã tư Bà Triệu - Trần Nhân Tông, các xe ô tô dồn ứ lại, 4 chiếc xe bị hư hỏng nghiêm trọng. Lực lượng chức năng đã phải phong tỏa đoạn đường từ ngã năm Bà Triệu - Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương đến ngã tư Bà Triệu - Trần Nhân Tông để xử lý vụ việc. Theo thông tin ban đầu, ngoài nam thanh niên điều khiển xe máy còn có một phụ nữ trên xe ô tô bị thương, được đưa đi cấp cứu. Tài xế gây tai nạn có biểu hiện say rượu và được đưa về trụ sở công an. Hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn Nhìn chung, TNGT xảy ra với những nguyên nhân sau: - Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo: Đường hẹp, không vừa quá 2 chiếc ô tô. Đường xấu, chưa thi công xong, nhiều chỗ trũng. Biển báo giao thông bố trí chưa hợp lí - Phương tiện giao thông không đạt tiêu chuẩn: Đi xe quá trọng tải. Sử dụng xe tự chế gây nguy hiểm cho người dùng. - Yếu tố thời tiết diễn biến thất thường cũng ảnh hưởng đến người tham gia giao thông như bão, lũ,.. - Ý thức của người dân - Sự quản lí của nhà nước về giao thông: Công tác đào tạo, sát hạch lái xe ở một số nơi chưa thật sự nghiêm túc dẫn đến một số lái xe chưa thành thạo điều khiển phương tiện đã tham gia giao thông, gây mất an toàn giao thông. Phân phối lực lượng cảnh sát chưa hợp lí, xây dựng cầu đường không kịp tiến độ, chất lượng công trình cầu đường không đảm bảo. Nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm an toàn giao thông chưa thực sự quyết liệt, chưa tập trung giải quyết các giải pháp thuộc trách nhiệm được giao. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông chưa thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ; việc triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt không bảo đảm đúng tiến độ và đúng các nội dung của quy hoạch; công tác xây dựng quy hoạch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhiều văn bản chưa phù hợp với thực tế phát triển của xã hội. Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thì nguyên nhân chính là do ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Trước khi tham gia giao thông, tại sao họ lại uống nhiều rượu bia để rồi không còn đủ tỉnh táo để điều khiển phương tiện giao thông của mình. Phổ biến là tình trạng người dân còn không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, đi lấn đường, chở vượt số người quy định. Tất cả những sai lầm đó đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về luật an toàn giao thông. Không đội mũ bảo hiểm. Đi lấn đường. Tai nạn giao thông đem đến hậu quả không lường trước được cho cả cộng đồng. Mỗi vụ TNGT xảy ra là bao nhiêu tính mạng con người bị đe dọa, của cải vật chất đều tan biến. TNGT khiến biết bao người chết, vô vàn người bị thương. Những gia đình có người qua đời do TNGT phải chịu những nỗi đau thấu tâm can: những đứa trẻ mồ côi cha mẹ, vợ mất chồng- chồng mất vợ một mình nuôi con, bố mẹ mất đi những đứa con. Còn trong số những người bị thương, số ít may mắn chỉ bị tray xước nhưng những người bị thương nặng, bại liệt sẽ cảm thấy mặc cảm, cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, xã hội. TNGT dù có đi qua nhưng nỗi đau luôn đè nặng người ở lại, không chỉ người than người bị nạn chịu mất mát mà cả xã hội cũng chung nỗi đau. Đằng sau mỗi vụ TNGT là giọt nước mắt của gia đình người gặp nạn và những kí ức buồn không gì xóa đi được. Ở nơi tận cùng của sự đau đớn, nhiều người đã phải hối hận “giá như mình không uống rượu bia”, “giá như mình không vượt đèn đỏ”, “giá như mình đi từ từ thôi”,… Giá như…? Lời hối hận ấy thử hỏi còn nghĩa lí gì khi mọi chuyện đã xảy ra? “Nhanh một phút chậm cả đời”- đó là sự thực. Những giọt nước mắt của người mẹ. Họ sẽ không bao giờ gặp lại những người thân. Thay vì hối hận muộn màng, mỗi chúng ta nên hành động để bảo vệ chính mình. Về cơ sở hạ tầng, nhà nước nên đầu tư xây dựng những đoạn đường đáp ứng chất lượng và thi công đúng thời hạn đề ra. Cần thiết đặt các biển báo và bố trí lực lượng an ninh phù hợp với mỗi tuyến đường. Trên hết phải tuyên truyền với mọi người nên sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo,chú ý thời tiết xung quanh, chấp hành và học tập luật an toàn giao thông, tự chủ hành vi của mình. Mỗi tuyến đường nên có những khẩu hiệu như là “Phía trước tay lái là sự sống” “Nói không với rượu bia” “An toàn là bạn tai nạn là thù”,… Hãy đội mũ bảo hiểm! Đi đúng tuyến, dừng đúng vạch. Đường Hà Nội không vội được đâu! VI. Ý nghĩa - Hạn chế TNGT - Nâng cao giá trị cuộc sống - Giúp mọi người cảm thấy an toàn khi tham gia giao thông.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan