Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống ...

Tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn đề tài sống đẹp

.DOC
27
935
145

Mô tả:

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI PHÒNG GD&ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP Bài viết dự thi vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Sống đẹp Họ và tên học sinh: Phạm Hương Giang Ngày sinh: 16 - 6 - 2001 Lớp: 8a4 Địa chỉ trường: Số 19 / 204 Phố Hồng Mai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (04)3.863.565 1 I, Tên tình huống Tình cờ trong tiết sinh hoạt lớp, em được cô giáo chủ nhiệm đưa một bức thư của một sinh viên người Nhật nói về cách ứng xử của học sinh và người Việt Nam cho các bạn trong lớp nghe.Nếu em là người cầm và đọc lá thư ấy em sẽ có suy nghĩ,cảm nhận như thế nào.Là người Việt Nam và là học sinh Thủ đô, em cảm thấy hơi buồn,em nghĩ chúng ta cần phải làm gì đó để có thể thay đổi suy nghĩ của bạn sinh viên đó và cũng như những người nước ngoài khác. Đây là nội dung bức thư đó: Nội dung bức thư: Tôi hiện đang là một du học sinh Nhật có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt “Sự thật mất lòng”. Nhưng không vì thế mà sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một. Tôi có một nước Nhật để tự hào Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Nhưng “Trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “Có một nước Nhật như thế”. Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời. Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần 2 như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết. Bạn cũng có một nước Việt để tự hào Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Nhưng thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” - đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi? Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Nhưng, thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải 3 chết kiểu đau đớn; Người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; Người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi? Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi? Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt - Khó lắm! Thật vậy sao? II, Mục tiêu giải quyết tình huống - Giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu được những thói quen tốt để phát huy và học hỏi cách ứng xử văn minh của các nước trên thế giới để có thể học hỏi. - Giúp các bạn trẻ Việt Nam nhận thức được về những thói quen xấu của họ và biết thay đổi để có thể nói với các bạn học sinh trên thế giới rằng “Tôi tự hào vì mình là người Việt Nam”. - Giúp các bạn học sinh nhận thức được ngay từ bây giờ để có thể gieo những hạt mầm của sự văn minh trên khắp đất nước Việt Nam. III, Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Cần kết hợp những hiểu biết và cảm nhận thực tế của chính mình: - Đôi nét về lịch sử của đất nước Việt Nam. - Những phẩm chất của người Việt Nam trong thời kì dựng nước và giữ nước. 4 - Thực trạng ngày nay về sự văn minh, cách ứng sử và tình yêu thương con người của người Việt Nam trong cuộc sống hiện đại. - Những thói quen và hành vi xấu của học sinh khi được sống trong sự nuông chiều của cha mẹ. IV, Giải pháp giải quyết tình huống Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử: con người Việt Nam qua 4000 năm lịch sử. - Giáo dục công dân: cách ứng xử, thói quen xấu của người Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng. - Ngữ văn: tình yêu thương con người trong xã hội hiện đại. - Âm nhạc: những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp người Việt Nam. V, Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Quá trình thực hiện: Viết các vấn đề chính -> Tìm hiểu -> Cảm nhận -> Viết thành bài thuyết minh * Tư liệu sử dụng: sách giáo khoa các môn công dân, âm nhạc, ngữ văn, lịch sử; máy tính; các chương trình trên tivi; … * Bài văn thuyết minh: Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người 5 đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Về hành vi ứng xử có văn hóa của giới trẻ hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan khi đề cập về vấn đề này. Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng. Nhân dân ta từ xa xưa đã có câu:’’ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’. Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày xưa, nhân dân Việt Nam luôn được coi là con người chất phác, hiền lành, tinh thần đấu tranh, ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm vẫn luôn tồn tại trong con người Việt Nam. Đặc biệt là tình thương yêu mà người Việt Nam dành cho nhau.Nhưng từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những giá trị văn hóa đạo đức đang ngày càng bị xói mòn,việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc 6 đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Với tư cách là một học sinh tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ “Học sinh’’ mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “mầm non của xã hội” .“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ là tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, 7 không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường, đua xe trái phép, nghiện game và cờ bạc ở trường của nhiều bạn trẻ.Người ta thường nói tuổi trẻ là cái tuổi dở dang,quả không sai vì có quá nhiều vấn đề nan giải. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ nhất là tình trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi cộm đang được diễn ra ở nhiều nơi,hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe trái phép gây náo loạn toàn thành phố. Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến sĩ Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù trong các cuộc chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi, chơi hết mình. 50% sinh viên không thực sự tự tin vào năng lực, trình độ của mình. 40% sinh viên cho rằng mình không có khả năng tự học. 70% sinh viên cho rằng mình không có khả năng nghiên cứu. 55% sinh viên không thực sự hứng thú với việc học tập” (theo tuổi - trẻ online). Những con số đó thật bất ngờ. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng xuống dốc. Không những vậy, có những sinh viên còn tỏ thái độ vô lễ với giảng viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo... Do họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mãi. Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình cáp, internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ trong thế giới ảo (như Võ lâm truyền kì, Đột kích, Audition...).Không những thế, ngày nay còn có hiện tượng chơi bài bạc trong lớp đã trở thành một trào lưu trong những giờ giải lao của một số bạn trẻ Việt Nam . Như đã mọi người đều biết,giới trẻ hiện nay không còn ý thức học tập,chỉ coi đó như là sự ép buộc của 8 cha mẹ hay học qua loa cho xong, lấy việc học để đi chơi hay lấy tiền đi chơi…đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi phải mải đi làm kiếm tiền nuôi con ăn học mà không có thời gian quản lí hay quan tâm con cái…. Cũng như các bạn đang có lối sống sa đoạ, sống không biết ngày mai nếu không kịp thời thay đổi thì chuyện không được ra trường hoặc bị đuổi học là điều tất nhiên. Có nhiều sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi - già hối hận”. nhưng không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ mà đang liều lĩnh phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn. Rồi một ngày khi tất cả đã quá muộn các bạn phải đau đớn khi rơi vào hoàn cảnh: “ Ngước nhìn tương lai mồ hôi toát, quay đầu quá khứ nước mắt rơi”. Việc hư hỏng của nhiều học sinh cũng do rất nhiểu nguyên nhân nhưng có thể gói gọn vào 2 nguyên nhân là chủ quan và khách quan. 1 Nguyên nhân chủ quan: Do bản thân Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng lời vì sự tự do quá đáng.” 2 Nguyên nhân khách quan: + Do gia đình “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Thế mà gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình 9 thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ... Và thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “đẳng cấp”, “thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”. Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng với tư cách là một con người? +Do nhà trường Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu, bởi ta mới chỉ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Chính vì chỉ quan tâm đến việc nhồi nhét kiến thức nên trường học 10 chỉ có thể đào tạo ra những con người đầy tri thức, thông thạo các kỹ năng mang tính công cụ nhưng không phải là những người trí thức thật sự. Chính vì không phải là người trí thức nên những “sản phẩm giáo dục” ấy rất “hồn nhiên” gây tổn hại đến người khác và vi phạm pháp luật. Lối sống tha hóa đạo đức của một bộ phận không nhỏ của giới trẻ trong xã hội ta có một nguyên nhân cần nhấn mạnh là do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.” +Do xã hội Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện tượng tha hóa đạo đức không phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng tuân theo “quy luật nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được “lập trình” từ trước do những ảnh hưởng không mong muốn của xã hội. Lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Có người đã nói: cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng bấy nhiêu. Và cuộc sống càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì hình như con người càng làm nô lệ cho nhiều thứ chán nản, thất vọng. Khi đó họ tìm đến với rượu bia, xì ke, ma tuý, thuốc lắc, ăn chơi trác táng. Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu thế đó, họ không có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốc an thần. Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh. Trong thời đại này, ai bình chân người đó sẽ chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ sống một cách lương thiện thì áo chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là “ăn no mặc ấm, ăn sung mặc sướng”. Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do lối giáo dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông 11 thả, gian lận trong thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc như “múa kiếm”, tham ô tham nhũng của người lớn được du di cho qua không thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị trừng phạt thích đáng. Hơn nữa, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người. Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền thống văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu tuần” của báo Phụ Nữ ngày 21 tháng 03 năm 2009, cố Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Oanh cho biết: “Dường như xã hội chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho giới trẻ”. Mối quan ngại của bà là mặc dù ngày nay lãnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khó lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng việc học và rèn luyện đạo đức làm người.Dưới đây là một số hình ảnh về những trao lưu xấu ngày nay: ( Hình ảnh minh họa nữ sinh đánh nhau ) 12 ( Hình ảnh thanh niên đua xe,lạng lách) ( Hình ảnh minh họa cho học sinh nghiện game ) 13 ( Hình ảnh minh họa học sinh ngồi đánh bài ) Ngoài một số thói xấu đó còn một số những vấn đề rộng hơn đó là ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh,sinh viên nói riêng và người Việt Nam nói chung. Không biết bao nhiêu con đường sạch đẹp của Việt Nam nhưng giờ mỗi khi đi qua thì không biết cơ man nào là rác… Ngoài ra việc văn minh nơi công cộng cũng là vấn đề đáng được quan tâm,đó là sự chen lấn xô đẩy của người Việt. Chúng ta hãy xem một số hình minh họa dưới đây: 14 ( Hình ảnh minh họa người Việt xả rác xuống sông ) ( Đây là hình ảnh con đường đã bị những người vô ý thức làm ô nhiễm) 15 ( Cảnh xếp hàng chen lấn của người Việt ) Không những thế,học sinh Việt Nam ngày nay còn dùng tiếng Việt để nói những câu không hay đối với người nước ngoài, những bạn học sinh vô ý thức đó không biết rằng mình đã làm một việc xấu làm mất dần đi nét đẹp về ngôn ngữ,tiếng nói của người Việt.Ngoài ra các bạn học sinh còn dần quên đi cội nguồn của mình vì các bạn không hiểu biết gì về lịch sử nước ta, thật đáng xấu hổ nếu ta đứng truớc người nước ngoài mà không thể tự hào rằng nước ta có một bề dày lịch sử hào hùng. Từ những việc làm trên,có mấy ai biết được những người bạn nước ngoài khi đặt chân đến mảnh đất hình chữ S này sẽ có những suy nghĩ gì về chúng ta? Hình như có vẻ không ai để ý và ít ai quan tâm đến điều đó.Đúng như người bạn sinh viên Nhật nói rằngnước ta có nhiều cái để tự hào như di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh,trang phục hay món ăn truyền thống tạo nét riêng biệt cho đất nước Việt,đặc biệt là những bài hát hay ca ngợi Việt Nam như: Xinh tươi Việt Nam, Việt Nam ơi, Nụ cười Việt Nam, Tên tôi Việt Nam… Về sự văn minh nơi công cộng thì nước ta cũng có nhiều bạn trẻ có ý thức và cũng làm bớt đi phần nào những suy nghĩ xấu của những vị khách nước ngoài đối với đất nước Việt Nam. Trong học tập, công tác, tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên để đạt được những thành công. Trong nhiều kỳ thi Ô-lim-pích các môn học, những giải 16 thi đấu thể thao khu vực và quốc tế, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mang vinh quang về cho đất nước. Gần đây nhất, tại kỳ thi Ô-lim-pích Toán học quốc tế IMO 50 được tổ chức tại Ðức, Ðoàn học sinh Việt Nam có sáu thành viên đều giành huy chương, trong đó có hai vàng, hai bạc và hai đồng. Ðây chỉ là một trong số những cuộc thi mà giới trẻ của chúng ta tham gia và đạt được thành tích cao. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước, tuổi trẻ không ngừng vươn lên để đạt được những thành tích đáng kể.Đúng như vậy ,về học tập và đạo đức của học sinh ngày nay không phải bạn trẻ nào cũng không có ý thức mà bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: rôbôcon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi Ôlympic toán và vật lí quốc tế. Ðáp lại sự nỗ lực đó, hằng năm, có rất nhiều chương trình và giải thưởng khác nhau tôn vinh các bạn trẻ tiêu biểu do T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Bên cạnh đó, các Diễn đàn dành cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân nói về xây dựng lối sống văn hóa của thanh niên, như: Diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích do Báo Nhân Dân phối hợp T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức; diễn đàn Thanh niên sống đẹp của T.Ư Hội LHTN Việt Nam... đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Những hoạt động này góp phần giúp đoàn viên, thanh niên có những ứng xử tích cực, thể hiện bản lĩnh, sức trẻ và trách nhiệm với đất nước. Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập, các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các bạn mãi là những bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - Một tương lai tươi sáng đang chờ các bạn ở phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm niệm rằng “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.Hơn thế,tình yêu thương con người cũng được thể 17 hiện ở nhiều nơi và được thể hiện qua các việc như ủng hộ và quyên góp tiền cho các bạn vùng lũ lụt vùng núi,cho những nơi bị lũ lụt tàn phá,mua tăm ủng hộ người mù,nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp rất nhiều tiền cho chương trình trái tim cho em…đều thể hiện được tinh thần” Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.Đây là hình ảnh của một số tâm gương tiêu biểu,những nét đặc trưng về văn hóa,truyền thống của người Việt Nam ,tình yêu thương con người và một sồ hình ảnh về sự văn minh nơi công cộng của nước ta và các nước khác để chúng ta có thể thấy được nền văn minh vượt bậc của một số nước: (Hình ảnh minh họa cho những nhà sáng tạo trẻ tuổi) 18 ( Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi năm 2012 ) ( Cảnh xếp hàng của người Nhật) 19 (Cảnh xếp hàng ngay ngắn của người Việt) (Hình ảnh Tháp rùa Hồ Gươm) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan