Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống ...

Tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn đề tài an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà

.DOC
10
1000
144

Mô tả:

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 1 SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG THCS HOÀ THẠCH Họ và tên : Phan Tùng Lâm Ngày sinh : 20/6/2000 Lớp : 9E Trường : Trung học cơ sở Hòa Thạch Địa chỉ : Xóm 5, Long Phú, Hòa Thạch Quốc Oai, Hà Nội Điện thoại : 01677.501.259 Email : [email protected] Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 2 Hà Nội, tháng 11 năm 2014 PHỤ LỤC: Cấu trúc bài viết dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết Các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học A/ Trang bìa: - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo : Huyện Quốc Oai - Trường Trung học Cơ Sở Hòa Thạch - Địa chỉ :Hòa Thạch -Quốc Oai-Hà Nội - Điện thoại : 0433.676.763 - Email : [email protected] - Thông tin về học sinh : 1. Họ và tên: Phan Tùng Lâm Ngày sinh: 20/06/2000 - Lớp:9E B/Các trang tiếp theo: 1.Tên tình huống 2.Mục tiêu giải quyết tình huống 3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình 4.Giải pháp giải quyết tình huống 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch huống “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 3 Những năm trước đây, khái niệm “xe đạp điện” còn khá mới mẻ và có thể nhiều người chưa biết đến. Nhưng mấy năm trở lại đây, khái niệm này đã vô cùng phổ biến và chúng ta bắt gặp hình ảnh xe đạp điện thường xuyên khi tham gia giao thông. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, xe đạp điện ngày nay được cải tiến rất nhiều như: đa dạng về thể loại, mẫu mã đẹp, bắt mắt; tốc độ nhanh (trước kia tốc độ tối thiểu là 25km/h thì bây giờ có thể đến 40-50km/h), giá thành thấp (chỉ cần bỏ ra từ 5-10 triệu là có thể có được một chiếc xe đạp điện)... Đặc biệt, khi điều khiển xe đạp điện thì không cần giấy phép lái xe. Từ những ưu điểm này mà nhiều người, nhiều gia đình đã sắm cho con em mình để tiện đến trường. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều tác động tiêu cực từ xe đạp điện. Nó đang trở thành một vấn đề giao thông nhức nhối hiện nay. Chính vì vậy mà em chọn tình huống: 1. Tên tình huống “Học sinh ngày nay và chiếc xe đạp điện” ( PUPILS NOWADAYS AND ELECTRICS BIKES ) * Tình huống như sau: Sau khi tan học, trên đường từ trường về nhà, học sinh vội vã ra về. Bỗng từ phía xa, tôi nhìn thấy một tốp 4 đến 5 học sinh không đội mũ bảo hiểm, “kẹp” ba bốc đầu trên những chiếc xe đạp điện phóng rất nhanh. Trông họ rất “Ga lăng” đang đi như “Đánh bóng” mình trên đường. Bỗng nhiên, tôi chợt giật mình khi nghe thấy tiếng “Xoảng…Xoảng…”. Một chiếc xe đạp điện trong nhóm học sinh ấy đâm vào một bạn học sinh khác đang đạp xe trên đường. Có lẽ vì đã đi quá nhanh, lạng lách đánh võng và không tập trung khi đi xe nên bạn đi xe đạp điện kia đã mất tay lái mà đâm vào bạn khác đang đi trên đường. Mấy bạn đều có vẻ bị thương khá nặng. Mọi người đổ xô đến rất đông làm ùn tắc cả một quãng đường. Sau đó, một số người lớn đã đưa các bạn vào bệnh viên. Từ nãy đến giờ tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Bỗng Hải bảo tôi: “Xe đạp điện là phương tiện hỗ trợ cho việc đi lại của chúng ta được nhanh chóng và giảm thiểu mệt mỏi khi đi lại trên đường. Vậy mà các bạn đó lại sử dụng chiếc xe đạp điện như vật dụng tiêu khiển, không những gây nguy hiểm cho mình, cho người khác mà còn gây ách tắc giao thông. Thật vô trách nhiệm! Vô ý thức!” Vậy làm thế nào để khắc phục những hành vi thiếu trách nhiệm, vô ý thức khi lưu thông trên đường của một số học sinh hiện nay hiện nay? 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Với những kiến thức đã được học từ các môn như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Chuyên đề ngoại khóa về an toàn giao thông...; đồng thời liên hệ với thực tiễn hàng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng em nhận thức được rằng an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 4 mọi người, mọi gia đình và tòan xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Hầu hết các bạn học sinh, đặc biệt là ở các thành phố lớn khi tham gia giao thông phần lớn là sử dụng phương tiện “xe đạp điện” bởi nó mang lại nhiều tiện ích. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng hiểu hết luật nên khi tham gia giao thông thường vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, điều này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra trong thời gian qua. Do đó, mục tiêu đặt ra đối với tình huống này là cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả của việc tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp điện không đúng luật, từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục để góp phần chung tay giải quyết vấn đề nóng đã và đang được cả xã hội quan tâm. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống Để giải quyết tình huống này, em đã tìm hiểu và thấy có thể áp dụng kiến thức một số môn học để giải quyết tình huống thực tiễn đã diễn ra. Kiến thức được vận dụng chủ yếu từ các môn: Toán, Vật lý, Văn học, Giáo dục công dân, công nghệ… Toán học: Đưa ra những số liệu về vi phạm và tai nạn giao thông khi sử dụng xe điện không đúng cách và đúng luật. Giáo dục công dân: Trang bị cho các bạn học sinh những điều luật đối với việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện - Tổ chức những buổi tuyên truyền trong lớp, trong nhà trường hoặc khu phố để giáo dục các bạn có nhận thức đúng đắn khi sử dụng xe đạp điện là phương tiện lưu thông - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông liên quan đến “xe đạp điện” cho các bạn tham gia. Từ đó giúp cho các bạn nâng cao nhận thức và ý thức hơn nữa khi tham gia giao thông đặc biệt là với xe đạp điện. Vật lí: Vận dụng các kiến thức vật lí về lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Các kiến thực về trọng lượng của vật có ảnh hưởng như thế nào đến độ văng của vật. Công nghệ: Biết được về thiết kế của xe đạp điện như tốc độ xe, môtơ xe, phanh xe, … và các mẫu mã xe. Ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách tìm kiếm google. Sinh học: Hậu quả của tai nạn xe cộ ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân, gia đình nạn nhân và xã hội. Văn học: Sử dụng văn thuyết minh, các từ ngữ và phương thức biểu đạt phù hợp. Tiếng anh: Dùng ngôn ngữ phổ thông của quốc tế. Để chuyền tải thông điệp tới mọi người trong và ngoài nước khi tham gia giao thông. 4. Giải pháp và giải quyết tình huống 4.1 Trình bày tiện ích của xe đạp điện đối với đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 5 4.2 Thống kê hậu quả tại nạn giao thông và những hệ lụy của nó đối với cá nhân, gia đình và xã hội. 4.3 Nghiên cứu, khảo sát tính năng, tác dụng và những ưu, nhược điểm của xe đạp điện. 4.4 Những biểu hiện hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của những người điều khiển xe đạp điện. 4.5 Các chế tài xử lý vi phạm và những bất cập trong xử phạt. 4.6 Nhóm biện pháp khắc phục vi phạm ATGT khi học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp điện. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Ngày nay xe đạp điện đã trở thành một loại phương tiện phổ biến bởi những tiện lợi mà nó mang lại như: chạy nhanh hơn xe đạp mà lại không cần đăng kí, đăng kiểm như xe máy; thiết kế gọn nhẹ và mẫu mã rất nhiều chủng loại với những kiểu dáng đẹp phù hợp với sở thích của các bạn học sinh; người điều khiển không cần bằng lái, đi xe mà không cần phải đổ xăng trong Tham gia giao thông bằng xe đạp điện khi giá nhiên liệu đang ngày một leo thang; sử dụng xe đạp điện còn góp phần bảo vệ môi trường và rất tiết kiệm. Vì vậy mà việc sở hữu một chiếc xe chạy bằng điện đang là lựa chọn thiết thực của nhiều người nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đằng sau những tiện dụng đó còn “tiềm ẩn” nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông cho chính người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông. Gần đây, xảy ra ngày càng nhiều các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến xe đạp điện. Theo thống kê của Ủy ban giao thông Quốc gia, trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước đã có 7000 người chết vì tai nạn giao thông, cùng với đó là hàng nghìn người bị thương tật vĩnh viễn. Như vậy, trung bình mỗi ngày có 25 người tử vong, hàng chục người bị thương vì tai nạn giao thông kéo theo với các gia đình tan nát về vật chất và tinh thần. Trong đó, theo BS Giang - Khoa Ngoại Bệnh viện Việt Đức cho biết, mặc dù chưa có thống kê cụ thể số bệnh nhân tai nạn giao thông (TNGT) có liên quan tới xe đạp điện nhưng trung bình mỗi tuần có từ 2-3 trường hợp được chuyển đến cấp cứu với các chấn thương phổ biến là gãy chân, tay.Phần lớn bệnh nhân trong độ tuổi còn trẻ, từ 13 - 18 tuổi. Với những trường hợp này, kể cả sau khi được điều trị tích cực cũng phải mất vài tháng mới có thể học tập và lao động bình thường. Thậm trí sau tai nạn, bệnh nhân còn phải chịu những chấn thương tâm lý nặng nề, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau này không những cho bản thân mà còn để lại những hậu quả rất nặng nề cho gia đình và xã hội. Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 6 Hậu quả tai nạn giao thông Các bác sĩ cũng cảnh báo, rất nhiều trường hợp TNGT có liên quan tới xe đạp điện gặp chấn thương nặng hơn tai nạn xe máy. Bởi trong thực tế hiện nay, không ít loại xe đạt vận tốc tới 30 - 40km/giờ ngang với tốc độ trung bình của xe máy. Tốc độ nhanh như xe máy nhưng xe đạp điện lại có trọng lượng rất nhẹ, cho nên khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe đạp điện mạnh hơn nhiều so với xe máy ( Lực quán tính-Vật lí lớp 8) khiến người điều khiển xe đạp điện cũng bị chấn thương nặng hơn. Bởi theo nguyên lý, để đạt được cùng tốc độ, đường kính lốp nhỏ hơn thì số vòng quay phải lớn hơn. Trong khi đó, tiết diện tiếp xúc với mặt đường của lốp xe đạp điện khá nhỏ, dẫn tới độ ma sát với mặt đường kém ( Lực ma sát-Vật lí lớp 8). Điều này là vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa xe đạp thường đạp bằng chân dễ dàng kiểm soát tốc độ, còn xe đạp điện tốc độ lại do môtơ điều khiển, có tốc độ cao hơn rất nhiều nhưng hệ thống phanh giảm tốc hoàn toàn giống xe đạp bình thường nên dễ mất kiểm soát, khả năng xảy ra tai nạn cao hơn. Trong khi theo quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 3 NĐ 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì "Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)" Điều đáng lo ngại, hiện nay đa số người điều khiển xe đạp điện đều không đội mũ bảo hiểm, thiếu tôn trọng luật giao thông “kẹp ba, lạng lách, đánh võng, bốc đầu xe, không đội mũ bảo hiểm” trên đường, lấn sang cả làn đường xe cơ giới, vượt đèn đỏ, gây nguy hiểm cho những người đi đường và khi tai nạn xảy ra thường rất nghiêm trọng. Vi phạm luật giao thông Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 7 Hậu quả vi phạm luật giao thông Trong khi đó,theo luật giao thông đường bộ tại điểm a, d, đ khoản 4, Điều 8 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông. Mặc dù đã có một số quy định đối với việc sử dụng xe đạp điện, nhưng khi gặp các vi phạm thì lực lượng chức năng khó tạm giữ phương tiện vì không phải đăng ký, cho nên không lập được biên bản để giữ bất cứ một thứ gì với những trường hợp này. Mặt khác đối tượng vi phạm thường là học sinh cấp hai như chúng em hoặc các anh chị cấp ba cho nên nhận thức về bảo đảm an toàn giao thông còn hạn chế. Nếu bị phạt thì các em viện lý do là học sinh cho nên… không có tiền nộp. Hiện nay, các chế tài xử lý người điều khiển xe đạp điện vi phạm còn bất cập, không có tính giáo dục, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Vì vậy mà hình ảnh học sinh điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng hai, hàng ba đi trên đường, lạng lách, đánh võng với tốc độ cao giờ đã không còn xa lạ với người dân. Năm học mới đã bắt đầu, hàng ngàn chiếc xe đạp điện đang lưu thông trên đường mỗi ngày và nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông đang hiện hữu. Để ngăn chặn kịp thời tai nạn giao thông từ xe đạp điện, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó nhân tố gia đình giữ vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục con em chấp hành pháp luật về ATGT”. Gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho các bạn học sinh về việc tham gia giao thông. Cho dù sau này các em có học luật giao thông thì những kiến thức giao thông đã “ăn vào máu” từ gia đình truyền đạt là vô cùng cần thiết...Gia đình cần quản lý tốt giờ giấc học tập và sinh hoạt của các em; liên hệ thường xuyên với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học tập và hạnh kiểm của con mình, trong đó có việc chấp hành các quy định về ATGT; thường xuyên nhắc nhở con em mình chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATGT như: Phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng quy cách khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; không dùng ô khi đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 8 lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ quy định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư. Đặc biệt, phụ huynh tuyệt đối không được cho con em sử dụng xe máy, xe đạp điện đến trường khi chưa đủ tuổi... Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm Đội mũ bảo hiểm trước khi tham gia giao thông Về phía nhà trường cần phải quyết liệt ngăn chặn không cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe đến trường; những em đã đủ tuổi thì phải có mũ bảo hiểm đúng quy định và nghiêm túc thực hiện Luật giao thông. Thường xuyên tổ chức những buổi tuyên truyền hay cho các em tham gia những buổi học tập ngoại khóa với chủ đề “an toàn giao thông” có thể xây dựng những vở kịch, những tình huống về giao thông để cho các em cùng nhau giải quyết. Phối hợp với khu phố và đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông trên địa bàn để tăng cường giáo dục các em giúp các em nhận thức và hiểu đúng về luật giao thông, đặc biệt những điều luật liên quan đến việc điều khiển xe đạp điện. Kết hợp giữ tuyên truyền giáo dục và xử lý vi phạm an toàn luật giao thông Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 9 Để hạn chế tai nạn giao thông từ xe đạp điện, em mong muốn nhà trường, phụ huynh, các hội đoàn thể và lực lượng chức năng tuyên truyền giáo dục, nhắc nhở các bạn học sinh khi đi học bằng xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp cố tình vi phạm. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Trong thời gian hiện nay thì việc giải quyết tình huống này có ý nghĩa vô cùng thiết thực nhất là với những ai đang sử dụng xe đạp điện (chủ yếu là các bạn học sinh). Tình huống giúp chúng em hiểu được rằng, bên cạnh những tiện ích mà xe đạp điện mang lại thì nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông nếu không sử dụng đúng cách và tuân thủ đúng luật. Từ đó giúp cho chúng em có ý thức hơn khi tham gia giao thông để góp phần thực hiện tốt công tác an toàn giao thông bởi thực hiện tốt công tác này không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mình mà còn cho gia đình và toàn xã hội. Qua tình huống này em tự nhận thấy mình phải có ý thức hơn nữa khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và phải có trách nhiệm tuyên truyền đến các bạn trong trường lớp, khu phố để cùng nhau chung tay xây dựng nền “văn hóa xe đạp điện”, để khi nhắc đến xe đạp điện mọi người sẽ có ấn tượng tốt và coi đây là một phương tiện thân thiện với môi trường chứ không nghĩ xe đạp điện là “tiểu yêu xuống phố” như trước kia. “Văn hóa xe đạp điện” có phát triển hay không là nhờ phần lớn vào ý thức của các bạn học sinh chúng ta. Vì vậy, hãy chung tay nâng tầm giá trị của loại phương tiện này để nó trở thành một phương tiện hữu ích, an toàn và thân thiện với môi trường và toàn xã hội. Con người là tài sản vô giá, có đức, có tài chưa đủ mà cần phải có sức khỏe mới có thể làm tốt mọi công việc cho bản thân, gia đình và đóng góp được nhiều cho xã hội. Vì vậy, mỗi công dân, đặc biệt là mỗi học sinh viên, sinh viên cần phải nắm, hiểu biết và chấp hành nghiêm luật giao thông thì chúng ta mới không mắc phải những sai lầm đáng tiếc sấy ra. Trên đây là một trong những tình huống thực tiễn mà tác giả nghiên cứu đề xuất Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” TRAFFIC SAFETY IS EVERY FAMILY’S HAPPINESS 10 các biện pháp giải quyết. Trong quá trình giải quyết tình huống có thể còn những hạn chế nhất định, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Hòa Thạch, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Tác giả Phan Tùng Lâm Phan Tùng Lâm – Lớp: 9e Trường THCS Hòa Thạch
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan