Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Ngư nghiệp An toàn lao động vệ sinh nghề cá...

Tài liệu An toàn lao động vệ sinh nghề cá

.PDF
139
446
128

Mô tả:

Việt Nam là một quốc gia có trên 3.260 km chiều dài bờ biển, với diện tích trên 1 triệu km2 mặt biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm, có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, có tiềm năng to lớn để phát triển nền kinh tế hướng ra biển một cách bền vững, trong đó có ngành khai thác thủy hải sản. Biển Việt Nam có trên 110 loài cá kinh tế, tổng trữ lượng cá biển khoảng từ 3 đến 3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên 1 triệu tấn/năm, trong đó cá nổi đóng vai trò rất lớn, chiếm 54,37% tổng trữ lượng cá. Ngoài ra, biển Việt Nam còn có nguồn lợi rất lớn từ động vật thân mềm với trên 2.500 loài, trữ lượng rất lớn và có giá trị kinh tế cao. Việc phát triển ngành khai thác thủy hải sản, nhất là khai thác hải sản xa bờ phát triển không những sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế hướng ra biển đất nước, mà còn có đóng góp quan trọng trong chiến lược khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Trong "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X thông qua ngày 09/2/2007 đã nêu rõ: "Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh". Muốn phát triển được ngành khai thác thủy hải sản xa bờ, song song với việc đầu tư phát triển đội tàu đánh cá với công nghệ hiện đại, cần phải chuẩn bị đội ngũ thuyền viên tàu cá có kiến thức và trình độ chuyên môn tốt, có ngoại ngữ, có kinh nghiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Muốn làm được việc đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện của các trường nghề trong hệ thống các cơ sở do Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động - TB&XH) hiện nay đang quản lý, cần đẩy mạnh việc xuất khẩu thuyền viên tàu cá đi làm việc trên các đội tàu hiện đại của các quốc gia có ngành khai thác hải sản phát triển. Bởi vì, việc xuất khẩu thuyền viên tàu cá sẽ không những mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, ổn định cuộc sống của thuyền viên tàu cá và gia đình họ, mà còn góp phần nâng cao một cách cơ bản trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực phục vụ chiến lược vươn ra biển của đất nước. Trong thời gian qua, đã có nhiều đơn vị trong nước đưa được thuyền viên tàu cá đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, do thiếu những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trên biển nên đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đứng trước tình hình đó, Cục Quản lý Lao động Ngoài nước đã có đề xuất với Công ty VINIC thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia của Cục xây dựng tài liệu “An toàn lao động vệ sinh nghề cá". Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho Thuyền trưởng Lê Thanh Sơn, giảng viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, người đã có kinh nghiệm hơn 35 năm đi biển, đã từng nhiều năm làm thuyền trưởng trên nhiều con tàu siêu lớn, hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc, tác giả của cuốn giáo trình "An toàn lao động hàng hải" đang được dùng làm tài liệu giảng dạy tại Nhà trường và Thạc sỹ Lê Thanh Tùng, người đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ chuyên ngành An toàn Hàng hải tại Trường Đại học Hàng hải Thế giới (World Maritime University - Thụy điển), hiện là giảng viên Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Trong thời gian chuẩn bị không dài, nhưng với tâm huyết và sự nỗ lực rất lớn của hai tác giả Lê Thanh Sơn và Lê Thanh Tùng, cuốn tài liệu đã được hoàn thành và thực sự là một cẩm nang vô cùng thiết thực và phù hợp với yêu cầu huấn luyện đội ngũ thuyền viên tàu đánh cá phục vụ xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay. Trong thời gian tới, nếu được đầu tư thêm và có sự cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh cần thiết, cuốn tài liệu này sẽ trở thành một giáo trình không thể thiếu cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, các đơn vị quản lý thuyền viên tàu cá của Việt Nam, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển nên kinh tế hướng ra biển của Đảng và Nhà nước./ Phần 1 Mở đầu 1.1. Giới thiệu về công việc trên tàu đánh cá Theo báo cáo khảo sát điều kiện làm việc trên các tàu cá nước ngoài tại Hà Tĩnh 9/2012 cho biết: các thuyền viên Việt Nam hiện nay đã được liên hệ làm việc trên các tàu cá đại dương mang quốc tịch Hàn Quốc và Đài Loan, và làm việc trên ba loại tàu là: Tàu giã cào, tàu cá ngừ và tàu câu mực; trọng tải của tàu từ 500 tấn đến 2.200 tấn. Đây là các loại tàu cá lớn, chiều dài thường vào khoảng 45m cho đến 80- 90 m, là các loại tàu cá ít gặp ở Việt Nam. Trên các tàu cá này, tuy vấn đề an toàn không bắt buộc phải tuân thủ đẩy đủ các quy định của “Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển – SOLAS” nhưng cũng yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn rất cao về an toàn theo quy định của nước sở tại. Tuy nhiên do các thuyền viên Việt Nam chưa được huấn luyện đầy đủ về các vấn đề về an toàn và vệ sinh phù hợp với các loại tàu này, nên đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ, phần lớn công việc được phối hợp tác nghiệp theo nhóm, tuy nhiên cũng có một số công việc thuyền viên tác nghiệp độc lập; thời gian thuyền viên làm việc trên biển ngắn nhất là 10 ngày và dài nhất là 3 năm không lên bờ. Thời gian làm việc trong ngày không cố định theo giờ và theo ca vì thuyền viên phải thực hiện và hoàn thành các công việc kể từ khi phát hiện luồng cá, mực, tổ chức vây bắt đến khi đưa sản phẩm vào kho đông lanh, thời gian làm việc này từ 18 giờ đến 3 ngày đêm, làm việc trong mọi hoàn cảnh của thời tiết như nắng nóng, sóng to, gió lớn và băng giá, xong việc thuyền viên mới được nghỉ. Thuyền viên được thuyền trưởng giao những công việc như đánh bắt cá, vá lưới, chầu dây, làm cá, bảo quản thực phẩm trong kho lạnh và lau chùi sàn tàu, thân tàu và được trang bị dụng cụ bảo hộ như: quần, áo mưa, mũ bảo hiểm, ủng, găng tay, tất. Hầu như mọi công việc trên tàu cá như đánh bắt cá, vá lưới, chầu dây, làm cá, bảo quản thực phẩm trong kho lạnh v.v…,đều tồn tại một số nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn cá nhân. Mặc dù vậy , các sự cố này có thể được ngăn chặn thông qua quá trình đào tạo, có nhận thức tốt về rủi ro, và thực thi các biện pháp an toàn trên tàu cá. Vì vậy, mục đích của cuốn sách này là để hỗ trợ các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, quản lý, và các thuyền viên trên các tàu cá đại dương nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả.
BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC TÀI LIỆU AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH NGHỀ CÁ (Tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nƣớc ngoài) 2012 1 Tác giả: Thuyền trƣởng – LÊ THANH SƠN Thạc sỹ - LÊ THANH TÙNG Hiệu đính: Tiến sỹ - PHẠM XUÂN DƢƠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH NGHỀ CÁ (Tài liệu dành cho thuyền viên tàu đánh cá và thuyền viên đi xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá nƣớc ngoài) 2 Lời giới thiệu Việt Nam là một quốc gia có trên 3.260 km chiều dài bờ biển, với diện tích trên 1 triệu km2 mặt biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm, có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, có tiềm năng to lớn để phát triển nền kinh tế hướng ra biển một cách bền vững, trong đó có ngành khai thác thủy hải sản. Biển Việt Nam có trên 110 loài cá kinh tế, tổng trữ lượng cá biển khoảng từ 3 đến 3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên 1 triệu tấn/năm, trong đó cá nổi đóng vai trò rất lớn, chiếm 54,37% tổng trữ lượng cá. Ngoài ra, biển Việt Nam còn có nguồn lợi rất lớn từ động vật thân mềm với trên 2.500 loài, trữ lượng rất lớn và có giá trị kinh tế cao. Việc phát triển ngành khai thác thủy hải sản, nhất là khai thác hải sản xa bờ phát triển không những sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế hướng ra biển đất nước, mà còn có đóng góp quan trọng trong chiến lược khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Trong "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X thông qua ngày 09/2/2007 đã nêu rõ: "Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh". Muốn phát triển được ngành khai thác thủy hải sản xa bờ, song song với việc đầu tư phát triển đội tàu đánh cá với công nghệ hiện đại, cần phải chuẩn bị đội ngũ thuyền viên tàu cá có kiến thức và trình độ chuyên môn tốt, có ngoại ngữ, có kinh nghiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Muốn làm được việc đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện của các trường nghề trong hệ thống các cơ sở do Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động - TB&XH) hiện nay đang quản lý, cần đẩy mạnh việc xuất khẩu thuyền viên tàu cá đi làm việc trên các đội tàu hiện đại của các quốc gia có ngành khai thác hải sản phát triển. Bởi vì, việc xuất khẩu thuyền viên tàu cá sẽ không những mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, ổn định cuộc sống của thuyền viên tàu cá và gia đình họ, mà còn góp phần nâng cao một cách cơ bản trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực phục vụ chiến lược vươn ra biển của đất nước. Trong thời gian qua, đã có nhiều đơn vị trong nước đưa được thuyền viên tàu cá đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, do thiếu những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trên biển nên đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đứng trước tình hình đó, 3 Cục Quản lý Lao động Ngoài nước đã có đề xuất với Công ty VINIC thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia của Cục xây dựng tài liệu “An toàn lao động vệ sinh nghề cá". Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho Thuyền trưởng Lê Thanh Sơn, giảng viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, người đã có kinh nghiệm hơn 35 năm đi biển, đã từng nhiều năm làm thuyền trưởng trên nhiều con tàu siêu lớn, hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc, tác giả của cuốn giáo trình "An toàn lao động hàng hải" đang được dùng làm tài liệu giảng dạy tại Nhà trường và Thạc sỹ Lê Thanh Tùng, người đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ chuyên ngành An toàn Hàng hải tại Trường Đại học Hàng hải Thế giới (World Maritime University Thụy điển), hiện là giảng viên Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Trong thời gian chuẩn bị không dài, nhưng với tâm huyết và sự nỗ lực rất lớn của hai tác giả Lê Thanh Sơn và Lê Thanh Tùng, cuốn tài liệu đã được hoàn thành và thực sự là một cẩm nang vô cùng thiết thực và phù hợp với yêu cầu huấn luyện đội ngũ thuyền viên tàu đánh cá phục vụ xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay. Trong thời gian tới, nếu được đầu tư thêm và có sự cập nhật, bổ sung, hiệu chỉnh cần thiết, cuốn tài liệu này sẽ trở thành một giáo trình không thể thiếu cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, các đơn vị quản lý thuyền viên tàu cá của Việt Nam, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển nên kinh tế hướng ra biển của Đảng và Nhà nước./. Hải Phòng, tháng 12 năm 2012 TS. Phạm Xuân Dƣơng, Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam Chủ tịch HĐTV Công ty VINIC. Bản quyền tài liệu này thuộc Cục quản lý lao động ngoài nƣớc Địa chỉ: Số 41B Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội 4 Phần 1 Mở đầu 1.1. Giới thiệu về công việc trên tàu đánh cá Theo báo cáo khảo sát điều kiện làm việc trên các tàu cá nước ngoài tại Hà Tĩnh 9/2012 cho biết: các thuyền viên Việt Nam hiện nay đã được liên hệ làm việc trên các tàu cá đại dương mang quốc tịch Hàn Quốc và Đài Loan, và làm việc trên ba loại tàu là: Tàu giã cào, tàu cá ngừ và tàu câu mực; trọng tải của tàu từ 500 tấn đến 2.200 tấn. Đây là các loại tàu cá lớn, chiều dài thường vào khoảng 45m cho đến 8090 m, là các loại tàu cá ít gặp ở Việt Nam. Trên các tàu cá này, tuy vấn đề an toàn không bắt buộc phải tuân thủ đẩy đủ các quy định của “Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển – SOLAS” nhưng cũng yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn rất cao về an toàn theo quy định của nước sở tại. Tuy nhiên do các thuyền viên Việt Nam chưa được huấn luyện đầy đủ về các vấn đề về an toàn và vệ sinh phù hợp với các loại tàu này, nên đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ, phần lớn công việc được phối hợp tác nghiệp theo nhóm, tuy nhiên cũng có một số công việc thuyền viên tác nghiệp độc lập; thời gian thuyền viên làm việc trên biển ngắn nhất là 10 ngày và dài nhất là 3 năm không lên bờ. Thời gian làm việc trong ngày không cố định theo giờ và theo ca vì thuyền viên phải thực hiện và hoàn thành các công việc kể từ khi phát hiện luồng cá, mực, tổ chức vây bắt đến khi đưa sản phẩm vào kho đông lanh, thời gian làm việc này từ 18 giờ đến 3 ngày đêm, làm việc trong mọi hoàn cảnh của thời tiết như nắng nóng, sóng to, gió lớn và băng giá, xong việc thuyền viên mới được nghỉ. 5 Thuyền viên được thuyền trưởng giao những công việc như đánh bắt cá, vá lưới, chầu dây, làm cá, bảo quản thực phẩm trong kho lạnh và lau chùi sàn tàu, thân tàu và được trang bị dụng cụ bảo hộ như: quần, áo mưa, mũ bảo hiểm, ủng, găng tay, tất. Hầu như mọi công việc trên tàu cá như đánh bắt cá, vá lưới, chầu dây, làm cá, bảo quản thực phẩm trong kho lạnh v.v…,đều tồn tại một số nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn cá nhân. Mặc dù vậy , các sự cố này có thể được ngăn chặn thông qua quá trình đào tạo, có nhận thức tốt về rủi ro, và thực thi các biện pháp an toàn trên tàu cá. Vì vậy, mục đích của cuốn sách này là để hỗ trợ các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, quản lý, và các thuyền viên trên các tàu cá đại dương nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. 6 1.2. Các nguy cơ chung trong công việc và cuộc sống trên tàu đối với an toàn và sức khỏe a) An toàn: Nghề đánh cá là một nghề nguy hiểm, ngay cả đối với các ngư dân có kinh nghiệm. Đừng quá tự tin hoặc bất cẩn, tránh mọi rủi ro không cần thiết và cảnh giác với mọi thay đổi đột ngột của tàu. Trong quá trình tác nghiệp bị máy cuốn, đứt cáp, dây chì lưới đập vào đầu; đường ống Amoniac rò rỉ; lưỡi câu móc vào người, vào mắt; dây câu cuốn vào tay kéo người xuống biển; ngã xuống biển, ngã xuống hầm tàu, bị khay cá đông lạnh đè lên người trong hầm lạnh khi sóng to, gió lớn; bỏng lạnh và cảm lạnh khi làm việc ở vùng biển lạnh, say nắng khi làm việc trong thời tiết nắng nóng. Những tai nạn thường xảy ra cho thuyền viên khi làm việc ở trên tàu cá: - Tai nạn do đứt cáp dẫn đến cáp và chì đập vào đầu; đứt tay, chân vì móc câu móc vào người, bị cuốn vào tời. Người đàn ông này đã bị móc lưới móc vào mi mắt gây tổn thương nặng cho phần mắt bên phải 7 Tai nạn ngã xuống biển do: sóng to, gió lớn; bị dây giàn câu, dây lưới cuốn xuống biển; rơi ngã khi thao tác trên cao hoặc khi bốc dỡ hàng. Bị kẹt trong hầm lạnh; cơ thể đông cứng khi làm việc quá lâu trong hầm Cháy tàu, chìm tàu. 8 b) Sức khỏe: Các nguy cơ về sức khỏe trên các tàu cá nước ngoài là khá rõ ràng khi công việc nặng nhọc, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và điều kiện sống không đảm bảo. Các nguy cơ thường xảy đến nhất là: gây ra các bệnh về đường hô hấp, các bệnh đường ruột do vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, mệt mỏi, đau nhức kéo dài, vệ sinh cá nhân kém v.v…… Các thuyền viên Việt Nam chưa được huấn luyện đầy đủ về các vấn đề về an toàn và vệ sinh phù hợp với các loại tàu này, nên đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Chính vì vậy, trong các phần của cuốn sách này, tác giả cố gắng nêu ra các vấn đề cơ bản liên quan đến an toàn trong mọi hoạt động trên tàu hỗ trợ cho việc cung cấp các thông tin phù hợp đến các thuyền viên đã làm việc hoặc sắp làm việc trên tàu cá. Tuy nhiên, ý thức an toàn, đức tính làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và không ngừng học hỏi sẽ vẫn là hành trang tốt nhất để đảm bảo cho họ tránh khỏi những tai nạn, những nguy hiểm bất ngờ trên tàu. 9 Phần 2 Kế hoạch chung về an toàn và vệ sinh trên tàu 2.1 Quản lí an toàn trên tàu 2.1.1 Khái niệm phương pháp làm việc an toàn – tác nghiệp theo nhóm Không có sự an toàn tuyệt đối, từ những công việc nhỏ nhất như đi lại, đứng lên, ngồi xuống đều có thể gây ra các tai nạn không đáng có cho con người. Môi trường làm việc trên tàu cá là môi trường làm việc có nhiều rủi ro nên càng không thể có sự an toàn tuyệt đối. Phương pháp làm việc an toàn không được hiểu là phương pháp giúp cho người lao động tránh mọi rủi ro mà là các cách thức, điểm quan trọng nhất để làm việc khoa học, giảm thiểu được các rủi ro khi làm việc. Đối với người lao động Việt Nam, ngoài các kiến thức chuyên môn thì tác phong, văn hóa làm việc hiện đại, chuyên nghiệp là một trong những nhân tố cơ bản đầu tiên để xây dựng một đội thuyền viên ngũ làm việc an toàn và hiệu quả. 2.1.2 Bốn yếu tố cần thiết để thực hiện phương pháp làm việc an toàn Lãnh đạo và sự tham gia của các thành viên trong nhóm Làm việc an toàn cần phải được xuất phát và định hướng từ người lãnh đạo, nên từ khi bắt đầu công việc điều cần thiết nhất là phải xây dựng được văn hóa làm việc an toàn và thái độ làm việc tốt để cải thiện hiệu suất và nâng cao hiệu quả tại nơi làm việc. Một người lãnh đạo trong nhóm làm việc là rất quan trọng, người này nên nhưng có thể không nhất thiết là thuyền trưởng, đại phó, thủy thủ trưởng mà có thể chỉ là một người giàu kinh nghiệm trong nhóm làm việc, có uy tín, được mọi người nghe theo đặc biệt là trong các tàu có rào cản về ngôn ngữ như trên các tàu cá nước ngoài. Trước khi làm việc, người lãnh đạo rất cần xác định an toàn là quan trọng nhất, xem xét các nguy cơ về an toàn có thể xảy đến, cảnh báo và nhắc nhở mọi người. 10 Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đầy đủ trong việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị an toàn và cả các chương trình đào tạo an toàn phù hợp với các yêu cầu của thiết bị và công việc thực tế đòi hỏi, trong khi các thuyền viên cũng cần nỗ lực xác định các thông tin cần thiết để tìm hiểu các thông tin về sự an toàn trong công việc, và thống nhất trước trong nội bộ để thực hiện tốt các biện pháp an toàn. An toàn là trách nhiệm của tất cả mọi người tại nơi làm việc. 11 Phân tích công việc Các loại công việc trên tàu cá có thể gây thương tích cho người lao động, thiệt hại hoặc mất mát các trang thiết bị có thể gây các thiệt hại đáng kể cho các cá nhân, cho công ty và có thể dẫn đến các vụ kiện tụng kéo dài. Để tránh các tai nạn, điều quan trong trước hết là sự hiểu biết đầy đủ về công việc, đặc biệt là khi thực hiện các công việc mới mẻ hoặc nguy hiểm. Vì vậy, trước khi thực hiện công việc mới mẻ hoặc nguy hiểm, các thuyền viên cần phải phân tích kỹ lưỡng công việc, hiểu về các quy trình làm việc, lưu ý các mối nguy hiểm. Các sai sót trong việc thực hiện cũng cần phải được ghi nhớ để tránh tái phạm trong tương lai. Phân tích công việc cũng là một văn hóa làm việc tối quan trọng để đảm bảo an toàn khi làm việc. Hãy hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tỉ mỉ và chi tiết, quan sát và hình dung đầy đủ để đảm bảo bạn sẵn sàng khi làm việc. Hãy nghiên cứu kỹ công việc trước khi làm việc Phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy hiểm Mối nguy hiểm thường xảy ra từ một trong những nguyên nhân sau đây: một nhiệm vụ không an toàn, thiết bị không đúng, môi trường, thời tiết hoặc các vấn đề của thuyền viên / quản lý. Chiến lược làm việc an toàn là quan trọng nhưng thực tế để phòng ngừa sự tồn tại của các mối nguy 12 hiểm này, một phần quan trọng và thường xuyên hơn cần thực hiện là phòng ngừa các yếu tố xấu ảnh hưởng tới công việc như trang thiết bị, môi trường làm việc hay các yếu tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe bằng các dự án cụ thể và kế hoạch an toàn. Các kế hoạch này có thể rất khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ, các thành phần thuyền viên, các loại trang thiết bị v.v... Thực hiện công việc an toàn: Sau các biện pháp phòng ngừa, phân tích và xây dựng văn hóa an toàn thông qua người lãnh đạo nhóm, tổ chức thực hiện công việc một cách an toàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Để tổ chức thực hiện công việc an toàn các yếu tố sau cần phải được chú ý:  Thống nhất các ngôn ngữ, kí hiệu để liên lạc khi làm việc: tránh các hiểu nhầm không đáng có, các ký hiệu thì nên dùng các ký hiệu phổ biến, quen thuộc trong công việc, rõ ràng và thực hiện nhanh Ví dụ: Một số kí hiệu cơ bản khi nâng hạ sử dụng cần cẩu 13  Phân công công việc: sự phân công khi làm việc phải phù hợp về nhân lực và khả năng của người lao động, tránh giao các công việc khó cho những người thiếu kinh nghiệm  Ra lệnh và thực hiện: Đây là một văn hóa làm việc không thể thiếu trong khi thực hiện công việc, trong tổ chức công việc, người lãnh đạo có trách nhiệm đưa ra các mệnh lệnh và các người thi hành thực hiện các mệnh lệnh, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các sai sót có thể xảy đến do các nguyên nhân sau đây: hiểu nhầm mệnh lệnh, thực hiện sai sót không đúng như yêu cầu của người lãnh đạo, nên quy trình thực hiện một mệnh lệnh cần có 4 bước: o Ra mệnh lệnh o Nhắc lại, hỏi lại o Thực hiện o Báo cáo Ví dụ: Bring me the net: Hãy mang lưới ra cho tôi Bring the net, sir: Vâng đưa lưới ra, thưa sếp Do the work: Thực hiện công việc đi Net is here sir: Lưới đây thưa ngài Nghe có vẻ hơi dài dòng và phiền hà khi phải nhắc lại mệnh lệnh và báo cáo công việc, nhưng đây là một văn hóa thực sự cần thiết vì nó giúp cho người 14 lãnh đạo thực sự nắm được công việc của cấp dưới và thực hiện các công việc phù hợp tiếp theo. ( Ví dụ: ra lệnh cho mọi người nghỉ ngơi sau khi mọi công việc cần thiết đã làm xong) 2.2 Quản lí vệ sinh trên tàu biển 2.2.1 Quản lí rác thải trên tàu biển Trên tàu biển rác thải đươc phân loại và được xử lí theo các qui định cưới đây: Tất cả các tàu Loại rác Công trình ngoài khơi và tàu ở cách công Ngoài vùng Trong vùng đặc biệt đặc biệt Cấm thải Cấm thải Cấm thải Cấm thải Cấm thải Cấm thải Cấm thải trình trong bán kính 500m Chất dẻo (gồm cả dây thừng, lưới đánh cá và túi đựng rác bằng chất dẻo) Các vật liệu kê, chèn lót, và bao gói nổi được Cách bờ từ 25 hải lý trở lên Giấy, giẻ, thuỷ tinh, chai lọ, Cách bờ từ đồ gốm sứ, kim loại và chất 12 hải lý trở thải tương tự Các loại rác khác (gồm giấy, giẻ vải, v.v...) đã được nghiền hoăc mài. Phế thải thức ăn không được mài hoặc nghiền Phế thải thức ăn được mài hoặc nghiền lên Cách bờ từ 3 hải lý trở lên Cách bờ từ 12 hải lý trở lên Cách bờ từ Cách bờ từ 12 hải lý trở 12 hải lý trở lên lên Cách bờ từ 3hải lý trở lên Cấm thải Cách bờ từ 12 hải lý trở lên Cấm thải Cách bờ từ 12 hải lý trở lên 15 Việc xử lí rác thải thường nằm trong quyền hạn của thuyền trưởng tàu cá, nhưng trách nhiệm phân loại rác là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Một người thiếu trách nhiệm sẽ gây khó khăn chung cho tất cả mọi người. Đây là các hình ảnh về phân loại, lưu trữ rác trên tàu 2.2.2 Quản lí nước thải trên tàu biển: Nước thải là nước và các phế thải khác từ nhà vệ sinh, nhà tắm, nước thải từ các buồng bệnh viện, nước thải từ khoang chứa động vật sống trên tàu..v.v. Tàu cá không được phép thải nước thải trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ gần nhất, trừ khi được trang bị thiết bị xử lý nước thải phù hợp. Vùng biển Trong vùng 4 hải lý từ bờ Tiêu chuẩn thải Không được thải trừ khi tàu có thiết bị xử lý nước thải được duyệt Không được thải, trừ khi: Trong vùng từ 4 đến 12 hải lý từ bờ gần nhất - Tàu có hệ thống xử lý và khử trùng nước thải được duyệt. - Thải theo qui định đối với vùng từ 4 đến 12 hải lý từ bờ gần nhất; hoặc: Vùng cách bờ gần nhất trên 12 hải lý - Nếu nước thải khôngđược xử lý và khử trùng thì phải thải khi tàu chạy với tốc độ không dưới 4 hải lý/ giờ và cường độ thải do Chính quyền hành chính qui định. 16 Cho nên khi tàu gần bờ ít hơn 12 hải lí, tuyệt đối không xả nước thải từ tàu. 2.2.3 Quản lí các chất độc hại trên tàu biển: Các chất độc hại như dầu và các chất bảo quản thực phẩm trên tàu cá đều đặc biệt nguy hại tới môi trường biển. Ngoài ra chúng cũng nguy hại tới người sử dụng, ví dụ như biểu hiện phổ biến của phản ứng dị ứng là các chất bảo quản cá ngừ là tấy đỏ và ngứa trên các bề mặt tiếp xúc với da. Các triệu chứng này sẽ biến mất trong vài tuần khi chấm dứt tiếp xúc. Một điều rõ ràng là do sự nguy hại như vậy của chúng, mọi hành động thải trực tiếp các chất độc hại ra biển đều là trái luật pháp. Trên tàu cá đại dương, chỉ duy nhất nước lẫn dầu được thải ra từ khu vực buồng máy là được phép nhưng cũng chỉ được thải nếu như thỏa mãn các yếu tố sau:  Tàu đang hành trình  Hàm lượng dầu trong dòng thải không qúa 15 ppm (15 phần triệu), tức là nước thải đã được qua bộ phân ly dầu nước. Các hình ảnh về dầu bị thải ra từ tàu, tác hại tới môi trường sinh thái Trên tàu cá, do đặc điểm trên boong có rất nhiều trang thiết bị đánh bắt, một trong những nguồn có thể gây ô nhiễm là hoạt động bảo dưỡng trang thiết bị: Tra dầu, bơm mỡ. Cùng với các yếu tố như sóng gió, mưa bão, dầu mỡ sẽ trôi ra biển. Các thuyên viên khi làm việc cần lưu ý đến vấn đề này. 17 2.2.4 Chế độ ăn uống, đề phòng ngộ độc thực phẩm: Thực tế hiện nay, những thuyền viên làm việc trên tàu cá thường sinh hoạt trong những khu vực không có lỗ thông gió. Với các con tàu cũ mùi gỉ sét, dầu mỡ, mồ hôi ngột ngạt do làm việc vất vả. Trên tàu chưa thực sự vệ sinh, đôi khi có cả gián và chuột, trong khi các hộp thức ăn của họ thường không được vệ sinh sạch sẽ. Việc giặt rửa thường bằng nước biển và cũng hay bị xem nhẹ. Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người lao động. Và hậu quả của tình trạng thiếu điều kiện vệ sinh là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng nhiễm vào nước, thức ăn cùng với thói quen không rửa tay đã dẫn đến tỉ lệ các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ và các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán, đau mắt hột tăng cao. Ăn những bữa ăn hợp lý, cố gắng để ngủ nếu bạn cần; ăn mặc ấm áp, khô ráo và an toàn. Mệt mỏi có thể gây ra những suy giảm trong phán đoán và kết quả là những sai lầm và tai nạn. Mặc dù ngày nay, ngư dân rất ít uống rượu khi trên biển, các tai nạn liên quan đến rượu vẫn còn xảy ra khi các thuyền viên đã uống rượu làm việc, rơi xuống nước hoặc xuống boong tàu. Sử dụng ma túy xảy ra ở nhiều người và bất cứ ai nghiện ngập là một mối nguy hiểm lớn cho mình, cho các thuyền viên khác và tàu. Hãy nhớ rằng những ảnh hưởng của rượu và ma túy có thể kéo dài vài giờ và khi điều khiển tàu hoặc vận hành máy móc sau khi uống rượu hoặc sử dụng ma túy sẽ gây đặc biệt nguy hiểm cho người khác. Nếu bạn nhận thấy có một thuyền viên trên tàu đang bị ảnh hưởng của rượu và / hoặc ma túy hãy báo cho cấp trên ngay lập tức. 18 Hãy duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe Các lưu ý chung: Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn Giữ vệ sinh cá nhân tốt Sử dụng nước sạch trong ăn uống Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh 2.3 Một số vấn đề thƣờng gặp khi làm việc quá lâu trên tàu Trên biển, bạn có thể say sóng, lở nước mặn, hoặc phải đối mặt với một số vấn đề y tế tương tự như trên đất liền, chẳng hạn như mất nước hoặc bị cháy nắng. Những vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng nếu như không được chữa trị. Say sóng Say sóng là buồn nôn và nôn, gây ra bởi sự dao động của tàu khi gặp sóng gió. Nó có thể dẫn đến những hậu quả sau  Tai nạn khi làm việc, ngã xuống biển,..  Mất nước nghiêm trọng và kiệt sức.  Không thể ăn uống  Mất ý chí để làm việc. 19  Những người khác cũng bị tác động theo…. Hãy ở một khu vực an toàn nếu bị say sóng Phòng chống say sóng: Bạn hay bị say sóng nhất khi chăm chú nhìn vào một vật cứ lắc lư tới lui theo những chuyển động không đoán trước được. Từ kết quả này, bạn có thể tìm ra những điểm nhìn ít tạo say sóng nhất cho đôi mắt. Những điểm này thường ở thật xa, vô tận, chẳng hạn như cụm mây xanh trên trời, , đỉnh núi ở đằng xa... Việc nhìn ở xa như vậy giúp cho tín hiệu ở mắt và ở cơ quan cảm nhận tín hiệu trong tai bạn thống nhất với nhau. Bạn chắc chắn dễ bị say nóng hơn với một bụng no ắp, vì khi bụng no, bạn dễ bị nôn mửa hơn. Việc uống rượu quá nhiều cũng làm cho bạn đi đứng ngả nghiêng. Cơ thể lúc đó vừa bị mất thăng bằng do men rượu, vừa bị mất thăng bằng do chuyển động của tàu hay xe đang ngồi. Ngoài ra, những mùi khó ngửi như hơi dầu từ trong buồng máy tàu bốc ra cũng có tác dụng làm nôn mửa nhanh hơn. Đừng ngồi trong cabin tàu mà hãy lên boong để hít không khí trong lành Đầu bị lắc lư nhiều sẽ làm bạn dễ say sóng hơn. Nếu không thể giữ yên được thì hãy tìm một chỗ dựa. Hãy dùng hai tay che hai bên thái dương để mắt không còn nhìn thấy những cảnh vật chạy thụt lùi xung quanh, chỉ chăm chú nhìn phía trước. Uống thuốc say sóng giúp tránh say sóng trong một ngày. Uống thuốc vài tiếng trước khi đi làm việc. Uống quá trễ sẽ không có công hiệu. Cách uống thuốc tốt nhất là đặt viên thuốc dưới lưỡi và để cho nó tự phân tán. Ngoài ra còn có thuốc tiêm chống say sóng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng