Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kỹ thuật nuôi cá

.PDF
20
822
121

Mô tả:

SỔ GHI CHÉP CỦA NGƯỜI NUÔI CÁ KỸ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG NƯỚC NGỌT SỞ THỦY SẢN, THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ ITALIA TỔ CHỨC LƯƠNG NÔNG LIÊN HỢP QUỐC DỰ ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ-IMOLA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM GIỚI THIỆU VỀ NHÀ XUẤT BẢN VÀ CƠ SỞ CỦA SỔ GHI CHÉP NÔNG HỘ NÀY Trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ven biển và đầm phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đang bị giảm sút nhanh chóng. Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bất hợp pháp, thiếu kiểm soát và không khai báo mỗi ngày một bành trướng, gây ra sự thoái hoá vùng bờ biển, giảm trữ lượng đánh bắt và dẫn đến tình trạng đói nghèo của nhiều xã đánh bắt cá ven biển. Các xã ngư nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng của thảm hoạ thiên tai và các tai hoạ khác đã nhận ra nhu cầu cần có quy hoạch quản lý tốt hơn và tiến hành các hoạt động khôn ngoan hơn phù hợp với hệ sinh thái và con người. Vào năm 1998, Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh miền Trung Việt Nam, đã yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) trong nỗ lực nhằm quản lý bền vững nguồn lợi thủy sinh của đầm phá Tam Giang. Vào năm 2005, thông qua hỗ trợ tài chính của chính phủ Italia, FAO bắt đầu triển khai dự án nhằm cải thiện sinh kế người dân sống phụ thuộc vào đầm phá Tam Giang thông qua đẩy mạnh quản lý bền vững có sự tham gia của người dân đối với các nguồn lợi thủy sinh học. Dựa vào hệ thống sản xuất và kinh tế-xã hội hiện có, và nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò về giới, Dự án nhằm mục đích cải thiện an toàn thực phẩm cho con người và giảm nghèo ở khu vực đầm phá. Dự án có tên là “Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên Huế” hoặc dự án IMOLA. Sổ ghi chép nông hộ đơn giản dựa vào thực tế này là một trong các đầu ra của Dự án IMOLA với mục tiêu hỗ trợ người nuôi cá địa phương ghi chép và theo dõi các điều kiện môi trường và kinh tế của các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững hơn. 2 TẠI SAO LẠI LƯU GIỮ SỔ SÁCH? Nên quản lý lồng nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ để duy trì và nâng cao năng suất và lợi nhuận. Người nuôi cá nên theo dõi tất cả các đầu vào và đầu ra để có thể dễ dàng tính toán chi phí sản xuất, buôn bán, và thu nhập ròng qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế tổng thể của lồng nuôi cá. Cũng nhằm duy trì năng suất, điều kiện môi trường cần phải được quản lý chặt chẽ để tránh gây ô nhiễm và bùng nổ dịch bệnh. Đây cũng là bài thực hành hữu ích nhằm duy trì các sổ sách quản lý nông hộ. Các sổ ghi chép cũng cần thiết nhằm phân tích các vấn đề trong môi trường lồng nuôi và sức khoẻ cá, giảm thiểu những áp lực sớm nhất có thể xảy ra trong chu kỳ nuôi. Lưu giữ sổ sách cũng giúp người nuôi cá rút ra bài học từ sai lầm trước đó, để có thể giảm rủi ro, các hiểm hoạ và chi phí sản xuất. Các sổ ghi chép còn bổ ích trong việc lên kế hoạch cho toàn bộ chu kỳ nuôi bao gồm mật độ thả cho mỗi lồng, trước khi bắt đầu chu kỳ nuôi. Các sổ ghi chép, về mặt lý tưởng mà nói, nên bao gồm tất cả thông tin chi tiết liên quan đến chuẩn bị lồng, giống và thả giống, quản lý thức ăn, các thông số chất lượng nước và việc quản lý chất lượng nước, quản lý đáy lồng, sức khoẻ cá và thu hoạch. Bằng việc rà soát lại các dữ liệu trong sổ ghi chép, người nuôi cá có thể quyết định các cách thức nâng cao sản lượng lồng cá của mình cho vụ tiếp theo, dựa vào các bài học kinh nghiệm từ chu kỳ nuôi trước. Cùng lúc đó, người nông dân có thể đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và mối quan hệ của chúng với hoạt động sản xuất của mình. Sổ ghi chép nông hộ đơn giản này có thể hỗ trợ người nuôi cá theo dõi các điều kiện kinh tế và môi trường liên quan đến hoạt động sản nuôi lồng cá của mình theo hướng đơn giản và dễ dàng. Sổ ghi chép này hữu ích nhất cho người nuôi có một vài lồng nuôi cá nước ngọt nhỏ (1-3). 3 MỤC TIÊU CHÍNH CỦA SỔ GHI CHÉP NÀY LÀ: ? ? ? ? ? ? ? Giúp người nông nuôi cá phát triển sản xuất theo hướng bền vững thân thiện với môi trường (thông qua việc quản lý môi trường nước và chất lượng nước của các lồng cá hằng ngày/ hằng tuần/ hằng năm), thí dụ, những hình thức thay đổi môi trường nào đang xảy ra trên khu vực sản xuất và đâu là những nguyên nhân tiềm ẩn? Giúp người nuôi cá hiểu rõ và chính xác hơn về điều kiện kinh tế của hoạt động nuôi của mình (lồng cá nước ngọt), thí dụ, chi phí bao nhiêu cho các hoạt động (vật liệu làm lồng, giống, thức ăn, phân bón, vôi, thuốc, v.v…), tiền bán, lãi ròng, v.v… mà sản xuất yêu cầu? Hỗ trợ người nuôi cá theo dõi lồng nuôi tốt hơn thông qua lưu giữ sổ sách liên quan đến các hoạt động nuôi hằng ngày/ tháng/ năm và các giao dịch trong một giai đoạn nuôi, giúp cho người nuôi đánh giá hiệu quả các hoạt động của mình, quyết định cách thức và phương tiện cải thiện điều kiện kinh tế và môi trường. Giúp người nuôi cá nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất và có thêm thu nhập trong lúc vẫn có thể duy trì các điều kiện môi trường. Cán bộ khuyến ngư nhà nước sử dụng sổ ghi chép nông hộ để quản lý các hoạt động nuôi lồng và hỗ trợ người nuôi cá . Duy trì sổ ghi chép sản xuất giúp tiếp cận tín dụng, tài chính nhỏ, hoặc các dịch vụ bảo hiểm từ các cơ quan tài chính (vì các cơ quan này thường yêu cầu các giấy tờ sản xuất, mà các thủ tục này không thể chuẩn bị trong vòng một đêm). Đảm bảo có thông tin liên quan đến sản phẩm - mặc dù hiện nay phần lớn các sản phẩm phục vụ thị trường địa phương, nhà chế biến và xuất khẩu gần đây vẫn có thể yêu cầu các thông tin về sản xuất, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Lưu ý: Sổ ghi chép nông hộ này chủ yếu hướng đến đối tượng là người nuôi cá địa phương.Tuy nhiên, thông qua hỗ trợ thường xuyên của cán bộ khuyến ngư để việc cung cấp hướng dẫn rõ ràng này đến người dân nuôi cá địa phương là cần thiết nhằm duy trì tính hiệu quả và chính xác của lưu giữ sổ sách. Cán bộ khuyến ngư cần hỗ trợ người nuôi cá kiểm tra sổ ghi chép và đưa ra các gợi ý để họ có thể cải thiện nữa xuất phát từ sự tìm tòi và thảo luận với người dân địa phương. 4 SỔ GHI CHÉP NÀY BAO GỒM NHỮNG NỘI DUNG NÀO? Sổ ghi chép có ba phần cơ bản: (1) Thông tin chung về Người Nuôi Cá Ông/ Bà ghi thông tin cá nhân và thông tin về hộ gia đình mình ở đây. Ông/ bà phải ghi vào bảng này trước khi bắt đầu sử dụng sổ ghi chép. (2) Quản lý chất lượng nước Trong phần này, ông/ bà sẽ ghi chép lại các kết quả quản lý chất lượng nước định kỳ. Phần này có ba mục sẽ hỗ trợ ông/ bà: ? Bảng theo dõi chất lượng nước (hằng ngày/ hằng tuần) ? Bảng theo dõi chất lượng nước (hằng tháng) ? Bảng theo dõi chất lượng nước (hằng năm) (3) Hoạch toán cơ bản và lưu giữ sổ sách Trong phần này, ông/bà sẽ ghi lại các thông tin về các hoạt động nuôi cá của mình. Phần này có ba mục sẽ hỗ trợ ông/ bà: ? Bảng ghi chép việc thả cá ? Bảng ghi chép về lồng nuôi (hằng tháng) ? Bảng ghi chép về lồng nuôi (hằng năm) Điều quan trọng là ông/ bà phải giữ cẩn thận phần ghi chép các mục theo yêu cầu. Việc lưu trữ sổ sách tốt sẽ mang lại jkinh nghiệp, bài học hữu ích và gợi ý để ông/ bà có thể cải thiện hơn! Bốn trang tiếp theo sẽ cung cấp cho ông/ bà một số thông tin về cách sử dụng sổ ghi chép nông hộ này. 5 Việc lưu trữ sổ sách thường xuyên của người nuôi cá góp phần phát triển sản xuất. 6 Chất lượng nước kém, như thiếu oxi, có thể gây ra tổn thất lượng cá nuôi trong lồng. Hình trên thể hiện độ trong trên đĩa Secchi thấp, dự báo nguy cơ giảm sút hàm lượng oxi trong nước có thể xảy ra (xem chương 7 để biết thêm thông tin). Chất lượng nước tốt có thể duy trì sự phát triển ổn định của cá trong lồng nuôi. Theo dõi chất lượng nước là cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng nước tốt. Quản lý chất lượng nước hỗ trợ người nuôi cá giảm nguy cơ bệnh cá và duy trì chất lượng nước tốt. 7 Người nuôi cá cần thiết thảo luận sổ ghi chép của mình với cán bộ khuyến ngư khi họ đến hỗ trợ khuyến ngư. 8 Mỗi người nuôi cá nên lưu trữ sổ ghi chép của mình ở nơi dễ thấy (thí dụ, trên tường nhà) để nhắc nhở bản thân phải ghi chép thường xuyên. 9 THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI NUÔI CÁ Tên:............................................................................................................................................................. Địa chỉ:........................................................................................................................................................ Tuổi:............................................................................................................................................................ Giới tính (Nam/Nữ):.................................................................................................................................... Trình độ văn hoá:........................................................................................................................................ Số thành viên trong hộ:............................................................................................................................... Số lao động:................................................................................................................................................ Số lồng cá:.................................................................................................................................................. Kích cỡ mỗi lồng cá:................................................................................................................................... Ghi chú: Chỉ cần nêu thông tin về tên, tuổi, giới tính, và trình độ giáo dục của chủ hộ. Số lao động là số người làm việc liên quan đến các hoạt động nuôi, có thể kể cả lao động ngoài hộ. 10 PHẦN I (THEO DÕI CHẤT LƯỢNG NƯỚC) 11 BẢNG GHI CHÉP THEO DÕI CHẤT LƯỢNG NƯỚC (HẰNG NGÀY/TUẦN) Tuần từ 01/04/2008 (T.Hai) đến 07/04/2008 (C.Nhật) (Sử dụng Âm lịch) Số lồng:..................... Ngày/Tháng Ghi chép về cho ăn (Hình thức, Số lượng và nguồn thức ăn) Theo dõi/ Phương pháp trị bệnh (ngày/tháng/năm) [Thí dụ: sử dụng thuốc (KMnO4, Nước muối (Nacl), Đồng sunphát (CuSO4), Formalin, Erythromycin, Vitamin C, KN-04-12, Sử dụng vắc xin, Reovirus, phương thuốc địa phương: lá xoan, vôi, v.v…] THỨ HAI 01/04/2008 [Thí dụ] Bèo tấm 50kg (có thể vớt tại địa phương) x 3 lần Màu nước hơi đỏ, mùi nước hơi tanh Thời gian cho ăn (Viết thời gian cho ăn) Sáng Trưa 07:00 13:00 Chiêu 17:00 THỨ BA THỨ TƯ ThỨ NĂM THỨ SÁU THỨ BẢY CHỦ NHẬT Bất kỳ khi nào bạn cho cá ăn, vui lòng ghi chú về hình thức cho ăn, số lượng, nguồn thức ăn cũng như thời gian cho ăn. Ghi chú bất kỳ những gì bạn quan sát được (thí dụ: sự thay đổi mùi hay màu), các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước (thí dụ thiên tai), hoặc các hoạt động trị bệnh cá mà bạn áp dụng trong quá trình nuôi. 12 BẢNG GHI CHÉP THEO DÕI CHẤT LƯỢNG NƯỚC (HẰNG THÁNG) HÀNG THÁNG & NĂM: Tháng 3/2008 (Sử dụng Âm lịch) Số lồng:..................... Các thông số chất lượng nước Tuần pH Độ kiềm (ppm) Nhiệt độ ( C) Mức nước (m) Màu nước Độ trong (cm) 1 (Thí dụ) 6 15 ppm 24 C 2.0 m Đỏ nhạt 57 cm 2 5 14 ppm 23 C 2.0 m Đỏ nhạt 51 cm 3 5.5 16 ppm 25 C 2.0 m Đỏ nhạt 50 cm 4 5.0 17 ppm 26 C 2.0 m Đỏ nhạt 49 cm 5.37 15.5 ppm 24.5 C 2.0 m Đồng nhất/ Thay đổi 5 Trung bình 51.7 cm 1. Cần theo dõi chất lượng nước mỗi tuần một lần, nên chọn cùng ngày trong các tuần (thí dụ: tất cả các ngày thứ Hai). 2. Vào cuối tuần cuối cùng của tháng, tính trung bình mỗi tháng. 3. Đối với cột màu nước, nêu ra bất kỳ thay đổi nào về màu nước trong tháng. 13 BẢNG GHI CHÉP THEO DÕI CHẤT LƯỢNG NƯỚC (HẰNG NĂM) NĂM: 2008 (Sử dụng Lịch âm lịch) Số lồng: ..................... Các thông số chất lượng nước Tháng pH Độ kiềm (ppm) o Nhiệt độ ( C) Mức nước (m) Màu nước Độ trong (cm) Giêng Hai Ba (Thí dụ) 5.37 15.5 ppm 24.5 oC 2.0 m Đồng nhất 51.7 cm Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười Mười một Mười hai Trung bình Đồng nhất/ Thay đổi 1. Sao chép số liệu từ bảng theo dõi hàng tháng (trang trước) sang bảng theo dõi hàng năm. 2. Vào cuối năm, tính trung bình của năm. 3. Ở cột cuối cùng của màu nước, nêu ra những thay đổi về màu nước trong năm. 14 PHẦN II (HOẠCH TOÁN CƠ BẢN VÀ LƯU TRỮ SỔ SÁCH KINH TẾ) 15 BẢNG GHI CHÚ VỀ THẢ CÁ Số lồng (Thí dụ) 1 Ngày thả 10/04/2008 Nguồn giống (1)Công ty giống Huế (2)Trại giống huyện Loài thả (1) Cá trắm cỏ (2) Cá chép Tình trạng giống thả Kích cỡ giống tiêu chuẩn (cm) (1) Màu sáng, bơi linh hoạt (2) Màu xám, bơi uể oải (1) 25-30cm (2) >10cm Số lượng giống thả (1) 20-30 con/m3 (2) 40-50 con/m3 * Đối với loài thả, xem thêm mô tả về loài cá ở trang sau. 16 CÁC LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN TRONG LỒNG CÁ NƯỚC NGỌT Loài cá (Tên tiếng Anh/ Tên địa phương/ Tên Latin) Hình minh họa Vietnamese mud carp / Cá trôi Việt (Cirrhinus molitorella) Grass carp / Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) Tam Giang carp / Cá dày (Cyprinus centralus) Nile tilapia / Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) Common carp / Cá chép (Cyprinus carpio) 17 BẢNG GHI CHÉP NÔNG HỘ NUÔI LỒNG (HẰNG THÁNG) THÁNG & NĂM: Tháng giêng 2008 (Sử dụng lịch Âm lịch) Ngày (Thí dụ) 1 Hoạt động/ Công việc tiến hành Thu hoạch cá/ Thất thoát Lượng cá còn lại trong lồng Để bán Không bán Số lượng Thu nhập (thí dụ: để tiêu dùng trong Lồng 1 Lồng 2 Lồng 3 Tổng chi phí (VND) (con)(kg) (VND) gia đình, biếu, thất thoát) (con) (con) (con) Số tiền đã dùng (chi phí thay đổi) Đặt lồng 1 100,000 2 Thả giống vào lồng 1 50,000 10 Tiền thuê lao động sửa lưới lồng (1) 100,000 26 Ăn trong gia đình 31 Bán ở chợ Tổng 150 5 250,000 100 20kg 600,000 100 20kg 600,000 145 45 5 45 Thí dụ về các chi phí thay đổi: ? Giống ? Thức ăn (tự nhiên, bổ sung, công nghiệp) ? Vật liệu làm lồng ? Thuốc trị bệnh cá ? Công cụ thu hoạch cá ? Tiền thuê nhân công ? Vận chuyển cá và giống đi bán ? Chi phí linh tinh Nếu bạn có hơn 3 lồng, bổ sung thêm cột bên cạnh cột “Lồng 3” 1. Nhập dữ liệu liên quan đến bất kỳ một hoạt động nào được thực hiện (nếu bạn thả nhiều loài nuôi trong một lồng, chia thêm cột hoặc đặt tên cho mỗi loài nuôi theo cách của bạn, như thế bạn có thể ghi chép các dữ liệu liên quan đến mỗi loài tách biệt nhau). 2. Vào cuối mỗi tháng, tính tổng mỗi hạng mục. 18 BẢNG GHI CHÉP NÔNG HỘ NUÔI LỒNG (HẰNG NĂM) NĂM: 2008 (Sử dụng Âm lịch) Tháng Chi phí (A) Giêng Thu hoạch cá/ Thất thoát Tiền bán (B) Không bán Tổng chi phí (VND) Số lượng (con)(kg) (Thí dụ) 250,000 100 (20kg) Lượng cá còn lại trong lồng Thu nhập (VND) (Thí dụ: để tiêu dùng Lồng 1 trong gia đình, biếu, thất thoát) (con) 600,000 5 Lồng 2 (con) Lồng 3 Tổng sô (con) (con) 45 Lãi ròng (B-A) Tổng (VND) 350,000 Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười Mười một Mười hai Tổng Lãi ròng = Tiền bán (B) - Chi phí (A) 1. Sao chép thông tin trung bình hằng tháng từ bảng ghi chép nông hộ hằng tháng (trang trước) 2. Tính toán lãi ròng sử dụng số liệu lien quan đến tiền bán và chi phí (tiền đã dùng). 3. Vào cuối năm, tính toán tổng cho cả năm. 19 THẢO LUẬN VÀ TRAO ĐỔI SỐ GHI CHÉP CỦA MÌNH VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC Xuyên suốt sổ ghi chép trong năm (thậm chí cả đầu mỗi chu kỳ sản xuất kế tiếp), thảo luận và chia sẻ các thông tin mình có được với những người khác, bao gồm các thành viên gia đình, những người nuôi cá, cán bộ khuyến ngư và những người khác. Chẳng hạn, bạn có thể thảo luận về các vấn đề như: ? ? ? ? ? ? ? ? Lãi ròng tăng lên so với năm/ mùa vừa qua không? Tình hình môi trường có cải thiện hơn so với mùa/ năm trước không? Có thể phân tích vấn đề môi trường hoặc kinh tế nào không? Lý do có thể là gì? Có thể giảm chi phí cho vụ sản xuất tiếp theo không? Có cách nào để nâng cao lãi ròng không? Nếu có, lý do dẫn đến sự thay đổi này là gì? Có thay đổi về điều kiện môi trường đáng kể không? Người nuôi cá có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề nào? Chiến lược của bạn cho vụ sản xuất tiếp theo là gì? Thảo luận tốt đảm bảo chiên lược tốt và mang lại sự cải thiện cho tương lai! 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng