Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hetieuhoacuaca

.PDF
32
737
110

Mô tả:

Chương 6 Hệ tiêu hóa ThS. Nguyễn Hữu Lộc 1. Ống tiêu hóa • Xoang miệng hầu: Miệng: Răng Lưỡi Lược mang • Thực quản • Dạ dày • Manh tràng • Ruột Chuổi thức ăn Chuổi thức ăn trên biển Hệ tiêu hóa cá sụn cá nhám voi lặn sâu tới độ sâu hơn 1000 mét để tìm thức ăn Miệng: Một số loài cá ăn tảo bám miệng có nốt sần, hóa sừng một phần Cá mang rổ: miệng cá rảnh để phóng nước bắt mồi Cá ăn thịt có miệng to, rộng Các dạng lưỡi và răng hầu của cá Các răng hầu của cá: - nằm ở xương mang - đưa thức ăn vào thực quản - tiêu hóa cơ học thức ăn Răng hầu cá Linh Hệ tiêu hóa: ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa ống tiêu hóa Xoang miệng hầu Miệng Là cơ quan bắt mồi quan trọng của cá. Dựa vào vị trí và kích thước của miệng có thể dự đoán tính ăn của cá. + Vị trí miệng Miệng trên: chiều dài xương hàm trên nhỏ hơn chiều dài xương hàm dưới. Cá có dạng miệng này thường bắt mồi ở tầng mặt như cá mè trắng, cá mè hoa, cá thiểu, cá trích Miệng giữa: chiều dài xương hàm trên và chiều dài xương hàm dưới tương đương nhau. Cá có dạng miệng này thường bắt mồi ở tầng giữa, tuy nhiên cá có thể bắt mồi ở tầng mặt và tầng đáy. Miệng dưới: chiều dài xương hàm trên lớn hơn chiều dài xương hàm dưới. Cá có dạng miệng này Vị trí miệng Cá miệng dưới Cá miệng trên Cá miệng giữa Dựa theo phương thức bắt mồi: cá ăn lọc, rỉa mồi,đớp mồi, nuốt chửng Cở miệng • Cá miệng to • Cá miệng vừa • Cá miệng nhỏ Kích thước miệng cá so sánh với độ rộng giữa 2 mắt Các dạng miệng cá đặt biệt • Có giác bám • Có rãnh dẫn nước • Dạng dao, kiếm Miệng cá có chức năng chính là bắt mồi, làm tổ, tự vệ,… Các dạng lưỡi cá Lưỡi cá có xương đuôi lưỡi, ít hoạt động Lưỡi cá có chức năng cảm nhận thức ăn Lược mang • Thường gồm 2 hàng màu trắng xếp xen kẻ • Hình dạng tia lược mang, số lượng thay đổi theo tuổi cá, loài. • Nhiệm vụ là bảo vệ tia mang và lọc thức ăn trong nước ang Lược m Lược mang - Cá ăn lọc: lược mang dài, mảnh, xếp khít nhau (Mè Hoa, Mè Trắng).. - Cá ăn động vật kích thước nhỏ: lược mang dài, mãnh, xếp thưa: rô đồng - Cá ăn mùn bả hoặc động vật đáy: lược mang ngắn, to thô, xếp thưa. - Cá ăn động vật kích thước lớn: trên cung mang có nhiều gai bén Răng hầu • Ở cá chép, răng hầu có chức năng xé, nghiền thức ăn Răng hầu cá Linh Răng hầu làm nhiệm vụ nghiền thức ăn trước khi đưa xuống ruột. Răng hầu có dạng cối có ở cá Chép Cyprinus carpio, dạng nghiền có ở cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus dạng như liềm để xén cỏ như ở cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus ống tiêu hóa Cá sụn và cá xương: hầu hết có tuyến dạ dày và tuyến ruột trừ các loài cá thuộc họ cá chép Hệ tiêu hóa của cá basa thực sự hòan chỉnh 3 ngày sau khi bắt đầu ăn thức ăn bên ngòai Dạ dày • Cá bống, cá mú dạ dày có thể chứa được thức ăn bằng ½ cơ thể. • Trong khi đó cá trác, cá chỉ , cá hồi, cá măng có thể chứa được lượng thức ăn 5 -25% khối lượng cơ thể. • Cá hiền (như cá chép, cá diếc, cá vền, cá mè…) xuất ăn một lần ít hơn hai nhóm trên nhiều. Dạ dày có thể chia thành 5 dạng: I, U, V, Y, A. Manh tràng Vị trí: gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột số lượng manh tràng ở mỗi loài cá là khác nhau cá Quả Channa có 2 cái, cá Ngừ Thunnus có 5 cái, cá Chim trắng Pompus có 600 cái. • Tác dụng của manh tràng giúp cho trung hoà dịch vị thức ăn trước khi chuyển xuống ruột, có tác dụng tăng diện tích hấp thụ. Ruột: Các nhóm cá ăn thực vật Ruột và dạ dày cá linh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng