Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 9.phân tích cơ bản

.DOCX
43
298
58

Mô tả:

I. Tổng quan về phân tích cơ bản 1. Khái niệm Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư… Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là : Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,… Về cơ bản, phân tích cơ bản thị trường ngoại hối bao gồm phân tích các bản tin kinh tế phát hành khác nhau về quốc gia của mỗi loại tiền để xác định tình trạng nền kinh tế của quốc gia đó, cũng như triển vọng kinh tế của họ so với các nước khác. Nó giúp các nhà đầu tư ngoại hối hiểu được hướng chuyển đô ng xảy ra trong tỷ giá hối đoái. ô Phân tích cơ bản là dựa vào sự đánh giá thông tin của các báo cáo quan trọng về kinh tế.Trong kinh doanh ngoại hối, các báo cáo đó được gọi là những chỉ báo về kinh tế. Vậy chỉ số kinh tế (Economic Indicator) là gì? - Chỉ báo kinh tế là một phần quan trọng của các dữ liệu tài chính liên quan đến đồng tiền của các quốc gia. Ở hầu hết các quốc gia, một số chỉ báo kinh tế quan trọng là: các quy định về lãi suất, tình hình thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng – biểu thị tỉ lệ lạm phát và tình hình cán cân thương mại. Trong số này, chỉ một vài báo cáo thường xuyên có giá trị trong phân tích cơ bản, còn một số khác thì không phải lúc nào cũng quan trọng.Ví dụ, nếu một quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng ổn định và đang có lạm phát xảy ra thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ rất được quan tâm và trở thành quan trọng nhất đối với thị trường. - Phân tích cơ bản là sự nghiên cứu về dữ liệu và các báo cáo về tình hình kinh tế của một quốc gia. Mỗi quốc gia đều công bố những bản báo cáo phản ánh các chỉ tiêu khác nhau của nền kinh tế, bao gồm tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ lạm phát, khả năng sản xuất, cán cân thương mại và tốc độ tăng trưởng. Các bản báo cáo này được công bố định kì theo hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quí. - Các thị trường khác nhau sẽ phản hồi khác nhau đối với mỗi báo cáo. Ví dụ, sự biến động của thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ sẽ phụ thuộc vào các số liệu trong bản báo cáo, sự mong đợi của các nhà đầu tư dựa trên các bản báo cáo trước đây và các điều kiện kinh tế tổng quan. Một số các chỉ số, thông tin kinh tế chính thường được sử dụng trong phân tích cơ bản về sức mạnh một đồng tiền:  Chính sách lãi suất  Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP  Sự ổn định chính trị  Trách nhiệm thuô ôc về tài chính  Dữ liệu việc làm  Giao dịch và số dư tài khoản hiện tại  Sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng  Các chỉ số tâm lý  Dữ liệu thị trường nhà ở  Sản xuất công nghiệp và sử dụng năng lực  Giá hàng hóa  Cổ phần và các thị trường ghi nợ Phần phía trên chỉ gồm một phần của danh sách các chỉ số cơ bản, và nhiều chỉ số kinh tế khác tạo nên các thành phần khác nhau của một bản phân tích cơ bản toàn diện. 2. So sánh phân tích kĩ thuật và phân tích cơ bản: Khi có sự lựa chọn giữa 2 phương án phân tích cơ bản và kỹ thuật thì điều đầu tiên là chúng ta phải hiểu rõ 2 phương án này là thế nào. Nếu như ở phần trên, chúng ta đã bàn về phân tích cơ bản thì lần này chúng ta sẽ đến với khái niệm phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật ( Technical analysis ) ,nó đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Tất nhiên không phải là không thất bại nhưng phân tích kỹ thuật là một kỹ thuật kinh doanh rất đáng để nghiên cứu.Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai.Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày ( các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Có 3 giả thuyết cơ bản nhất mà phân tích kỹ thuật làm cơ sở: 1- Giá phản ánh tất cả hành động thị trường 2- Giá dịch chuyển theo xu hướng 3- Quá khứ tự nó sẽ lặp lại. Như vậy qua hai định nghĩa, ta thấy rõ rằng phân tích kỹ thuật tập trung vào nghiên cứu hành động thị trường, còn phân tích cơ bản lại chú trọng vào nghiên cứu các ảnh hưởng kinh tế của cung và cầu làm cho giá cá dịch chuyển cao hơn, thấp hơn hoặc không đổi.Phương pháp phân tích cơ bản xem xét tất cả các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến giá cả của một thì trường để xác định giá trị nội tại của thị trường đó.Nếu giá trị nôi tại này thấp hơn giá thị trường thì mọi người đang đánh giá cao tài sản đó và tài sản có khả năng sẽ bán ra, ngược lại trong trường hợp giá trị nội tại đang định giá thấp thì nhiều khả năng tài sản đó sẽ được mua vào. Cả hai phương pháp đều nhắm vào câu hỏi là chiều hướng giá cả thị trường có khả năng dịch chuyển đi đâu. Rõ ràng, hai phương pháp lại tiếp cận ở hai phía khác nhau của một vấn đề. Phân tích cơ bản thì đi tìm nguyên nhân của sự dịch chuyển còn phân tích kỹ thuật thì chỉ nghiên cứu kết quả của sự dịch chuyển và nhà phân tích kỹ thuật cho rằng kết quả hay chiều hướng của sự dịch chuyển thị trường là điều anh ta cần nhất, các lí do tại sao nguyên nhân thì không cần thiết. Nhà phân tích cơ bản thì luôn luôn cần biết lí do tại sao để đưa ra dự đoán của mình. Vậy thì, phương pháp nào sẽ là kém hiệu quả cho nhà đầu tư ? Câu trả lời là không có phương án nào, nếu như một trong hai phương án phân tích trở nên kém hiệu quả thì người ta sẽ không còn phải nghiên cứu phương pháp phân tích đó tới bây giờ nữa. Hiện tại, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng cả 2 phương pháp phân tích đều hữu ích, và chúng sẽ đúng trong một hoàn cảnh thích hợp. Các bạn có quyền lựa chọn một trong 2 phương pháp để làm kim chỉ nam cho việc kinh doanh ngoại hối hoặc theo sự lựa chọn của nhiều người là sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp. Đối tượng nghiên cứu Dự đoán Dữ liệu thu thập từ Quyết định đầu tư vốn khi Cách tiếp cận Tính chất Chức năng Phân tích cơ bản nghiên cứu các lý do nguyên nhân làm giá tăng lên hay giảm xuống Giá trị sinh lời tiềm ẩn Báo cáo tài chính Giá giảm xuống dưới giá trị nội tại Dài hạn Khó tiếp cận đòi hỏi người nghiên cứu nắm rõ sâu vấn đề Đầu tư Phân tích kĩ thuật nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất Khuynh hướng tỷ giá trong tương lai Biểu đồ Khi tin rằng họ có thể bán ra với giá cao hơn Ngắn hạn Linh hoạt, dễ sử dụng, nhanh chóng Thương mại 3. Đặc điểm của phân tích cơ bản Bất cứ phương pháp nào cũng có một số đặc điểm nổi bật và riêng biệt, phân tích cơ bản nó cũng bao hàm 2 đặc điểm chính được đút kết từ thực tiễn: -Phương pháp phân tích cơ bản rất có ích cho những khoản đầu tư dài hạn, phụ thuộc vào xu hướng trong dài hạn. - Phương pháp phân tích cơ bản giúp các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư đặt các đồng tiền vào giá trị thực của nó. Tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm khác mà phân tích kỹ thuật không có như: -Phân tích cơ bản nhìn chung là khó tiếp cận hơn và đòi hỏi người nghiên cứu nắm rõ nhiều vấn đề hơn phân tích kỹ thuật. Nhiều người chính vì sự thuận tiện và đơn giản của phân tích kỹ thuật được tạo nên bởi các nhà tạo lập các biểu đồ (chartist) nổi tiếng trong những năm qua. Tuy nhiên, phân tích cơ bản không bao giờ thực sự hoàn toàn đi ra khỏi kiểu mẫu, bởi vì nhiều nhà đầu tư lớn nhất của lịch sử, chẳng hạn như lớn nhất của tất cả, Warren Buffett đã thực hành phân tích cơ bản là đúng như một người thực hành tôn giáo thuần túy. - Phương pháp phân tích cơ bản tốn nhiều thời gian mới có thể đi đến kết luận và tốt nhất là không nên áp dụng những kết quả của nó trong ngắn hạn và trung hạn. - Giá trị của các đồng tiền được dự báo phụ thuộc vào các giả định, nếu các giả định này sai sẽ dẫn đến sai lệch lớn trong việc định giá các đồng tiền. Các giả định có thể sai vì các quyết định tiết kiệm, các tình huống chính trị hay các điều kiện khí hậu… - Phương pháp phân tích cơ bản rất có giá trị và quan trọng, nhưng các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc áp dụng nó. Các kết quả của phân tích cơ bản không nên là lí do duy nhất của việc kinh doanh, hãy luôn sử dụng phương pháp phân tích cơ bản cùng với sự hỗ trợ của phân tích kĩ thuật. - Khi sử dụng phân tích cơ bản để xác định xu hướng giá thì rất khó để dự báo giá sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu. Trong thực tế, nhiều người kết hợp sử dụng phương pháp phân tích kĩ thuật với phương pháp phân tích cơ bản để quyết định chiến lược kinh doanh. Một thuận lợi lớn của phương pháp phân tích kĩ thuật là, các nhà phân tích có kinh nghiệm có thể theo dõi nhiều thị trường và nhiều công cụ tài chính, trong khi đó người phân tích cơ bản cần phải tìm hiểu sâu sắc một thị trường riêng biệt. 4. Vai trò của phân tích cơ bản - Khi một nhà đầu tư có ý định tham gia đầu tư vào một hay nhiều lọai tài sản tài chính nào đó trên thị trường tài chính, họ sẽ xem xét những nhân tố khách quan có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất tới danh mục đầu tư của mình trong thời gian ngắn hay trong thời gian dài. Đối với những nhà đầu tư có tính cẩn trọng cao và sức chịu đựng mức độ rủi ro thấp, thì việc kết hợp xem xét các nhân tố cơ bản và kỹ thuật trong thời gian dài là điều hết sức cần thiết. Trong khi đó, những nhà đầu tư với tâm lý lướt sóng, có sức chịu đựng mức độ rủi ro cao và ưa thích mạo hiểm do quan niệm càng rủi ro càng dễ sinh lời lớn, thì việc phân tích cơ bản chỉ là thứ yếu so với phân tích kỹ thuật. Do đó, mỗi nhà đầu tư cần xác định mình thuộc nhóm nhà đầu tư lướt sóng, ngắn hạn hay dài hạn mà có những cân nhắc trong việc chọn lựa theo hướng tìm hiểu sâu hay nắm bắt khái quát về Phân tích cơ bản. - Phân tích cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng không kém gì so với phân tích kỹ thuật, do nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quyết định tài chính của nhà đầu tư như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định quản lý danh mục đầu tư. - Phân tích cơ bản hỗ trợ nhà đầu tư có những dự đoán về biến động giá trong tương lai của bất kỳ loại hàng hóa hay chứng khoán của một công ty nào đó đang chịu ảnh hưởng từ những nhân tố kinh tế vi mô và vĩ mô. Ví dụ: khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát (lạm phát vừa phải) được thể hiện qua sức tăng trong chỉ số giá tiêu dùng – CPI hay chỉ số giá sản xuất – PPI, nhà đầu tư có thể dự đoán giá cả hàng hóa hay chứng khoán sẽ tăng trong thời gian tới. Tại sao khi phân tích cơ bản nhà đầu tư lại đưa ra quyết định giá của hàng hoá đó sẽ tăng? Phần này sẽ được nghiên cứu kỹ ở các phần tiếp theo. - Phân tích cơ bản hỗ trợ nhà đầu tư có định hướng rõ ràng hơn cho danh mục đầu tư của mình, đồng thời nhìn nhận được những cơ hội đầu tư một cách mau lẹ và nhanh chóng hơn so với những nhà đầu tư thiếu kỹ năng phân tích cơ bản. Hơn nữa, phân tích cơ bản còn giúp nhà đầu tư tránh những rủi ro mà phân tích kỹ thuật đôi khi không chỉ ra được, nhất là khi thông tin cơ bản và kỹ thuật cho thấy hai chiều hướng biến động giá của một lọai tài sản tài chính đi ngược chiều nhau. - Những thông tin kinh tế liên quan tới phân tích cơ bản luôn có giá trị nhất định của nó và nhà đầu tư khôn ngoan luôn nhớ chiến lược “đứng ngòai chờ đợi và quan sát” trong những thời điểm mà thị trường đón nhận những thông tin kinh tế cơ bản quan trọng. Những thông tin kinh tế quan trọng là những thông tin từ các thị trường tài chính lớn của thế giới như Mỹ hay châu Âu. - Trong một số lĩnh vực như chứng khoán, phân tích cơ bản không chỉ bao hàm các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô, mà nó còn bao hàm cả các chỉ tiêu tài chính như chỉ số P/E, chỉ số EPS, chỉ số ROA, chỉ số ROE,… Phân tích cơ bản là một phần quan trọng giúp bạn hiểu về các thị trường. Trong ngắn hạn, các kết quả có thể không chính xác, thậm chí là đi ngược lại dự báo. Tuy nhiên, trong dài hạn thì các đồng tiền sẽ luôn biến động đúng với các nguyên tắc cơ bản. Học cách sử dụng phương pháp phân tích cơ bản sẽ giúp bạn hiểu được lí do của các xu hướng và cho bạn cái nhìn rõ nét về sự biến động của các đồng tiền. Mục tiêu của phương pháp phân tích cơ bản là giúp nhà đầu tư đưa ra các dự đoán và thu lợi từ những biến động của giá cả trước sức tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên giá trong tương lai. 5. Ứng dụng Mặc dù một số người thích phân tích kỹ thuật có xu hướng bỏ qua các nguyên tắc cơ bản vì họ cho rằng bất kỳ tin tức cơ bản nào cũng làm tỷ giá hối đoái thay đổi không đúng trong khoảng thời gian biến động xung quanh việc phát hành các dữ liệu kinh tế hoặc thông tin chính và sự thay đổi này khác với những gì mà thị trường đang mong đợi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngoại hối, các ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, những người mà hoạt động của họ thường tạo nên xu hướng của tỷ giá lại coi việc phân tích cơ bản là một công cụ rất quan trọng. Bên cạnh các chính phủ, Cục dự trữ liên bang Mỹ, cũng như hầu hết các ngân hàng trung ương khác trên thế giới luôn thận trọng theo dõi các sự kiện kinh tế cơ bản trong và ngoài nước. Họ sử dụng thông tin này để đánh giá mức độ lạm phát và việc làm ở nước mình để sử dụng làm cơ sở điều chỉnh lãi suất. Vì tầm quan trọng của phân ích cơ bản, các chính phủ, các chuyên gia cố vấn và các tập đoàn tài chính tư nhân mỗi năm chi trả hàng tỷ tiền để thuê dịch vụ từ các nhà phân tích cơ bản để nghiên cứu các nền kinh tế quốc gia lớn và cung cấp các dự báo tiền tệ tương đối dựa trên dữ liệu cơ bản. II. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô trong phân tích cơ bản. 1. Lý thuyết ngang giá lãi suất(IRR) Trước khi đến với lý thuyết ngang giá lãi suất , chúng ta phải làm quen với khái niệm kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa ( CIA) – Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa là một hoạt động đầu tư ra nước ngoài để hưởng chênh lệch về lãi suất nhưng có phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua hợp đồng kỳ hạn. Do đó, hoạt động này có xu hướng tạo ra mối quan hệ giữa lãi suất của hai quốc gia và sự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Lý thuyết IRR ra đời tại thời điểm các lực thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá không tạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa.Sự chênh lệch giữa lãi suất giữa hai nước bất kì đã bù đắp vào sự khác nhau giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Những nhà đầu tư muốn nhận được lãi suất cao hơn từ việc đầu tư ra nước ngoài, phải đối mặt với một tác động sẽ cân bằng trở lại do nhà đầu tư phải trả nhiều hơn trên một đơn vị ngoại tệ ( tỷ giá giao ngay ) và nhận được ít hơn trên cùng một đơn vị ngoại tệ được bán trước ( tại tỷ giá kỳ hạn ). Khi tỷ giá kỳ hạn cao hơn tỷ giá giao ngay chúng ta sẽ có phần bù, ngược lại tỷ giá kỳ hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay ta sẽ có một khoản chiết khấu. Biểu hiện qua công thức toán học: Tỷ suất sinh lợi mong muốn của nhà đầu tư khi thực hiện CIA là rf= (1 + ir) (1+ p) -1 Trong đó : P = -1 Ah: Số lượng nội tệ ban đầu St: Tỷ giá giao ngay của ngoại tệ ir: Lãi suất tiền gửi ngoại tệ Fn: tỷ giá kỳ hạn khi chuyển ngoại tệ sang nội tệ. Nếu ngang giá lãi suất tồn tại thì tỷ suất sinh lợi nhận được từ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa ( r f) sẽ bằng với lãi suất trong nước. Gọi ih là lãi suất trong nước, ta có : r f = ih P= -1 ≈ ih-if Công thức trên thể hiện phần bù ( hoặc chiết khấu) tỷ giá kỳ hạn với chênh lệch lãi suất của 2 quốc gia. Ví dụ : Ta có tỷ giá giao ngay của Anh là 1.62$, tỷ giá kỳ hạn 180 ngày là 1.44$ trong điều kiện ngang giá lãi suất tồn tại . Sự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn ở trên hàm ý là gì ? Ta có F If thì ef sẽ dương, điều này có nghĩa là đồng ngoại tệ tăng giá so với nội tệ. tỷ giá tăng · Nếu Ih < If thì ef sẽ âm, điều này đồng nghĩa với việc đồng nội tệ đang lên giá. Tỷ giá giảm. Ví dụ : nếu lạm phát ở mỹ 5% , lạm phát ở anh là 10%. Chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia hàm ý gì ? ef= Ih - If = −5 lp ở anh > mỹ tỷ giá đông bảng anh sẽ giảm đẻ đảm bảo hàng hóa ở anh và mỹ là như nhau. ứng dụng : dự báo tỷ giá hối đoái tương lai, dùng để so sánh mức sống của người dân ở những nước khác nhau. 3. Tác động của cán cân thanh toán tới tỷ giá hối đoái. Ta xét công thức của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân tài Cán cân Cán cân tài Dự trữ khoản vãng + tài khoản + khoản tái + ngoại hối = lai vốn chính (X-M) (CI-CO) (FI-FO) X là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. M là nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. CI là dòng vốn chảy vào. CO là dòng vốn chảy ra FI là dòng tài chính chảy vào. FO là dòng tài chính chảy ra. FXR là lượng dự trữ ngoại hối gồm cả vàng FXR Cán cân thanh toán quốc tế Trong đó hai khoản mục quan trọng nhất là cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn/ tài chính. (cán cân tài khoản vốn/ tài chính dc chia ra làm hai khoản mục tài khoản vốn( chiếm tỷ trọng nhỏ) và tài khoản tài chính đo lường tất các giao dịch kinh tế quốc tế liên quan đến tài sản tài chính). *** tài khoản vãng lai Một cách để hiểu điều này là tập trung vào cán cân thương mại (hay cán cân vãng lai) – và đặc biệt là vào cầu nội địa đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ tạo ra một lượng cung ngoại tệ , mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường tạo ra một lượng cầu ngoại tệ. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. 4. Thị trường vốn : Thị trường vốn là thị trường cho vay dài hạn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu. Cổ phiếu được phát hành bởi các công ty nơi người cho vay được hưởng cổ tức (lợi nhuận sau thuế); trái phiếu là giấy tờ có giá mà người cho vay được hưởng một mức lãi suất cố định không phụ thuộc vào tình hình sx kd của DN. Trái phiếu có thể được phát hành bởi chính phủ hoặc doanh nghiệp. Để phân tích một thị trường người ta sẽ dùng cung cầu vì vậy ta có mô hình cung cầu vốn Cung vốn: các biến phụ thuộc bao gồm - Của cải và thu nhập: Khi người ta có thu nhập thì hoặc người ta tiêu dùng hoặc người ta tiết kiệm. Nếu người ta tiết kiệm bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu thì người đó đã tham dự vào thị trường vốn. Vì vậy thu nhập càng nhiều thì số vốn cung ứng sẽ càng nhiều. - Lãi suất: khi lãi suất tăng thì cung vốn sẽ tăng vì người ta thấy lợi mà gửi tiền vào thay vì chi tiêu. - Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: giữa các loại cho vay thì mỗi hình thức đều có lợi nhuận khác nhau. Ví dụ khi bất động sản và vàng được ưa thích thì người ta mua vàng, bất động sản khiến cho cung vốn giảm. - Rủi ro: thông thường rủi ro càng cao thì lãi suất sẽ càng cao và ngược lại. - Tính thanh khoản: khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt với chi phí thấp. Như vậy hàm cung vốn sẽ phụ thuộc vào 1.Thu nhập; 2. Lãi suất, 3.Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, 4. Rủi ro và 5.Thanh khoản. Nhưng vì lãi suất ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi của người cho vay nên hàm cung tiền rút gọn là S=f(i)= a + bi. Các yếu tố còn lại sẽ làm dịch chuyển đường cung (rủi ro, thanh khoản, kỳ vọng, thu nhập). Đồ thị cho thấy khi lãi suất tăng lên thì cung vốn cũng tăng lên di chuyển theo dọc đường thẳng từ Q1 tới Q2 Cầu vốn: các biến phụ thuộc bao gồm: - Khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư: người vay tiền thì chắc chắn là không để mang về cất vào két hay lại trở thành người cho vay mà là sẽ đầu tư. Cơ hội sinh lời càng cao thì nhu cầu vay vốn càng lớn. - Chu kỳ kinh doanh: ta biết là chu kỳ kinh doanh có hình sin; khi đúng vào chu kỳ tăng trường thì vốn cần cho đầu tư sẽ tăng lên; và sẽ giảm đi vào dốc bên kia. Tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng: Thông thường lạm phát càng cao thì lãi suất huy động và cho vay cao và ngược lại. Vì vậy khi lạm phát có kỳ vọng trong tương lai sẽ tăng mà lãi suất vẫn chưa kịp điều chỉnh thì sẽ khiến cho việc vay vốn rẻ hơn nên khiến cho cầu vốn tăng lên. Ví dụ như nếu tôi biết là trong năm tới lạm phát sẽ là hai con số kéo theo lãi suất cũng sẽ hai con số thì tôi sẽ vay tiền vào ngày hôm nay với lãi suất cố định. Như vậy năm tới tôi đã có một số vốn với giá rẻ hơn thực tế. - Chính sách tài khóa của chính phủ: khi chính phủ tăng chi tiêu thì nhu cầu vốn tăng. Như vậy cầu vốn sẽ phụ thuộc chính vào khả năng sinh lợi các cơ hội đầu tư, chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát dự kiến, lãi suất, chính sách tài khóa của chính phủ. Tuy nhiên để đơn giản người ta coi hàm cầu vốn D=f(i); các yếu tố còn lại sẽ làm dịch chuyển đường cầu. Cung cầu vốn: Lãi suất gặp nhau tại điểm mà hai đường cung cầu giao nhau. Khi đường cầu dịch sang phải bởi một tác nhân nào đó làm tăng cầu vốn (như kỳ vọng làm phát) trong khi đường cung không thay đổi thì sẽ làm lãi suất tăng từ i1 tới i2. 5. Lý thuyết tiền tệ Lý thuyết này cho rằng tỷ giá được quyết định trong quá trình cân bằng tổng cung và cầu tiền tệ của quốc gia. Khi tỷ giá cân bằng, nếu có sự gia tăng khối cung tiền tệ ví dụ như nhà nước in tiền nhiều để bù đắp ngân sách hay thực hiện các chính sách tiền tệ…. , trong dài hạn sẽ dẫn đến gia tăng giá cả, sụt giảm sức mua của tiền tệ và lãi suất giảm. Lãi suất giảm ảnh hưởng đến thị trường tài chính và tỷ giá hối đoái chẳng hạn như khiến cho đầu tư tài sản tài chính di chuyển ra bên ngoài. Nhưng tiền tệ giảm giá sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, điều này làm cho nội tệ dần dần lên giá và đạt trạng thái cân bằng mới. Lý thuyết tiền tệ giải thích sự cân bằng của tỷ giá với sự nhấn mạnh vai trò của tiền tệ, xem nhẹ vai trò của thương mại và dựa trên giả định thay thế hoàn hảo giữa tài sản tài chính trong nước và nước ngoài. Điều này không hiện thực nên lý thuyết tiền tệ cần có sự bổ sung. 6. Thị trường tài sản: Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản xem tiền tệ như các giá tài sản được trao đổi trong một thị trường tài chính hiệu quả. Do đó, tiền tệ đang ngày càng thể hiện một tương quan mạnh mẽ với các thị trường khác, đặc biệt là thị trường vốn cổ phần. Các mô hình thị trường tài sản có nghĩa là khi một dòng vốn vào thị trường tài chính của 1 nước gia tăng, thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ có nhu cầu nhiều hơn và được đánh giá cao hơn. Các mô hình thị trường tài sản nhấn mạnh tài sản tài chính. Một ví dụ là sự tương quan giữa trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) và tỷ giá USD/JPY. Khi trái phiếu chính phủ của Nhật tăng giá thì sau đó đồng yên sẽ được đánh giá cao. Khi đó một số lượng lớn các nhà đầu tư tư nhân Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ các tài sản rủi ro như Cổ phiếu Mỹ, vào trái phiếu chính phủ Nhật, do đó đồng yên sẽ tăng giá. Một ví dụ khác là việc nhập cư ồ ạt vào Thụy Sĩ và Úc trong những năm gần đây đã gây áp lực lên giá bất động sản. Các tài sản ở các này nước đánh giá cao và do đó các đồng tiền này cũng tăng giá. Các nhà đầu tư ngày càng nhiều và các dòng tiền giao dịch cũng tăng theo các dòng nhập cư. III/ Các chỉ số kinh tế tác động đến tỉ giá: 1. Chỉ số kinh tế Mỹ ảnh hưởng lớn đến giá USD 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Có thể nói GDP là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất, là thước đo để đo lường thành tựu kinh tế của một quốc gia. Người ta thường nhìn vào giá trị GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia đó để đánh giá sức mạnh và sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Có 4 yếu tố chính cấu thành giá trị GDP gồm : tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng. Công thức tính: GDP = C + I + G + NX. Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thường sử dụng chỉ số GDP để so sánh quy mô sản xuất của các quốc gia với nhau.Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng thường sử dụng chỉ số này làm cơ sở cho việc thiết lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và hoạch định các chính sách tiền tệ và ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, từ đó có những đinh hướng riêng cho nền kinh tế, nhằm dạt được những mục tiêu đã đề ra. Chỉ số này được công bố hàng quý (thường vào 20h30 vào ngày cuối cùng của quý) trên cơ sở so sánh tỷ lệ % tăng giảm quý này so với quý trước, năm này so với năm trước. Hình 2: Biểu đồ GDP của Mỹ theo năm từ năm 2005 đến 2013. Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: www.tradingeconomics.com Nếu có những tín hiệu tốt từ nền kinh tế, sản xuất và tiêu dùng gia tăng biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP ổn định trong các quý, đây sẽ là một dấu hiệu lạc quan cho nền kinh tế, là động lực giúp đồng USD tăng giá. Ngược lại, nếu sức khỏe nền kinh tế có vấn đề, tăng trưởng GDP sụt giảm, nền kinh tế trì trệ. Đây sẽ là áp lực làm cho đồng USD giảm giá. Do đó, các chuyên gia và các nhà đầu tư thường căn cứ vào những thông tin từ nền kinh tế như các chính sách tiền tệ mà chính phủ hoặc FED sẽ đưa ra và các số liệu GDP của kỳ trước để đưa ra dự đoán GDP cho kỳ tiếp theo. Từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp đem lại lợi nhuận cao nhất.. 1.2. Bảng lương phi nông nghiệp ( non-farm payrolls_NFP). a. Khái niệm: Bảng lương phi nông nghiệp – NFP (non-farm payroll) đo lường số lượng người lao động có việc làm mới trên bảng lương từ hơn 500 ngành nghề của các khu vực bao gồm cả tư nhân và nhà nước, ngoại trừ những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho biết số lượng người lao động được trả lương từ công việc bán thời gian và toàn thời gian tại các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức chính phủ. Bảng lương phi nông nghiệp bao gồm các thông tin sau : - Sự thay đổi về chỉ số NFP Tỉ lệ thất nghiệp Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls: bảng lương dành riêng cho các ngành - sản xuất. Thu nhập trung bình tính theo giờ. Số giờ làm việc trung bình tính theo tuần. b. Vai trò: Bảng lương phi nông nghiệp là báo cáo kinh tế khá quan trọng, thu hút được nhiều sự chú ý từ phía nhà đầu tư trong những năm gần đây, do nó có tác động khá lớn đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED, đặc biệt là khi báo cáo này thường xuyên được FED quan tâm theo dõi để đánh giá tình hình kinh tế. Số lao động trong báo cáo này đại diện cho gần 80% tổng số lao động làm ra GDP của Mỹ. Các thông tin trong báo cáo phản ánh rõ nét tình trạng nền kinh tế trong bối cảnh hiện tại và báo trước khuynh hướng tương lai của nền kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư có thể hạn chế rủi ro bằng cách theo dõi chỉ số này thường xuyên để điều chỉnh danh mục đầu tư một cách hợp lý. Khi được công bố, nếu nó tốt hơn so với dự đoán và những kì trước thì chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển tốt, ngược lại nếu xấu hơn so với dự đoán và các kì trước thì có khả năng là nền kinh tế đang chững lại. Khái quát về NEP Ngày thứ Sáu của tuần đầu tiên trong tháng vào lúc 8:30 Thời điểm công bố sáng EST (19:30 VN) – công bố số liệu tháng trước công bố định kì theo tháng Thể hiện sự thay đổi tổng số lao động được nhận lương, bao gồm nhân viên khu vực hành chính quốc gia, nhân Cách đo lường viên hộ gia đình tư nhân, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và công nhân làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp Nếu bảng lương phi nông nghiệp có sự dao động lớn( giảm sút) => đồng USD sẽ giảm giá so với ngoại Tác động của chỉ số tệ => tỷ giá hối đoái EUR/USD sẽ giảm Ngược lại, nếu bảng lương phi nông nghiệp có chiều hướng tăng => đồng USD sẽ tăng giá so với ngoại tệ => khi đó tỷ giá EUR/USD sẽ tăng. Cơ quan công bố - Ủy ban Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động của Mỹ. Dự đoán biến động Nếu Nonfarm trên 120k: tin tốt cho đồng usd. Vàng sẽ giảm mạnh. Nonfarm từ 100 – 120k: tin tương đối tốt, đồng USD tăng nhẹ Nonfarm từ 90k – 70k: USD sideway. Thị trường biến động không rõ hướng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan