Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 6 stochastic

.DOCX
9
640
70

Mô tả:

Slide 1: Mở đầu “ trong thời kì kinh tế như hiện nay, việc xác định điểm mua vào hoặc bán ra rất được nhiều nhà đầu tư quan tâm do thị trường khó có thể tăng mạnh trong nhiều phiên liên tiếp. Ra vào đúng lúc dựa trên quan sát tâm lý thị trường cũng như phân tích kỹ thuật. Stoc là 1 công cụ kĩ thuật khá hiệu quả hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định trên. 2. Sườn bài: 4 phần - Giới thiệu - Khái niệm, công thức, phân loại. - Phân tích chỉ báo - Kết luận. 3. Giới thiệu: Được phát triển bởi George C. Lane vào cuối những năm 1950, Chỉ số xung lượng Stochastic là một chỉ báo đo lường dao động bằng cách so sánh giá đóng cửa với khoảng giữa giá cao và thấp nhất trong một khoảng thời gian xác định. Theo quan điểm của Lane, Chỉ số xung lượng Stochastic không đi theo giá, không đi theo khối lượng hoặc bất kỳ thứ gì như thế, nó chỉ đi theo tốc độ hay mức dao động của giá. Như vậy sự phân tách xu hương tăng và giảm trong chỉ số xung lượng Stochastic có thể được dùng để báo trước (foreshadow) sự đảo chiều. Đây là tín hiệu đầu tiên và quan trọng nhất mà Lane xác định. Lane cũng sử dụng chỉ số xung lượng này để nhận diện dạng thị trường tăng và giảm để lường trước (anticipate) một sự đảo chiều trong tương lai. 4.khái niệm: Chỉ báo này bao gồm 2 đường: Đường % K so sánh giá đóng cửa gần nhất với biên độ giao dịch gần đây. Đường %D là đường tín hiệu được tính bằng giá trị %K mượt (smooth). 5. Công thức: Giá đóng cửa của ngày tínhtoán – Mức đáy trong kỳ tínhtoán ×100 %K = Mức đỉnhtrong kỳ tính toán – Mức đáy trong kỳ tính toán %D = SMA 3 ngày của %K Mức đáy của kỳ tính toán = Mức giá thấp nhất trong kỳ tính toán Mức đỉnh của kỳ tính toán = Mức giá cao nhất trong kỳ tính toán %K được nhân với 100 để dời phần thập phân lùi xuống hai số. 6. Thời đoạn mặc định cho Stochastic là 14, nó có thể là ngày, tuần hoặc tháng hoặc khung thời gian trong một ngày. Đường %K 14 thời đoạn sẽ dùng giá đóng cửa của ngày tính toán, giá cao nhất và giá thấp nhất trong 14 thời đoạn. Đường %D là đường trung bình động giản đơn 3 ngày của đường %K. Đường này được vẽ (plot) bên cạnh đường %K đóng vai trò như là đường tín hiệu. 7. ví dụ: Để tính %K 14 ngày, đầu tiên phải tìm ra giá cao nhất và giá thấp nhất trong vòng 14 ngày của chứng khoán. Vì là ví dụ, sẽ giả định rằng trong 14 ngày mức giá cao nhất là 46 và mức giá thấp nhất là 38 - khoảng giá là 8 điểm. Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay là 41, %K được tính là: %K  41−38 ×100 37.5 46−38 37.5% trong ví dụ cho biết rằng giá đóng cửa ngày hôm nay ở mức 37.5% trong khoảng giao dịch của chứng khoán trong 14 ngày. %D bằng %K mượt. Công thức gốc sử dụng đường SMA 3 nhưng phép tính này có thể khác nhau dựa trên khung thời gian phân tích khác nhau. 8. ví dụ: về biểu đồ Ví dụ về cổ phiếu IBM ở trên chỉ ra vùng 14 ngày (vùng màu vàng) với giá đóng cửa ở cuối giai đoạn (đường đỏ đứt nét). Chỉ số xung lượng Stochastic bằng 91 khi giá đóng cửa ở mức đỉnh của khoảng xác định. Chỉ số Stochastic bằng 15 khi giá đóng cửa gần mức đáy của khoảng xác định. Chỉ số bằng 57 khi giá đóng cửa ở giữa của khoảng xác định. 9. Phân loại: Chỉ số xung lượng Stochastic nhanh: %K nhanh = %K theo cách tính cơ bản % D nhanh = SMA 3 thời đoạn của %K nhanh Chỉ số xung lượng Stochastic chậm: %K chậm = %D nhanh %D chậm = SMA 3 thời đoạn của %K chậm Chỉ số xung lượng Stochastic là phiên bản tinh chỉnh đầy đủ của chỉ số Stochastic chậm. Người dùng có thể chỉnh số thời đoạn tính toán, số thời đoạn để làm chậm đường %K và số thời đoạn để tính trung bình động cho đường %D. Giá trị mặc định được sử dụng trong ví dụ này là Chỉ số Stochastic nhanh (14,3), Chỉ số Stochastic chậm (14,3) và Chỉ số Stochastic đầy đủ (14,3,3). Chỉ số Stochastic đầy đủ: %K đủ = SMA trong x thời đoạn của đường %K nhanh %Dđủ=SMAxthờiđoạncủa%Kđủ. (Theo người dịch: Ký hiệu của Chỉ số Stochastic trong MT4 là Stoch(x,y,z) nghĩa là thời đoạn xem xét là x, đường SMA của y thời đoạn và %K được làm chậm z thời đoạn - hay %D của Stoch nhanh là z thời đoạn) 10. ví dụ biểu đồ về slide 9 11. phân tích chỉ báo Quá bán, quá mua Phương pháp chỉ báo 12. quá bán quá mua Biểu đồ: dụng mức 80 là ngưỡng (threshold) quá mua và mức 20 là ngưỡng quá bán. Những mức này có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu phân tích và đặc tính của từng cổ phiếu. (có trường hợp là 75-25, 85-15… nhưng trong phần thuyết trình của nhóm e trình bày về ngưỡng 80-20) 13. Trước khi nhìn vào vài ví dụ, cần chú ý rằng các giá trị quá mua của chỉ số không nhất thiết là báo hiệu thị trường đi xuống. Chứng khoán có thể trở thành quá mua và duy trì mức quá mua trong suốt một xu hướng lên mạnh. Trong cách tương tự, giá trị quá bán không nhất thiết báo hiệu thị trường đi lên. Chứng khoán có thể trở nên quá mua và duy trì trạng thái quá mua trong suột một xu hướng xuống mạnh. 14. ví dụ: Đồ thị số 5 thể hiện giá cổ phiếu AZO với một sự phá vỡ ngưỡng hỗ trợ vào tháng 5 năm 2009 để bắt đầu xu hướng xuống. Với một xu hướng xuống là chủ đạo, Chỉ số Stochastic đầy đủ (10,3,3) được sử dụng để xác định các mức quá mua nhằm báo trước những sự đảo chiều có thể xảy ra. Các mức quá bán được bỏ qua vì xu hướng chủ đạo là xu hướng xuống. Thời đoạn xem xét ngắn hơn (10 so với 14) tăng mức độ nhạy của chỉ số đối với các giá trị mua quá mức. Để tiện tham chiếu, Chỉ số Stochastic (20,5,5) cũng được thể hiện. Chú ý rằng bản ít nhậy hợn không thể hiện vùng mua quá mức trong tháng 8, 9 và 10. Đôi khi cần tăng tính nhậy để phát hiện tín hiệu. 15. phương pháp phân tích chỉ số: PP1: Mua khi Stochastic (cả %K hoặc %D) xuống dưới một mức nhất định (ví dụ:20) và rồi tăng lên trên mức đó. Bán khi Stochastic tăng lên trên một mức nhất định (ví dụ: 80) và rồi rơi xuống dưới mức đó. PP2: Mua khi đường %K lên trên đường %D và bán khi đường %K rơi xuống dưới đường %D. PP3: Tìm kiếm các phân kì. 16. Phương pháp 1: 17. pp2 18. pp3: Một phân kỳ tăng tạo thành khi giá tạo ra một đáy mới thấp hơn đáy trước nhưng Chỉ số Stochastic tạo ra một đáy mới cao hơn đáy trước Một phân kỳ giảm tạo thành khi giá tạo ra một đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng Chỉ số Stochastic tạo ra một đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Cần kết hợp với các tín hiệu khác để xác định xu hướng như mốc 50, các điểm hỗ trợ, kháng cự của giá...( Một phân kỳ giảm giá có thể được khẳng định bằng việc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ trên đồ thị giá hoặc Chỉ số Stochastic vượt qua mức 50 hay còn gọi là đường trung tâm. Một phân kỳ tăng giá có thể được khẳng định nếu giá vượt qua ngưỡng kháng cự hoặc Chỉ số Stochastic vượt qua mốc 50. 19. phân kì tăng, phân kì giảm: 20. ngưỡng hỗ trợ: Đồ thị 6 thể hiện giá cổ phiếu IGT với sự phân kỳ tăng vào tháng 2 và 3 năm 2010. Chú ý về cách cổ phiếu di chuyển tới mức đáy mới nhưng Chỉ số Stochastic tạo một đáy cao hơn đáy trước. Có ba bước để khẳng định mức đáy cao hơn này. Đầu tiên là đường tín hiệu cắt và/hoặc quay trở lại trên 20. Một sự giao cắt với đường tín hiệu xảy ra khi đường %K (màu đen) cắt đường %D (đỏ). Điều này cung cấp điểm vào sớm nhất có thể. Thứ hai là sự di chuyển lên trên đường 50, đặt giá ở nửa trên của vùng xem xét. Thứ ba là việc phá vỡ ngưỡng kháng cự trên đồ thị giá. Chú ý cách Chỉ số Stochastic di chuyển lên trên 50 ở cuối tháng 3 và duy trì trên 50 cho đến tháng 5. 21. ngưỡng khan cự: Đồ thị số 7 thể hiện giá cổ phiếu KSS với sự phân kỳ giảm trong tháng 4 năm 2010. Cổ phiếu di chuyển tới đỉnh cao hơn trong đầu và cuối tháng 4 nhưng chỉ số Stochastic lao thẳng xuống (peak) vào cuối tháng 3 và tạo một đỉnh thấp hơn. Đường tín hiệu cắt và di chuyển ởi dưới 80 không cung cấp tín hiệu tốt trong trường hợp này bởi vì KSS tiếp tục đi lên cao hơn. Chỉ số Stochastic xuống dưới 50 cho tín hiệu thứ hai và cổ phiếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ cho tín hiệu thứ ba. Như KSS đã thể hiện, tín hiệu sớm không rõ và đơn giản. Tín hiệu cắt, di chuyển dưới 80 và trên 20 là thường xảy ra và thiên về (prone to) lướt qua (whipsaw). Thậm chí sau khi KSS phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và Chỉ số Stochastic xuống dưới 50, cổ phiếu vẫn bật trở lại trên 57 và Chỉ số Stochastic bật trở lại trên 50 trước khi cổ phiếu tiếp tục xuống mạnh. Chỉ số Stochastic bật trở lại trên 50 trước khi cổ phiếu tiếp tục xuống mạnh. 22. kết luận: • Có giá trị từ 0 - 100. Mức 50 là mức quan trọng. %K trên 80 là quá mua, %K dưới 20 là quá bán. • Khi xu hướng chủ đạo là lên, cần quan tâm tới các vùng quá bán (đây là điểm có thể vào hàng). Khi xu hướng chủ đạo là xuống thì quan tâm đến vùng quá mua. • Sử dụng Stochastic để kiểm tra các điểm kháng cự và hỗ trợ. Khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ, %K bật lên trên mức 20 có thể có đảo chiều tăng. Ngược lại, khi giá tiến đến ngưỡng kháng cự, %K rơi xuống dưới 80 có thể có sự đảo chiều giảm giá. • • Chỉ báo stochastic được dùng đối với thị trường không rõ xu hướng Việc điều chỉnh cho chỉ số phụ thuộc vào sở thích, cách thức giao dich và khung thời gian của người giao dich.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan