Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 6.mẫu hình xu hướng

.DOCX
51
301
105

Mô tả:

MÔ HÌNH DẠNG ĐẢO CHIỀU Trong phân tích kỹ thuật, khi xu hướng giá có khuynh hướng đảo nghịch từ xu hướng đầu cơ giá lên (xu hướng tăng giá, bullish trend) hay là xu hướng đầu cơ giá xuống (xu hướng giảm giá, bearish trend). Mô hình đầu và vai Mô hình đầu và vai ngược (Inverse Head & Shoulders) 1. Giới thiệu: Mô hình đồ thị giá chứng khoán sử dụng trong phân tích kỹ thuật, dự báo sự đảo chiều của xu hướng xuống giá hiện hành. 2. Xây dựng mô hình: Mô hình đầu và vai bao gồm 3 đáy kế tiếp nhau trong đó đáy giữa (phần đầu) là đáy thấp nhất và 2 đáy ở hai bên (vai trái và vai phải) thì thấp hơn và thấp bằng nhau. Các mức giá cao (high) ở chính giữa mô hình có thể được nối với nhau để hình thành đường viền cổ (neckline). Mô hình đồ thị đảo chiều đầu và vai ngược gồm có phần vai trái (left shoulder), phần đầu (head), phần vai phải (right shoulder) và phần viền cổ (neckline) và những phần này có hình dáng nằm ngược so với các bộ phận của mô hình đỉnh đầu và vai. 1. Những tín hiệu: Vẽ them đường kháng cự cho mô hình để mô tả rõ hơn (1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình đầu và vai ngược: Xu hướng giảm giá. (2) Phần vai trái: Trong một xu hướng giảm giá, phần vai trái tạo thành đáy đánh dấu điểm thấp nhất của xu hướng hiện thời. Sau khi hình thành vùng đáy này, một đợt tăng giá sẽ hoàn thiện phần vai trái. Mức giá cao nhất của đợt tăng giá này thường vẫn nằm dưới đường xu hướng kháng cự của xu hướng giảm giá, vẫn giữ cho xu hướng này còn hiệu lực. (3) Phần đầu: Từ mức giá cao nhất ở phần vai trái, một đợt giảm giá bắt đầu vượt qua đáy vai trái và đánh dấu điểm đáy của phần đầu. Sau khi tạo đáy phần đầu thì mức giá cao nhất của đợt tăng giá sau đó đánh dấu điểm thứ 2 cho đường viền cổ. Mức giá cao nhất của đợt tăng giá này thường phá vỡ đường xu hướng kháng cự của xu hướng giảm giá chính trước đó. (4) Phần vai phải: Đợt giảm giá từ mức cao nhất của phần đầu hình thành phần vai phải. Đáy vai phải luôn cao đáy đầu và thường thấp tương đương với phần vai trái. Độ đối xứng như thế được ưu tiên song đôi khi các phần vai có chút chênh nhau. Đợt tăng giá từ đáy vai phải đi lên sẽ phá vỡ qua đường viền cổ và từ đó sự đảo chiều theo mô hình đáy đầu và vai cũng hoàn thành. (5) Đường viền cổ: Đường viền cổ tạo thành khi ta nối các điểm cao High 1 và High 2. Điểm High 1 đánh dấu điểm cuối cùng của phần vai trái và điểm khởi đầu phần đầu. Điểm High 2 đánh giá điểm cuối cùng của phần đầu và điểm khởi đầu của phần vai phải. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa 2 điểm cao nhất này mà đường viền cổ có thể có độ dốc lên, dốc xuống hoặc nằm ngang. Độ dốc của đường viền cổ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xu thế giá đi lên sau mô hình. Đường viền cổ có độ dốc lên có tính chất bullish (xu thế đầu cơ giá lên) hơn so với độ dốc hướng xuống. Độ dốc đường viền cổ ảnh hưởng đến xu thế giá như thế nào? Đường viền cổ có độ dốc lên là xu thế đầu cơ giá lên vậy nếu độ dốc xuống theo xu thế nào? (6) Khối lượng giao dịch: khối lượng giao dịch (volume) trong suốt đợt giảm giá ở phần vai trái thường khá lớn và sức bán cũng khá mạnh. Cường độ bán có thể tiếp tục trong suốt đợt giảm giá hình thành đáy phần đầu. Sau khi đáy phần đầu hình thành thì các mô hình khối lượng giao dịch tiếp sau đó cần được theo dõi cẩn thận để kỳ vọng sự mở rộng khối lượng giao dịch trong suốt những đợt tăng giá tiếp theo ở phần vai phải. Chưa rõ cần trình bày them cho đầu và vai phải, them vào mô hình mà thể hiện khối lượng giao dịch ở dưới? (7) Sự phá vỡ đường viền cổ: Mô hình đầu và vai ngược không hoàn thiện và xu hướng giảm giá không bị đảo chiều cho đến khi vùng kháng cự tại đường viền cổ bị phá vỡ. Thực tế này có tính thuyết phục hơn khi khối lượng giao dịch mở rộng thêm tại điểm phá vỡ (breakout) của đường viền cổ. 8) Vùng kháng cự thành vùng hỗ trợ: Một khi vùng kháng cự bị phá vỡ thì nó trở thành vùng hỗ trợ mới. Thường thì sau điểm phá vỡ, giá sẽ hồi lại vùng kháng cự cũ và cho phép cơ hội thứ 2 để vào trạng thái mua (nhưng trường hợp này không phải luôn luôn xuất hiện). Cần vẽ thêm đường hỗ trợ và kháng cự vào mô hình để dễ giải thích? (9) Mục tiêu giá: Sau khi phá vỡ vùng kháng cự tại đường viền cổ, mục tiêu giá cho đợt tăng giá sau điểm phá vỡ được tính bằng cách đo khoảng cách từ đường viền cổ đến điểm đáy phần đầu rồi cộng kết quả đó cho mức giá tại điểm phá vỡ. Phương pháp này chỉ là cách ước tính mục tiêu. 4. Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm _ Dể dàng nhận biết _ Mô hình phổ biến và đáng tin cậy. Nhược điểm _ Dễ bị nhầm lẫn dẫn tới mắc lỗi đối với mô hình kỹ thuật này. _ Các nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp pải nhận biết mô hình này thong qua các sự kiện thực. MÔ HÌNH 2 ĐÁY Giới thiệu sơ lược về mô hình Mô hình 2 đáy (Double Bottom) là mô hình đồ thị đảo chiều quan trọng hình thành sau một xu hướng giảm giá (downtrend) kéo dài. Như ý nghĩa ám chỉ từ tên gọi, mô hình này bao gồm 2 đáy kế tiếp nhau mà dường như thấp bằng nhau với một vùng đỉnh tương đối ở giữa 2 đáy. Dù có thể có những biến thể khác nhau, mô hình 2 đáy cổ điển thường đánh dấu ít nhất một sự thay đổi tức thì về xu hướng từ xu thế giảm (bearish) sang xu thế tăng (bullish). Nhiều mô hình 2 đáy tiềm năng có thể hình thành theo một lối xuống thấp dần nhưng mãi cho đến khi vùng kháng cự quan trọng bị phá vỡ thì sự đảo chiều mới được xác nhận. Cách thức xây dựng mô hình Dưới đây là những điểm quan trọng cần chú ý trong mô hình 2 đáy: (1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình 2 đáy: Xu thế giảm giá kéo dài vài tháng. Các mô hình 2 đáy xuất hiện trong các khung thời gian càng ngắn hơn thì độ tin cậy sẽ càng kém dần. (2) Đáy đầu tiên: Đáy đầu tiên đánh dấu điểm thấp nhất của xu hướng hiện thời. (3) Vùng đỉnh giữa 2 đáy: Sau đáy thấp đầu tiên, một đợt tăng giá xảy ra điển hình điều chỉnh khoảng 10 đến 20% của xu hướng giảm giá trước đó tạo thành vùng đỉnh (peak), hình dáng của vùng đỉnh này có thể bầu tròn hoặc nhọn . (4) Đáy thứ 2: Đợt giảm giá sau vùng đỉnh giữa 2 đáy thường xuất hiện với khối lượng giao dịch (volume) thấp và gặp phải vùng hỗ trợ từ đáy đầu tiên. Thời gian giữa 2 đáy có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà tiêu chuẩn là 1 đến 3 tháng. Hai đáy có thể thấp bằng nhau hoặc đôi khi có mức chênh lệch chút ít. Thêm khối lượng giao dịch vào mô hình (5) Đợt tăng giá sau đáy thứ 2: Đợt tăng giá sau đáy thứ 2 thể hiện sự mở rộng khối lượng giao dịch và tốc độ tăng nhanh dần mà minh chứng bằng một hoặc hai khoảng trống giá (gap). Đợt tăng giá như thế cho thấy sức cung hơn sức cầu và việc test vùng kháng cự đang tiềm ẩn. Hơi mâu thuẫn với đồ thị đôi chỗ không hiểu (6) Sự phá vỡ kháng cự: Ngay sau khi giá tăng lên vùng kháng cự thì mô hình 2 đáy và sự đảo chiều vẫn chưa hoàn thành. Việc phá vỡ vùng kháng cự tại điểm cao nhất giữa 2 đáy sẽ hoàn thành mô hình 2 đáy. Điều này cũng làm xuất hiện sự gia tăng khối lượng giao dịch. (7) Vùng kháng cự trở thành vùng hỗ trợ: Vùng kháng cự đã bị phá vỡ sẽ trở thành vùng hỗ trợ tiềm năng và đôi khi giá có khả năng giá test lại vùng hỗ trợ mới này bằng một đợt điều chỉnh đầu tiên. Việc giá test như thế có thể tạo cơ hội thứ 2 cho việc đóng một trạng thái bán hoặc bắt đầu vào trạng thái mua. Giá test là giá gì? Vẽ thêm đường cho thấy vùng hỗ trợ và kháng cự (8) Mục tiêu giá: Khoảng cách từ mức phá vỡ kháng cự (breakout) đến đáy có thể được cộng với mức giá tại điểm phá vỡ (breakout) để có mục tiêu giá (target). Ưu điểm – Nhược điểm ( tương tự mô hình 2 đỉnh) Ưu điểm Nhược điểm Chỉ ra sự thay đổi xu hướng trong trung Dể nhận diện sai mẫu hình và dài hạn Mức độ tin cậy không cao bằng các mô Là mô hình phổ biến trong phân tích kĩ hình khác thuật MÔ HÌNH HAI ĐỈNH Mô hình đồ thị đảo chiều hình thành sau một xu hướng tăng giá (uptrend) kéo dài. Mô hình bao gồm 2 đỉnh kế tiếp nhau dường như cao bằng nhau với một vùng đáy thấp giống thung lũng ở giữa. Mô hình đánh dấu một sự thay đổi tức thì về xu hướng từ xu thế tăng (bullish) sang xu thế giảm (bearish). Mô hình 2 đỉnh tiềm năng có thể hình thành theo một lối ngày càng cao dần nhưng cho đến khi vùng hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ thì đảo chiều được xác định. Xu hướng tồn tại trước mô hình: xu hướng tang giá kéo dài vài tháng  Đỉnh đầu tiên: đánh dấu điểm cao nhất của xu hướng giá hiện tại. Tại thời điểm đỉnh đầu tiên được thiết lập, xu hướng tăng vẫn chưa có nguy cơ bị đạo chiều.  Vùng đáy giữa 2 đỉnh: Sau đỉnh đầu tiên được xác nhận, một đợt điều chỉnh giảm giá xảy ra và tạo thành vùng đáy, hình dáng đáy có thể bầu tròn hoặc nhọn tùy thuộc vào lực cầu tại thời điểm đó.  Đỉnh thứ 2: đợt tăng trở lại sau đáy vừa hình hình thành thường xảy ra với khối lượng giao dịch thấp và gặp phải vùng kháng cự từ đỉnh đầu tiên. Sau khi chạm vào ngưỡng kháng cự, mẫu hình 2 đỉnh cũng chỉ được xem là có khả năng xảy ra. Mẫu hình vẫn cần thêm những tín hiệu để xác nhận. Khoảng cách giữa 2 đỉnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thông thường thì khoảng từ 1-3 tháng. Hai đỉnh có thể cao bằng nhau hoặc đôi khi có mức chênh lệch chút ít.  Đợt giảm giá sau đỉnh thứ 2: đợt giảm giá sau đỉnh thứ 2 thể hiện sự mở rộng khối lượng giao dịch và tốc độ giảm gia tăng được minh chứng bằng một hoặc hai khoảng trống giá (price gap) trên biểu đồ giá. Đợt giảm như thế cho thấy lực cầu hơn lực cung và xu hướng giá biến động quay lại vùng hỗ trợ có thể xảy ra.  Sự phá vỡ hỗ trợ: ngay cả sau khi giá giảm xuống vùng hỗ trợ thì mô hình 2 đỉnh và sự đảo chiều vẫn chưa hoàn thành. Việc phá vỡ vùng hỗ trợ tại điểm thấp nhất giữa 2 đỉnh sẽ hoàn thành mô hình. gia tăng khối lượng giao dịch.  Kháng cự và hỗ trợ đảo ngược vai trò: Vùng hỗ trợ đã bị phá vỡ sẽ trở thành vùng kháng cự và đôi khi có khả năng giá quay lại vùng kháng cự mới này bằng một đợt tăng giá. Việc xu hướng giá quay lại như thế có thể tạo cơ hội thứ 2 cho việc thoát một vị thế mua hoặc bắt đầu vị thế bán.  Giá mục tiêu = giá (điểm phá vỡ) - khoảng cách từ điểm phá vỡ tới đỉnh. Mẫu hình càng lớn thì giá sẽ giảm càng mạnh. I. Tín hiệu từ mô hình Mẫu hình Double Top trông có vẻ đơn giản, nhưng những người phân tích kỹ thuật phải thực hiện các bước thích hợp để tránh nhận diện sai mẫu hình. Các đỉnh nên cách nhau khoảng một tháng. Nếu các đỉnh là quá gần, chúng chỉ có thể xác nhận mức kháng cự bình thường chứ không phải là một sự thay đổi lâu dài trong hình cung/cầu. Đáy giữa các đỉnh giảm ít nhất 10%. Giảm ít hơn 10% có thể không biểu thị cho áp lực bán đáng gia tăng đáng kể. Sau khi đáy đã được hình thành, phân tích đáy để tìm manh mối về sức mạnh của cầu. Nếu đáy tục kéo dài một chút và đã gặp khó khăn để quay trở lại, cầu có thể đã cạn kiệt. Khi giá cổ phiếu tăng, hãy tìm sự suy giảm về khối lượng, nó như một dấu hiệu cho thấy cầu tiếp tục suy yếu. Có lẽ là điểm quan trọng nhất của việc phân tích mẫu hình Double Top là để tránh tác động của việc giá giảm mạnh sau đó. Chờ đợi việc xác nhận mức hỗ trợ bị phá vỡ và thường kèm theo sự gia tăng về khối lượng. Một bộ lọc giá hoặc thời gian có thể được dùng để phân biệt việc phá vợ hỗ trợ đã thật sự xảy ra hay chưa. Bộ lọc giá yêu cầu việc phá vỡ hỗ trợ xuống dưới khoảng 3%. Bộ lọc thời gian có thể yêu cầu mức hỗ trợ bị phá vỡ được thiết lập trong 3 ngày. Xu hướng có hiệu lực cho đến khi các bằng chứng này xảy ra. Các nguyên tắc này thích hợp để xác nhận mẫu hình 2 đỉnh đảo chiều giảm trừ khi hỗ trợ bị phá vỡ một cách thuyết phục nhưng xu hướng vẫn đi lên. Hiện tượng này xuất hiện khi giá đạt đến một điểm cao rõ rệt, vượt hẳn điểm trước đây, sau đó quay lại điểm đó và lại vượt lên. Khi thời gian 2 đỉnh liên tiếp của sự tăng giá này cách nhau càng lâu thì càng thể hiện khả năng tăng giá của đồ thị này. Tuy nhiên, sự tăng giá thứ 2 thường thấp hơn sự tăng giá đầu tiên đối với mô hình này. Trong hầu hết các trường hợp, những điểm quyết định thường là những điểm tăng giá, đó là những điểm đánh dấu khả năng xuất hiện một mức giá trần mong đợi, và một mức giá thấp tạm thời. Nếu giá giảm xuống thấp hơn mức đó, đó là sự xác nhận đỉnh mô hình và dấu hiệu khuyên bạn nên bán. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Ưu điểm Nhược điểm Chỉ ra sự thay đổi xu hướng trong Dể nhận diện sai mẫu hình trung và dài hạn Mức độ tin cậy không cao bằng các Là mô hình phổ biến trong phân tích mô hình khác kĩ thuật MÔ HÌNH TAM GIÁC Tam giác là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang và bắt đầu di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình tam giác có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình wedges được thành lập. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Tam giác thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn. Tất cả các loại mẫu hình tam giác có 5 đặc điểm sau đây: Mức kháng cự: là đường kháng cự nằm ngang (đối với trường hợp giá xuống hay còn gọi là tam giác tăng dần) hoặc là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác giảm dần). Mức hỗ trợ: là đường hỗ trợ tăng giá hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là trường hợp giá xuống hay tam giác giảm dần). Cột cờ: là xu hướng trước khi hình thành nên tam giác. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của tam giác (nếu là wedges giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của tam giác (nếu là tam giác giá xuống). Điểm phá vỡ: là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (nếu là giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là giá xuống hay tam giác giảm dần) Giá dự phóng: là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình tam giác (nếu là giá xuống –MH tam giác giảm) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình tam giác (nếu là giá lên-MH tam giác tăng), khoảng cách của mức giá dự phóng dao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ. Lưu ý: mô hình cờ đuôi nheo khác mô hình wedges ở chỗ cờ đuôi nheo có dạng hình tam giác đối xứng trong đó wedges là hai đường cùng xu hướng (xuống hoặc lên) hội tụ nhau. Mô hình tam giác là khi có đường kháng cự hay hỗ trợ nằm ngang. MÔ HÌNH TAM GIÁC GIẢM Mô hình tam giác giảm là mô hình đồ thị giảm giá thường hình thành trong một xu hướng giảm giá với vai trò là mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng. Có một số trường hợp mô hình tam giác giảm có vai trò đảo chiều khi xuất hiện tại cuối xu hướng tăng giá nhưng điển hình là dạng tiếp tục xu hướng. Dù theo dạng nào thì tam giác giảm cũng là dạng đồ thị giảm giá thể hiện sự tích lũy. Cần 2 hoặc nhiều điểm đáy (low) bằng nhau để tạo thành đường xu hướng nằm ngang phía dưới và cần 2 hoặc nhiều điểm đỉnh (high) thấp dần để tạo thành đường xu hướng kháng cự chạy xuống và hội tụ với đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang. Nếu 2 đường này kéo rộng về bên phải thì đường kháng cự chạy xuống có vai trò là cạnh huyền của tam giác vuông. Nếu một đường thẳng được vẽ vuông góc với đầu bên trái của đường hỗ trợ nằm ngang thì một tam giác vuông sẽ hình thành. Dưới đây là những yếu tố cần thiết của mô hình Descending Triangle: (1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình Descending Triangle: Để đảm bảo tiêu chuẩn thì một xu hướng rõ ràng cần tồn tại và xu hướng này ít nhất kéo dài vài tháng, từ đó mô hình Descending Triangle đánh dấu giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout). (2) Đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang: Có ít nhất 2 điểm đáy (low) để hình thành đường xu hướng hỗ trợ nằm ngang. Những điểm này không yêu cầu bằng nhau tuyệt đối mà chỉ cần xấp xỉ là được. (3) Đường xu hướng kháng cự hướng xuống: Có ít nhất 2 điểm đỉnh (high) cần thiết để hình thành đường xu hướng kháng cự hướng xuống. Những điểm này lần luợt thấp dần và có một khoảng cách nhất định giữa chúng. (4) Thời gian phát triển mô hình: Thời gian phát triển mô hình có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà điển hình là 1 đến 3 tháng. (5) Khối lượng giao dịch: Khi mô hình phát triển thì khối lượng giao dịch thường giảm dần. Khi điểm phá vỡ (breakout) theo chiều hướng đi xuống xuất hiện thì có sự mở rộng khối lượng giao dịch để xác nhận điểm phá vỡ. (6) Sự hồi lại điểm phá vỡ: Một quy tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật là mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự mới và ngược lại. Khi đường hỗ trợ nằm ngang của tam giác hướng xuống bị phá vỡ thì nó trở thành đường kháng cự mới. Đôi khi giá hồi trở lại đường kháng cự mới này trước khi dao động mạnh theo chiều hướng xuống. (7) Mục tiêu giá: Một khi điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu giá được tính bằng cách đo khoảng cách rộng nhất của mô hình rồi trừ với mức giá tại điểm phá vỡ. Mô hình tam giác giảm (descending triangle) một trong những mô hình tam giác hiệu quả báo trước sự tiếp diễn của xu hướng giảm. Thị trường đang nóng lòng tìm kiếm một xu hướng mua khi đã chạm mức cản (support) rất nhiều lần trong vài candle liên tiếp. Nhưng đỉnh của các nên trong dãy ngày càng thấp hơn và giá hướng đến điểm mũi nhọn trong tam giác. Và cũng như các mô hình tam giác khác, khi người mua quyết định rằng họ không thể giữ giá lâu hơn nữa tại mức chặn dấy của tam giác này, giá sẽ há vỡ mức cản, và kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống theo xu hướng trội hơn Mô hình biểu đồ giá ''tam giác giảm dần'' là 1 sự tiếp nối của xu hướng hiện tại, và thường hình thành ở sự dịch chuyển hướng xuống và xác nhận xu hướng kế tiếp. Sự hình thành Mô hình này thể hiện 1 phạm vi thu hẹp giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác.Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng giảm dần (mức kháng cự ) kết nối các mức thấp và thấp hơn và một đường xu hướng ngang (mức hỗ trợ) kết nối các mức thấp ở cùng cấp độ gần. Diễn giải Phá vỡ mức giá hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể), thường xảy ra giữa ½ và ¾ chiều dài của mô hình, thì đây là một tín hiệu bán. Các mức mục tiêu Sau khi hình thành mô hình tam giác giảm dần, sự hình thành giá thường sẽ giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau: T = S – H, Trong đó: T – giá mục tiêu; S – mức hỗ trợ (đường ngang); H – chiều cao của mô hình (khoảng cách ban đầu giữa đường hỗ trợ và kháng cự). Tam giác giảm dần được hình thành khi giá tạo các mức cao ngày càng thấp và mức giá thấp cố định. Mô hình này báo hiệu cho xu hướng giảm sẽ tiếp tục nếu nó xuất hiện ở trend giảm. Và cũng như tam giác tăng dần, hãy chú ý giá có thể đảo chiều nếu nó xuất hiện ở trend tăng. Tam giác giảm Tam giác giảm là hình ảnh đảo ngược của tam giác tăng và thường được xem là mô hình giảm giá. Lưu ý hình 6.4a và b, nơi đường bên trên giảm và đường dưới phẳng. Mô hình này cho biết người bán tích cực hơn người mua và thường được nhận biết khi giá giảm. Tín hiệu giảm giá xuất hiện khi giá rớt xuống dưới đường xu hướng thẳng bên dưới với khối lượng tăng. Một biến động quay đầu xuất hiện sẽ gặp phải rào chắn là đường xu hướng bên dưới.  Hình 6.4a Một ví dụ về tam giác giảm. Mô hình giảm giá hoàn tất khi giá giảm dứt khoát xuống dưới đường xu hướng phẳng bên dưới. Kỹ thuật đo lường là đo chiều cao của tam giác (AB) rồi chiếu nó xuống bắt đầu từ điểm phá vỡ tại C. Hình 6.4b Ví dụ về một tam giác giảm giảm giá của Du Pont vào mùa thu năm 1997. Đường biên bên trên nghiêng xuống trong khi đường bên dưới phẳng. Sự phá vỡ đường bên dưới đầu tháng 10 xác định xu hướng giảm của mô hình.  Kỹ thuật đo lường trong tam giác này giống với tam giác tăng ở chỗ nhà phân tích phải đo chiều cao mô hình tại đáy bên trái và chiếu khoảng cách đó từ điểm phá vỡ đi xuống.  Tam giác giảm là một đỉnh Mặc dù tam giác giảm là mô hình tiếp diễn và thường xuất hiện trong xu hướng giảm, nhưng đôi khi ta cũng thấy nó hiện diện ở các đỉnh thị trường. Dạng mô hình này không khó để nhận ra khi xuất hiện như một đỉnh. Trong trường hợp đó, giá đóng cửa thấp hơn đường xu hướng phẳng bên dưới sẽ báo hiệu một sự đảo chiều xu hướng chính theo hướng giảm.  Mô hình khối lượng giao dịch Mô hình khối lượng giao dịch trong tam giác tăng và giảm đều như nhau, trong đó khối lượng giao dịch giảm xuống khi mô hình hình thành và tăng lên khi có cú phá vỡ. Trong trường hợp của tam giác đối xứng, trong thời gian hình thành mô hình, người sử dụng đồ thị có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong mô hình khối lượng cùng với sự dao động giá. Điều này có nghĩa là trong mô hình tam giác tăng, khối lượng giao dịch tại đợt hồi phục lớn hơn và giảm nhẹ tại đợt rớt giá. Trong mô hình tam giác giảm, khối lượng giao dịch lớn hơn khi giá giảm nhưng lại ít hơn khi giá phục hồi.Mô hình khối lượng giao dịch trong tam giác tăng và giảm đều như nhau, trong đó khối lượng giao dịch giảm xuống khi mô hình hình thành và tăng lên khi có cú phá vỡ.  Trong trường hợp của tam giác đối xứng, trong thời gian hình thành mô hình, người sử dụng đồ thị có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong mô hình khối lượng cùng với sự dao động giá. Điều này có nghĩa là trong mô hình tam giác tăng, khối lượng giao dịch tại đợt hồi phục lớn hơn và giảm nhẹ tại đợt rớt giá. Trong mô hình tam giác giảm, khối lượng giao dịch lớn hơn khi giá giảm nhưng lại ít hơn khi giá phục hồi.  Yếu tố thời gian trong mô hình tam giác Một yếu tố cuối cùng cần phải nhắc đến trong tam giác là thời gian. Tam giác được xem là mô hình trung gian, tức là nó mất thời gian hơn 1 tháng và dưới 3 tháng để hình thành. Một tam giác tồn tại dưới một tháng có thể là dạng mô hình khác, ví dụ mô hình cờ đuôi nheo chẳng hạn, và mô hình này sẽ được đề cập sau. Như đã được đề cập trước đó, mô hình tam giác thường xuất hiện trong đồ thị giá dài hạn nhưng ý nghĩa cơ bản thì vẫn như nhau. MÔ HÌNH TAM GIÁC Tam giác là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang và bắt đầu di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình tam giác có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình wedges được thành lập. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Tam giác thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn. Tất cả các loại mẫu hình tam giác có 5 đặc điểm sau đây: Mức kháng cự (A): là đường kháng cự nằm ngang (đối với trường hợp giá xuống hay còn gọi là tam giác tăng dần) hoặc là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác giảm dần). Mức hỗ trợ (B) : là đường hỗ trợ tăng giá hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là trường hợp giá xuống hay tam giác giảm dần). Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên tam giác. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của tam giác (nếu là wedges giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của tam giác (nếu là tam giác giá xuống). Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (nếu là giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là giá xuống hay tam giác giảm dần) Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).  Có 3 dạng - Tam giác tăng - Tam giác giảm - Tam giác đối xứng 2. Tam giác tăng: - Dạng hình này xảy ra khi có một ngưỡng cản và một đường dốc dưới lên. Điều xảy ra trong suốt quá trình này là có một mức cản mạnh mà những người mua dường như không thể xuyên thủng được. Tuy nhiên, họ vẫn đang cố gắng từng bước từng bước đẩy giá lên và càng dần càng khiến cho đường dốc tiến sát lại ngưỡng cản. - Mô hình này có đường trên ( đường kháng cự nằm ngang) và đường dưới ( đường hổ trợ ) tăng. Bởi vì người mua năng nổ hơn người bán nên đây là mô hình mang tính chất tăng giá. - Điểm phá vở của mô hình (Breakout) sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình (tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ). “Breakout” phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều. 3. Tam giác giảm: (Descending Triangle) - Mẫu tam giác giảm chính xác là đảo ngược của mẫu tam giác tăng. Trong mẫu tam giác giảm, một chuỗi các đỉnh giảm dần tạo thành 1 đường dốc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan