Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 2.thị trường giao sau

.DOC
42
376
126

Mô tả:

Mục lục I. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường giao sau(TTGS):...................4 1. Lịch sử hình thành:...........................................................................................4 2. Một số thị trường tiêu biểu:.............................................................................5 II.Thị trường tiền tệ giao sau...................................................................................5 1. Khái quát..........................................................................................................6 1.1. Khái niệm thị trường giao sau.................................................................6 1.2. Đặc điểm chung của thị trường...............................................................6 1.3. Các thành phần tham gia thị trường........................................................6 1.4. Cấu trúc thị trường:..................................................................................9 2. HỢP ĐỒNG GIAO SAU...............................................................................10 2.1. Khái niệm...............................................................................................10 2.2. Các loại hợp đồng giao sau:...................................................................10 2.3. Đặc điểm của hợp đồng giao sau...........................................................11 2.4. Các điều khoản trong hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa............11 2.4.1. Tên hàng (tài sản)............................................................................11 2.4.2. Độ lớn tài sản..................................................................................13 2.4.3. Thỏa thuận chuyển giao..................................................................16 2.4.4. Thời gian đáo hạn hợp đồng...........................................................16 2.4.5. Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày..............................................19 2.4.6. Đánh giá trạng thái hằng ngày........................................................22 2.4.7. Giới hạn mức đầu tư.......................................................................23 2.5. Tính thanh khoản của hợp đồng giao sau và hiện tượng “ đảo hợp đồng”. 25 2.6. Bảng yết giá hợp đồng giao sau.............................................................27 3. Định giá giao sau............................................................................................30 4. Giao dịch hợp đồng giao sau..........................................................................32 4.1. Điều kiện giao dịch................................................................................32 4.1.1. Ký quỹ.............................................................................................32 4.1.2. Thuế:................................................................................................35 4.1.3. Chi phí :...........................................................................................36 a/Phí hoa hồng:......................................................................................36 b/Phí giao dịch:........................................................................... 36 c/ Chênh lệch mua bán:..........................................................................37 d/Chi phí đặt chỗ trên thị trường:..........................................................37 4.2. Cơ chế giao dịch hợp đồng giao sau:....................................................38 4.2.1. Hai loại hình thức giao dịch:..........................................................38 4.2.2. Các bước giao dịch.........................................................................43 4.2.3. Các loại lệnh:..................................................................................47 5. Mục đích của hợp đông giao sau:..................................................................49 5.1. Sử dụng giao dịch tương lai để quản lý rủi ro ngoại hối:.....................49 5.1.1. Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu:...........................49 5.1.2. Quản lý rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả.............................50 5.1.3. Sử dụng giao dịch tương lai để đầu cơ:..........................................50 III. So sánh hợp đồng giao sau tiền tệ với các loại hợp đồng khác.....................52 1. So sánh HĐKH và HDGS :............................................................................52 2. Mối quan hệ giữa thị trường giao sau và thị trường giao ngay.....................53 2.1. Vị thế mua và vị thế bán trên thị trường giao sau.................................54 2.2. Đóng một hợp đồng giao sau.................................................................54 2.2.1. Nếu bán giao sau.............................................................................54 2.2.2. Phòng ngừa vị thế mua và vị thế bán.............................................55 2.3. Rủi ro Basic............................................................................................56 2.4. Sự hội tụ giữa giá giao sau và giá giao ngay vào ngày đáo hạn...........57 2.4.1. Basic âm..........................................................................................57 2.4.2. Basic dương.....................................................................................58 IV. Vấn đề thực hiện hợp đồng giao sau ở Việt Nam..........................................58 I. Thị trường tiền tệ giao sau 1. Khái quát 1.1. Khái niệm thị trường giao sau Thị trường ngoại tệ giao sau (currency futures market) là thị trường giao dịch cac hợp dồng mua bán ngoại tệ giao sau, được gọi tắt là hợp đồng giao sau. 1.2. Đặc điểm chung của thị trường - Thị trường giao sau thực chất là thị trường kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về các loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ quy định cho mỗi lần giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. -Phòng giao hoán được lập ra nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường. - Tạo điều kiên hợp đồng giao sau tiến hành thuận lợi, khi bắt đầu tham gia người mua và người bán đều phải thực hiện ký quỹ ban đầu (Initial margin), được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hợp đồng tại phòng giao hoán. Số tiền ký quỹ này sẽ được tính toán và điều chỉnh hàng ngày. -Trên thị trường giao sau, hầu hết các hợp đồng giao sau yết giá theo kiểu Mỹ (yết giá trực tiếp). - Hợp đồng giao sau cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ dễ dàng và thuận lợi trong giao dịch 1.3. Các thành phần tham gia thị trường a/ Những nhà đầu cơ (speculator): là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao động giá. Họ có thể giữ vị thế mua (long position) hay vị thế bán (shot position) hay cả hai vị thế cho cùng một loại hàng hóa (spread position). Có thể chia làm 2 loại nhà đầu cơ: - Nhà đầu cơ vị thế (position traders): họ thường vào các vị thế và giữ chúng trong vài ngày, vài tuần hay vài tháng. Họ thường sử dụng các phân tích kỹ thuật để dự đoán sự biến động giá và xem hướng giá cả trong tương lai, từ đó sẽ vào các vị thế thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận. Hoặc những nhà đầu cơ khác lại sử dụng các phân tích cơ bản để đưa ra nhận định về giá, họ thường dựa vào các dữ liệu kinh tế vĩ mô để đưa ra các dự đoán về sự biến động giá. - Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ trong một ngày giao dịch.Họ không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong tay. Giao dịch ngày thường tốn kém chi phí vì họ phải theo thông tin, biến động giá cả thường xuyên, và tốn các chi phí cho những giao dịch trong suốt một ngày, với mục đích kiếm được vài tick lợi nhuận trong một giao dịch. b/ Những người phòng hộ (hedgers): là những người tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động giá bất lợi cho họ. Ví dụ 1: Một nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng ngoại tệ vào một thời điểm trong tương lai nhưng ông ta lo ngài rủi ro về tỷ giá nên sẽ sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa. c/ Những người đầu cơ hưởng chênh lệch (Arbitrageurs): - Là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào đó cùng những hàng hóa tương đương để bán hai giá khác nhau ở hai thị trường khác nhau. Họ là những người dựa vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai, hay những biến động cung cầu nhất thời làm rối loạn giá để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá giao ngay và giá tương lai. Ví dụ: d/ Những đối tượng trên sàn giao dịch: - Những người giao dịch trên các sàn giao dịch có thể được phân loại theo mục tiêu và chức năng : Những người giao dịch sàn (Floor traders): là những thành viên giao dịch các hợp đồng tương lai ở các khu vực tương lai (futures pit). Những người giao dịch tài khoản riêng của anh ta gọi là một local, họ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường vì họ hoạt động như những nhà đầu cơ (scalpers) giao dịch rất ngắn hạn. Họ muốn mua hợp đồng tương lai ở giá đã đặt (bid) và nhanh chóng bán lại ở một mức giá phù hợp (asked). Họ phải đăng ký với ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) để được hoạt động. Những nhà môi giới sàn (floor brokers): giúp thi hành lệnh cho các bên, ví dụ như các FCM (Futures commission merchant), hoạt động gần giống như các công ty môi giới chứng khoán, bằng cách thu phí giao dịch (khoảng $1 hay $2 mợt hợp đồng). Họ cũng phải đăng ký với CFTC để được hoạt động. Một chủ thể nữa là những người giao dịch sàn mà hoạt động như cả một local và một nhà mội giới, thường được gọi là dual trading. Họ thường thực hiện mua 2 hợp đồng trong một khoảng thời gian ngắn ở 2 mức giá khác nhau, một cho khách hàng và một cho chính anh ta. Nên để được phép hoạt động, anh ta phải trải qua những thủ tục kiểm tra dài dòng và hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế sự lạm dụng của anh ta. e/ Những đối tượng khác tham gia trên thị trường: - Những người cộng tác (Associated persons-APs): là những cá nhân làm việc cho FCM bằng cách nhận lệnh và chấp nhận lệnh. Gần giống những người môi giới chứng khoán. - Các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity trading advisers-CTAs): phân tích thị trường tương lai, cung cấp thông tin, phát triển hệ thống giao dịch, đồng thời đưa ra các lời khuyên, tư vấn cho các nhà giao dịch. - Các nhà môi giới giới thiệu (Introducing brokers-IBs): Là những cá nhân trực tiếp kinh doanh với các FCM và các CTA, nhưng chính họ không phải là các AP và các CTA. Một IB thường chào mời và chuyển lệnh, khi một lệnh được nhận,nó được đưa vào một FCM để thi hành.Những IB khác thì góp các khoản quỹ nhỏ thành một khoản lớn để có thể trở thành một CTA mà đòi hỏi khoản đầu tư tối thiểu lớn. - Các nhà huy động quỹ hàng hóa (Commodity pool operators - CPOs): hoạt động như các quỹ tương hỗ trong thị trường chứng khoán, huy động vốn của các nhà đầu tư nhỏ và sử dụng để giao dịch tương lại. Các đối tượng này muốn tham gia thị trường tương lai cần phải đăng ký với CFTC để được hoạt động. - Đối với hầu hết các loại tiền tệ, CME Clearing yêu cầu người giữ vị thế mua trả đô la vào tài khoản chuyển giao của Mỹ - thị trường tiền tệ quốc tế US (IMM). Đây cũng là tài khoản mà từ đó người giữ vị thế bán được thanh toán. Tương tự như vậy, việc chuyển ngoại tệ xảy ra tại nước bản địa. Ngân hàng chuyển giao của người bán chuyển khoản vào tài khoản chuyển giao IMM tại nước này và sau đó tiền được chuyển từ tài khoản đó vào tài khoản của ngân hàng của người mua.Tất cả những người mua và bán trên thị trường CME đều có những nghĩa vụ riêng tương ứng với từng vị thế của mình và đã được CME quy định rất cụ thể trong “ Duty of seller and buyer” 1.4. Cấu trúc thị trường: - Thị trường giao sau là thị trường được tổ chức và được chuẩn hóa cao. Tất cả giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch. Sàn giao dịch giao sau là một công ty gồm nhiều thành viên. Thường các thành viên là các cá nhân nhưng cũng có khi thành viên là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại. Các thành viên chọn ra một ban giám đốc và ban giám đốc này chọn ra một cá nhân để quản lí công ty. Sàn giao dịch có hệ thống cấp bậc gồm các giám đốc, nhân viên và ủy ban. Sàn giao dịch xây dựng điều lệ cho các thành viên và có thể sử dụng những hình thức kỷ luật đối với những người phạm luật. Sàn giao dịch qui định những yêu cầu tối thiểu về mặt tài chính. Đối với một vài hợp đồng, sàn giao dịch có thể xây dựng giới hạn vị thế giống như các thị trường quyền chọn chẳng hạn như giới hạn số hợp đồng mà một nhà giao dịch cá nhân có thể nắm giữ. Sàn giao dịch thiết lập các điều luật quản lí các hoạt động trên sàn giao dịch và duy tri một bộ phận quan sát việc giao dịch để kiểm soát thị trường. Trong một vài trường hợp đặc biệt, sàn giao dịch có thể quyết định đình chỉ giao dịch nếu có các sự kiện không bình thường xảy ra. Sàn giao dịch cũng phải chuẩn bị cơ sở vật chất thuận tiện cho các giao dịch được diễn ra một cách suôn sẻ, an toàn đặc biệt là khi thực hiện khớp lệnh tự động. Tham gia trên thị trường giao sau còn có sự tham gia của phòng giao hoán( Clearing House)- đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của thị trường giao sau. Vai trò của nó là: duy trì các vị thế, thanh toán bù trừ và xử lý dữ liệu hàng ngày. Clearing House đóng vai trò trung gian trong tất cả các giao dịch, nó luôn là một bên tham gia trong mỗi hợp đồng, đảm bảo sự thực hiện hợp đồng của các bên đã đăng kí thông qua việc yêu cầu các bên khi tham gia giao dịch phải thực hiện kí quĩ ban đầu và yêu cầu kí quĩ bổ sung khi tài khoản kí quĩ ở dưới mức qui định. Trong khi hợp đồng được thực hiện, Clearing House điều chỉnh thanh toán hàng ngày vào tài khoản của các nhà đầu tư, cả người mua và người bán. Clearing House phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu một bên tham gia hợp đồng thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Thành viên của Clearing House trước hết phải là thành viên của sở giao dịch và phải đáp ứng một số yêu cầu do Clearing House đề ra. 2. HỢP ĐỒNG GIAO SAU 2.1. Khái niệm Hợp đồng giao sau là một cam kết pháp lý của bên về việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao dịch và các cơ quan trung gian ở một giá được định trước. Hợp đồng tiền tệ giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài ngoại tệ mà thôi. Ví dụ thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng giao sau với 6 loại ngoại tệ mạnh như: GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD. Ví dụ về hợp đồng tiền tệ giao sau: Ở thời điểm tháng 2 ông A dự tính sẽ cần 5000$ vào thời điểm tháng 5 để mua hàng hóa. Để tránh rủi ro ông A mua 1 hợp đồng giao sau với ngân hàng XYZ trị giá 5000$ với tỷ giá là 20080VND/$, thời gian đáo hạn là ngày 15 tháng 5. Vào tháng 5 hợp đồng được thực hiện với tỷ giá trong hợp đồng là 20080VND/$. Mặc dù tỷ giá thị trường lúc bấy giờ là 21000VND/$. 2.2. Các loại hợp đồng giao sau: Sự căn kết pháp lý về một hành vi trong tương lai có thể được các bên hủy bỏ một cách hợp pháp khi lập một HĐGS khác ngược lại với vị thế mà mình đã có. Vì lý do do mà ta có thể chia HĐGS thành 2 loại: - Hợp đồng giao sau được thanh lý sau ngày mua hàng: là loại hợp đồng tồn tại một sự giao hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này về bản chất thì HĐGS tương tự như hợp đồng kỳ hạn (forward) - Hợp đồng giao sau được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng: là loại hợp đồng trên thực tế không có sự giao hàng xảy ra, các bên chấm dứt sự ràng buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ, nghĩa là các bên mua hoặc bán lại chính lại hàng hóa đó ngược lại với vị thế mà mình đã có (vị thế mua hoặc vị thế bán trước đây). Đây là dạng phổ biến, nhờ đó mà tồn tại TTGS. 2.3. Đặc điểm của hợp đồng giao sau Hợp đồng giao sau có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, hợp đồng giao sau có các đặc điểm sau: hạn. Các điều khoản trong hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa HĐGS là 1 hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai HĐGS được lập tại sở giao dịch qua các cơ quan trung gian HĐGS phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐGS được thanh lý trước thời 2.4. Các điều khoản trong hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa Trong TTGS các hoạt động mua bán được thực hiện liên tục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Do đó các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa một cách tối đa, giúp cho việc ký kết hợp đồng nhanh chóng đảm bảo an toàn về việc pháp lý. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa trong TTGS là: tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp đồng, thỏa thuận chuyển giao, thời điểm giao hàng, yết giá, giới hạn dịch chuyển giá hằng ngày, giới hạn mức đầu tư… 2.4.1. Tên hàng (tài sản) Tên hàng phải là chính hàng hóa được phép giao dịch trên SGD đó. Hàng hóa đó có thể là một loại hàng hóa thông thường hoặc cũng có thể là các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, chỉ số… Mỗi SGD chỉ giao dịch một số loại hàng hóa nhất định. Do đó, người tham gia thị trường chỉ được phép giao dịch các hàng hóa cho phép trong SGD đó. Chất lượng hàng hóa cũng được tiêu chuẩn hóa. Hàng hóa được phân thành các mức chất lượng khác nhau nhưng thông thường thì SGD chỉ cho phép giao dịch một vài mức chất lượng nhất định DANH MỤC MỘT SỐ LOẠI HÀNG HÓA TRÊN CME Nguồn:www.cmegroup.com NGOẠI TỆ Nguồn:www.cmegroup.com 2.4.2. Độ lớn tài sản Là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. Độ lớn mỗi HĐGS về mỗi loại hàng hóa đều được thống nhất và hầu như được thống nhất trên toàn thế giới giúp cho việc mua bán giữa các TTGS trên thế giới dễ dàng hơn. Chẳng hạn như một hợp đồng vàng có khối lượng là 100 ounces, hợp đồng dầu thô là 1000 barrels, hợp đồng Yen Nhật là 12.500.000 ¥, hợp đồng cà phê arabica là 37.500 pounds (tại NYMEX), hợp đồng cà phê robusta là 5 tấn (tại LIFFE),… việc qui định độ lớn mỗi hợp đồng sao cho không quá lớn để những nhà bảo hộ nhỏ cũng có khả năng tham gia, không quá nhỏ vì khoản được bảo hộ hoặc đầu cơ sẽ không bù đắp được chi phí hoa hồng hay các chi phí khác. Ví dụ HĐGS đối với bảng Anh có độ lớn là 125 000 pounds HĐGS đối với AUD là 200 000AUD 2.4.3. Thỏa thuận chuyển giao Địa điểm giao hàng do thị trường trao đổi ấn định. Việc giao hàng này xảy ra khi các bên mong muốn thi hành hợp đồng. khi địa điểm giao hàng được chọn, giá cả mà người bán nhận được điều chỉnh theo địa điểm giao hàng. 2.4.4. Thời gian đáo hạn hợp đồng HĐGS thường chỉ rõ tháng giao hàng, đối với nhiều HĐGS thời gian giao hàng là trọn tháng. Tháng giao hàng thay đổi theo từng hợp đồng và được thị trường giao dịch lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của từng thành viên tham gia thị trường. Ví dụ : Hợp đồng giao sau về tiền tệ ở thị trường IMM có tháng giao hàng là tháng 3,6,9 và 12 Thời điểm chuyển giao của 1 số hàng hóa và ngoại tệ Nguồn : www.cmegroup.com Tại một thời điểm bất kỳ, hợp đồng sẽ được thực hiện trong tháng giao hàng gần nhất và 1 số tháng giao hàng tiếp sau đó. Thông thường việc giao dịch sẽ kết thúc cách vài ngày trước ngày giao hàng cuối cùng. Thời điểm giao hàng là điều kiện xác định để nhằm phân biệt đối tượng giao dịch trong hợp đồng giao sau. Ví dụ: HĐGS đô la ÚC kí kết tháng 7 năm 2010 khác với hợp đồng giao sau đô la ÚC tháng 10 năm 2010. 2.4.5. Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày Giới hạn biến động giá hàng ngày là khoảng biến động tối đa trong ngày. Nếu giá giảm xuống một khoản bằng giới hạn giá hàng ngày, hợp đồng được gọi là đạt giới hạn dưới (limit down). Nếu giá tăng một khoản bằng với giới hạn, thì hợp đồng được gọi là đạt giới hạn trên (limit up). Giới hạn biến động theo cả hai hướng bằng nhau. Giá giới hạn hôm nay được tính bằng cách cộng và trừ biên độ dao động vào giá đóng cửa ngày hôm trước, được gọi là giá tham chiếu cao nhất và thấp nhất hàng ngày. Mục đích của giới hạn biến động giá hàng ngày là để ngăn ngừa sự biến động giá quá rộng do sự đầu cơ. Tuy nhiên, giới hạn biến động giá có thể trở thành rào cản đối với hoạt động giao dịch khi giá của hàng hóa tăng hoặc giảm nhanh. Dù vậy, khi giới hạn biến động giá ở mức cân bằng sẽ tốt cho việc kiểm soát thị trường tương lai. Không có giới hạn biến động giá hàng ngày trên sàn LIFFE và NYBOT .  Giới hạn chuyển dịch giá tối thiểu (Tick size) Các sàn giao dịch tiền tệ giao sau quy định mức tối thiểu mà giá có thể dao động lên hoặc xuống. Mức dao động tối thiểu này được gọi là tick size. Mỗi hợp đồng giao sau tiền tệ có độ lớn (size), chất lượng... khác nhau, nên mỗi "tick size" được áp dụng với một hợp đồng phụ thuộc vào những biến số khác nhau. Ví dụ ở sàn CME với hợp đồng EUR/USD 1-Month Realized Volatility Futures Futures thì tick size đươc quy định là : Tick Size Minimum price fluctuation or “tick” of 0.01 (=$10.00 per contract) for outrights; “half-tick” of 0.005 (=$5.00 per contract) for calendar spreads. Đây là mức thay đổi giá nhỏ nhất mà hợp đồng giao sau có thể tăng hoặc giảm. Hầu hết giá giao sau tiền tệ đều tăng trong khoảng 1 tick, ngoại trừ một vài tiền tệ ở Tây Âu có thể thay đổi 2 tick, hay đồng peso Mexico và đồng Rand Nam Phi thay đổi 2.5 tick. Mỗi lần hợp đồng giao sau tiền tệ thay đổi lên hay xuống, nó tạo ra một sự thay đổi trong lời lỗ được tính bằng giá trị của 1 tick, tùy vào từng loại ngoại tệ: • EC (Euro), SF (Swiss franc) và JY (Japanese yen), 1 tick bằng $12.50 • BP (British pound), 1 tick bằng $6.25 • CD (Canadian dollar) và AD (Australian dollar), 1 tick bằng $10.00 Một số loại ngoại tệ có TICK SIZE AUD/NZD Nguồn www.cmegroup.com CHF/JPY 2.4.6. Đánh giá trạng thái hằng ngày Vào cuối phiên giao dịch, mọi trạng thái mở (mua/bán) của người mua/bán sẽ được đánh giá bởi Sở giao dịch, bằng cách: so sánh giá mua/bán của người mua/bán với mức giá thanh toán. Nếu:     Giá mua < Giá thanh toán: người mua có một khoản lãi tạm tính . Giá mua > Giá thanh toán: người mua chịu một khoản lỗ tạm tính . Giá bán > Giá thanh toán: người bán có một khoản lãi tạm tính . Giá bán < Giá thanh toán: người bán chịu một khoản lỗ tạm tính . 2.4.7. Giới hạn mức đầu tư Giới hạn mức đầu tư là số lượng hợp đồng tối đa mà nhà đầu cơ có thể nắm giữ. Mục đích của giới hạn là ngăn các nhà đầu cơ không được đầu cơ quá mức làm ảnh hưởng đến thị trường. 2.5. Tính thanh khoản của hợp đồng giao sau và hiện tượng “ đảo hợp đồng”. So với hợp đồng kì hạn thì hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn. Một trong những đặc điểm tạo nên sự khác biệt đó là trên thị trường giao sau nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định của thị trường là sự tồn tại của phòng giao hoán (clearing house) được lập ra và hoạt động như người bán của tất cả người mua và như người mua của tất cả người bán. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể bán hợp đồng khi thấy có lợi hoặc hủy bỏ hợp đồng khi bất lợi bởi lẽ phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “đảo hợp đồng” khi có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. *Phòng giao hoán Phòng giao hoán có chức năng xác nhận giao dịch và đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách làm trung gian giữa các bên. Và về mặt kĩ thuật nó luôn là một bên tham gia của hợp đồng. Phòng giao hoán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu một bên tham gia thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Để bảo vệ mình, phòng giao hoán yêu cầu các giao dịch phải được thông qua các thành viên của phòng giao hoán. Thành viên của phòng giao hoán trước hết là hội viên của sở giao dịch và phải thỏa mãn các điều kiện của phòng giao hoán. Đồng thời, các thành viên được yêu cầu giữ khoản ký quỹ với nhà môi giới, thành viên của phòng giao hoán được yêu cầu giữ mức ký quỹ nhất định. Mức này gọi là mức ký quỹ duy trì. Khoản ký quỹ của thành viên của phòng giao hoán để điều chỉnh mức lời hoặc lỗ vào cuối mỗi ngày giao dịch theo cách tương tự như các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp của thành viên phòng giao hoán, yêu cầu mức ký quỹ gốc mà không phải là quỹ duy trì. Mỗi ngày số dư quỹ trên mỗi hợp đồng phải được duy trì một số bằng với mức ký quỹ ban đầu nhân với số hợp đồng hiện hành. Vì vậy phụ thuộc vào giao dịch trong ngày và sự dịch chuyển của giá, thành viên của phòng giao hoán phải đóng thêm và khoản ký quỹ hoặc rút bớt quỹ vào cuối ngày. Để xác định khoản ký quỹ, phòng giao hoán của thị trường tính số hợp đồng đang thực hiện theo mức gộp hoặc mức ròng. Mức gộp đơn giản là tính trên tổng những khách hàng đang ở vị thế mua và những khách hàng đứng ở vị thế ngắn hạn trên hợp đồng giao sau. Mức lời lỗ ròng cho phép bù trừ lẫn nhau. Hầu hết trao đổi hiện hành tính trên mức ký quỹ ròng. Đặc điểm này khiến cho hầu hết các hợp đồng giao sau đều tất toán thông qua đảo hợp đồng, chỉ có khoảng 1.5% hợp đồng giao sau được thực hiện thông qua chuyển giao ngoại tệ vào ngày đến hạn. Cũng chính đặc điểm này khiến hợp đồng giao sau nói chung là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá trong tương lai sẽ mua hợp đồng giao sau loại ngoại tệ đó. Ngược lại, nhà đầu cơ khác lại dự báo ngoại tệ đó sẽ xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng ngoại tệ giao sau. Sở giao dịch với tư cách là nhà tổ chức và trung gian trong giao dịch sẽ đứng ra thu xếp các loại hợp đồng này. *Ví dụ minh họa: Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tời CHF sẽ lên giá so với USD. Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, vào sáng ngày thứ ba, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng giao sau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75 USD cho 1 CHF. Hợp đồng này sẽ đến hạn vào chiều ngày thứ năm. Để bắt đầu, trước tiên nhà đầu tư phải bỏ 2.565$ vào tài khoản ký quỹ ban đầu. Biết rằng mức ký quỹ tối thiểu nhà đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng giao sau CHF là 1900USD, nhà đầu cơ phải sẵn sàng thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống đến dưới mức 1900USD. Sau khi mua hợp đồng giao sau, nhà đầu cơ theo dõi diễn biến tình hình thị trường. Đến cuối ngày thứ ba, giá CHF tăng lên đến 0.755$, nhà đầu tư được thêm được: 125000 x (0.755-0.75) = 625$ Sang ngày thứ tư, giá CHF giảm còn 0.752$, nhà đầu tư bị trừ đi: 125000 x (0.7520.75) = 250$ Qua việc quan sat tình hình thị trường và tìm hiểu thông tin, nhà đầu tư dự đoán giá CHF sẽ tiếp tục giảm vào ngày thứ 5 ( ngày đáo hạn ) và khoản lỗ của nhà đầu tư sẽ tăng lên, lúc này nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng để giảm bất lợi. Lúc này, chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan