Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 01.phieu mo ta du an

.DOC
19
175
79

Mô tả:

I. NỘI DUNG 1. Mô tả Chuyên đề này gồm các bài trong phần B (chương I) thuộc phần 4 sinh học cơ thể - Sinh học 11 THPT Bài 15: Tiêu hóa ở động vật Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) Bài 17: Hô hấp ở động vật Bài 18: Tuần hoàn máu Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) 2. Mạch kiến thức - Tiêu hóa + Khái niệm, các hình thức tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có túi tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có ống tiêu hóa + Sự khác nhau về tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Hô hấp + Khái niệm + Bề mặt trao đổi khí + Các hình thức hô hấp + Hô hấp qua da + Hô hấp qua hệ thống ống khí + Hô hấp bằng mang + Hô hấp bằng phổi - Tuần hoàn + Cấu tạo hệ tuần hoàn + Vai trò hệ tuần hoàn + So sánh hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín + So sánh hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép + Các đặc điểm hoạt động của tim + Khái niệm huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC I.TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC Theo thống kê: “Nếu như năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mắc ung thư thì tới năm 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi lên 126.000 ca. Ước tính vào năm 2020, số mắc ung thư sẽ gần 200.000 ca. Tại Việt Nam, ung thư ở nam giới tăng nhanh nhất là phổi, dạ dày, đại trực tràng, thực quản; ở nữ tăng nhanh nhất là ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày, tuyến giáp. Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh do 3 nguyên nhân chính là: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, do tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân từ thực phẩm đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá chiếm 30%, di truyền chỉ chiếm 5-10%.“Tức cứ 10 người ung thư thì có gần 4 người do ăn phải thực phẩm không an toàn và có 3 ca từ do thuốc lá gây nên”, GS Đức thông tin. Tuy nhiên, GS Đức cho rằng, thuốc lá là cái có thể nhìn thấy để tránh, còn thực phẩm rất đa dạng, không thể tránh hết được. Bản thân thực phẩm không có hại nhưng các hoá chất trong thực phẩm là cái nguy hại nhất, thông qua ăn uống, rất nhiều chất độc hại chui vào cơ thể mà mọi người không hay. “Ngày xưa rau củ đâu có thuốc trừ sâu, đâu có chất kích thích tăng trưởng. Giờ bơm hôm trước hôm sau đã thu hoạch. Vì chạy theo lợi nhuận, mọi người đang đầu độc lẫn nhau”, GS Đức nói.” (trích báo Vietnamnet). Nông sản là nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Một vấn đề nóng bỏng hiện nay là nông sản “bẩn” đang hiện hữu trên các mâm cơm là nguyên nhân chính gây ảnh ngộ độc, bệnh tật cho con người. Vấn đề đó ai cũng biết, song nó vẫn xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính là ý thức của mỗi người dân vì kém hiểu biết, vì những lợi ích nhỏ bé trước mắt…mà để lại hậu quả to lớn cho tương lai của đất nước. Ninh Sơn và Ninh phúc là hai vùng trồng rau, hoa, cây cảnh…cung cấp cho tỉnh Ninh Bình và các vùng lân cận, thực trạng sản xuất rau tại đây như thế nào? Người dân sử dụng các biện pháp gì để nâng cao năng suất cây trồng và vấn đề ô nhiễm nông phẩm và môi trường ra sao? Để mỗi học sinh- lực lượng lao động, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu đúng, có hành động đúng, chúng tôi đã thực hiện dự án dạy học sau: “Quang hợp, tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp và vấn đề ô nhiễm môi trường”. II. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về sử dụng kiến thức liên môn: Tên môn Tên bài học Kiến thức 1. SINH HỌC Bài 17-lớp 10: - Khái niệm về quang Quang hợp Bài 8- lớp 11: Quang hợp ở thực vật. hợp, phương trình, bản chất 2 pha của quang hợp. - Phân biệt được quang Bài 9- lớp 11: hợp ở các nhóm thực Quang hợp ở vật C3, C4, CAM. Mục tiêu Kỹ năng - Rèn kỹ năng qua sát. Tư duy, so sánh, khái quát, làm việc độc lập với sách giáo khoa và làm việc theo nhóm. Thái độ - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và sản xuất tại địa phương. 1 các nhóm thực vật C3, C4 CAM Bài 10-lớp 11: - Biết được các nhân tố Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Bài 11- lớp 11: ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật. - Phân biệt được năng suất sinh học, năng suất kinh tế. Quang hợp và năng suất cây - Ảnh hưởng của phân trồng bón đối với cây trồng, Bài 5- lớp 11: môi trường. Dinh dưỡng - Các biện pháp tăng nitơ ở thực năng suất cây trồng vật thông qua điều khiển quang hợp. Bài 11-lớp 11: Nitơ 2. HÓA HỌC Bài 19-lớp 11: Phân bón hóa học Bài 26-Lớp 12: Các loại quang phổ. 4. TIN - Nhận biết được thực trạng các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng. - Nâng cao nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải có các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường. - Biết các loại quang - Tổng hợp kiến phổ thức. -Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất hợp lý. - Thận trọng khi tác động vào các thành phần tự nhiên. - Quan tâm tới sự thay đổi của môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường. - Có ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ an toàn thực phẩm. Qua quá trình đi thực tế tìm hiểu sâu hơn về một số đồ dùng như: Máy sấy sưởi hồng ngoại, đèn cực tím, cảm biến hồng ngoại, tia phóng xạ.. - Tính chất và ứng - Phân tích các dụng của tia hồng kiến thức đã học Tia hồng để tìm các ứng ngoại, tử ngoại ngoại và tia dụng liên quan. tử ngoại. Giải thích đặc - Tính chất và ứng điểm cấu tạo và dụng của tia phóng xạ Bài 28 -Lớp 12: nguyên lí hoạt Tia X. động của các thiết bị ứng dụng Tiết 14 - lớp 10: - Hiểu được các chức - Rèn kỹ năng - Có ý thức, Khái niệm về năng chung, các quy soạn thảo văn thái độ tổng Bài 27-Lớp 12: 3. VẬT LÝ - Hiểu được mối quan hệ giữa phân bón hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường: bón thừa phân hóc học gây lắng đọng nitrat, ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho con người và động vật. - Hiểu và nắm vững nguyên tắc bón phân hóa học để không gây ô nhiễm môi trường. - Rèn lỹ năng tìm tòi, liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức vào đời sống gia đình và địa phương. - Phát triển kỹ năng đánh giá vấn đề. - Quan tâm đến sự thay đổi của môi trưởng xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường . 2 soạn thảo văn bản. HỌC ước, các bộ phông chữ Việt của soạn thảo văn bản. - Làm quen với Microsoff Word và biết cách soạn thảo các văn Tiết 15- lớp 10: Làm quen với bản đơn giản. - Biết cách định dạng Microsoff văn bản đơn giản. Word - Hiểu được cách kết nối Internet. - Sử dụng linh hoạt các Tiết 16-lớp 10: phần mềm trình chiếu. Định dạng văn bản bản dựa trên việc rèn kỹ năng biết cách khởi động và kết thúc Word. - Luyện kỹ năng gõ tiếng Việt. - Rèn kỹ năng kết nối Internet. - Soạn thảo văn bản trên Word. - Thiết kế trình chiếu Powerpoint. - Khai thác tư liệu trên internet. Tiết 2-lớp 10: Mạng thông tin toàn cầu Internet  - Biết được nguồn tài nguyên thiên nhiên của  Bài 13-lớp10: Thực hành Ninh Bình, thực trạng khai thác tác động đến ngoại khóa: môi trường, đề xuất Thực hiện bảo được các biện pháp vệ môi trường khai thác hợp lý. ở tỉnh Ninh  - Nắm được thực trạng 5. GIÁO Bình. tài nguyên môi trường, DỤC phương hướng và biện CÔNG pháp cơ bản bảo vệ DÂN nguồn tài nguyên môi trường ở nước ta. - Hiểu được trách Bài 12-lớp11: nhiêm của công dân Chính sách tài trong việc thực hiện nguyên bảo chính sách tài nguyên vệ môi trường và bảo vệ môi trường. Bài 3- lớp 11: 6. ĐỊA LÝ - Trình bày được một Một số vấn đề số biểu hiện, nguyên mang tính nhân, hậu quả ô nhiễm toàn cầu của từng loại môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Nhận thức được hậu - Hình thành những kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp - Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết đánh giá hành vi thái độ của bản thân và người khác trong việc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường. Rèn kĩ năng quan sát, phân tích từ thực tế các hiện tượng về tự nhiên, môi trường. - Phát triển kỹ năng đánh giá hợp và liên hệ kiến thức với các môn để hình thành hệ thống kiến. thức đầy đủ và thiết thực áp dụng trong đời sống. - Nắm vững được các nội dung kiến thức của chương trình, sử dụng công nghệ thông tin tìm kiếm tài liệu phục vụ nội dung bài học. - Tôn trọng, tin tưởng và ủng hộ chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường - Có ý thức và hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường. - Phản đối và sẵn sang đấu tranh với các hành vi sai trái gây hại cho môi trường. - Quan tâm tới sự thay đổi của môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường. - Hiểu được giá trị của môi 3 Bài 15- lớp 12: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. quả, hiểu được 1 số vấn đề chính về cách phòng chống bảo vệ môi trường. - Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Giúp học sinh hiểu được tầm quan trong, vai trò cua môi trường đối với đời sống con người. - Một số kiến thức cơ bản về khoa học môi trường. 7. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Hiểu được các biện pháp sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả. - Giúp học sinh nhận thức rõ vấn đề về thực trạng môi trường hiện nay để có cách ứng xử 8. GIÁO DỤC SỬ hợp lý và xây dựng DỤNG NĂNG LƯỢNG được tình yêu thiên TIẾT KIỆM VÀ HIỆU nhiên, con người và QUẢ yêu thích các hoạt động bảo vệ môi trường. 9. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG vấn đề, rèn kỹ năng liên hệ thực tế và các biên pháp chống ô nhiễm nguồn nước ở địa phương. - Nhận biết thực trạng môi trường địa phương từ đó có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường - Nhận biết thực trạng môi trường từ đó có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường. - Có kỹ năng nhận diện được các hành vi xâm hại môi trường và có các biện pháp, việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường. trường nước và có cách ứng xử tích cực với môi trường. - Bồi dưỡng cho học sinh có ý thức giữ gìn môi trường sống. - Giáo dục cho học sinh những thói quen, hành vi tốt trong bảo vệ môi trường sống xung quanh thông qua các hoạt động lồng ghép Rèn kĩ năng quan sát, phân tích từ thực tế các hiện tượng về tự nhiên, môi trường. - Mỗi học sinh như là một cộng tác viên tiêu biểu ủng hộ tích cực các hoạt động tuyên truyền chính sách ở địa phương . - Có thói quen hành vi tốt về sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả. Nắm vững được các Kỹ năng hòa Tích cực học nội dung kiến thức của nhập trong hoạt tập rèn luyện, 4 hoạt động nhóm, kỹ động nhóm. năng hòa nhập và một - Kỹ năng giao số kỹ năng khác. tiếp, phỏng vấn, điều tra, khai thác thông tin. - Kỹ năng thuyết trình - Nhận biết, phân biệt - Nhận biết được được 1 số loại phân các phân hóa học thường dùng. bằng mắt thường. - Đánh giá được việc lạm dụng - Biết được đặc điểm, phân hóa học kỹ thuật sử dụng phân trong trồng trọt hóa học, hữu cơ, vi của người dân. Bài 19: Ảnh sinh. hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thưc vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Bài 12: 10. CÔNG NGHỆ 10 Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thưởng. trang bị trí lực để sẵn sàng tham gia các phong trào góp phần nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật về môi trường ở địa phương. - Hình thành ý thức cần thiết phải sử dụng phân bón hợp lý. 2. Về năng lực học sinh cần phải có để giải quyết vấn đề dự án: Môn học Sinh học Địa lí Chủ đề Năng lực cần có Ô nhiễm môi trường - Tổng hợp kiến thức xã hội để làm rõ nguyên nhân của gia tăng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường ở các ùng trồng rau Ninh Sơn, trồng hoa, cây cảnh Ninh Phúc. - Hợp tác, giao tiếp, làm việc trong nhóm, giải quyết vấn đề bằng tinh thần trách nhiệm với tập thể. - Phân tích, nhận xét bảng số liệu thống kê để rút ra kiến thức cần thiết - Năng lực tự học, tìm hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và sản xuất. Ô nhiễm - Biết cách giữ gìn môi trường trong sạch nhờ sử dụng nguồn nhiên liệu sạch. - Tài nguyên đất của Ninh Bình: các loại, Ghi chú - Thu thập các hình ảnh minh họa về hậu quả của ô nhiễm môi trường. - Tổng hợp và thuyết trình các nội dung bằng bản báo cáo điện tử. 5 môi trường diện tích, sự phân bố. - Tài nguyên nước của Ninh Bình: diên tích, chiều dài sông hồ, hiện trạng sử dụng. -Mạng - Sử dụng Internet để tra cứu, thu thập hình ảnh, tư liệu phục vụ nội dung bài học. - Sử dụng thành thạo powerpoint. - Thu thập thông tin từ internet. - Sử lí các video hình ảnh. Interne t Tin học -Biên soạn tài liệu trên power point. Giáo dục công dân. - Trình bày kết quả hoạt động của nhóm bằng các phần mềm trình chiếu. -Tổng hợp và thuyết trình các nội dung bằng giáo án điện tử. - Tổng hợp kiến thức liên môn với môn sinh học và giáo dục công dân, công nghệ để hiểu được trách nhiêm của công dân, tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hóa học - Tổng hợp kiến thức liên môn với môn hóa học: Phản ứng của các chất hóa học trong quang hợp, công thức của các loại phân bón. Vật lý Vận dụng kiến thức về ánh sáng, quang Tìm hiểu người dân phổ, cường độ ánh sáng, bước sóng, năng sử dụng nguồn sáng lượng tiêu hao trong các loại bóng đèn. như thế nào và đánh giá về cách sử dụng đó. Công nghệ 10 Vận dụng các kiến thức về tác hại của các Thu thập các hình ảnh loại phân bón, biện pháp phòng trừ tổng về việc sử dụng phân hợp dịch hại cây trồng. hóa học, thuốc trừ sâu. Giáo dục kỹ năng sống - Hoạt động nhóm, kỹ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo giao cho. - Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, điều tra, khai thác thông tin… - Kỹ năng thuyết trình. Giáo dục bảo vệ môi trường Nhận biết thực trạng môi trường địa phương, nguyên nhân gây ô nhiễm ở vùng trồng rau Ninh Sơn, trồng hoa Ninh PhúcTP. Ninh Bình, từ đó có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường. Giáo dục sử dụng - Hiểu được các biện pháp sử dụng, khai Nhận biết được việc 6 năng lượng thác tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu sử dụng các loại đèn quả. tiêu hao nhiều năng - Có ý thức, có hành động cụ thể để tiết lượng của người dân. kiệm năng lượng. III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC - Học sinh lớp: 11B6 trường THPT Đinh Tiên Hoàng- Ninh Bình - Số lượng: 40 học sinh, chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 học sinh, các nhóm được chia theo nguyên tắc đảm bảo độ đồng đều về kiến thức, kỹ năng, số lượng nam, nữ. Các nhóm đều có các bạn là cán bộ lớp, có học sinh học giỏi, để lôi kéo, động viên những học sinh yếu tích cực tham gia vào hoạt động học tập của nhóm. - Đặc điểm: Đây là lớp có phần lớn học sinh theo học khối B nên các em ngoan có ý thức học tập, có sự say mê môn Sinh học và các môn học khác. Học sinh đã được học theo phương pháp dạy học theo dự án ở năm học lớp 10. Đa số các em ở thành phố nên việc tiếp xúc với công nghệ thông tin rất nhanh nhẹn và cập nhật, nhiều em biết sử dụng máy ảnh nên việc thu thập, tìm hiểu thông tin trên mạng, tư liệu, thực tế và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập trong dự án rất dễ dàng thực hiện. IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC 1. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học Môn Sinh học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, liên quan mật thiết đến đời sống con người, đến sự phát triển của xã hội nhưng thực tế dạy học ở trường THPT nhìn chung mới chỉ tập trung rèn luyện cho HS vận dụng các tri thức Sinh học vào thực tiễn một cách đơn giản nhất. Các bài học, hiện tượng vẫn mang tính riêng lẻ, việc liên hệ các hiện tượng trong Sinh học với với các môn học khác cũng như việc vận dụng các kiến thức trong bài học vào thực tế chưa được khai thác sâu nên chưa phát huy được hết các ưu điểm đặc trưng của bộ môn Sinh học. Dạy học tích hợp, liên môn giúp các em nắm được bài học một cách sâu sắc và tổng quát hơn, có thể vận dụng kiến thức tổng hợp từ các môn học vào giải quyết tình huống gặp phải trong thực tiễn đó là: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thực phẩm an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe. Dạy học tích hợp giúp cho giáo viên cũng như học sinh nhận thấy được tính logic, tính thống nhất của các môn học, giúp các em thêm kỹ năng tư duy, khái quát, liên hệ và tổng hợp kiến thức, phát huy năng lực học sinh trong họa tập, tạo nên sự hứng thú mới mẻ cho bài học; từ đó sẽ hiểu bài một cách sâu rộng hơn, thực tế hơn. ` Thông qua dự án này, học sinh hiểu được vai trò, trách nhiệm của bản thân, sự cần thiết phải nâng cao ý thức mỗi người dân trong sản xuất nông sản sạch, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn năng lượng ánh sáng, từ đó nâng cao ý thức cho bản thân và tuyên truyền cho những người xung quang bảo vệ môi trường cho chính bản thân các em và những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về bào vệ môi trường, sản xuất nông sản. 7 2. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống Thông qua việc thực hiện dự án học tập của mình sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Các em nâng cao năng lực của mình, có phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Tranh ảnh sưu tầm, tự chụp. - Máy ảnh, máy tính, máy chiếu, phông chiếu, máy in, USB. - Tiết báo cáo sản phẩm cần có thêm thiết bị âm thanh, các phần quà cho những học sinh tham gia trò chơi. 2. Học liệu - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm, tự chụp. - Sử dụng bài giảng Power Point. - Các tài liệu, sách báo liên quan đến bài giảng trong môn Sinh học 11: nguồn thư viện trường THPT Đinh Tiên Hoàng, tp. Ninh Bình, internet, trang web: baigiang.violet.vn, Google.com.vn…. - Sách giáo khoa Sinh học 10, 11 và các môn học đã nêu trên. - Tài liệu tập huấn về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dạy học theo dự án… 3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Phần mềm Microsoft Word. - Phần mếm soạn giảng Power Point. - Phần mềm Violet để kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm… VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Giới thiệu về dự án *) Tên dự án: “Quang hợp, tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp và vấn đề ô nhiễm môi trường” *) Nội dung: Dự án gồm 3 tiết, 1/2 ngày tìm hiểu thực tế và thời gian hoạt động trao đổi trong nhóm học sinh tại nhà, nghiên cứu tài liệu trên phòng thư viện, phòng Tin học của trường THPT Đinh Tiên Hoàng, tp. Ninh Bình. - Tiết 1: (tại lớp học) + Giới thiệu dự án và phương pháp học tập theo dự án, mục tiêu đạt được, yêu cầu cần có ở học sinh khi tham gia dự án; + Dự kiến sản phẩm của dự án. 8 + Phân nhóm, giao nhiệm vụ từng nhóm, các nhóm phân công nhiệm vụ của nhóm, đặt tên nhóm, xây dựng kế hoạch thực hiện của nhóm; + Xây dựng tiêu chí đánh giá - Tiết 2: (tại lớp học) + Tìm hiểu các kiến thức cơ bản của quang hợp, cụ thể + Nhóm Ánh sáng: Tìm hiểu về khái niệm, phương trình, vai trò, ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến quang hợp. + Nhóm Nitơ: Tìm hiểu về bản chất của quang hợp, ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến quang hợp. + Nhóm bảo vệ thực vật: Phân biệt quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM. + Nhóm không khí: Ảnh hưởng của nộng độ CO2, nước, nhiệt độ đến quang hợp, phân biệt năng suất sinh học, năng suất kinh tế. - 1/2 ngày: Tìm hiểu thực tế tại vùng trồng rau ở phường Ninh Sơn, và trồng hoa, cây cảnh ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, cụ thể + Nhóm Ánh sáng: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đến năng suất cây trồng, các biện pháp sử dụng ánh sáng để điều khiển quang hợp mà người dân ở 2 vùng này sử dụng, đưa ra ý kiến và thông điệp. + Nhóm Nitơ: Tìm hiểu về việc sử dụng phân bón để nâng cao năng suất và vấn đề ô nhiễm môi trường do bón phân. + Nhóm bảo vệ thực vật: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật và những hậu quả cho môi trường, sức khỏe người dân trong vùng. + Nhóm không khí: Tìm hiểu về vai trò của quang hợp đến không khí và các loại cây cảnh nên trồng trong gia đình. - 6 ngày: nghiên cứu tư liệu trên phòng thư viện, phòng máy tính có nối mạng của trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thảo luận làm báo cáo sản phẩm. - Tiết 3: (tại lớp học) + Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án, thảo luận. + Đánh giá học sinh sau dự án, viết bản thu hoạch. + Giáo viên tổng kết, trao quà. 2. Kế hoạch thực hiện Thời gian, địa điểm Tiết 1, trên lớp, 5/10/2015 Nội dung công việc Người thực hiện Sản phẩm - Giới thiệu về dự án, nêu mục tiêu, - Giáo viên. - Đặt tên dự án. yêu cầu, sản phẩm dự tính đạt được, phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho - Hình thành được từng nhóm. các nhóm và nội dung công việc cụ thể. - Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký, 9 trao đổi về nội dung công việc, phân công nhiệm vụ, lập kế thực hiện, đặt tên cho nhóm. - Hoàn thành việc phân công công việc, tên 4 nhóm: + Nhóm: Ánh sáng. - Các nhóm + Nhóm: Nitơ. học sinh. + Nhóm: Bảo vệ thực vật. - Thống nhất tiêu chí đánh giá học sinh. + Nhóm: Không khí. - Giáo viên - Các tiêu chí đánh và các giá. nhóm học sinh. - Tìm hiểu các kiến thức cơ bản của quang hợp: Tiết 2, trên lớp, 7/10/2015 + Nhóm Ánh sáng: Tìm hiểu về khái niệm, phương trình, vai trò, ảnh hưởng Giáo viên của nhân tố ánh sáng đến quang hợp. và 4 nhóm + Nhóm Nitơ: Tìm hiểu về bản chất học sinh. của quang hợp, ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến quang hợp. - Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm. - Học sinh trang bị những kiến thức cơ bản về quang hợp. + Nhóm bảo vệ thực vật: Phân biệt quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM. + Nhóm không khí: Ảnh hưởng của nồng độ CO2, nước, nhiệt độ đến quang hợp. 1/2 ngày, thực địa, 8/10/2015 - Tìm hiểu thực tế tại vùng trồng rau ở phường Ninh Sơn, và trồng hoa, cây cảnh ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh - Học sinh Bình. hoạt động + Nhóm Ánh sáng: Tìm hiểu về vai theo nhóm: trò của ánh sáng đến năng suất cây điều tra, trồng, các biện pháp sử dụng ánh thu thập sáng để điều khiển quang hợp mà thông tin người đân ở 2 vùng này sử dụng. qua quan + Nhóm Nitơ: Tìm hiểu về việc sử sát, gặp gỡ, dụng phân bón để nâng cao năng suất trao đổi, và vấn đề ô nhiễm môi trường do bón phỏng vấn phân. người dân, - Các hình ảnh, số bộ liệu, kiến thức… + Nhóm bảo vệ thực vật: Tìm hiểu về cán thực trạng sử dụng biện pháp bảo vệ phường, bộ thực vật và những hậu quả cho môi cán trung tâm y trường, sức khỏe người dân trong tế địa 10 vùng. phương… + Nhóm không khí: Tìm hiểu về vai trò của quang hợp đến không khí và các loại cây cảnh nên trồng trong gia đình. 6 ngày ở nhà + phòng thư viện, máy tính của trường từ 9– 14/10/2015. - Tập hợp các thông tin thu được, trao đổi, đánh giá, tìm hiểu thêm các kiến - Học sinh thức liên quan trên mạng internet, sách hoạt động giáo khoa… theo nhóm - Hoàn thành bài báo cáo bằng bản dưới sự trình chiếu Power Point. điều khiển - Bản báo cáo kết - Phân công người báo cáo, tập báo của nhóm quả của 4 nhóm. trưởng. cáo thử trước các bạn trong nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án và trao đổi ý kiến. Tiết 3, trên lớp, 15/10/2015 - Học sinh từng nhóm tự đánh giá bản thân, nhóm đánh giá từng bạn, các nhóm đánh giá chéo nhau. - Giáo viên đánh giá, nhận xét, tổng kết dự án và trao thưởng. - 4 nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm trước lớp. - Giáo viên tổ chức cho học sinh - Các thông điệp thảo luận tuyên truyền của và trao đổi từng nhóm. ý kiến. - Học sinh hoạt động theo nhóm. - Giáo viên và 4 nhóm trưởng. 3. Triển khai thực hiện dự án. 3.1. Tiết 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN - Thời gian: tiết 2, ngày 5/10/2015. - Địa điểm: Phòng học lớp 11b6, trường THPT Đinh tiên Hoàng, tp Ninh Bình. CÁC BƯỚ C THỜI GIAN Giới thiệu về dự án 8 phút TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN - Giáo viên giới thiệu cho học sinh: + Phương pháp dạy học theo dự án: Mục tiêu, yêu cầu, đặc trưng, ưu điểm và hạn chế. 11 + Giới thiệu về dự án: “Quang hợp, tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp và vấn đề ô nhiễm môi trường” - Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng thực hiện dự án: + Tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. + Phân tích và giải thích các giả thiết, hiện tượng… + Tổng hợp thông tin. + Xây dựng sản phẩm dự án. Thảo luận về dự án 5 phút - Thảo luận tên dự án đã phù hợp với nội dung, mục tiêu của dự án hay chưa. - Thảo luận về nội dung tiết 2 với các tiểu chủ đề sau + Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm, phương trình, vai trò, ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến quang hợp. + Nhóm 2: Tìm hiểu về bản chất của quang hợp, ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến quang hợp. + Nhóm 3: Phân biệt quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM. + Nhóm 4: Ảnh hưởng của nộng độ CO 2, nước, nhiệt độ đến quang hợp, phân biệt năng suất sinh học, năng suất kinh tế. - Thảo luận về nội dung của buổi tìm hiểu thực tế: tại vùng trồng rau ở phường Ninh Sơn, và trồng hoa, cây cảnh ở xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, cụ thể + Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đến năng suất cây trồng, các biện pháp sử dụng ánh sáng để điều khiển quang hợp mà người dân ở 2 vùng này sử dụng, đưa ra ý kiến và thông điệp. + Nhóm 2: Tìm hiểu về việc sử dụng phân bón để nâng cao năng suất và vấn đề ô nhiễm môi trường do bón phân. + Nhóm 3: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật và những hậu quả cho môi trường, sức khỏe người dân trong vùng. + Nhóm 4: Tìm hiểu về vai trò của quang hợp đến không khí và các loại cây cảnh nên trồng trong gia đình. Phân nhóm, thống nhất tiêu chí đánh giá 10 Phút - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các nhóm. - Giáo viên phân công nhiệm vụ từng nhóm, thời gian hoàn thành… và thống nhất tiêu chí đánh giá: + Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực, hiệu quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. + Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm của từng nhóm thông qua các hoạt động hàng ngáy. + Các nhóm đánh giá chéo hoạt động của nhóm khác thông qua việc báo cáo sản phẩm, chất lượng sản phẩm, số lượng và chất lượng các câu hỏi, trả lời câu hỏi của nhóm bạn. 12 Thảo luận của từng nhóm 17 phút - Từng nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đặt tên cho nhóm: + Nhóm 1: Ánh sáng + Nhóm 2: Nitơ + Nhóm 3: Bảo vệ thực vật + Nhóm 4: Không khí - Phác thảo đề sương: dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên thảo luận về các nhiệm vụ của nhóm cần giải quyết, lập kế hoạch thực hiện, dư tính sản phẩm. - Giáo viên cung cấp cho học sinh một số nguồn tài nguyên tư liệu đề tìm kiếm thông tin… 3.2.Tiết 2: Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về quang hợp. - Thời gian: tiết 2, ngày 7/10/2015. - Địa điểm: Phòng học lớp 11b6, trường THPT Đinh tiên Hoàng, tp Ninh Bình. CÁC BƯỚ C THỜI GIAN TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Hoạt động 1 9 phút - Nhóm Ánh sáng báo cáo trong 3 phút về: khái niệm, phương trình, vai trò, ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến quang hợp. - Các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép, thảo luận. - Giáo viên đưa ra kết luận Hoạt động 2 9 phút - Nhóm Nitơ báo cáo kết quả tìm hiểu về: bản chất của quang hợp, ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đến quang hợp. - Các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép, thảo luận. - Giáo viên đưa ra kết luận Hoạt động 3 9 Phút - Nhóm bảo vệ thực vật báo cáo kết quả tìm hiểu về: Phân biệt quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM. - Các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép, thảo luận. - Giáo viên đưa ra kết luận Hoạt động 4 9 phút - Nhóm không khí báo cáo kết quả tìm hiểu về: Ảnh hưởng của nồng độ CO2, nước, nhiệt độ đến quang hợp. - Các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép, thảo luận. - Giáo viên đưa ra kết luận Hoạt động 5 7 phút - Củng cố: bằng trò chơi ô chữ 3.3. ĐI THỰC ĐỊA Ở ĐỊA PHƯƠNG, NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ LÀM BÁO CÁO 13 *) Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức học sinh đi tìm hiểu thực tế tại vùng trồng rau phường Ninh Sơn và trồng hoa, cây cảnh xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình như kế hoạch. Ảnh: Học sinh quan sát thưc tế, thu gom bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật ở Ninh Sơn + Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đến năng suất cây trồng, các biện pháp sử dụng ánh sáng để điều khiển quang hợp mà người dân ở 2 vùng này sử dụng, đưa ra ý kiến và thông điệp. + Nhóm 2: Tìm hiểu về thực trạng việc sử dụng phân bón để nâng cao năng suất và vấn đề ô nhiễm môi trường do bón phân qua quan sát trên cánh đồng ở Ninh Sơn, Ninh Phúc, trao đổi ý kiến với cán bộ nông nghiệp ở ủy ban phường, xã, chủ đại lý bán phân bón. + Nhóm 3: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật và những hậu quả cho môi trường, sức khỏe người dân trong vùng qua quan sát thực tế, trao đổi người bán thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ y tế xã Ninh Phúc, phường Ninh Sơn về thống kê số liệu người mắc ung thư tại địa phương. Ảnh: Học sinh chụp được người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở xã Ninh Phúc, vùng trồng rau sạch phường Ninh Sơn 14 + Nhóm 4: Tìm hiểu về vai trò của quang hợp đến không khí và các loại cây cảnh nên trồng trong gia đình thông qua trao đổi, tìm hiểu từ người dân trồng hoa, cây cảnh xã Ninh Phúc. *) Hoạt động 2: Các nhóm tìm hiểu thêm kiến thức trên sách, báo trong thư viện trường, trên mạng; tổng hợp các thông tin đã thu thập được, chỉnh sửa, biên tập lại những ý tưởng bị trùng lặp, sau đó trình bày bản nháp và thuyết trình thử rồi gửi qua email cho giáo viên. - Giáo viên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của học sinh; giải đáp, góp ý, chỉnh sửa, biên tập những ý tưởng trùng lặp giữa các thành viên trong nhóm. *) Hoạt động 3: Học sinh tiếp nhận phản hồi của giáo viên thông qua email hoặc chủ động gặp giáo viên để giải đáp các thắc mắc rồi chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm. 3.4. Tiết 3: Báo cáo sản phẩm và tổng kết dự án. - Thời gian: tiết 1, ngày 15/10/2015. - Địa điểm: Phòng học đa năng, trường THPT Đinh tiên Hoàng, tp Ninh Bình. CÁC BƯỚC THỜI GIAN TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN GHI CHÚ 2 phút - Kiểm tra sĩ số. Tổ chức - Phân vị trí ngồi của các nhóm. - Cử ban thư ký gồm 4 thành viên là đại diện của 4 nhóm. Báo cáo sản phẩm 16 phút - Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm trong 4 phút. Phụ lục 3 - Các nhóm khác lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi vào giấy cho nhóm bạn. - Giáo viên và các nhóm đánh giá việc báo cáo và sản phẩm của nhóm bạn Thảo luận 20 phút - Tổ chức thảo luận: “ Hội nghị khuyến nông” Phụ lục 3 + Mỗi nhóm cử 1 đại diện đóng vai các chuyên gia nông nghiệp: chuyên gia sử dụng ánh sáng, chuyên gia phân bón, chuyên gia bảo vệ thực vật, chuyên gia giống cây 15 trồng. + Các thành viên khác đóng vai người nông dân, đặt câu hỏi cho các chuyên gia, lắng nghe, đánh giá câu hỏi, câu trả lời của nhóm bạn… + Các nhóm hoàn thành bản đánh giá. Tập hợp 2 phút kết quả - Ban thư ký tập hợp và thống kê kết quả. Tổng 5 phút kết dự án, rút kinh nghiệm. - Giáo viên thông báo kết quả của từng nhóm. - Giáo viên tổ chức học sinh bình bầu học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất. - Giáo viên trao quà cho nhóm đạt điểm cao nhất, học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất trong dự án. Phụ lục 3 - Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh; động viên, gợi ý cho học sinh về hướng phát triển tiếp theo của dạy học theo dự án. VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Hình thức đánh giá: - Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau (đánh giá chéo) về kết quả làm việc của từng nhóm, kiểm tra trực tiếp trên lớp thông qua các hoạt động của học sinh.(Phiếu số 3) Cụ thể: - Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá chất lượng của sản phẩm của từng nhóm thông qua báo cáo sản phẩm. (Phiếu số 4) - Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng thành viên trong nhóm. (Phiếu số 4) - Việc đánh giá định tính được giáo viên tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án thông qua quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các công việc của từng thành viên và của các nhóm. 2. Cách thức đánh giá: - Đánh giá dựa trên sản phẩm của mỗi nhóm: Bài trình chiếu Power Point. - Đánh giá qua bài kiểm tra. - Kết quả tổng hợp của từng cá nhân gồm: + Kết quả tự đánh giá từng thành viên trong nhóm (Do thư ký của từng nhóm tổng hợp). + Kết quả sản phẩm của từng nhóm: (Sự hợp tác đồng bộ và hợp lý của các thành viên trong nhóm, Kỹ năng thuyết trình, Sản phẩm trình chiếu powerpoint) + Kết quả về số lượng, chất lượng câu hỏi, tình huống đặt ra cho nhóm bạn, chất lượng trả lời câu hỏi của các chuyên gia trong : “ Hội nghị khuyến nông” 3. Tiêu chí đánh giá: 3.1: Yêu cầu: 16 - Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của các em. - Đảm bảo tính khả thi: Các nội dung cần đánh giá đều nằm trong vùng kiến thức các em đã học. - Đảm bảo tính phân hóa: Bài tập trắc nghiệm có các mức độ dễ, trung bình, khó phải vận dụng thực tiễn. 3.2. Căn cứ: - Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm, các nhóm. (Phiếu số 3, phiếu số 4- Phụ lục 2) - Bài kiểm tra 15 phút dành cho tất cả các học sinh trong lớp. - Viết bài thu hoạch sau khi thực hiện dự án: + Hãy làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. + Sau khi hoàn thành dự án, các em đã học được những gì? + Các em đã hình thành thái độ tích cực nào đối với vấn đề môi trường? + Cảm nhận của các em sau khi thực hiện xong dự án. VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH - 4 bản trình chiếu PowerPoint, Word cúa 4 nhóm học sinh. (Phụ lục 4) - Các tình huống của các nhóm học sinh đưa ra được trong “ Hội nghị Khuyến Nông”(Phụ lục 5) IX. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN Trong suốt quá trình thực hiện cho đến khi hoàn thành dự án học tập của học sinh, cá nhân tôi nhận thấy: - Học sinh rất hứng thú tự lực, chủ động trong suy nghĩ, thảo luận và tìm hiểu các kiến thức, các thông tin liên quan đến dự án. - Học sinh biết tự phân công công việc trong nhóm. Hầu hết các học sinh đều hào hứng, tự giác khi nhận nhiệm vụ của mình, tự giác thực hiện các công việc được giao, bao gồm: thu thập thông tin từ sách, internet, xử lí thông tin và làm bài báo cáo mà không cần giáo viên phải nhắc nhở. - Học sinh biết vận dụng sáng tạo kiến thức của nhiều môn học (Sinh học, Vật lí, Hóa học, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học...) để giải quyết nhiệm vụ mang tính thực tiễn. - Từ nhận thức các em đã biến thành các hành động thiết thực (nhặt vỏ chai nước, nhặt rác ở sân trường bỏ vào thùng rác, nhặt vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ môi trường...); tham gia tích cực vào phong trào của Đoàn trường nhằm bảo vệ môi trường ở trường, lớp và làm sạch Sông Vân. KẾT LUẬN Từ những biểu hiện tích cực từ phía người học, cá nhân tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn với tỏ ra có ưu thế trong việc phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh và là một phương pháp dạy học hiệu quả. Tôi hy vọng phương pháp này được nhiều thầy cô giáo nghiên cứu, áp dụng để các em học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của mình.Trên đây là phần mô tả sơ lược dự án dự thi 17 theo chủ đề tích hợp, cá nhân tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của ban tổ chức và các quý thầy cô. Tôi xin trân trọng cám ơn. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Ninh Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện Vũ Thị Kim Oanh Ngô Thị chí 18 MỤC LỤC I.Tên dự án dạy học Trang 1 II. Mục tiêu dạy học Trang 1 III. Đối tượng dạy học của dự án Trang 6 IV.Ý nghĩa của dự án Trang 6 V.Thiết bị dạy hoc, học liệu Trang 7 VI. Hoạt động dạy học và các tiến trình dạy học Trang 8 VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Trang 14 VIII. Các sản phẩm của học sinh Trang 15 IX. Đánh giá hiệu quả đạt được của dự án Trang PHỤ LỤC 1 - GIÁO ÁN WORD VÀ POWER POINT. PHỤ LỤC 2 - SỔ THEO DÕI DỰ ÁN VÀ PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHỤ LỤC 3 - HÌNH ẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PHỤ LỤC 4 - SẢN PHẨM TRÌNH CHIẾU POWER POINT CỦA HỌC SINH 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng