Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 01.giáo án dự án

.DOC
17
124
140

Mô tả:

I. NỘI DUNG 1. Mô tả Chuyên đề này gồm các bài trong phần B (chương I) thuộc phần 4 sinh học cơ thể - Sinh học 11 THPT Bài 15: Tiêu hóa ở động vật Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) Bài 17: Hô hấp ở động vật Bài 18: Tuần hoàn máu Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) 2. Mạch kiến thức - Tiêu hóa + Khái niệm, các hình thức tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có túi tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có ống tiêu hóa + Sự khác nhau về tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Hô hấp + Khái niệm + Bề mặt trao đổi khí + Các hình thức hô hấp + Hô hấp qua da + Hô hấp qua hệ thống ống khí + Hô hấp bằng mang + Hô hấp bằng phổi - Tuần hoàn + Cấu tạo hệ tuần hoàn + Vai trò hệ tuần hoàn + So sánh hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín + So sánh hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép + Các đặc điểm hoạt động của tim + Khái niệm huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Giáo án: DỰ ÁN “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ SƠ CỨU NẠN NHÂN TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG” I. NỘI DUNG 1. Mô tả Chuyên đề này gồm các bài trong phần B (chương I) thuộc phần 4 sinh học cơ thể - Sinh học 11 THPT Bài 15: Tiêu hóa ở động vật Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) Bài 17: Hô hấp ở động vật Bài 18: Tuần hoàn máu Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) 2. Mạch kiến thức - Tiêu hóa + Khái niệm, các hình thức tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có túi tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có ống tiêu hóa + Sự khác nhau về tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Hô hấp + Khái niệm + Bề mặt trao đổi khí + Các hình thức hô hấp + Hô hấp qua da + Hô hấp qua hệ thống ống khí + Hô hấp bằng mang + Hô hấp bằng phổi - Tuần hoàn + Cấu tạo hệ tuần hoàn + Vai trò hệ tuần hoàn + So sánh hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín + So sánh hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép + Các đặc điểm hoạt động của tim + Khái niệm huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp 3. Thời lượng - Số tiết học trên lớp: 5 tiết ở lớp 11, Thời điểm dạy chuyên đề học kỳ I. - Thời gian học ở nhà và đi tìm hiểu thực tế: 02 tuần làm dự án. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở đô ông vâ ôt đơn bào, trong ống tiêu hoá và ống tiêu hoá. - Phân biê ôt được tiêu hoá ngoại bào và nô iô bào. - Nêu được chiều hướng tiến hoá của hê ô tiêu hoá từ đô ông vâ ôt đơn bào đến đa bào bâ cô thấp, đến đa bào bâ ôc cao. - Mô tả cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật - So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật - Nêu và mô tả sơ lược cơ quan hô hấp của động vật ở cạn và dưới nước - Giải thích được vì sao các động vật có khả năng trao đổi khí một cách có hiệu quả 1 - Rút ra được sự tiến hóa dần của cơ quan hô hấp và hình thức trao đổi khí ở các nhóm động vật. -Nêu được ý nghĩa tuần hoàn máu -Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép -Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vơí hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn - Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động của tim. - Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất - Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. 1.2.Kỹ năng : Rèn luyện được các kỹ năng sau: - Kỹ năng quan sát, lấy số liệu, thu thập thông tin - Kỹ năng tính toán, giải quyết vấn đề, báo cáo trước đông người - Kỹ năng học tập: Tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm - Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế 1.3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống . - Quan tâm đến những người xung quanh, có ý thức giúp đỡ người gặp nạn . -Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh chung tay giúp đỡ và rèn luyện những kĩ năng cơ bản khi gặp người bị nạn. 2. Phương pháp dạy học chính - Dạy học theo dự án - Thảo luận nhóm, thuyết trình, đóng vai, vấn đáp,… 3. Định hướng phát triển các năng lực 3.1. Năng lực chung 3.1.1. Năng lực tự học * Học sinh xác định mục tiêu của chuyên đề: - Trình bày được khái niệm và các hình thức tiêu hóa. - Trình bày được quá trình tiêu hóa của các nhóm động vật không có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có ống tiêu hóa. - Nêu được sự khác nhau về cấu tạo hệ tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Trình bày được khái niệm hô hấp, các hình thức hô hấp - Trình bày được quá trình hô hấp của các nhóm động vật : qua bề mặt cơ thể, qua ống khí, bằng mang, bằng phổi. - Giải thích được vì sao chim là động vật trên cạn có hiệu quả hô hấp cao nhất. - So sánh được sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. - Nêu các đặc điểm hoạt động của tim - Nêu được khái niệm huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. * Lập được bảng kế hoạch học tập: Người thực hiện Nội dung công việc Thời gian thực hiện Nơi thực hiện Sản phẩm đạt được 2 Nhóm tiêu hóa Thu thập thông tin về: 10 ngày - Tiêu hóa + Khái niệm, các hình thức tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có túi tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có ống tiêu hóa + Sự khác nhau về tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Nhóm - Hô hấp hô hấp + Khái niệm + Bề mặt trao đổi khí + Các hình thức hô hấp + Hô hấp qua da + Hô hấp qua hệ thống ống khí + Hô hấp bằng mang + Hô hấp bằng phổi Nhóm tuần - Tuần hoàn hoàn + Cấu tạo hệ tuần hoàn + Vai trò hệ tuần hoàn + So sánh hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín + So sánh hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép Nhóm tim, - Tim, mạch mạch + Các đặc điểm hoạt động của tim + Khái niệm huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp - Nghiên cứu tài liệu qua sách, internet Báo cáo tóm tắt về: - Tiêu hóa + Khái niệm, các hình thức tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có túi tiêu hóa + Tiêu hóa ở động vật chưa có ống tiêu hóa + Sự khác nhau về tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Hô hấp + Khái niệm + Bề mặt trao đổi khí + Các hình thức hô hấp + Hô hấp qua da + Hô hấp qua hệ thống ống khí + Hô hấp bằng mang + Hô hấp bằng phổi - Tuần hoàn + Cấu tạo hệ tuần hoàn + Vai trò hệ tuần hoàn + So sánh hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín + So sánh hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép - Tim, mạch + Các đặc điểm hoạt động của tim + Khái niệm huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp 3.1.2. Năng lực hoạt động nhóm Năng lực Các kỹ năng Năng lực giải quyết Vận dụng kiến thức về tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn để sơ cứu nạn nhân vấn đề trong một số tình huống Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Phát triển ngôn ngữ nói thông qua + Thuyết trình, giới thiệu nội dung của nhóm: quá trình tiêu hóa, hô 3 hấp, tuần hoàn. - Phát triển ngôn ngữ viết thông qua + Phiếu học tập + Viết báo cáo Năng lực hợp tác Hợp tác, phân công nhiệm vụ trong nhóm Năng lực sử dụng - HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo, công nghệ thông tin - Làm các báo cáo dưới dạng word, powerpoint có tranh ảnh, video ... và truyền thông 3.2 Năng lực chuyên biệt Năng lực Năng lực quan sát Các kỹ năng - Quan sát thao tác sơ cứu nạn nhân trong bệnh viện, trân sách, mạng internet Năng lực xác định mối liên hệ Năng lực xử lý thông tin Năng lực định nghĩa Năng lực tiên đoán Năng lực tư duy Dự đoán được các mối quan hệ giữa hoạt động của tim, mạch đến huyết áp. Thu thập thông tin dễ hiểu, logic về cách sơ cứu nạn nhân. Phát biểu khái niệm tiêu hóa, hô hấp. - Dự đoán được trước những thao tác cần thiết khi sơ cứu nạn nhân Phát triển tư duy phân tích cách sơ cứu nào là hợp ly nhất cho nạn nhân. 4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 4.1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh về: quá trình tiêu hóa của trùng đế giày, tiêu hóa của thủy tức, tiêu hóa ở người. - Tranh về hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín - Tranh: 4 hình thức hô hấp - Phiếu học tập; Đáp án phiếu học tập. - Giáo án Microsoft Wort và power point 4.2. Chuẩn bị của học sinh - Lập website chia sẻ thông tin - Tranh, ảnh sưu tầm được - Bài báo cáo power point - Các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến phương pháp sơ cứu nạn nhân 5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập 5.1. Ổn định tổ chức lớp: 1 phút 5.2. Kiểm tra bài cũ: Không. 5.3. Bài mới: *) Tiết 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề - Thời gian: 8 phút. - Nội dung: + GV: Đưa tư liệu, một số hình ảnh về tai nạn giao thông nhưng người dân thờ ơ, chỉ biết đứng nhìn nạn nhân đau đớn mà lung túng không biết cách xử ly 4 Mới đây, những hình ảnh ghi lại cảnh một vụ tai nạn ở đường Phan Đình Phùng, phường 2, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) giữa hai xe gắn máy đi ngược chiều được đăng tải vào hôm (6/11) đã khiến nhiều người phải suy nghĩ. Tại hiện trường xảy ra vụ tai nạn, trong lúc hàng chục người Việt đi đường chứng kiến tai nạn chỉ biết "giương mắt đứng nhìn", bối rối, lúng túng, không biết phải làm gì với người bị nạn đang máu me bê bết... Và cuối cùng là họ không làm gì cả... thì có 2 người nước ngoài, một nam, một nữ chạy tới sơ cứu nạn nhân, sau đó đưa họ đi bệnh viện, lúc đó, những người Việt xung quanh mới dám chung tay nhiệt tình đưa nạn nhân đi cấp cấp. Nhìn vẻ mặt của những người đứng xung quanh có thể thấy không phải chỉ hai vị khách nước ngoài quan tâm đến tình trạng chấn thương của của người bị nạn, thế nhưng đáng tiếc là không ai trong số những người Việt Nam đứng đó biết cách xử trí hợp lý và sơ cứu để giúp nạn nhân đang bất tỉnh nằm trên đường. Sự thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của người khác đã được báo chí mổ xẻ rất nhiều với những kết luận khá căng thẳng, nặng nề, nào là do con người bây giờ không biết xót thương, không biết chia sẻ, sợ trách nhiệm, sợ vạ lây "làm phúc phải tội", sợ bị người nhà nạn nhân hiểu nhầm chửi bới, xúc phạm thậm chí hành hung và bắt đền...Tuy nhiên, qua sự việc này có thể thấy rằng, sự yếu kém về kỹ năng sơ cứu, giải quyết các tình huống cấp cứu do tai nạn giao thông cũng là một nguyên nhân lý giải cho sự thờ ơ, vô cảm của người Việt khi gặp tai nạn giao thông. Trước đó, khi Bệnh viện Việt Đức tiến hành một cuộc điều tra với quy mô nhỏ tại bệnh viện, kết quả là hầu hết những người dân được hỏi đều không biết phải xử lý thế nào khi gặp phải các trường hợp bị tai nạn giao thông. Còn nếu cứ yêu cầu họ đưa ra phương pháp xử lý của mình thì phần lớn người tham gia đã đưa ra phương pháp xử lý không đúng, chẳng những không giúp ích gì cho bệnh nhân mà có thể còn làm cho tình trạng của bệnh nhân trở nên nguy kịch hơn. Sơ cứu nạn nhân rất quan trọng, có thể giúp kéo dài sự sống hoặc gây thêm nguy hiểm cho người bị nạn. Đã có nhiều vụ, tình trạng nạn nhân lẽ ra không quá nghiêm trọng nhưng do các bước sơ cứu đầu tiên thực hiện không đúng và không kịp thời đã dẫn đến những hậu quả đau lòng. Vì thế, việc tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp đối với người dân Việt Nam lại trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, đừng để “không chết do tai nạn mà vì... sơ cứu sai”. Để mỗi học sinh trở thành một công dân biết sẻ chia, biết rung động trước những số phận rủi ro và sáng suốt xử ly trong những tình huống tai nạn chúng tôi đã thực hiện dự án dạy học sau: “Chuyển hóa vật chất, năng lượng ở động vật và vận dụng kiến thức để sơ cứu nạn nhân trong một số tình huống”. + GV: Giới thiệu với học sinh về phương pháp dạy học theo dự án: mục tiêu, yêu cầu, đặc trưng, ưu điểm và hạn chế. + HS: Lắng nghe, trao đổi ý kiến. + GV: Nêu mục tiêu đạt được của học sinh sau dự án, hướng dẫn học sinh thảo luận tên dự án, mục tiêu dự án. + GV: Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng thực hiện dự án: Tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nha. Phân tích và giải thích các giả thiết, hiện tượng… Tổng hợp thông tin. 5 Xây dựng sản phẩm dự án. + HS: ghi chép, trao đổi ý kiến cần thiết… 2. Hoạt động 2: Thảo luận về nội dung dự án - Thời gian: 5 phút. - Nội dung: + GV: đưa ra các tiểu chủ đề học sinh cần nghiên cứu trong tiết 2, 3 của dự án + Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm tiêu hóa, quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa. Sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật. + Nhóm 2 : Tìm hiểu về khái niệm hô hấp, đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Các hình thức hô hấp. + Nhóm 3: Tìm hiểu cấu tạo chung của hệ tuần hoàn. Các dạng hệ tuần hoàn. So sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, giữa hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. + Nhóm 4: Tìm hiểu về đặc điểm hoạt động của tim: tính tự động, tính chu kì. Tìm hiểu cấu trúc của hệ mạch, khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. + GV: hướng dẫn tài liệu cần nghiên cứu, các kiến thức liên môn học sinh cần vận dụng để hoàn thành tiểu chủ đề trên. + HS: tiếp thu nhiệm vụ, có ý kiến trao đổi những vấn đề còn chưa rõ. + GV: Đưa ra nhiệm vụ thứ 2 trong dự án với các tiểu chủ đề sau - 1 ngày: Tìm hiểu thực tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình và các cơ sở y tế thuộc thành phố Ninh Bình về các tai nạn thường gặp và cách sơ cứu đúng cách + Nhóm 1: Tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngộ độc thực phẩm. + Nhóm 2: Tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân khi bị hóc dị vật và bị đuối nước. + Nhóm 3: Tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân khi bị vết thương hở, chảy máu. + Nhóm 4: Tìm hiểu về cách sơ cứu người tăng huyết áp và tụt huyết áp. + GV: hướng dẫn những phương tiện cần thiết, địa chỉ tìm kiếm tu liệu, dự kiến sản phẩm đạt được. + HS: tiếp thu nhiệm vụ, có ý kiến trao đổi những vấn đề còn chưa rõ. 3. Hoạt động 3: Hoàn thiện các nhóm, thống nhất tiêu chí đánh giá. - Thời gian: 10 Phút. - Nội dung: + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các nhóm: Nhóm trưởng là những học sinh tiêu biểu, có khả năng lãnh đạo và lôi kéo những học sinh ý thức kém, lười học, tham gia vào các hoạt động. + Giáo viên phân công nhiệm vụ từng nhóm, thời gian hoàn thành… và thống nhất tiêu chí đánh giá: Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực, hiệu quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. (Phiếu đánh giá cá nhân) Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm của từng nhóm thông qua các hoạt động hàng ngày 6 Các nhóm đánh giá chéo hoạt động của nhóm khác thông qua việc báo cáo sản phẩm, chất lượng sản phẩm, số lượng và chất lượng các câu hỏi, trả lời câu hỏi của nhóm bạn. (Phiếu đánh giá của nhóm học sinh) + HS: Lắng nghe, tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá, phân công học sinh trong nhóm cho phù hợp nhất. + HS: Đề đạt nguyện vọng tham gia nhóm mà mình muốn… 4. Hoạt động 4: Thảo luận của từng nhóm - Thời gian: 15 phút. - Nội dung: +HS: Từng nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đặt tên cho nhóm: Nhóm 1: Tiêu hóa Nhóm 2: Hô hấp Nhóm 3: Tuần hoàn Nhóm 4: Tim, mạch + HS: (Các nhóm trưởng điều hành thảo luận của nhóm) Phác thảo đề cương: dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên thảo luận về các nhiệm vụ của nhóm cần giải quyết, lập kế hoạch thực hiện, dự tính sản phẩm. + GV: Giám sát, hướng dẫn, đôn đốc các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, giải thích các khúc mắc của học sinh… + Giáo viên cung cấp cho học sinh một số nguồn tài nguyên tư liệu đề tìm kiếm thông tin… 5. Hoạt động 5: Củng cố (2 phút) - Các nhóm nộp bản đề cương, kế hoạch thực hiện - Giáo viên góp ý kiến hoàn thiện *) Tiết 2: TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT. 1. Hoạt động 1: - Nội dung: Khái niệm tiêu hóa, quá trình tiêu hóa ở động vật không có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa, so sánh sự khác nhau về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Thời gian: 20 phút - Thực hiện: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học I. Khái niê êm tiêu hoá: HS: Đại diện nhóm tiêu hóa báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn. Các nhóm học sinh còn lại chú ý lắng nghe, ghi chép. Quá trình tiêu hoá xảy ra ở: GV: Tổ chức thảo luận để rút ra kiến thức - Bên trong tế bào: tiêu hoá nô iô bào. cơ bản. - Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại bào. II. Tiêu hoá ở đô êng vâ êt chưa có cơ quan tiêu hoá (đô n ê g vâ tê đơn bào): 7 a. b. c. Thức ăn vào không bào tiêu hoá. Không bào tiêu hóa gắn với Lizôxôm. Enzim tiêu hoá của Lizôxôm biến đổi thức ăn thành chất đơn giản đi vào tế bào chất, còn chất thải được đưa ra ngoài. ? Theo em vì sao tiêu hóa ở động vật III. Tiêu hoá ở đô êng vâ êt có túi tiêu hoá: đơn bào gọi là tiêu hóa nội bào? *Đại diện: Ruô ôt khoang, Giun dẹp. 1. Đặc điểm cấu tạo của túi tiêu hóa: (SGK) GV: Chiếu hình ảnh quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa ? Tại sao sau khi tiêu hóa ngoại bào ở túi tiêu hóa, thức ăn lại tiếp tục chuyển vào tế bào thành túi? GV: Nêu chiều hướng tiến hóa của quá trình tiêu hóa ở động vật 2. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa: Thức ăn → miê ông → túi tiêu hoá: *Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn được phân huy nhờ Enzim của tế bào tuyến trên thành cơ thể *Tiêu hóa nội bào: xảy ra bên trong tế bào trên thành túi tiêu hoá, thức ăn được phân huy hoàn toàn . IV. Tiêu hoá ở đô êng vâ êt có ống tiêu hoá: ?Nêu những đặc điểm khác nhau về *Đại diện: ĐV có xương sống và nhiều loài ĐV cấu tạo cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt không xương sống. và thú ăn thực vật? 1.Đặc điểm cấu tạo của ống tiêu hóa: - Ống tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bô ô phâ nô khác nhau. - Thức ăn đi theo mô ôt chiều, và được tiêu hoá ngoại bào trong ống tiêu hoá. 2.Quá trình tiêu hóa: - Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học nhờ dịch tiêu hoá tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. - Các chất không được tiêu hoá sẽ được tạo thành phân và được thải ra ngoài qua hâ uô môn.  Hiê uô quả tiêu hoá cao. V. Tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật Bộ phận Động vật ăn động vật Cấu Chức tạo năng Động vật ăn thực vật Cấu Chức tạo năng Miệng Dạ dày Ruột 2. Hoạt động 2: (20 phút = 7 phút báo cáo + 13 phút phân tích củng cố) NHÓM HỐ HẤP Hoạt động của GV - HS HS: Đại diện nhóm hố hấp báo cáo bài thu PHẦN III: Nội dung bài học 8 hoạch. I.Khái niệm hô hấp (SGK) GV: Mô tả lại quá trình trao đổi khí ở các nhóm động vật Nêu hiện tượng và giải thích: TN1: nhúng đuôi con chuồn chuồn vào nước sau 2 tiếng. TN2: Nhúng đầu con chuồn chuồn vào nước sau 2 tiếng Chuồn chuồn ở mẫu nào chết, vì sao? II. Bề mặt trao đổi khí: 1.Khái niệm (SGK) 2. Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: (SGK) III. Các hình thức hô hấp: 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể: - Các động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: giun đũa, giun đất,… Tại sao chim là động vật trên cạn có hiệu - O2 và CO2 khuếch tán trực tiếp qua màng tế suất hô hấp cao nhất? bào, các mạch máu trên bề mặt cơ thể. - Vì sao khi lau khô da của con giun thì rất 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: nhanh chết ? - Các động vật sống trên cạn tổ chức cơ thể chưa tiến hóa như côn trùng hô hấp bằng ống khí. - Cấu tạo của ống khí: (SGK) - Cơ chế: + O2 lổ thởống khí lớn ống khí nhỏtế bào. + CO2 ống khí nhỏống khí lớnlổ thởra ngoài. 3. Hô hấp bằng mang: (SGK) 4. Hô hấp bằng phổi: (SGK) 3. Hoạt động 3: (5 phút) - Củng cố toàn bài bằng trò chơi ô chữ (giáo án điện tử). - Nhắc lại nhiệm vụ tiếp theo của từng nhóm. *) Tiết 3: TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT. 1. Hoạt động 1: - Nội dung: Cấu tạo hệ tuần hoàn, so sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, so sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép - Thời gian: 20 phút - Thực hiện: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học I Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn HS: Đại diện nhóm tuần hoàn báo cáo kết 1/ Cấu tạo chung quả hoạt động của nhóm. Hệ tuần hoàn có 3 phần Các nhóm học sinh còn lại chú ý lắng - Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hổn hợp máu ( dịch nghe, ghi chép. mô) - Tim GV: Tổ chức thảo luận để rút ra kiến thức - Hệ thống mạch máu (ĐM, TM, MM) cơ bản. 2/ Chức năng. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận 9 khác đáp ứng cho các họat động sống củacơ thể II/ Các dạng hệ tuần hoàn 1/ Hệ tuần hoàn hở Tại sao động vật có kích thước nhỏ không có hệ tuần hoàn, động vật có kích 2/ Hệ tuần hoàn kín: Gồm 2 loại thước lớn có hệ tuần hòan? - Hệ tuần hoàn đơn - Hệ tuần hoàn kép (HS ghi và học theo phiếu học tập) Vì sao gọi là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ? Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Khái niệm Đại diện Máu đi nuôi cơ thể Đáp án bài tập 1 Loài đại diện Hệ thống mạch máu Đường đi của máu Hệ tuần hoàn hở Đa số ĐV thân mềm:( ốc sên,trai,ngheo,sò …)và chân khớp(tôm,cua …) ĐM và TM Hệ tuần hoàn kín Mực ống,bạch tuộc,giun đốt,chân đầu, động vật có xương sống Được tim bơm vào ĐM sau đó tràn vào khoang cơ thể Được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín: Từ ĐM- MM-TMTim Trao đổi với tế bào qua thành mao mạch Máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình,tốc độ chảy nhanh Phương thức trao Trao đổi trực tiếp với các tế bào đổi chất Áp lực, tốc độ Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chảy chậm ĐM, MM và TM 2. Hoạt động 2: (20 phút = 7 phút báo cáo + 13 phút phân tích củng cố) NHÓM TIM, MẠCH Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HS: Đại diện nhóm hố hấp báo cáo bài thu PHẦN IV: hoạch. III. Hoạt động của tim 1.Tính tự động của tim: GV: Mô tả lại quá trình trao đổi khí ở các *KN : Là khả co dãn tự động theo chu kì của nhóm động vật tim. Nêu hiện tượng và giải thích: * Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: - Vì sao tim sau khi bị cắt ra vẫn có thể co Do hệ dẫn truyền tim. 10 bóp trong thời gian ngắn. - Vì sao tim hoạt động cả đời mà không bị mệt mỏi ? - Hệ dẫn truyền tim gồm: + Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền xung điện đến nhĩ thất và cơ tâm nhĩ co. + Nút nhĩ thất nhận xung điện từ nút xoang nhĩ truyền đến bó His. + Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin. + Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co. 2. Chu kì hoạt động của tim: Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì 0.8s, gồm 3 pha trong đó tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,3s, thời gian dãn chung 0,4s. Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút. - Vì sao người già không nên ăn nhiều mõ động vật và ăn nhiều muối ? - Tại sao vận động viên sau khi vận động nhiều ra nhiều mồ hôi thì không nên uống nước lọc mà uống nước muối loãng ? - Vân tốc máu ở mao mạch là nhỏ nhất có y nghĩa gì? Động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh. IV/ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH: 1. Cấu trúc của hệ mạch : (Nội dung SGK ) 2. Huyết áp: + KN : Là áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. + Nguyên nhân: Gây ra huyết áp: Do tâm thất co đẩy máu vào hệ mạch . * Sự co bóp của tim và nhịp tim. * Sức cản trong mạch. * Khối lượng máu và độ quánh của máu. 3. Vận tốc máu: Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. VD : SGK Vận tốc máu liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chêch lệch HA giữa 2 đầu đoạn mạch. (Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch).I.Khái niệm hô hấp (SGK) 3. Hoạt động 3: (5 phút) - Củng cố toàn bài bằng trò chơi ô chữ (giáo án điện tử). - Nhắc lại nhiệm vụ tiếp theo của từng nhóm. *) Tiết 4: BÁO CÁO SAU KHI ĐI THỰC TẾ 1. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả các nhóm sau khi tìm hiểu thực tế. - Thời gian: 16 phút. - Nội dung: 2 nhóm lần lượt trình bày kết quả hoạt động của nhóm 11 + Nhóm Tiêu hóa: Tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngộ độc thực phẩm. + Nhóm Hô hấp: Tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân khi bị hóc dị vật và bị đuối nước. 2. Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận: “ Chúng tôi là chuyên gia” - Thời gian: 20 phút. - Nội dung: + Các thành viên nhóm khác đóng vai là nạn nhân trong các tình huông sơ cứu ngộ độc, ngạt nước, mắc dị vật để “các chuyên gia” thuộc nhóm báo cáo sơ cứu + Các thành viên khác đóng vai nạn nhân đặt câu hỏi cho các chuyên gia, lắng nghe, đánh giá câu hỏi, câu trả lời của nhóm bạn… - Kết quả: + Tình huống cho nhóm Tiêu hóa Một em đóng ăn ra sống không rửa sạch bị đau bụng, nôn. Yêu cầu nhóm Tiêu hóa đưa ra cách xử ly Đáp án: Trong trường hợp này ngộ độc có thể do thuốc hóa học bảo vệ thực vật hoặc do nhiễm khuẩn Triệu chứng: Người bị ngộ độc thức ăn có 3 triệu chứng điển hình: + Hội chứng nhiễm độc, nhiễm khuẩn. + Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa. + Hội chứng mất nước, điện giải. Cấp cứu ban đầu và đề phòng * Cấp cứu ban đầu: - Chống mất nước - Chống nhiễm khuẩn - Chống trụy tim mạch và trợ sức - Ăn thức ăn lỏng 1- 2 bữa/ngày * Cách đề phòng: - Đảm bảo vệ sinh môi trường - Giữ vệ sinh ăn uống + Tình huống cho nhóm Hô hấp: Một em học sinh đóng bị chết đuối, yêu cầu nhóm hô hấp sơ cứu Đáp án: Khi bị đuối nước, nạn nân có biểu hiện giãy dụa, sặc trào nước, tim còn đập; trường hợp này nếu cấp cứu tốt, hầu như cứu sống được. Khi đã mê man, tím tái khó cứu hơn. Khi da nạn nhận đã trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử đã dãn rộng thì ít có hi vọng. c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng: * Cấp cứu ban đầu: - Vớt nạn nhân đang trôi trên dòng nước bằng các phương tiện như phao, ném vật trôi nổi hoặc dùng sào, gậy để nạn nhân nắm vào rồi kéo vào bờ, hoặc bơi lựa chiều phía sau để nắm lấy tóc nạn nhân kéo vào bờ. 12 * Cách đề phòng: - Chấp hành nghiêm các quy định giao thông đường thủy. - Tập bơi, đặc biệt là người thường xuyên lao động ở nơi sông, suối, biển... - Quản lí tốt trẻ em, không chơi đùa ở khu vực gần sông, suối. *) Tiết 5: TỔNG KẾT DỰ ÁN 1. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả các nhóm sau khi tìm hiểu thực tế. - Thời gian: 16 phút. - Nội dung: 2 nhóm lần lượt trình bày kết quả hoạt động của nhóm + Nhóm Tuần hoàn: Tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân khi bị vết thương hở, chảy máu. + Nhóm Tim, mạch: Tìm hiểu về cách sơ cứu người tăng huyết áp và tụt huyết áp. .2. Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận: “ Chúng tôi là chuyên gia” - Thời gian: 20 phút. - Nội dung: + Các thành viên nhóm khác đóng vai là nạn nhân trong các tình huông sơ cứu vết thương hở chảy máu, cao huyêt áp, tụt huyết áp để “các chuyên gia” thuộc nhóm báo cáo sơ cứu + Các thành viên khác đóng vai nạn nhân đặt câu hỏi cho các chuyên gia, lắng nghe, đánh giá câu hỏi, câu trả lời của nhóm bạn… + Các nhóm hoàn thành bản đánh giá - Kết quả: + Tình huống cho nhóm tuần hoàn: Đang đi trên đường em gặp một tai nạn, nạn nhân bị chảy nhiều máu, em sẽ làm gì ? Đáp án: Người bị tai nạn giao thông mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được, vẫn cần cho nằm nghỉ để theo dõi nhịp thở. Với tổn thương chi, sơ cứu như người bị gãy xương. Chi trên thì lấy khăn làm máng treo tay, chi dưới phải nẹp rồi mới đưa đi cấp cứu. Còn khi bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương - động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả. Khi di chuyển nạn nhân, chú ý nhẹ nhàng. Trường hợp rách ổ bụng, ruột thòi ra, đừng cố gắng nhét ruột trở lại bụng. Cần lấy tấm băng, gạc lớn, mềm, sạch quấn ngang bụng tạm thời để cố định chỗ bị thương. Sau đó đặt bệnh nhân lên cáng chuyển đến bệnh viện. Nếu bị vật nhọn đâm, nhất là ở ngực, bụng, tuyệt đối không được rút ra, vì lúc này vật nhọn đó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, bệnh nhân mất máu nhiều, có thể bị chết. Để bệnh nhân ở tư thế dễ chịu nhất và chuyển ngay đến bệnh viện. Với bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện ở tư thế nằm, cho đầu đặt nghiêng. Nếu bị tụt lưỡi có thể dùng tay kéo lưỡi tạm thời ra ngoài. Trong trường hợp này, quan trọng nhất là đường thở. Nếu nạn nhân ngưng thở trong vòng ba phút sẽ làm chết não và quá năm phút có thể chết tim. Vì vậy trước hết phải thông đường thở (hà hơi thổi ngạt, hồi sức...). Khi sơ cứu trong nhiều trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, 13 răng giả, đờm dãi... phải móc ngay ra. Nếu người bệnh không thở được thì phải hô hấp nhân tạo. Muốn hạn chế tình trạng suy hô hấp thì nên đặt bệnh nhân nằm đầu cao. Nếu bệnh nhân bị huyết áp thấp, hoặc bệnh nhân có bệnh sọ não cần lưu ý không nên đặt nằm ở tư thế đầu quá cao. + Tình huống của nhóm Tim, mạch: Một người đạp xe dưới trời nắng, ra nhiều mồ hôi rồi bị ngất. Em hãy sơ cứu trường hợp trên Đáp án: Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nắng, nóng gây nên, cơ thể không còn điều hòa nhiệt độ được nữa. Triệu chứng Triệu chứng sớm nhất là chuột rút. Tiếp theo là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở. Cấp cứu ban đầu và đề phòng * Cấp cứu ban đầu: - Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn...) dưới vai cho nạn nhân đầu ngửa ra sau. Nới lỏng quần áo cho nạn nhân dễ lưu thông máu. - Quạt mát hoặc chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc cồn 450. * Cách đề phòng: - Phải bảo đảm an toàn, không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập. - Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. - Rèn luyện sức khỏe thường xuyên. 3. Hoạt động 3:Tổng kết dự án, rút kinh nghiệm. - Thời gian: 7 phút - Nội dung: + Ban thư ký tập hợp và thống kê kết quả. + Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lần nhau về kết quả làm việc của từng nhóm, học sinh viết bản thu hoạch thông qua trả lời các câu hỏi sau: Sau khi hoàn thành dự án em đã học được những gì? Em có hài lòng về kết quả nghiên cứu không? Em đã gặp khó khăn nào và đã giải quyết ra sao? Cảm nhận của em sau khi thực hiện xong dự án?... + Giáo viên tổ chức học sinh bình bầu học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất. Giáo viên thông báo kết quả của từng nhóm. + Giáo viên trao quà cho nhóm đạt điểm cao nhất, học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất trong dự án. + Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh; động viên, gợi ý cho học sinh về hướng phát triển tiếp theo của dạy học theo dự án. III. BIÊN SOẠN HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP 14 MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nội dung Nhận biết Tiêu hóa ở - Nêu được động vật khái niệm tiêu hóa - Trình bày được quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật Hô hấp - Trình bày được khái niệm hô hấp ở động vật và các hình thức hô hấp ở động vật Tuần hoàn - Trình bày máu Cấu tạo của hệ tuần hoàn - Nêu được đăc điểm hoạt động của tim Thông hiểu - Nêu được sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và ngoại bào Vận dụng thấp - So sánh sự khác nhau về cấu tạo cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật - Phân tích được quá trình trao đổi khí của từng nhóm động vật - Giải thích được tại sao tim hoạt động cả đời mà không bị mỏi Vận dụng cao Giải thích được vì sao tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa là tiến hóa nhất Giải thích được tại sao chim là động vật trên cạn hô hấp hiệu quả nhất Đưa ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe tim, mạch Năng lực, kỹ năng hướng tới trong chủ đề - Kỹ năng quan sát kênh hình - Kỹ năng tìm kiếm mối liên hệ - Năng lực giải quyết vấn đề - Kỹ năng quan sát kênh hình - Kỹ năng tìm kiếm mối liên hệ - Năng lực giải quyết vấn đề - Kỹ năng phân loại - Năng lực giải quyết vấn đề Một số câu hỏi ôn tập Câu 1. Vì sao nói tiêu hóa ở trùng đế giày là tiêu hóa nội bào ? Câu 2. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Hướng dẫn: Loài đại diện Hệ thống mạch máu Đường đi của máu Phương thức trao đổi chất Áp lực, tốc độ Hệ tuần hoàn hở Đa số ĐV thân mềm:( ốc sên,trai,nghêu,sò …)và chân khớp(tôm,cua …) ĐM và TM Được tim bơm vào ĐM sau đó tràn vào khoang cơ thể Trao đổi trực tiếp với các tế bào Hệ tuần hoàn kín Mực ống,bạch tuộc,giun đốt,chân đầu, động vật có xương sống Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chảy chậm Máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình,tốc độ chảy nhanh ĐM, MM và TM Được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín: Từ ĐM- MM-TM-Tim Trao đổi với tế bào qua thành mao mạch Câu 3: Hôm nay bố của em ra hàng ăn phở, ăn vào rau sống không đảm bảo nên bị đau bụng, nôn. Em sẽ làm gì trong tình huống này Đáp án: Trong trường hợp này ngộ độc có thể do thuốc hóa học bảo vệ thực vật hoặc do nhiễm khuẩn Triệu chứng: Người bị ngộ độc thức ăn có 3 triệu chứng điển hình: 15 + Hội chứng nhiễm độc, nhiễm khuẩn. + Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa. + Hội chứng mất nước, điện giải. Cấp cứu ban đầu và đề phòng * Cấp cứu ban đầu: - Chống mất nước - Chống nhiễm khuẩn - Chống trụy tim mạch và trợ sức - Ăn thức ăn lỏng 1- 2 bữa/ngày * Cách đề phòng: - Đảm bảo vệ sinh môi trường - Giữ vệ sinh ăn uống Câu 4: Mùa hè, em về quê chơi. Các bạn nhỏ ở quê rất thích bơi sông. Hôm đó em nhìn thấy một em nhỏ đang bị đuối nước, lúc đó chỉ có mình em. Em sẽ làm gì ? Đáp án: Khi bị đuối nước, nạn nân có biểu hiện giãy dụa, sặc trào nước, tim còn đập; trường hợp này nếu cấp cứu tốt, hầu như cứu sống được. Khi đã mê man, tím tái khó cứu hơn. Khi da nạn nhận đã trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử đã dãn rộng thì ít có hi vọng. c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng: * Cấp cứu ban đầu: - Vớt nạn nhân đang trôi trên dòng nước bằng các phương tiện như phao, ném vật trôi nổi hoặc dùng sào, gậy để nạn nhân nắm vào rồi kéo vào bờ, hoặc bơi lựa chiều phía sau để nắm lấy tóc nạn nhân kéo vào bờ. * Cách đề phòng: - Chấp hành nghiêm các quy định giao thông đường thủy. - Tập bơi, đặc biệt là người thường xuyên lao động ở nơi sông, suối, biển... - Quản lí tốt trẻ em, không chơi đùa ở khu vực gần sông, suối. Câu 5: Đang đi trên đường em gặp một tai nạn, nạn nhân bị chảy nhiều máu, em sẽ làm gì ? Đáp án: Người bị tai nạn giao thông mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được, vẫn cần cho nằm nghỉ để theo dõi nhịp thở. Với tổn thương chi, sơ cứu như người bị gãy xương. Chi trên thì lấy khăn làm máng treo tay, chi dưới phải nẹp rồi mới đưa đi cấp cứu. Còn khi bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương - động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả. Khi di chuyển nạn nhân, chú ý nhẹ nhàng. Trường hợp rách ổ bụng, ruột thòi ra, đừng cố gắng nhét ruột trở lại bụng. Cần lấy tấm băng, gạc lớn, mềm, sạch quấn ngang bụng tạm thời để cố định chỗ bị thương. Sau đó đặt bệnh nhân lên cáng chuyển đến bệnh viện. Nếu bị vật nhọn đâm, nhất là ở ngực, bụng, tuyệt đối không được rút ra, vì lúc này vật nhọn đó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, bệnh nhân mất máu nhiều, có thể bị chết. Để bệnh nhân ở tư thế dễ chịu nhất và chuyển ngay đến bệnh viện. 16 Với bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện ở tư thế nằm, cho đầu đặt nghiêng. Nếu bị tụt lưỡi có thể dùng tay kéo lưỡi tạm thời ra ngoài. Trong trường hợp này, quan trọng nhất là đường thở. Nếu nạn nhân ngưng thở trong vòng ba phút sẽ làm chết não và quá năm phút có thể chết tim. Vì vậy trước hết phải thông đường thở (hà hơi thổi ngạt, hồi sức...). Khi sơ cứu trong nhiều trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải móc ngay ra. Nếu người bệnh không thở được thì phải hô hấp nhân tạo. Muốn hạn chế tình trạng suy hô hấp thì nên đặt bệnh nhân nằm đầu cao. Nếu bệnh nhân bị huyết áp thấp, hoặc bệnh nhân có bệnh sọ não cần lưu ý không nên đặt nằm ở tư thế đầu quá cao. Câu 6: Một người đạp xe dưới trời nắng, ra nhiều mồ hôi rồi bị ngất. Em hãy sơ cứu trường hợp trên Đáp án: Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nắng, nóng gây nên, cơ thể không còn điều hòa nhiệt độ được nữa. Triệu chứng Triệu chứng sớm nhất là chuột rút. Tiếp theo là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở. Cấp cứu ban đầu và đề phòng * Cấp cứu ban đầu: - Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn...) dưới vai cho nạn nhân đầu ngửa ra sau. Nới lỏng quần áo cho nạn nhân dễ lưu thông máu. - Quạt mát hoặc chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc cồn 450. * Cách đề phòng: - Phải bảo đảm an toàn, không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập. - Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. - Rèn luyện sức khỏe thường xuyên. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng