Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố kỳ ảo trong truyện của vũ bằng (lv02045)...

Tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện của vũ bằng (lv02045)

.PDF
88
195
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN TƯỜNG MINH YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN CỦA VŨ BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN TƯỜNG MINH YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN CỦA VŨ BẰNG Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Công Tài HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học cùng quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành khóa học. Với tình cảm biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS-TS. Hà Công Tài đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên và các em học sinh trường THPT Quang Minh – huyện Mê Linh – Tp. Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ, phối hợp giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện để hoàn thành luận văn. Tôi xin được cảm ơn gia đình, các học viên lớp Lý luận văn học K17.1, đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015. Tác giả Nguyễn Tường Minh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Yếu tố kỳ ảo trong truyện Vũ Bằng là công trình nghiên cứu của chính bản thân dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS-TS. Hà Công Tài; Đề tài nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015. Tác giả Nguyễn Tường Minh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vũ Bằng ....................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 14 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 14 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 14 7. Cấu trúc luận văn. ................................................................................. 15 NỘI DUNG .................................................................................................. 16 CHƯƠNG 1. YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA VŨ BẰNG ................................................................................................... 16 1.1. Yếu tố kỳ ảo ...................................................................................... 16 1.1.1. Khái niệm kỳ ảo và văn học có yếu tố kỳ ảo ................................ 16 1.1.2. Cơ sở hình thành yếu tố kỳ ảo ..................................................... 23 1.1.2.1. Cơ sở hiện thực ........................................................................ 23 1.1.2.2. Cơ sở lịch sử tôn giáo triết học ................................................ 26 1.1.2.3. Cơ sở chủ quan ........................................................................ 29 1.2. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng ....................... 32 1.2.1. Tiểu sử ........................................................................................ 32 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ...................................................................... 34 1.3. Những sáng tác đậm chất kỳ ảo của Vũ Bằng .................................... 36 Chương 2. CÁC KIỂU YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN CỦA VŨ BẰNG .......................................................................................................... 41 2.1 Nhân vật kỳ ảo là ma .......................................................................... 41 2.2. Nhân vật kỳ ảo là nhân vật siêu nhiên ................................................ 55 2.3. Đồ vật, vật thể kỳ ảo .......................................................................... 60 Chương 3. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT KỲ ẢO TRONG TRUYỆN VŨ BẰNG................................................................................... 66 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ......................................................... 66 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................... 68 3.3. Nghệ thuật sử dụng các yếu tố ngôn ngữ giàu khả năng gợi tả sự kỳ ảo ............................................................................................................. 69 3.3.1. Sử dụng phó từ mang tính chất đột biến ...................................... 70 3.3.2. Sử dụng cụm từ giàu tính võ đoán ............................................... 71 3.3.3. So sánh, đối chiếu ....................................................................... 72 3.3.4. Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn ........................... 73 KẾT LUẬN.................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hầu như trong nền văn học của bất cứ dân tộc nào cũng có một dòng truyện kỳ ảo xuất hiện khá sớm bắt nguồn từ những ảnh hưởng của nền văn học, tín ngưỡng chung và riêng trong khu vực và cả những truyền thống folklore lâu đời của đất nước mình. Không chỉ là người dân lao động lưu truyền trong dân gian những câu chuyện lạ hay chuyện ma đầy huyễn hoặc mà các nhà tri thức thuộc tầng lớp trên cũng bị lôi cuồn vào việc sáng tác nhũng tác phảm đầy hư ảo. Sử dụng yếu tố kỳ ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người. Trong văn học viết Việt Nam, yếu tố kỳ ảo tuy xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng thời kỳ nào cũng có, tiêu biểu như Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục trong văn học trung đại; Trại Bồ Tùng Linh, Ai hát giữa rừng khuya, Yêu ngôn, Hậu thiên đường, Giàn thiêu trong văn học hiện đại. 1.2. Chất liệu kỳ ảo đã tạo nên những bước đột phá trong nghệ thuật tự sự. Song, trong thực tế, cũng còn một khoảng cách khá xa giữa việc sử dụng yếu tố kỳ ảo của nhà văn với khả năng tiếp nhận yếu tố kỳ ảo của độc giả. Ngày nay, sự phát triển siêu tốc của khoa học, kỹ thuật có tác dụng kích thích khả năng tiếp nhận của độc giả, giúp họ có nhu cầu tìm đến cái mới, nhanh chóng thích ứng và tiếp nhận cái mới. Văn học kỳ ảo tỏ ra thích hợp với công chúng độc giả thời hiện đại. Trong công nghệ thông tin, hàng loạt các trò chơi thế giới ảo đã tạo thành lực tương tác hướng người ta tìm đến văn học kỳ ảo. Tuy nhiên, việc tiếp nhận cái kỳ ảo trong công nghệ thông tin với tiếp nhận cái kỳ ảo trong văn học lại là những phương diện khác nhau. Bởi vì, cái kỳ ảo trong thế giới Game là cái kỳ ảo được lập trình, cài đặt sẵn để người chơi có thể dễ dàng nhập cuộc; còn kỳ ảo trong văn học là sản phẩm sáng tạo riêng, 2 đòi hỏi độc giả phải đồng sáng tạo cao độ với nhà văn, giàu kinh nghiệm và vốn sống, cộng với một năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học kỳ ảo nhất định thì mới nhận thấy sự hấp dẫn của chúng... Do vậy, trong thực tế, không ít người ngại đọc tác phẩm có yếu tố kỳ ảo, hoặc nếu tìm đọc thì cùng gặp khó khăn khi tiếp nhận. 1.3. Yếu tố kỳ ảo đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học. Nhiều hiện tượng văn học kỳ ảo đã được "giải mã" trong các sách chuyên luận, luận văn khoa học như Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac của Lê Nguyên Cẩn, Đặc sắc thể tài Yêu ngôn của Nguyễn Tuân của Nguyễn Thị Thanh Vân,... giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn học này. Trên hành trình khám phá miền đất văn học kỳ ảo nhiều bí ẩn, một số cây bút nghiên cứu phê bình văn học đã hướng tới một "mảnh đất mới". 1.4. Nhưng, không bị trói buộc bởi quán tính tiếp nhận của một số độc giả, nhiều cây bút văn xuôi của chúng ta vẫn nỗ lực tìm kiếm và thể nghiệm sức biểu hiện cuộc sống của “cái kỳ ảo” trong văn học. Vũ Bằng là một trong số đó. Với Vũ Bằng, yếu tố kỳ ảo đã trở thành một công cụ đắc dụng trong việc chuyển tải ý tưởng, một yếu tố “ không thể thiếu” trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. 1.5. Tóm lại, sự gia tăng yếu tố kỳ ảo trong văn học những năm gần đây đòi hỏi sự gia tăng tương ứng các công trình nghiên cứu về cái kỳ ảo. Có như vậy, nghiên cứu phê bình văn học mới tiếp cận và tác động kịp thời, hữu ích tới thực tế sáng tác văn học. Khám phá văn học kỳ ảo, đi sâu vào các công trình nghệ thuật kỳ lạ và hấp dẫn đó, hoạt động nghiên cứu văn học tiếp tục vai trò người đồng hành đáng tin cậy của nhà văn, góp phần thúc đẩy văn học phát triển. Đặc biệt, cần có một công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện hơn về yếu tố kỳ ảo trong truyện của Vũ Bằng nhằm đánh giá đúng mức sức sáng tạo đóng góp của tác giả đối với văn học Việt Nam đương đại. 3 Đó chính là những lí do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Yếu tố kỳ ảo trong truyện của Vũ Bằng. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vũ Bằng Trong suốt cuộc đời cầm bút, kể từ sáng tác đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ XX đến khi trút hơi thở cuối cùng năm 1984, Vũ Bằng đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Là một người viết nhanh, viết khỏe, chuyên cần trên nhiều lĩnh vực, sáng tác của Vũ Bằng đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu. Tuy nhiên, tầm đón đợi của công chúng với tác phẩm Vũ Bằng lại có sự khác nhau ở mỗi thời kỳ. Có những giai đoạn, việc nghiên cứu văn chương Vũ Bằng dường như bị “chững lại”. Dựng lại cả một quá trình lịch sử nghiên cứu về Vũ Bằng cũng là cách chúng tôi kế thừa vận dụng thành quả của những người đi trước. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn bổ khuyết vào những công trình nghiên cứu trước kia, nhằm làm sáng tỏ vị trí của Vũ Bằng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Theo diện trình thời gian, chúng tôi chia quá trình nghiên cứu Vũ Bằng theo các thời kỳ như sau: 2.1. Trước năm 1945 Có thể nói, đây là thời kỳ đánh dấu Vũ Bằng bước vào trường văn trận bút. Ra đời những tác phẩm đầu tay: Hội Lim (1931), Cái búa con (1931), Cai (1944),… đó là những truyện đăng rải rác trên Tiểu thuyết thứ bảy từ năm 1938 đến 1944. Với những tác phẩm đó, Vũ Bằng bắt đầu được dư luận chào đón. Có một số ý kiến cho rằng: người đầu tiên quan tâm và viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn hiện đại (1942). Tuy nhiên trong quá trình tìm tòi, chúng tôi có được tư liệu cho thấy ngay từ năm 1937, khi tiểu thuyết Một mình trong đêm tối ra mắt bạn đọc, trên tờ Phong hóa số 89, Khái Hưng đã đánh giá cao tác phẩm này: “Nó không phải là một tác phẩm bình thường”. 4 Năm năm sau (tức là năm 1942), trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá những thành công và hạn chế của sáng tác Vũ Bằng. Trên cơ sở tổng kết sáng tác của 79 nhà văn, Vũ Ngọc Phan đã xếp Vũ Bằng vào chương “Tiểu thuyết tả chân” cùng với Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Nguyễn Đình Lạp. Sự hiện diện của Vũ Bằng trong công trình này đã ít nhiều khẳng định chỗ đứng của nhà văn trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. So sánh tác phẩm của Vũ Bằng với Nguyễn Công Hoan, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã phát hiện ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai cây bút này. Ông khẳng định “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh nhân vật. Khi tả cảnh nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời, “hơi đá hoạt kê một chút” [26, 91]. Vũ Ngọc Phan đánh giá cao Truyện hai người và Một mình trong đêm tối bởi những tác phẩm này có “lối văn rất ngộ, làm cho người ta thích đọc” [26, 98]. Tuy nhiên, Vũ Ngọc Phan cũng thẳng thắn khi đưa ra nét hạn chế của tiểu thuyết Vũ Bằng: “Có lẽ vì chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Tây nhiều quá, nên giữa những cái dí dỏm, những cái ngộ nghĩnh là những cái ông có tài, người ta thấy ông pha vào giọng cùng những cử chỉ ngây ngô làm cho nhiều nhân vật ông sáng tạo ra có những cử chỉ xa lạ, những tâm lý phức tạp” [26, 105]. Vào năm 1944, nhà văn Thượng Sỹ trên mục “Phê bình sách mới” của Tiểu thuyết thứ bảy đã khen ngợi hồi ký Cai của Vũ Bằng. Theo nhà văn Thượng Sỹ, trước Cai, có thể nói, chưa có cuốn sách nào phơi bày cái tâm lý của người nghiện thuốc phiện rành rẽ đến thế. Thượng Sỹ cảm nhận ở Vũ Bằng một sự thành thật trong cảm xúc “Sự thực làm cho người đọc ở lắm đoạn ghê rợn, lắm đoạn cảm động đến rơi nước mắt”. Như vậy, giai đoạn trước năm 1945, tên tuổi Vũ Bằng đã có tiếng vang ngay từ một số tác phẩm đầu tay và được ghi nhận như một thủ bút lành nghề 5 trong làng văn. Cũng trong thời kỳ này, Vũ Bằng được biết đến với tư cách như là nhà văn chuyên nghiệp. Nằm trong sự vận động của văn học giai đoạn 1932 – 1945, ngòi bút Vũ Bằng có nhiều tìm tòi, sáng tạo, thử nghiệm loại truyện mới hướng vào hiện thực đời thường, cốt truyện đơn giản với các hình thức nghệ thuật mới như kiểu kết cấu tâm lí, hình thức viết thư, kiểu nhân vật tái xuất hiện. Là thư ký tòa soạn của tờ Tiểu thuyết thứ bảy, ông đã đón nhận và thẩm định các tác phẩm, quyết định cho đăng nhiều áng văn chương của những cây bút xa gần. Uy tín và vị trí vững chắc của Vũ Bằng là một thực tế không thể phủ nhận. Song vấn đề tiếp nhận, thẩm định văn chương Vũ Bằng trong giai đoạn này còn một số hạn chế. Số lượng các bài nghiên cứu về cuộc đời và văn nghiệp Vũ Bằng không nhiều. 2.2. Từ năm 1945 đến năm 1954 Sau sự kiện kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Vũ Bằng cùng gia đình phải đi tản cư. Trong hoàn cảnh ấy, rất nhiều văn nghệ sĩ đã “dinh – tê" (Rentrer: Vào trong), Vũ Bằng cũng đã đưa gia đình về Hà Nội. Hành động này đồng nghĩa với việc bị coi là “phản bội cách mạng”, “phản bội nhân dân”. Nhất là khi Nam Cao cho ra đời tác phẩm Đôi mắt, một lần nữa dư luận lại rộ lên rằng: nguyên mẫu của nhân vật Hoàng chính là nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng lại bị xem như là: một nhà văn xa rời quần chúng. Những sự kiện đó là nguyên nhân lớn cho sự “chững lại” trong quá trình tiếp nhận văn chương Vũ Bằng ở thời kỳ này. Tuy nhiên, vì những lý do chính trị, các tác phẩm của Vũ Bằng trong thời kỳ này không được chào đón nồng nhiệt, ngòi bút của ông hướng vào hiện thực xã hội với các đề tài: cuộc sống của nhân dân vùng đô thị tạm chiếm Hà Nội, vấn đề hồi cư và người hồi cư… Ngoài ra, Vũ Bằng thể hiện cái nhìn phê phán gay gắt với mặt trái của văn minh đô thị vùng tạm chiếm. Viết về hiện thực thời chiến, Vũ Bằng không mô tả sự khốc liệt, dữ dội của bom đạn, 6 máu lửa mà thể hiện những ưu tư, trăn trở về nỗi bơ vơ của con người trong hoàn cảnh đặc biệt. Có chăng chỉ có thể kể đến vào năm 1953, báo Mới ở Sài Gòn quan tâm đến thiên bút ký Hà Nội trong cơn lốc của Vũ Bằng. Bài báo đã khẳng định những lôi cuốn bất ngờ cũng như lốt hành văn đặc biệt của bút ký này: “Với cốt tính đặc biệt ấy của một nhà văn miền Bắc, không phải bây giờ, nhờ thiên bút ký này, Vũ Bằng mới tạo cho mình một chỗ ngồi trên văn đàn xứ sở. Đã từ lâu lâu, những công trình sáng tạo của Vũ Bằng rải rác khắp các báo chí trong Nam ngoài Bắc, đã khiến bút hiệu Vũ Bằng thành một bảo đảm văn chương”. 2.3. Từ năm 1954 đến năm 1975 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Mỹ và bọn phản cách mạng ráo riết tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo đồng bào, tri thức, văn nghệ sỹ, đặc biệt là đồng bào công giáo ra khỏi miền Bắc để vào Nam, Vũ Bằng đã nhập vào đoàn người này. Ông lại nhận thêm một “tai tiếng” nữa: theo bọn phản động vào Nam. Đây là thời kỳ thăng hoa một phong cách nghệ thuật Vũ Bằng với những tác phẩm tập trung vào ba đề tài lớn: Phản ứng với nền văn minh đô thị, hoài niệm về văn hóa truyền thống, tiếp tục dòng Tân truyền kỳ mạn lục đã có từ trước những năm 1954. Vào những năm 60, Vũ Bằng được nghiên cứu giới thiệu chủ yếu ở miền Nam. Điều đáng nói là, so với các tác giả khác như Nhất Linh, Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… thì Vũ Bằng cũng không được chú ý nhiều. Thêm vào đó, các bài nghiên cứu về Vũ Bằng trong thời kỳ này chủ yếu dừng lại ở những bài giới thiệu, những lời nhận định về từng tác phẩm riêng lẻ mà chưa có cái nhìn tương đối toàn diện về văn nghiệp của ông. Thượng Sỹ cảm nhận về Bốn mươi năm nói láo, Lô Răng, Hy Hoàng viết về Miếng ngon Hà Nội, Nguyễn Nhật Duật ấn tượng với 7 tập truyện Mê chữ, Cái đèn lồng, Châu Vũ hướng vào Món lạ miền Nam. Nhìn chung, các tác giả này đều đánh giá cao sáng tác Vũ Bằng. Trong lời giới thiệu về Bốn mươi năm nói láo (tháng 5 năm 1969), Thượng Sỹ cho rằng “đây là một tác phẩm văn chương được trình bày đẹp cả về nội dung lẫn hình thức… Đọc Bốn mươi năm nói láo chẳng khác gì đọc lịch sử báo chí xứ này trong già nửa thế kỷ XX” .Thượng Sỹ khẳng định rằng: “Sáng tác của Vũ Bằng đã gây ảnh hưởng không ít cho một lớp độc giả và một lớp người viết văn”. Cũng như Thượng Sỹ, Lô Răng đánh giá cao cuốn hồi ký nghề nghiệp này của Vũ Bằng: “Khi gấp sách lại rồi, tôi mới nhận ra rằng cái chất Vũ Bằng đã dẫn mình đi, cái cảm khái, tàng tàng, cười cợt, đã làm mình quyến rũ”. Đến với Miếng ngon Hà Nội, Huy Hoàng bộc bạch: “Quả tình chưa tác phẩm nào làm tôi rung động bằng “Miếng ngon Hà Nội”. Phải chăng vì tác giả đã viết ra bằng cả một tấm lòng tha thiết nhớ quê hương”. Giới thiệu Món lạ miền Nam, Châu Vũ đã nhận thức về miếng ăn qua ngòi bút tinh tế của Vũ Bằng: “Miếng ăn là một cái gì có thể gọi là linh thiêng kết nối con người với quê hương, với xóm giềng”. Không chỉ khám phá ra vẻ đẹp của những áng văn chương Vũ Bằng, các nhà nghiên cứu trong thời kỳ này còn quan tâm đến tinh thần trách nhiệm, cách làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi của Vũ Bằng. Dương Thiệu Thanh cho rằng: “Vũ Bằng viết, Vũ Bằng sửa, nhất định là hạt sạn nhỏ bé nhất cũng được đãi sạch”. Với Tạ Tỵ, “Vũ Bằng là nhà văn không sợ sự thực, dù cho sự thật có thể ngộ nhận” [27,95]. Tam Ích phát hiện ra cái mê say trong ngòi bút Vũ Bằng với nghiệp văn chương: Vũ Bằng đã sống với văn chương, cười vì nó, khóc cho nó… suốt gần một nửa thế kỷ… không buông tha nó. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu – tiếp nhận và thẩm định, các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy những mặt hạn chế của tác phẩm Vũ Bằng. Hạn 8 chế lớn nhất của Vũ Bằng là sự non yếu của ông khi “bắt chước” sách vở phương Tây. Nguyễn Nhật Duật chê tập truyện Cái đèn lồng của Vũ Bằng vì nó “kể chuyện dễ dãi mà ta thường thấy trên báo hàng ngày, do đó không có bản sắc”. Thế Phong thẳng thắng đưa ra lời phẩm bình: “Truyện của ông không có gì đặc sắc, không linh động, truyện ngắn không có lập ý gì, bố cục cũng như phân tích nhân vật tâm lý, hình tượng sống không có gì xuất sắc” . Rõ ràng, văn chương Vũ Bằng đã nhận được những lời bình phẩm khác nhau. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đành rằng, theo quy luật của sáng tạo và tiếp nhận, tầm đón đợi của bạn đọc có sự khác nhau khi đứng trước các tác phẩm văn học. Thêm vào đó, sở dĩ có những ý kiến khen, chê với quan điểm khác nhau còn xuất phát từ góc độ tiếp cận của người nghiên cứu. Chẳng hạn, vì quá mê say với tập truyện Mê chữ của Vũ Bằng và coi “Vũ Bằng là một nhà văn kỳ cựu” thì khi tiếp cận với tập truyện Cái đèn lồng, Nguyễn Nhật Duật lại đưa ra ý kiến trái chiều khi cho rằng Vũ Bằng chỉ là “nhà báo kể chuyện dễ dãi”. Theo nhận định của chúng tôi, chính sự không đều tay khi viết của Vũ Bằng đã tạo nên những định giá khác nhau ở người tiếp nhận. Ngoài ra, còn xuất phát từ việc “không thể bỏ qua những cái hay mà Vũ Bằng chẳng ngần ngại sao chép những đoạn hay, mô phỏng lại những nhân vật của các nhà văn Châu Âu” [25, 104]. Không đồng tình với lối viết theo kiểu bắt chước đó, Vương Trí Nhàn nhấn mạnh “Chính tính cách sống ồn ào của Vũ Bằng đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối viết của ông”. Giai đoạn 1954 – 1975 là giai đoạn Vũ Bằng sống, viết và hoạt động bí mật ở miền Nam nên những bài viết về cuộc đời và văn nghiệp của ông cũng chủ yếu xuất hiện trên sách báo xuất bản và phát hành ở miền Nam. Đây là thời kỳ mà ngòi bút Vũ Bằng đạt được nhiều thành tựu. Đáng tiếc vấn đề tiếp nhận và nghiên cứu văn chương Vũ Bằng chưa tương xứng với giá trị và đóng góp của ông. Đúng như lời nhận xét của Nguyễn Vỹ “Một sự bất công đáng phàn nàn vì các nhà phê bình đã vô tình hay cố ý bỏ rơi Vũ Bằng”. 9 2.4. Từ sau năm 1975 đến nay Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sau khi đất nước tiến hành đổi mới, nhiều hiện tượng văn học trong quá khứ được nhìn lại một cách cởi mở, khách quan và thỏa đáng hơn, trong đó có trường hợp Vũ Bằng. Sự mở cửa trong giao lưu tiếp nhận đã “mở rộng đường biên, tạo nên một bầu khí quyển đậm đặc, đa chiều và những trường hợp như Vũ Bằng, Tam Lang… trước kia ở miền Bắc có phần e ngại, chưa muốn nói tới thì những năm gần đây đã được nghiên cứu giới thiệu”. Từ 01/3/2000, khi Bộ Quốc phòng chứng nhận Vũ Bằng là nhà văn tình báo thì những định kiến bất thành văn tuyên phạt Vũ Bằng đã được cởi bỏ. Giới nghiên cứu bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến văn chương Vũ Bằng. Lúc này, xuất hiện nhiều bài viết để minh oan, chiêu tuyết cho Vũ Bằng. Trong quá trình nghiên cứu, căn cứ vào thống kê của Văn Giá và lời của ông Vũ Hoàng Tuấn (con trai của Vũ Bằng), tính đến năm 2000 có 26 bài viết về Vũ Bằng của các tác giả: Đặng Anh Đào, Văn Giá, Tô Hoài, Bùi Quang Huy, Hoàng Như Mai, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Phạm Ngọc Luật, Nguyễn Kim Liên, Thượng Sỹ, Tạ Tỵ, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thị Minh Thái, Triệu Xuân, Nguyễn Sỹ. Trong số các tác phẩm được coi là đặc sắc của Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai có lực hút mạnh mẽ. Các tác giả như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Như Mai, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Tô Hoài, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đặng Anh Đào… đều có những ý kiến hết sức quý báu và trân trọng về tác phẩm này. GS Hoàng Như Mai là người đầu tiên lên tiếng khẳng định sức hấp dẫn của tác phẩm. Với ông, cuốn sách hấp dẫn ở “tấm lòng” và “ngòi bút tài hoa”; “cuốn sách vẫn bày tỏ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương 10 của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang” [25, 98]. GS Hoàng Như Mai còn nhấn mạnh cuốn sách có ý nghĩa như một nhịp cầu giao lưu văn hóa vì nó đã giới thiệu những sản vật từng tháng ở miền Bắc nước ta, góp phần làm cho bạn bè năm châu biết thêm một khía cạnh đặc sắc của Việt Nam và làm cho mỗi chúng ta có ý thức trân trọng hơn giá trị quê hương. Tuy nhiên, vẻ đẹp của các phương thức nghệ thuật trong tác phẩm cũng chưa được nhà nghiên cứu tài hoa này nhắc đến. Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai đã đánh giá rất cao sức hấp dẫn của tác phẩm. Ông cho rằng: “Từng câu tha thiết đã làm cho đến những người đương ở giữa Hà Nội cũng phải yêu lây. Những sành sỏi và sâu sắc toát ra ngòi bút sao mà nhớ đến não nùng”. GS. Nguyễn Đăng Mạnh, nhà thơ Vũ Quần Phương đều khẳng định giá trị của Thương nhớ mười hai. Vũ Quần Phương đã nêu bật nét đặc sắc trong Thương nhớ mười hai là thể hiện lòng yêu nước của tác giả Vũ Bằng: “Đọc Vũ Bằng, thấy lòng yêu nước của con người giăng mắc từ muôn nghìn sự việc… Vũ Bằng đã soi lòng mình vào trời đất quê hương và viết nên văn” [25, 18]. Bằng cái nhìn bao quát, phát hiện vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Thương nhớ mười hai trên nhiều phương diện, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Tình yêu quê hương đất nước ấy là linh hồn của những trang viết hay nhất trong Thương nhớ mười hai. Bao hàm trong đó, còn có tình cảm gia đình truyền thống của người dân Việt” [25,18]. GS. Nguyễn Đăng Mạnh còn phát hiện ra vẻ đẹp của cái Tôi tác giả in trên trang văn Thương nhớ mười hai: một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực nhưng chân thật, tinh tế tài hoa và rất có duyên, đặc biệt nhân vật trữ tình yêu tha thiết quê hương đất nước mình. Đặng Anh Đào với bài viết Tháng ba đi tìm thời gian đã mất, Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Tháng ba rét Bắc trong sầu xứ phương Nam đã khẳng định vẻ đẹp của Thương nhớ mười hai lấp lánh ở những trang viết về 11 tháng ba. Nguyễn Thị Thanh Xuân cảm phục ở Vũ Bằng bởi khả năng tinh tế trong việc nắm bắt, nhận biết, quan sát những biến thái mong manh, tinh vi của sự vật: “Có lẽ ông đã thuyết phục được chúng tôi ít nhiều. Bởi vì, nếu Vũ Bằng luôn luôn tìm để tận hưởng, luôn luôn ngửa lòng ra để đón lấy những lạc thú trần gian thì giờ đây ông đã trả lại cho đời những gì ông thu nhận được, tinh khôi, phong phú đến bất ngờ! Tôi chợt nghĩ: Với người nghệ sỹ, dưỡng chất trần gian chưa bao giờ là của riêng họ, nghĩa là những giá trị mà họ sở hữu không sớm thì muộn sẽ trở thành của chung thiên hạ”. Nguyễn Thị Minh Thái thì “vương không dứt” với những trang viết về tháng ba của Vũ Bằng để khẳng định: “Với Thương nhớ mười hai, ông trao vào tay ta chùm chìa khóa mở cửa dĩ vãng tuổi thơ và vẻ đẹp bốn mùa cỏ cây hoa lá, với một nửa miền đất nước trong cõi tâm thức không chia lìa của ông. Văn Vũ Bằng không có cái ma lực ẩn ngôn tuyệt kỹ như Nguyễn Tuân trong thú chơi ngôn từ và cái nội lực thấm sâu rất Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường, văn ông bình dân, giản dị, với nỗi nhớ để trần như vết thương trần. Nó có sức dẫn dụ gợi mở và êm đềm đặc biệt với tâm hồn bạn đọc”. Ngoài những bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình, trong giai đoạn này còn có những bài viết của Vũ Hoàng Tuấn (con trai nhà văn Vũ Bằng) như: Vài kỉ niệm về bố tôi (Người Hà Nội), Nhớ mẹ - vầng sáng trong đời (Phụ nữ T.P.Hồ Chí Minh), Những điều chưa nói về hai chiến sĩ tình báo: nhà văn Vũ Bằng và bà Nguyễn Thị Quỳ (Văn nghệ), Những lời buồn của một đứa con (An ninh thế giới). Đó là hồi ức và tình cảm của người con đối với mẹ - bà Nguyễn Thị Quỳ, một người phụ nữ Bắc Việt chịu thương chịu khó. Những bài viết đó cũng giúp người đọc hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Vũ Bằng. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự hiện diện của Vũ Bằng trong luận văn, luận án ở các trường Đại học. Nếu như trước đó, người nghiên cứu thường 12 hướng tới những tác gia lớn, quen thuộc khiến mảnh đất nghiên cứu về họ được cày đi xới lại nhiều lần trong khi đó vắng bóng Vũ Bằng thì giờ đây xuất hiện ngày càng nhiều những đề tài nghiên cứu về ông. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Vũ Bằng (giai đoạn từ 1945 về sau) của Trần Thu Hương (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh), Cái đẹp trong tác phẩm "Thương nhớ mười hai” của Nguyễn Thị Thu Hòa (Đại học Sư phạm Hà Nội), Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Vũ Bằng (Phạm Tuấn Anh - Đại học Sư phạm Hà Nội), Ký của Vũ Bằng qua các tác phẩm "Cai”, "Thương nhớ mười hai”, "Miếng ngon Hà Nội”, "Bốn mươi năm nói láo” của Nguyễn Thị Phi Nga (Đại học Sư phạm Hà Nội), Nghệ thuật viết ký của Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài qua các sáng tác về Hà Nội của Tạ Hiếu (Đại học Sư phạm Hà Nội). Đặc biệt luận án tiến sỹ đầu tiên nghiên cứu về Vũ Bằng vào năm 2010 của Hà Minh Châu với đề tài "Vũ Bằng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí Minh). Bên cạch những bài viết riêng lẻ, bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Vũ Bằng. Trong số các công trình nghiên cứu, theo nhận định của chúng tôi, cuốn "Vũ Bằng - Bên trời thương nhớ” của Văn Giá ra đời năm 2000 có thể xem là công trình dày dặn, dài hơi nhất về Vũ Bằng. Cuốn sách của Văn Giá giúp người đọc có cái nhìn tương đối hệ thống về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương Vũ Bằng. Qua mục Thân phận và danh tiết, Lõi trầm đã kết trong cây, Văn Giá khẳng định những đóng góp to lớn của Vũ Bằng trong lịch sử văn học dân tộc. Cùng với các bài viết khác: Tiếng kêu rỏ máu (Tác phẩm mới số 1), Khúc nhạc hồn non nước (Tiếng nói tri âm, tác phẩm NXB Trẻ TP.HCM, 1996), Đi tìm chỗ đứt gãy trong lí lịch nhà văn Vũ Bằng (Tiền phong chủ nhật số 47 ngày 22/11/1998), Mối tình giữa nhà văn Vũ Bằng với người phụ nữ Kinh Bắc, Nguyễn Thị Quỳ, (Tiền phong chủ nhật số 6-7-8 Xuân Kỷ Mão, 1999), có thể nói, Văn Giá là người đầu tiên có 13 công lớn trong việc nghiên cứu Vũ Bằng một cách sâu sắc, toàn diện. Đó là kết quả nghiên cứu đầy nhọc nhằn của một con người dám xông pha vào địa hạt mới mẻ. Theo Văn Giá, đây chỉ là phác thảo bước đầu, nghiên cứu này còn phụ thuộc vào việc sưu tầm đầy đủ tác phẩm của Vũ Bằng. Cũng từ đó, năm 2000, NXB Văn học cho ra đời "Tuyển tập Vũ Bằng” (gồm 3 tập) do Triệu Xuân giới thiệu, sưu tầm và tuyển chọn. Với bài giới thiệu Nhà văn Vũ Bằng, người lữ hành đơn côi, bằng tiếng nói tri âm, Triệu Xuân đã khái quát về cuộc đời, văn nghiệp và những đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học Việt Nam. Nhà văn khẳng định: "sắp sang thế kỉ XXI rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỉ mới (...) một trong những cuốn tôi mang theo là Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng” [1,5]. Vũ Bằng toàn tập ra mắt bạn đọc (năm 2008) đã đáp ứng lòng mong mỏi của độc giả yêu mến và quan tâm đến sáng tác Vũ Bằng. Nghiên cứu Vũ Bằng ở hải ngoại, năm 2000, Võ Phiến cho ra đời Văn học Miền Nam tổng quan, trong đó có trình bày quá trình hoạt động văn học của Vũ Bằng. Theo Võ Phiến, "Vũ Bằng viết văn làm báo non nửa thế kỷ, ông nổi danh từ thời tiền chiến, nổi danh như một tiểu thuyết gia; vào miền Nam ông chợt quay ra viết một mạch mấy cuốn tùy bút liền”. Trên cơ sở đó, Võ Phiến cũng tìm ra đặc điểm nổi trội của Vũ Bằng về phong cách trong sự đối sánh với các cây bút khác như: Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Tuân. Theo đó, Võ Phiến cũng "phân luồng” thành hai lớp nhà văn sau 1954. Đó là những nhà văn đã viết ít đi như Đông Hồ, Tam Lang, Vi Huyền Đắc, Kiêm Minh... thì lại có những nhà văn hoạt động tích cực hơn như Vũ Hoàng Chương, Nhất Linh, Đinh Hùng, Vũ Bằng... Võ Phiến đánh giá cao sức viết cũng như sức sáng tạo của Vũ Bằng. Có thể nói, ngoài Võ Phiến ở hải ngoại, Vũ Bằng được đông đảo giới nghiên cứu trong nước quan tâm. 14 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện cùng nghệ thuật xây dựng, miêu tả của cái kỳ ảo trong truyện của Vũ Bằng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Yếu tố kỳ ảo với những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mỹ của nó trong sáng tác của Vũ Bằng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tuyển tập Vũ Bằng (2000), NXB Văn học, Hà Nội và Truyện ngắn Vũ Bằng (2011), NXB Quân đội nhân dân. Tập trung nghiên cứu ở một số tác phẩm: Cây hoa hiên bên bờ sông Na, Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu, Bát cơm, Cái đèn lồng, Bảy đêm huyền thoại, Những kẻ gieo gió, Bóng ma nhà mệ Hoát, Cái cóng thuốc của Hàn Lang. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: 1. Phương pháp hệ thống. 2. Phương pháp thống kê. 3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong sáng tác của Vũ Bằng, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả. 6.2. Góp phần giải mã các yếu tố kỳ ảo trong văn học và cách tiếp cận văn học kỳ ảo. 6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Vũ Bằng và văn học kỳ ảo Việt Nam đương đại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan