Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố kì ảo trong một số tác phẩm của nhà văn akutagawa ryunosuke...

Tài liệu Yếu tố kì ảo trong một số tác phẩm của nhà văn akutagawa ryunosuke

.PDF
84
1494
78

Mô tả:

GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN AKUTAGAWA RYUNOSUKE Giảng viên hướng dẫn : Trần Vũ Thị Giang Lam Sinh viên thực hiện Lớp : Trần Thị Thu Ân : Ngữ Văn 3 K35 MSSV : 6095834 Cần Thơ, 2013 1 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN HỌC 1.1 Các khái niệm về yếu tố kì ảo trong văn học 1.1.1 Định nghĩa trong các từ điển 1.1.2 Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2 Yếu tố kì ảo trong văn học thế giới 1.2.1 Yếu tố kì ảo trong văn học phương Tây  Văn học Pháp  Văn học Anh  Văn học Nga  Văn học Mỹ La tinh 1.2.2 Yếu tố kì ảo trong văn học phương Đông CHƯƠNG 2: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 2.1 Thời đại 2 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam 2.1.1 Đất nước,văn hóa và nền văn học Nhật Bản 2.1.2 Bối cảnh lịch sử và thời đại cuối Meji đầu Taisho 2.2 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Akutagawa Ryunosuke 2.2.1 Cuộc đời 2.2.2 Sự nghiệp sáng tác 2.3 Nội dung và đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Akutagawa Ryunosuke 2.3.1 Nội dung 2.3.1.1 Có một chân lý duy nhất hay không? 2.3.1.2 Thiện và Ác 2.3.1.3 Bản chất con người 2.3.1.4 Dục vọng của con người 2.3.1.5 Cái đẹp tuyệt đối 2.3.1.6 Con người vị tha hay ích kỉ 2.3.1.7 Đâu là giá trị nhân bản thật sự 2.3.2 Đặc điểm nghệ thuật 2.3.2.1 Sự đan xen nhiều kiểu văn bản trong một tác phẩm 2.3.2.2 Sự vay mượn và sáng tạo 2.3.2.3 Kết cấu mảnh vỡ 2.3.2.4 Nghệ thuật mờ hóa CHƯƠNG 3. BIỂU HIỆN CỦA CÁC YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA AKUTAGAWA RYUNOSUKE 3 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam 3.1 Chi tiết kì ảo 3.2 Không gian kì ảo 3.3 Thời gian phi tuyến tính 3.4 Cốt truyện kì ảo 3.5 Mờ hóa người kể chuyện và người nghe 3.6 Ý nghĩa của việc xây dựng những yếu tố kì ảo 3.6.1 Phản ánh thực trạng xã hội 3.6.2 Phản ánh thế giới bên trong con người PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ. Với vai trò là người thư kí trung thành của thời đại, nhà văn đã chắt chiu, sàng lọc những sợi tơ ngôn từ đa sắc để dệt nên những tấm thảm văn học in đậm dấu ấn cá nhân của chính mình. Những tấm thảm ấy trải suốt chiều dài lịch sử và trải rộng khắp mọi nơi trên thế giới. Hơn thế nữa, văn học còn là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống. Lấy chất liệu từ thực tế, người nghệ sĩ đã viết nên những tác phẩm bao quát được những thăng trầm của xã hội, đến những biến động dữ dội của lịch sử và cả những góc khuất lặng lẽ trong tâm hồn của mỗi con người. Với phạm vi phản ánh và tái hiện như vậy, văn học không chỉ là một nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống. Tuy nhiên điều đặc biệt của văn học là sự phản ánh hiện thực một cách sáng tạo, không khuôn mẫu, sao chép. Người nghệ sĩ với đôi bàn tay và khối óc tài hoa của mình đã biến tấu những lát cắt của cuộc sống thành muôn hình vạn trạng khác nhau, tạo nên những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa sâu sắc. Để làm được điều đó, ngoài việc sử dụng yếu tố hiện thực thì yếu tố kì ảo cũng là một phần quan trọng tạo sự thành công cho tác phẩm. Yếu tố kì ảo xuất hiện đan cài trong các sáng tác văn học từ Đông sang Tây đã góp phần xây dựng nên những câu chuyện hấp dẫn, li kì và chuyển tải được dụng ý nghệ thuật của tác giả muốn gửi gắm đến độc giả. Nhiều nền văn học trên thế giới đã tạo được tiếng vang trên văn đàn với việc sử dụng yếu tố kì ảo như văn học Pháp, Nga, Hi Lạp, Mĩ La Tinh,… Trong đó không thể không nhắc đến Nhật Bản – một đất nước có truyền thống văn hóa, văn học lâu đời. Trong số những cây bút sử dụng yếu tố kì ảo thành công đó phải kể đến Akutagawa Ryunosuke. Có thể nói Akutagawa là một trong số ít những nhà văn có tên tuổi và tầm ảnh hưởng không chỉ ở Nhật Bản mà còn vươn ra lãnh địa văn học thế giới. Trong những tác phẩm của mình, Akutagawa đã sử dụng yếu tố kì ảo như một chiếc cọ tài tình để phác họa nên những bức tranh về xã hội, con người của đất nước Nhật Bản một cách thiên biến vạn hóa. 5 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam Với những lí do trên cùng mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nền văn học Nhật Bản, người viết đã chọn nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong một số tác phẩm của Akutagawa Ryunosuke. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người viết tích lũy thêm kiến thức và phục vụ công tác giảng dạy, học tập về sau của người viết. 2. Lịch sử vấn đề Nhìn chung, phê bình nghiên cứu văn học Nhật Bản ở Việt Nam thể hiện qua khá nhiều hình thức như: các bài giới thiệu về tác giả và tác phẩm trên sách dịch; các đề mục về tác gia trong Từ điển văn học; các bài phê bình nghiên cứu trên tạp chí, báo; các sách nghiên cứu…Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách tổng quát thì có thể nói việc dịch thuật, nghiên cứu và thưởng thức văn học Nhật Bản ở Việt Nam vẫn còn nằm ở một chừng mực nhất định. Về nhà văn Akutagawa Ryunosuke, đã có nhiều công trình dịch thuật các tác phẩm của ông ở Việt Nam. Sớm nhất có thể kể đến quyển Lã Sinh Môn, tập truyện của R. Akutagawa do Thụ Nhân dịch năm 1966. Sau đó là quyển Tuyển tập truyện ngắn – tập truyện của R. Akutagawa do dịch giả Phong Vũ dịch. Năm 2006, nhà xuất bản Văn học đã phát hành quyển Trinh tiết – Tuyển tập truyện ngắn Akutagawa do Đinh Văn Phước chủ biên. Trong “Lời ngỏ” ở phần đầu sách, dịch giả Đinh Văn Phước đã có những nhận định tổng quan về nhà văn tài hoa của xứ sở hoa anh đào này. Ông cho rằng nhà văn Akutagawa vụt qua trên nền trời văn học Nhật Bản như một ngôi sao băng, thật sáng nhưng cũng thật ngắn ngủi, người ta trầm trồ ca ngợi tài năng ông và người ta thương tiếc cho số phận ông. Ngoài các công trình dịch thuật những tác phẩm của Akutagawa ở Việt Nam thì cũng đã có nhiều công trình đã nghiên cứu về tác giả Akutagawa, trong đó nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân là người có khá nhiều bài viết nghiên cứu về văn học Nhật Bản nói chung và tác giả Akutagawa nói riêng. Trong bài viết Con người, thời đại, tác phẩm để người đọc dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hơn về vị trí của nhà văn tài hoa này, tác giả đã giới thiệu cơ bản về bối cảnh văn học và điểm qua về sự phát triển của bộ môn tiểu thuyết trong giai đoạn cuối Meiji đầu Taisho (cuối Minh Trị đầu Thái Hòa). Tác giả phân tích sự ảnh 6 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam hưởng của văn học ngoại quốc trong một số sáng tác của Akutagawa như Cháo khoai, Trong rừng trúc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân cũng đã đề cập về sự hoài nghi và trí thức, sự vay mượn hay sáng tạo của Akutagawa và đưa ra nhận xét về sự sáng tạo những tình tiết cũ để tạo nên cái mới cũng như cái tài dùng những sự kiện nhỏ để nói lên được tính phổ quát ở bản chất con người. Một bài viết khác của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân cũng có đề cập đến Akutagawa, đó là Akutagawa Ryuunosuke và Shiga Naoya – Hai đỉnh cao, hai phong cách của thể loại truyện ngắn Nhật Bản. Trong bài viết này tác giả đã đi sâu vào phân tích triết lý văn chương và bút pháp của Akutagawa. Theo tác giả, ngoài người mẹ và Natsume Suseki thì Mori Ogai cũng là người đã có ảnh hưởng không nhỏ đến bút pháp sáng tác của Akutagawa. Cụ thể là lối viết tiểu thuyết lịch sử kiểu Tây phương, trong đó nhà văn và nhân vật giữ một khoảng cách nhất định để tạo sự chân thật cho câu chuyện. Sau này, trong những sáng tác của mình, Akutagawa đã sử dụng lịch sử như một bàn đạp để giải thích nó theo quan điểm của cá nhân ông. Đến gần cuối đời, trong tác phẩm Xã hội thủy quái Kappa, Akutagawa đã xây dựng nên một thế giới kì ảo với nhân vật trung tâm là những con Kappa - một loài thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Xây thế giới kì ảo cùng việc cách tân trong thể loại nghệ thuật trần thuật là những đặc sắc trong ngòi bút của Akutagawa. Trong bài viết Những cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa Thạc sĩ Hoàng Thị Xuân Vinh đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về vấn đề này. Theo tác giả, sự cách tân về thể loại ở đây chính là việc xóa nhòa đường biên thể loại mà ví dụ cụ thể là kiểu kết cấu lồng khung trong Cuốn tiểu thuyết ái tình hay kết cấu truyện lồng truyện trong Vụ án mạng Thế kỉ Ánh Sáng. Về nghệ thuật, tác giả Hoàng Thị Xuân Vinh cho rằng Akuatagawa đã có những sáng tạo nhất định và vươn ra khỏi khuôn khổ của truyền thống. Akutagawa đã sáng tác một số tác phẩm mà theo lý luận về Văn học hậu hiện đại thường gọi là kiểu kết cấu mảnh vỡ, kiểu kết cấu mờ hóa hay kiểu kết cấu ảo hóa. Một đặc sắc khác của ngòi bút Akutagawa theo tác giả là hiện tượng nhân vật bị xóa mờ đường biên trên một số phương diện nào đó, ngôn ngữ giễu nhại, phép nghịch dị, hài hước đen và nghệ thuật sử dụng yếu tố kì ảo của Akutagawa. Riêng về yếu tố kì ảo, tác giả Hoàng Thị Xuân Vinh cho rằng Akutagawa không chỉ tái sử 7 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam dụng chất liệu kỳ ảo trong vốn cổ phương Đông (Tu tiên, Đỗ Tử Xuân) mà còn lấy từ nguồn kỳ ảo phương Tây (Cái mũi, Kappa, Sợi tơ nhện). Ở đây tác giả đã có một cái nhìn khá toàn diện về việc sử dụng yếu tố kì ảo của Akutagawa. Có thể nói yếu tố kì ảo chính là công cụ để tác giả thể hiện những thông điệp về xã hội, về con người. Khi nghiên cứu về truyện ngắn Akutagawa cũng không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và Ryunnosuke Akutagawa (Nhật Bản) của tác giả Nguyễn Thị Thu. Trong công trình này tác giả chú trọng so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của hai nhà văn mà đặc biệt là chú ý đến loại nhân vật tự ý thức. Tác giả chia nhân vật tự ý thức làm hai kiểu: nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp dưới đáy và nhân vật tự ý thức thuộc tầng lớp trí thức. Nguyễn Thị Thu đã rất tỉ mỉ khi làm một thống kê so sánh số lượng mỗi kiểu nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của mỗi nhà văn. Sự chênh lệch đó được tác giả lí giải là do hoàn cảnh sống và cách lựa chọn chất liệu hiện thực của hai nhà văn. Theo tác giả, kiểu nhân vật tự ý thức được hai nhà văn xây dựng thông qua ngôn ngữ đối thoại trực tiếp, độc thoại và đối thoại nội tâm. Thông qua những nghệ thuật này, nhân vật vừa có điều kiện giao lưu với hoàn cảnh xung quanh vừa có điều kiện bộc lộ những bộc bạch, suy nghĩ nội tâm của chính bản thân. Từ đó, mỗi nhân vật được được miêu tả có một đời sống tâm lí đặc trưng và sự ý thức là sự tự ý thức một cách tự do. Một điểm nữa mà tác giả chú trọng là so sánh nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của hai cây bút Akutagawa và Nam Cao, trong đó chủ yếu là về điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu phân loại điểm nhìn trần thuật gồm: điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong và điểm nhìn di chuyển. Cùng lựa chọn điểm nhìn như vậy nhưng mỗi tác giả có một cách viết riêng nhưng cùng góp phần hướng sự giao tiếp về độc giả giọng. Về giọng điệu, tác giả chia thành : giọng điệu mỉa mai, châm biếm, hài hước và giọng tự sự lạnh lùng. Sự xuất hiện xen kẽ, đan cài của những giọng điệu này trong các tác phẩm đã góp phần giúp cho mỗi nhà văn chuyển tải thành công nội dung tư tưởng của tác phẩm đên với độc giả một cách chân thực và sống động. Chính những sự so sánh này đã giúp độc giả có một cái nhìn rõ ràng, sâu sắc hơn về phong cách của Akutagawa và Nam Cao. Thêm vào đó, những lập luận và sự đánh giá, nhìn nhận sắc bén 8 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam của tác giả còn giúp người đọc nhận ra nét đặc trưng, sự sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân của mỗi nhà văn. Cùng có sự phát hiện về tài hoa của cây bút Akutagawa là Thạc sĩ Nguyễn Phương Khánh, Khoa Ngữ Văn – trường Đại học Đà Nẵng. Trong bài viết Vài nét về truyện ngắn Akutagawa Ryunnosuke qua tác phẩm Trong rừng trúc và Sợi tơ nhện ông đã nhận xét rằng Akutagawa có biệt tài sáng tác truyện ngắn, ông nổi tiếng với khả năng khai thác chiều sâu những mặt khuất lấp trong đời sống tâm hồn con người. Điều mà Thạc sĩ Nguyễn Phương Khánh cho là đặc biệt trong truyện ngắn của nhà văn Akutagawa là ông cho thấy một cây bút kể chuyện bậc thầy với kỹ thuật điêu luyện, pha trộn yếu tố truyền thống trong một cảm quan hết sức hiện đại, sử dụng kết cấu mảnh vỡ, mờ hóa, kỳ ảo, tự sự đa điểm nhìn. Mặc dù nhiều tác phẩm của ông có cốt truyện vay mượn, nhưng sự sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện của ông đã mang lại một hấp lực đầy ngỡ ngàng cho độc giả. Có thể nói nhận xét này đã bao quát phần nào phong cách sáng tác của cây bút tài năng Akutagawa trong việc tạo dựng nên không gian truyện, kết cấu truyện cũng như xây dựng nhân vật một cách tài tình và sáng tạo. Trên đây là những công trình nghiên cứu mà người viết đã tham khảo và nghiên cứu trong quá trình viết đề tài về yếu tố kì ảo trong một số tác phẩm của nhà văn Akutagawa Ryunosuke. Đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá để người viết tham khảo và học hỏi để có thể nghiên cứu sâu hơn về sự biểu hiện cũng như ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong một số sáng tác của ánh sao băng Akutagawa Ryunosuke. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đi tìm hiểu về sự biểu hiện, nghệ thuật xây dựng cũng như ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong một số tác phẩm của Akutagawa Ryunosuke. Qua đó, thấy được nét đặc trưng trong việc sử dụng yếu tố kì ảo của Akutagawa Ryunosuke với những cây bút kì ảo khác. Trên cơ sở đó có những đánh giá khách quan và tổng hợp hơn về ngòi bút Akutagawa Ryunosuke. Để có một cái nhìn sâu sắc toàn diện về đề tài này, cần đi vào làm rõ những ý kiến khác nhau về quan niệm yếu tố kì ảo trong văn học; yếu tố kì ảo trong văn học thế giới, nhưng chủ yếu và đặt trọng tâm là văn học Nhật Bản. Nghiên cứu và phân tích nội dung cũng như nghệ thuật biểu hiện và ý nghĩa của nó trong một số sáng tác của nhà văn Akutagawa. 9 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam 4. Phạm vi nghiên cứu Với mục đích và yêu cầu như trên, luận văn đã khảo sát trong phạm vi là những tác phẩm: Cháo khoai, Bốn bề bờ bụi, Địa ngục trước mắt, Sợi tơ nhện, Cánh đồng khô, Xã hội thủy quái kappa, Ảo thuật, Bức họa núi thu, Cổng Rashomon, Cái mũi và có tham khảo một số tác phẩm khác của nhà văn Akutagawa. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp này phối hợp với phương pháp so sánh – đối chiếu được trình bày ở phần tiếp theo đã làm rõ được những nét tương đồng và dị biệt trong sự biểu hiện và xu thế vận động của yếu tố kì ảo qua mỗi giai đoạn, thời kì cũng như trong cùng một thời điểm ở mỗi quốc gia. Sự khác nhau đó có thể được lí giải bởi sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh thời đại và văn học cũng như văn hóa, tôn giáo của mỗi quốc gia, khu vực. Tất cả điều đó nhằm góp phần giúp người đọc nhìn nhận một cách đúng đắn nhất về tài năng của ngòi bút Akutagawa. Qua những trang viết của ông, chúng ta thấy được cái hay trong việc chọn lọc những yếu tố để kế thừa và sự sáng tạo, đột phá trong việc sử dụng yếu tố kì ảo. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Người viết sử dụng phương pháp này để nhận ra được nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của tác giả Akutagawa. Người viết tiến hành so sánh – đối chiếu các khái niệm, các cách hiểu khác nhau về yếu tố kì ảo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; sự biểu hiện của yếu tố kì ảo giữa văn học phương Đông và văn học phương Tây cũng như trong nền văn học Nhật Bản qua các thời kì để phần nào giúp độc giả có cái nhìn toàn diện, bao quát về yếu tố kì ảo. Qua đó thấy được những nét tương đồng và dị biệt, từ đó đánh giá đúng hơn về giá trị của yếu tố kì ảo trong những sáng tác của nhà văn Akutagawa. - Phương pháp phân tích - chứng minh: Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu từ đó giúp chúng ta hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố ấy. Phân tích sẽ trở nên thiếu thuyết phục nếu không đi kèm theo dẫn chứng khách quan, xác đáng. Do đó trong quá trình phân tích của mình, người viết đã đưa ra những dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, 10 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam tăng tính thuyết phục và sức hấp dẫn cho phần phân tích. Ví dụ như trong phần phân tích những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong một số sáng tác của Akutagawa, người viết đưa ra những dẫn chứng như hình tượng nhân vật khác thường,không gian kì ảo và thời gian phi tuyến tính để chứng minh những điều trên. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Tổng hợp cũng giúp người đọc đúc kết, bao quát lại nội dung; nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đa chiều. Phương pháp này được người viết sử dụng dàn trải trong toàn đề tài cũng như trong các phần tiểu kết cho mỗi đoạn, tiểu mục và các chương cũng như ở phần kết luận cuối đề tài. 11 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Yếu tố kì ảo trong văn học 1.1 Giới thuyết về yếu tố kì ảo trong văn học 1.1.1 Định nghĩa trong các từ điển Theo các quyển từ điển như: Từ điển giải nghĩa của Pháp; Từ điển văn học Rumani hay Từ điển Pháp – Việt thì nội hàm thuật ngữ cái kì ảo được xác định như sau: Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái không mang tính chân thật, chỉ tuân theo quy luật của tưởng tượng, Đó là cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc. Khác với cách hiểu trên, trong Từ điển thuật ngữ văn học xác định thuật ngữ kì ảo như sau: “Cái kì ảo bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích được bằng hàng loạt nguyên nhân có thực” [6; tr.28]. Một cách hiểu nữa là trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cho rằng: “ Kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng ” [14; tr.518] . Trong quyển từ điển Hán – Việt từ nguyên có cách giải thích rõ hơn như sau: “ Kì - nghĩa là lạ lùng, khác thường, bất ngờ. Ảo – là không có thực. Vậy, kì ảo mang ý nghĩa là có một vẻ lạ lùng, không có thực, bí ẩn “ [8; tr.976]. Cách hiểu này gần giống với cách hiểu trong quyển Từ điển từ nguyên giải nghĩa do Phó Giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Nguyễn Thị Huế chủ biên, cái kì ảo được định nghĩa như sau: “ Rất lạ, tưởng như chỉ có trong tưởng tượng. Gần nghĩa với kì diệu” [9; tr.135]. 1.1.2 Quan niệm của các nhà nghiên cứu Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều thuật ngữ khác nhau với ý nghĩa tương đồng về khái niệm yếu tố kì ảo, truyện kì ảo. Bên cạnh thuật ngữ truyện kì ảo còn có nhiều thuật ngữ khác tương đồng về nghĩa như: truyện huyễn tưởng, truyện huyền ảo, truyện kinh dị, truyện truyện truyền kì, truyện ma quái…Trên thế giới, khi đề cập đến những mảng văn học có những yếu tố mà tư duy logic khó có thể giải thích được, người ta sử dụng các khái 12 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam niệm như: cái kì ảo, cái phi thường, cái huyền ảo, cái siêu nhiên, cái kinh dị hay cái ma quái. Trong chuyên luận Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac của PGS.TS Lê Nguyên Cẩn, ông đã có những nhận định sâu sắc và phân tích khá cụ thể về yếu tố kì ảo. Theo ông, Balzac là một hiện tượng phức tạp trong văn học Pháp cũng như có sức ảnh hưởng trên văn đàn thế giới. Trong đó, yếu tố kì ảo đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc tạo dựng những không gian huyền ảo, xây dựng tình tiết li kì nhằm chuyên chở ý đồ nghệ thuật của tác giả. Cùng nghiên cứu về vấn đề này, nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long đã khẳng định: “ Cái kì ảo phải diễn ra trong một môi trường có tính hiện thực. Ở đó sự tưởng tượng được phép phát triển ồ ạt, và đi cùng với điều đó thì tính chất mơ hồ, lưỡng trị là đặc trưng cơ bản của thể loại. Cái kì ảo chỉ tồn tại khi đối diện với chính nó, người ta luôn có ý thức về một sự đối lập giữa những cái siêu nhiên hư huyền với thế giới thực tại. Cái kì ảo là cái không thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại”[20]. Lê Nguyên Long cho rằng, không thể đồng nhất truyện cổ tích với các sáng tác kì ảo. Đây là điểm gặp gỡ giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long và PGS.TS Nguyễn Văn Dân. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân trong quyển Về một nền lí luận – Phê bình văn học chất lượng cao đã phân biệt truyện cổ tích và truyện truyền kì. Theo ông, truyện truyền kì là những câu chuyện kể về cái kì lạ, có sự kết hợp giữa hư và thực (nguồn gốc của truyện kì ảo hay truyện huyễn tưởng). Ở truyện huyễn tưởng, cái hư ảo thường xuất hiện bất ngờ, bị chi phối bởi quy luật của hiện thực. Đó là cách ngụy trang thay cho những ông Bụt, bà Tiên trong thế giới thần tiên. Vậy nên, những truyện loại này làm cho người đọc không thể phân biệt được đâu là thực, đâu là hư nữa. Ngược lại, trong truyện cổ tích – thế giới được điều hành bởi những Bụt, Tiên nên đưa độc giả vào một thế giới siêu nhiên, phi thường với mô típ quen thuộc “ Ngày xửa ngày xưa…” song lại rất hợp lí. Và người đọc đều biết điều đó là những chuyện không có thật, những chuyện hoàn toàn hư cấu. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Văn Dân lại có một cách kiến giải hoàn toàn khác khi cho rằng huyễn tưởng là một hình thái văn học kết hợp giữa hư và thực. Tỉ lệ của hai yếu tố trên không phải lúc nào cũng cân bằng. Theo ông thấy các nhà văn hiện thực có đôi khi 13 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam cũng sử dụng nghệ thuật huyễn ảo trong các sáng tác của họ, nhưng chủ yếu cái thực vẫn là chủ đạo, khi ấy sẽ có Chủ nghĩa huyễn tưởng. Còn khi cái ảo chiếm ưu thế hơn cái thực thì đó là trường hợp của các nhà văn lãng mạn huyễn tưởng. Thời hiện đại, có khá nhiều cây bút thành công trong nghệ thuật kết hợp giữa cái hư và cái ảo và đẩy nó lên đến mức điển hình, đó là Văn học hiện thực huyền ảo. Hơn nữa khi cái hư và ảo mà kết hợp với yếu tố khoa học thì tác giả cho đó là loại truyện viễn tưởng khoa học. Loại truyện khai thác yếu tố hư ảo, kì lạ được khuếch trương đến mức quái đản, gây ra cảm giác rùng rợn thì đó là loại truyện kinh dị. PGS. TS Lê Huy Bắc trong bài Cái kì ảo và văn học huyễn ảo trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 8 – 2006 có nhìn nhận rằng yếu tố kì ảo chỉ là một bộ phận, một giai đoạn của văn học huyễn ảo. Văn học huyễn ảo không phải ở đây nó được hiểu như một thể loại mà như một trào lưu, một khuynh hướng, một chủ nghĩa hay một phương pháp sáng tác. Văn học kì ảo thuộc giai đoạn thứ hai ( từ thế kỉ XIV đến hết thế kỉ XIX tức là thời cận – hiện đại) của văn học huyễn ảo, với đặc trưng là cái kì ảo luôn tồn tại với mục đích gây nỗi hoang mang, sợ hãi cho người đọc. Với đặc trưng đó, yếu tố kì ảo thường đặt độc giả vào ranh giới của sự hoài nghi và ngờ vực. Bởi lẽ sự đan xen, hòa trộn hư thực của yếu tố kì ảo sẽ làm người đọc phân vân về tính chất thực hư của nó. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã đưa ra một nhận định ý kiến riêng về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam như sau: “Cái kì ảo ở truyện Việt Nam hướng về cái thần diệu, siêu nhiên của truyện dân gian, hướng về thế giới bên ngoài hơn là chuyên vào nội tâm. Cái kì ảo chỉ xuất hiện như một yếu tố và cũng chỉ xuất hiện trong truyện ngắn mà không có mặt ở truyện dài. Phải chăng về bản chất, kì ảo là một sự thể nghiệm tới hạn, ở ranh giới của cái hoang tưởng huyễn hoặc với cái thực nên cũng khó nuôi nó trong tiểu thuyết?”[18]. Như vậy, ở đây tác giả đã nhìn nhận yếu tố kì ảo với tư cách là một phương thức nghệ thuật. Xuất phát từ những tiền đề về tâm lý - xã hội, người viết cho rằng cái kỳ ảo chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, là phương thức tư duy nghệ thuật được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lý tính của con người. Mặc dầu về khái niệm, tên gọi của yếu tố kỳ ảo cũng chưa thật thống nhất. Mỗi người lại đưa 14 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam ra cách hiểu khác nhau. Bởi lẽ cái kì ảo là cái không thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại, nó tồn tại ngoài nhận thức của con người và khó có một sự giải thích nào thật xác đáng cho sự xuất hiện cũng như một khái niệm hoàn chỉnh về nó. Tuy nhiên những ý kiến trên sẽ là tư liệu quý giá cho người viết có một nền tảng vững chắc để tham khảo, học hỏi và rút ra được cho bản thân những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập và công tác sau này. 1.2 Yếu tố kì ảo trong văn học thế giới 1.2.1 Yếu tố kì ảo trong văn học phương Tây Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, yếu tố kì ảo luôn xuất hiện đan cài trong các tác phẩm văn học ở mỗi thời kì. Tuy nhiên sự biểu hiện có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào nền văn hóa, quan niệm thẩm mĩ, tôn giáo và tín ngưỡng ở mỗi quốc gia. 1.2.1.1 Văn học Pháp Francois Rabelais là một thi sĩ, một nhà văn lớn của Pháp qua mọi thời đại. Ông được nhắc đến nhiều nhất với tác phẩm bất hủ của mình là Gargantua và Pantagruel. Ở quyển một của truyện này, những yếu tố phi thường, kì ảo xuất hiện khá nhiều. Nguồn gốc sinh ra của cậu bé Gargantua đã là chuyện kì lạ vì cậu được sinh ra từ tai trái của mẹ. Ngay khi vừa chào đời, cậu bé đã đòi uống sữa với một lượng lớn đến kinh ngạc. Hành trình đi du lịch của cậu cũng rất khác thường. Gargantua cưỡi một con ngựa to bằng sáu con voi, ngồi trên tháp chuông nhà thờ Đức Bà nghỉ mệt và lấy cái chuông của nhà thờ cột vào cổ ngựa. Trong những quyển khác còn có sự xuất hiện của những thế lực siêu nhiên như mụ phù thủy, vị thần chai. Qua tác phẩm đồ sộ này, Rabeilsas muốn tấn công toàn diện vào mọi mặt của chế độ phong kiến Trung cổ. Mặt khác, thông qua Gargantua và Pantagruel, ông cũng đã khẳng định xu thế tiến bộ của thời đại mới, giải phóng con người bằng tiếng cười lạc quan, khẳng định trí tuệ và năng lực hiểu biết của chính con người. Một cây bút sáng giá khác của văn học Pháp là Balzac cũng là một cây bút đã sử dụng những yếu tố kì ảo trong sáng tác của mình. Với Miếng da lừa, ông đã kiến tạo nên những không gian kì ảo cùng những tình tiết, sự kiện bí ẩn dẫn dắt độc giả vào thế giới muôn màu của tác phẩm. Miếng da lừa xoay quanh câu chuyện về anh chàng tên Raphaen. 15 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam Anh ta được một lão bán đồ cổ cho một miếng da lừa có phép màu linh thiêng có thể làm thỏa mãn mọi ước nguyện của anh, nhưng mỗi lần toại nguyện thì miếng da lừa lại co lại và tuổi đời anh giảm đi. Sự sáng tạo tài tình của Balzac đã tạo nên sự vận động cho cốt truyện xung quanh tấm bùa thiêng – miếng da lừa. Yếu tố kì ảo đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện mô típ bán linh hồn cho quỷ dữ, mô típ về những điều ước cũng như những lời tiên tri và giấc mơ bói toán. Trong tác phẩm Miếng da lừa, Balzac mượn yếu tố quái dị để nhấn mạnh và làm nổi bậc chủ đề tiểu thuyết của ông. Việc sử dụng yếu tố quái dị, thần bí ở đây không hề làm giảm sút hiện thực tác phẩm, vì suy cho cùng đó không phải là cái quyết định sự phát triển của vấn đề, mà nó cũng không tách rời nhân vật chính ra thực cảnh hiện tại với tính qui luật phát triển của nó. Chính vì thế, hiện thực đã được phản ánh sinh động hơn nhờ sự góp mặt của cái kì ảo. 1.2.1.2 Văn học Anh Wiliam Shakespeare là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Anh mà hào quang của nó soi rọi đến cả hậu thế sau này. Trước tiên người viết xin phép điểm qua sơ nét về giai đoạn phục hưng ở nước Anh để hiểu rõ hơn về thời đại mà Shakespeare đang sống. Đây là lúc nước Anh đang trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm nổi bật của văn học Phục hưng Anh là không những chống phong kiến mà còn chống cả tư bản nữa. Nước Anh bước vào giai đoạn Phục hưng chậm. Tuy nhiên chính vì phát triển sau nên nó đã tích lũy được tinh hoa của những nền văn học đi trước. Chính bởi điều đó mà ngay khi vừa ra đời, nó đã có một nền móng khá vững vàng, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Văn học Phục hưng Anh vừa có dấu vết của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân quyền và cả chủ nghĩa quân phiệt bành trướng. Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại, điểm qua như vậy để thấy rằng Shakespeare đã viết nên những tác phẩm ẩn chứa hơi thở của thời đại và bộc lộ được dấu ấn cá nhân của mình. Tác phẩm Cơn bão kể về Prospéro, công tước Milan là một vị quân vương lạ lung. Ông đã bỏ việc triều chính cho em trai mình là Atonio và chỉ say mê nghiên cứu. Sau này chính Atonio đã liên kết với kẻ thù của anh trai mình là vua xứ Naples âm mưu phế trừ Prospéro. Prospéro bị quăng lên một hòn đảo hoang vu cùng đứa con gái bé nhỏ Miranda. 16 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam Cô bé dần trưởng thành và trở nên xinh đẹp giữa hòn đảo hoang vu. Ở đây có những hồn ma Thiện và Ác, tên Caliban - con trai một phù thủy - thừa hưởng tất cả những tính xấu từ mẹ mình. Sau này, chính Prospéro đã dàn dựng nên trận bão kinh hoàng và lạ lùng bằng phép thuật ma quái cuốn trôi con tàu đang chở hoàng tử xứ Naples Ferdinand lên hòn đảo của mình. Đó là cơ hội mà cha cô dàn dựng để tác thành cho cô và hoàng tử Ferdinad xứ Naples. Yếu tố kì ảo trong tác phẩm đã điểm xuyến cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và tạo ra những tình tiết gay cấn, thu hút. Khi nhắc đến Wiliam Shakespeare thì không thể bỏ qua vở kịch Hamlet – một vở kịch đã góp phần làm nên tên tuổi của ông. Trong vở kịch này xuất hiện nhân vật hồn ma đức vua Đan Mạch. Sau khi đức vua mất, người vợ đã lấy em trai ông. Hình ảnh hồn ma được miêu tả bằng ngôn ngữ gợi cảm, gây ghê sợ cho người đọc. Đúng mười hai giờ, qua lời kể nhân vật hồn ma đang mặc áo giáp, xanh xao và đờ đẫn xuất hiện. Chính hồn ma đã tiết lộ cái chết của mình là do bị hãm hại. Lúc đầu, Hamlet đã không tin hồn ma kia là cha mình. Hamlet là con người phức tạp mà tính cách chủ yếu là hoài nghi, bất bình đối với xã hội mà chàng đang sống. Xã hội mà sự cướp đoạt làm giàu của giai cấp tư sản cấu kết với phong kiến đang bần cùng hóa quảng đại nhân dân. Đồng tiền vạn năng và cường quyền đang lộng hành, chà đạp lên công lý. Những quan niệm nhân đạo làm giá trị tinh thần của thời đại Phục hưng đổ vỡ trên nền móng thối nát của xã hội. Trong bối cảnh ấy, một kiểu con người ra đời: đó là kiểu người đau khổ và bất bình trước thực tế phũ phàng của một xã hội đen tối đầy rẫy tội ác, con người băn khoăn muốn đánh giá lại toàn bộ cuộc sống. Đó chính là kiểu người được thể hiện qua hình tượng nhân vật Hamlet. Bởi thế hình tượng Hamlet có một ý nghĩa quan trọng trong văn học. Còn trong tác phẩm Macbeth, yếu tố kì ảo cũng xuất hiện đậm nét. Lúc đầu Macbeth chưa phải là một vị vua nhưng trong một lần nghe những lời tiên tri của các phù thủy đã khơi gợi lòng ham muốn danh lợi nơi Macbeth. Sau đó hắn ta đã nhúng tay vào tội ác, bị ám ảnh thường xuyên bởi bọn phù thủy và những hồn ma. Luôn ngờ vực người khác và lo sợ ngai vàng của mình bị cướp mất. Chính yếu tố kì ảo đã góp một phần nào đó vào diễn tiến của cốt truyện và tác động đến tính cách, hành động của nhân vật. Trong một số tác phẩm kì ảo của văn học Anh, yếu 17 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam tố kì ảo đóng vai trò như một thứ keo kết dính để nối liền mạch câu chuyện và như một chất nền để từ đó nhân vật bộc lộ tính cách của mình. 1.2.1.3 Văn học Nga Văn học là sự sáng tạo không ngừng, mỗi nhà văn phải tìm cho mình một con đường riêng để in dấu chân của mình lên trên ấy. Khác với phong cách kì ảo của Balzac, Gôgôn trong Chiếc áo khoác đã sử dụng yếu tố kì ảo như những nét chấm phá có dụng ý ở phần cuối câu chuyện. Câu chuyện về Akaky - nhân vật chính của câu chuyện và chiếc áo khoác được kể từ ngôi thứ nhất. Cái tôi - người kể chuyện hiện diện từ đầu đến cuối truyện: đó là một người rất am hiểu về giới công chức: công việc, tính nết, nếp sống, thói quen, cách ăn mặc, thú tiêu khiển, tâm lý… của họ, tất cả đều được kể lại một cách rất tỉ mỉ. Trong suốt diễn biến các sự kiện liên quan đến Akaky, cái tôi – người kể chuyện luôn tỏ thái độ của mình trước những sự việc diễn ra xung quanh trong đời sống. Về ý nghĩa hình tượng “hồn ma nổi loạn”, “hồn ma báo thù” trong Chiếc áo khoác có những giải thích khác nhau. Ý nghĩa báo thù, phản kháng, thức tỉnh trong cái kết của Chiếc áo khoác có lẽ là dễ nhận thấy nhất, được chia sẻ nhiều nhất và nói đến từ lâu nhất. Thông qua tác phẩm này, Gôgôn đã nghiêm khắc lên án hiện thực đương thời Nga đã làm què quặt con người. Ngoài ra, về sự xuất hiện của yếu tố kì ảo còn có thể nhắc đến tác phẩm Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov, một số tác phẩm văn xuôi của Puskin,…Yếu tố kì ảo xuất hiện trong tác phẩm như một hồi chuông cảnh báo những kẻ đã gây ra tấn bi kịch cho những con người đồng thời thể hiện sức phản kháng đang nhen nhóm và lớn lên từng ngày trong những con người bé nhỏ, bình thường. 1.2.1.4 Văn học Mỹ La tinh Từ giữa thế kỉ XX, văn học Mỹ La tinh bắt đầu có tiếng vang trên văn đàn thế giới. Có thể xem G.G. Marquez là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với sự thành công vang dội của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Chính tác phẩm này đã mang đến cho tác giả vinh dự đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1982. Người đọc tìm đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại – cuốn sách của niềm tin và số phận con người. Sự thành công của cuốn tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở 18 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam mức độ đó, mà nó còn là tất cả tâm huyết, là cả một quá trình lao động sáng tạo miệt mài của nhà văn G.G. Marquez. Hình ảnh thiên nhiên kì diệu, dị thường và những câu chuyện ma mị xuất hiện tạo một phông nền kì ảo cho câu chuyện thêm phần lung linh và hấp dẫn. Vào thời ấy Macônđô là một làng chỉ có vài chục nóc nhà tranh vách đất dựng bên bờ con sông nước trong như pha lê. Dòng sông ấy ào ào chảy qua những tảng đá nhẵn thín, trắng bong, to như những quả trứng thời tiền sử. Trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã miêu tả trận mưa trong tác phẩm của mình một cách thật phi thường trong đám ma của Hôsê Accađiô Buêđya, một đám ma chưa từng có trong lịch sử của làng Môcônđô. Trong đêm diễn ra đám ma của nhân vật Hôsê Accađiô Buêđya có vô vàn những bông hoa li ti màu vàng rơi xuống một cái làng đang trong nỗi âm thầm đau khổ. Hoa phủ kín các nóc nhà và hoa lấp kín các lối ra vào. Hoa nhiều đến mức làm cho cả bầu trời sực nức mùi hoa, các con vật ngủ ngoài trời phải ngột thở. Hoa rơi xuống không biết cơ man nào mà kể, đến mức khi trời sáng các con đường phủ đầy hoa phẳng lì như một tấm chăn. Người ta phải dùng gậy mà hất hoa đi để lấy lối cho đám tang đi qua. Đó phải chăng là sự thể hiện lòng thương xót của G.Marquez trước một con người đầy nghị lực, thông minh, luôn đam mê hiểu biết đã khai sinh ra làng Macônđô? Những câu chuyện liên quan đến thế giới siêu nhiên cũng xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm. Vào một đêm mất ngủ, nhân vật Ucsula ra sân uống nước, đã nhìn thấy nhân vật Pruđênxiô Aghila – một nhân vật đã chết - đứng ngay bên cạnh chum. Anh ta đứng đấy, xanh tái, vẻ rầu rĩ, đang muốn dùng nắm rơm cọ bát để nhét vào lỗ thủng nơi cổ họng. Tiếp theo đó, vào hai đêm sau, nhân vật Ucsula lại nhìn thấy nhân vật Pruđênxiô Aghila ở trong nhà tắm đang dùng bã lau lau vết máu đọng lại ở cổ. Đêm khác cô lại thấy anh ta đang đi lại dưới trời mưa. Ngoài nghệ thuật kì ảo trong việc xây dựng những không gian, khug cảnh, hiện tượng phi thường, huyền ảo, tác phẩm Trăm năm cô đơn còn thu hút độc giả bởi những lời nguyền và dự báo, tiên tri kì bí. Nhân vật cậu bé Aureliano, người được sinh ra đầu tiên ở Macondo là một trong những người có siêu năng lực như vậy. Vào một ngày nọ, nhân vật cậu bé Aurêlianô, mới lên ba tuổi, bước vào nhà bếp giữa lúc Ucsula lắc nồi canh ra khỏi bếp và đặt nó lên bàn. Cậu bé thập thò ở hoài cửa và nó rằng cái nồi ấy sẽ đổ. Thật khó có thể tin được là cái nồi đã được đặt che chắn trên bàn, nhưng bỗng nhiên, đúng như lời cậu báo trước, nó bắt đầu 19 GVHD: Trần Vũ Thị Giang Lam rung lên bần bật rồi lăn ra mép bàn như có sức đẩy từ bên trong, và nó vỡ toang từng mảnh trên sàn nhà. Một biểu hiện nữa của yếu tố kì ảo trong tác phẩm Trăm năm cô đơn là việc xây dựng những nhân vật khác thường, quái dị. Trong tác phẩm này độc giả vẫn dễ dàng phân biệt các nhân vật với nhau mặc dù có rất nhiều nhân vật trùng tên giữa hệ thống nhân vật có quan hệ mật thiết với nhau. Họ được miêu tả như những người cùng sinh sống và tồn tại trong ngôi nhà yên bình, hẻo lánh, họ cố mối quan hệ yêu thương lẫn nhau như vợ chồng, anh chị, mẹ con, tình nhân,… và cũng có những mối quan hệ đối địch với nhau như quan hệ giữa phái bảo hoàng và phái tự do. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân vật bình thường, thì trong thế giới nhân vật đó, tác giả dùng những biện pháp miêu tả, cường điệu, phóng đại với phong cách quái dị pha trộn với phong cách kỳ diệu, huyền thoại và đời thường kết hợp với hiện thực và huyền ảo để tạo nên những con người phi thường, quái dị. Đó là Menkyađêt – một con người phi thường, ông già thông thái với hàm râu lởm chởm và bàn tay lông lá. Là nàng Rêmêđiôt – một thiếu nữ tuyệt trần, vẻ đẹp của nàng ngơ ngẩn biết bao nhiêu người đàn ông vô tình nhìn thấy. Remêđiôt sống cô đơn bởi vì những người đàn ông chỉ biết si mê sắc đẹp của nàng như một thứ cần hưởng thụ ngay, nàng sống trong sự im lặng của chuỗi hồi tưởng. Và rồi cái gì đến cũng sẽ đến, nàng không chịu được cuộc sống của thế gian trần tục và bay lên trời giữa luồng ánh sáng phập phồng của những chiếc khăn. Lẫn trong ấy còn có cả mùi bò cạp và hoa mẫu đơn. Tất cả đều theo nàng trong bầu không khí kết thúc lúc lúc bốn giờ chiều, và tất cả cùng theo nàng biến mât trên tầng cao không khí nơi những con chim bay cao nhất cũng chẳng vỗ cánh bay đến bao giờ. Tác phẩm Trăm năm cô đơn có sự kết hợp của thần thoại thổ dân da đỏ với trí tuệ văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa các yếu tố huyền thoại và hoang đường đã tạo ra một hệ thống thẩm mỹ đặc biệt mà các nhà nghiên cứu lí luận và phê bình gọi là Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – một sản phẩm đặc thù của Mỹ Latinh hiện đại. Hơn thế nữa, Trăm năm cô đơn còn là một lời cảnh báo, một lời kêu gọi đoàn kết đối với nhân loại ngày nay: tai họa sẽ đến nếu như sự cô đơn, sự tha hóa thắng thế trong đời sống con người. Chỉ có đoàn kết con người trong tình yêu thương, lòng nhân ái và nỗ lực diệt trừ cái ác. G.G. Marquez là một đại diện tiêu biểu cho văn học hiện thực huyền ảo ở Mỹ Latinh. Chất kì ảo đã trở thành một phương pháp sang tác và để lại những dấu ấn đặc sắc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan