Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xung đột trong việc bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu ch...

Tài liệu Xung đột trong việc bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý (luận văn thạc sĩ luật học)

.PDF
101
323
84

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI MAI THỊ THÙY LINH XUNG ĐỘT TRONG VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI NHỮNG DẤU HIỆU CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2016 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI MAI THỊ THÙY LINH XUNG ĐỘT TRONG VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI NHỮNG DẤU HIỆU CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60380103 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hải Yến HÀ NỘI - NĂM 2016 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Vũ Thị Hải Yến TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Thị Thùy Linh 4 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I KHÁI QUÁT VỀ XUNG ĐỘT TRONG BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI DẤU HIỆU CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ 6 1.1. Khái quát về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý ………………………………………………………………………6 1.1.1. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 6 1.1.1.1. Định nghĩa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 6 1.1.1.2. Phân biệt dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý với tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý 11 1.1.2. Bảo hộ nhãn hiệu đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 14 1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhãn hiệu 15 1.1.2.2 Bảo hộ nhãn hiệu đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý trên thế giới 19 1.1.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 23 1.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của chỉ dẫn địa lý 23 1.1.3.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hệ thống riêng trên thế giới 26 1.2. Xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 28 1.2.1. Khái niệm xung đột quyền sở hữu trí tuệ 28 1.2.2. Nguyên nhân xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu – chỉ dẫn địa lý đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 30 Chương II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT TRONG BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI NHỮNG DẤU HIỆU CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM 34 2.1. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 34 2.1.1. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý …………………………………………………………………………………..............34 2.1.2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý …………………………………………………………………………………..............40 5 2.2. Thực trạng xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 43 2.2.1. Xung đột trong đăng ký, xác lập quyền đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý …………………………………………………………………………………..............43 2.2.1.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh xung đột giữa nhãn hiệu và CDĐL trong đăng ký, xác lập quyền đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 44 2.2.1.2. Thực tiễn giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong đăng ký, xác lập quyền đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 52 2.2.2. Xung đột trong bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 59 Chương III THÁCH THỨC TRONG BẢO HỘ NHÃN HIỆU, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU XUNG ĐỘT TRONG BẢO HỘ CÁC ĐỐI TƯỢNG NÀY TẠI VIỆT NAM 65 3.1. Thách thức liên quan đến xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong bối cảnh Việt Nam ký kết Hiệp định TPP 65 3.2. Định hướng trong việc giảm thiểu xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 74 3.2.1. Tạo sự phù hợp giữa pháp luật trong nước với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên 76 3.2.2. Quy định bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý phù hợp với thực tế của Việt Nam ……………………………………………………………………………………………77 3.2.3. Đảm bảo cân bằng lợi ích cộng đồng và lợi ích tư (lợi ích cá thể) 79 3.2.4. Đảm bảo sự phối hợp tham gia của Nhà nước, bộ ngành liên quan, các hiệp hội và người sản xuất địa phương trong quá trình bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý80 3.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 81 3.3.1. Giải pháp pháp lý về đăng ký xác lập quyền đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý ……………………………………………………………………………………………81 3.3.1.1. Quy định quyền tư hữu đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý nhưng dưới sự giám sát của tập thể và cộng đồng 81 3.3.1.2. Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đặc thù dựa trên các bộ tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm gắn liền với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý ….83 6 3.3.1.3. Bổ sung các hình thức công báo đăng ký nhãn hiệu đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 84 3.3.2. Tăng cường chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thẩm định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 85 3.3.3. Tăng cường các chương trình hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc CDĐL đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 86 3.3.4. Nâng cao ý thức của cộng đồng sản xuất về ý nghĩa và lợi ích của bảo hộ dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 87 KẾT LUẬN 88 DANH SÁCH CÁC CDĐL ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG BẠ 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SHTT : Sở hữu trí tuệ SHCN : Sở hữu công nghiệp CDĐL : Chỉ dẫn địa lý KHCN : Khoa học công nghệ 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với rất nhiều nông sản có chất lượng và tính chất đặc thù cao như gạo Hải Hậu, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, bưởi Đoan Hùng, v.v... Ngoài nông sản, rất nhiều địa phương của Việt Nam còn có các đặc sản nổi tiếng khác như nước mắm Phú Quốc, bánh đậu xanh Hải Dương, lụa Hà Đông, v.v... Những thương hiệu này có một giá trị thương mại rất lớn, là công cụ marketing hữu hiệu trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Bảo hộ pháp lý hiệu quả các thương hiệu này không chỉ góp phần nâng cao giá trị thương mại của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tri thức truyền thống của dân tộc kết tinh trong những sản phẩm hàng hóa này. Bên cạnh đó, nhãn hiệu cũng là một tài sản đáng lưu tâm của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và kinh doanh. Không ít các doanh nghiệp muốn sử dụng các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý trong nhãn hiệu của mình để tận dụng được uy tín và danh tiếng từ khu vực địa lý được chỉ dẫn và tạo được sự tin tưởng đối với người tiêu dùng. Mặc dù nhãn hiệu và CDĐL là hai đối tượng SHCN độc lập, tuy nhiên, ở một số khía cạnh, hai đối tượng này cũng có thành phần cấu tạo, chức năng và cách thức sử dụng tương tự nhau. Điều này có thể dẫn đến các xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, cụ thể là có khả năng nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu và hàng hóa gắn chỉ dẫn địa lý trong trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Như vậy, trong vấn đề xác lập và bảo vệ quyền giữa nhãn hiệu và CDĐL, nếu có tranh chấp xảy ra thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về ai? Đặc biệt, vừa qua Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP), đây được xem như một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; là cơ hội lớn để nước ta đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực 9 cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong lĩnh vực SHTT, Hiệp định TPP với một số quy định mới về bảo hộ CDĐL đã đặt chúng ta đứng trước nhiều thách thức mới về việc xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. Vậy, thực tiễn quan hệ xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý như thế nào, thực trạng giải quyết vấn đề này ra sao và đã có phương án giải quyết triệt để hoặc hạn chế quan hệ xung đột này trong quy định pháp luật hiện hành hay chưa là những vấn đề cần được giải đáp một cách đầy đủ và hệ thống. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xung đột trong việc bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu như: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học - Ninh Thị Thanh Thủy, người hướng dẫn - TS. Nguyễn Thị Quế Anh - năm 2009; “Bảo hộ CDĐL ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ luật học – Vũ Thị Hải Yến - năm 2008; “Bảohộ nhãn hiệu theo quy định của hiệp định Trips và pháp luật Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp - Lương Thị Thanh Lan, người hướng dẫn - ThS. Nguyễn Thái Mai – năm 2010; “Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp - Nguyễn Thị Hà, người hướng dẫn - ThS. Nguyễn Thị Tuyết - năm 2011; “Khắc phục những bất đồng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý” – Trần Văn Hải, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 04/2016. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trên nhằm hướng tới đối tượng nghiên cứu là CDĐL hoặc nhãn hiệu một cách riêng lẻ. Đề cập tới mối quan hệ giữa bảo hộ CDĐL và nhãn hiệu, đã có các đề tài nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí luật pháp như: “Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” – Vũ Thị Hải 10 Yến, Nhà nước và Pháp luật, Số 2/2016. “Mối quan hệ giữa bảo hộ CDĐL và bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Luật SHTT Việt Nam” – Vũ Thị Hải Yến, Tạp chí Luật học số 10/2007. Các công trình trên đây đã phần nào nghiên cứu cơ sở lý luận và những vấn đề pháp lý xung quanh quan hệ xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên chưa đề tài nào đi sâu vào phần thực trạng xung đột. Bên cạnh đó, đã có các đề tài nghiên cứu về xung đột trong bảo hộ quyền SHCN, tuy nhiên chỉ đề cập tới xung đột quyền SHCN nói chung hoặc quan hệ xung đột giữa các đối tượng SHTT khác như tên thương mại và nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu và bản quyền tác giả... Đặc biệt, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quan hệ xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý trong bối cảnh Việt Nam vừa mới ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương với các quy định mới về bảo hộ CDĐL. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các xung đột về quy định pháp luật và thực tiễn thực thi trong việc bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý tại Việt Nam. Bên cạnh quy định của pháp luật Việt Nam, luận văn cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước trên thế giới để so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam, đặc biệt có đề cập tới quan hệ xung đột giữa hai đối tượng SHCN này trong bối cảnh Việt Nam vừa mới ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào đầu năm 2016. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu vụ việc điển hình trong thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và CDĐL, tìm ra những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tế thực hiện quyền để đưa ra phương hướng, đề xuất giải pháp hạn chế và giảm thiểu xung đột. Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn cho phép của luận văn thạc sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quan hệ xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. Đề tài chủ yếu đi sâu vào việc phân tích, nhận định, so sánh và đánh giá 11 các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như thực tiễn giải quyết xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL. Đồng thời tìm hiểu quy định pháp luật quốc tế và một số quốc gia về giải quyết xung đột quyền giữa hai đối tượng SHCN này. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL, đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. 4. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Làm sáng tỏ khái niệm về dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý và xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. - Nêu và phân tích các trường hợp xung đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý tại Việt Nam. - Nêu ra thực trạng về xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý và cách giải quyết các xung đột tại Việt Nam. - Thách thức về xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý trong bối cảnh Việt Nam vừa ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu, hạn chế các xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong vấn đề bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý để đưa ra một cái nhìn tổng thể về quan hệ xung đột quyền trong bảo hộ hai đối tượng SHCN này. Với việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp này, luận văn chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL từ đó đưa ra một số giải pháp giảm thiểu, hạn chế các xung đột trong bảo hộ hai đối tượng SHCN này. 12 Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp luật học so sánh, lịch sử, thống kê để làm rõ quá trình phát triển của vấn đề được nghiên cứu, để đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế. Các phương pháp nói trên đều dựa trên nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Nêu ra được khái niệm về về dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý cũng như xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. - Nêu và phân tích, đánh giá xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý từ góc độ lí luận và thực tiễn. - Nêu và đánh giá các thách thức về xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý trong bối cảnh Việt Nam vừa ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. - Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đưa ra những kiến nghị cũng như các giải pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế các xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. Chương 2: Quy định của pháp luật và thực trạng xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu xung đột trong bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. 13 Chương I KHÁI QUÁT VỀ XUNG ĐỘT TRONG BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI DẤU HIỆU CHỈ NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ 1.1. Khái quát về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 1.1.1. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý 1.1.1.1. Định nghĩa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý Trước khi tìm hiểu về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu và CDĐL đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, chúng ta cần làm rõ nội dung: Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý là gì? Theo từ điển Tiếng Việt thì “dấu hiệu” có nghĩa là “dấu dùng để làm hiệu cho biết điều gì” 1… hay là “những điều, những biểu hiện để cho biết, chứng tỏ điều gì” 2. Các dấu hiệu biểu thị sự vật, hiện tượng rất đa dạng, như hình ảnh, màu sắc, từ ngữ, ký tự, âm thanh, tiếng động, mùi vị... Có dấu hiệu có thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như thị giác, thính xác, vị giác hay xúc giác, nhưng cũng có dấu hiệu cần phải chuẩn đoán hoặc xét nghiệm qua các phương tiện hỗ trợ như thiết bị điện tử. Tuy nhiên, dù được biểu thị dưới hình thức nào hoặc cảm nhận bằng phương tiện gì đi nữa, mục đích của dấu hiệu vẫn là biểu hiện, chứng tỏ một nội dung nhất định. Về thuật ngữ“địa lý”, có thể hiểu đó là toàn bộ hoặc một phần bề mặt tự nhiên của Trái Đất với các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, dân cư cùng tình hình phân bố của chúng trên bề mặt đó. Nói đến “nguồn gốc địa lý” là nói đến yếu tố lãnh thổ - nơi phát sinh một sự vật, sự việc nhất định từ các yếu tố về tự nhiên, xã hội hoặc kinh tế tại khu vực địa lý đó, khu vực địa lý này có thể là một quốc gia, vùng lãnh thổ, một địa phương hoặc một khu vực như thôn, xóm, làng, bản... Vậy, hiểu một cách đơn giản thì dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý là bất kỳ sự diễn đạt, ký hiệu hoặc biểu hiện nào đó cho biết một người hoặc sự vật được bắt nguồn từ một khu vực địa lý nhất định. 1 Nguyễn Như Ý (1999), “Đại từ điển Tiếng Việt”, NXB Văn hóa thông tin 2 Nguyễn Như Ý (1996), “Từ điển Tiếng Viêt thông dụng”, NXB Giáo dục 14 Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc sử dụng các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý nhằm mục đích phân biệt hàng hóa trên thị trường đã xuất hiện từ rất lâu đời. Từ thời Trung cổ, người ta đã biết dùng những dấu hiệu liên quan đến địa lý như là phương tiện để phân biệt những sản phẩm được sản xuất ở những địa phương khác nhau. Ban đầu, các nhà sản xuất gắn các dấu hiệu liên quan đến địa lý lên hàng hóa của mình chỉ để phân biệt với hàng hóa của các chủ thể khác khi đưa ra thị trường. Về sau, ngoài chức năng phân biệt hàng hóa giữa các nhà sản xuất khác nhau, họ còn muốn sử dụng các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý nhằm mục đích giới thiệu nơi hàng hóa được sản xuất ra. Chức năng này đòi hỏi thêm điều kiện hàng hóa phải có xuất xứ từ khu vực địa lý mà dấu hiệu chỉ dẫn tới. Việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý trong trường hợp này đã thu hút hơn sự chú ý của khách hàng bởi gắn với địa phương nơi hàng hóa được sản xuất ra. Mặc dù các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý có vai trò quan trọng trong giao lưu thương mại, được các nhà sản xuất sử dụng từ hàng trăm năm nay, nhưng cho đến đầu thế kỷ XIX, vẫn chưa có một điều ước quốc tế nào đưa ra khái niệm thống nhất về đối tượng này. Đến năm 1883, việc bảo hộ các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý ở mức độ quốc tế lần đầu tiên được đề cập đến trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tại Công ước Paris, các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý được gọi là “Chỉ dẫn nguồn gốc” (Indication of source). Điều 1 Công ước Paris đã quy định chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, Công ước chưa đưa ra khái niệm cũng như các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc. Kế thừa và phát triển công ước Paris, Hiệp định Madrid về việc chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc (1891) đã quy định cụ thể và rõ ràng hơn về chỉ dẫn nguồn gốc: “Bất kì sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch và lừa dối mà qua đó, một trong số các quốc gia thành viên của thoả ước Madrid hoặc một địa diểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ hàng nhập khẩu vào bất kì quốc gia thành viên nào của thảo ước đều bị tịch thu”3. Mặc dù 15 Hiệp định Madrid chưa đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về chỉ dẫn nguồn gốc nhưng đã quy định các dấu hiệu đặc trưng để xác định thế nào là một chỉ dẫn nguồn gốc. Theo đó, một chỉ dẫn nguồn gốc gồm hai dấu hiệu như sau: (1) Chỉ dẫn nguồn gốc có thể được thể hiện dưới bất kỳ dấu hiệu nào để chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hóa như từ ngữ, tên gọi, hình ảnh, biểu tượng… hay nói cách khác là không giới hạn các dấu hiệu được coi là chỉ dẫn nguồn gốc; (2) hàng hóa gắn chỉ dẫn nguồn gốc phải được sản xuất tại khu vực địa lý được chỉ dẫn. Theo đó, chỉ dẫn nguồn gốc được quy định trong thoả ước Madrid phải là dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một quốc gia mà tại đó, hàng hoá được tạo ra. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là việc xác định địa điểm, khu vực địa lý hay khu vực lãnh thổ được chỉ dẫn đến như thế nào? Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc bảo hộ dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý. Bởi vì một sản phẩm muốn được mang chỉ dẫn nguồn gốc từ khu vực địa lý nào đó thi bắt buộc phải tồn tại khu vực địa lý đó trên thực tế. Đối với trường hợp bảo hộ “chỉ dẫn nguồn gốc”, hàng hóa tại khu vực địa lý được chỉ dẫn không nhất thiết phải có chất lượng, uy tín và đặc tính đặc trưng được quyết định bởi các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý tương ứng. Tuy nhiên, với trường hợp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải là khu vực mang các yếu tố tự nhiên có tính quyết định đến chất lượng, đặc tính và uy tín của sản phẩm. Khu vực này có thể bao gồm một hoặc nhiều khu vực hành chính khác nhau, trong khi khu vực hành chính được tạo nên bởi ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy dựa vào đâu để xác định khu vực địa lý? Khu vực địa lý ở đây không thể chỉ xác định dựa trên khu vực hành chính theo sự phân chia của cơ quan nhà nước mà được phân chia dựa trên yếu tố hội đủ các điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm. 3 Điều 1 Khoản 1 Hiệp định Madrid về việc chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc (1891) 16 Từ các phân tích nêu trên có thể hiểu dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý (hay còn được gọi là chỉ dẫn nguồn gốc) là bất kỳ diễn đạt, ký hiệu nào được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ từ khu vực địa lý được chỉ dẫn nhằm cung cấp thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Các loại dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc rất đa dạng và phong phú, trên thực tế sử dụng có thể phân nhóm các loại dấu hiệu này dựa trên các tiêu chí phân biệt như sau: Căn cứ vào tính chất mô tả: Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý gồm 02 nhóm là dấu hiệu mô tả trực tiếp về nguồn gốc địa lý và dấu hiệu mô tả gián tiếp nguồn gốc địa lý. (1) Dấu hiệu mô tả trực tiếp nguồn gốc địa lý là loại dấu hiệu phổ biến nhất, trực tiếp cung cấp thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Các dấu hiệu này có thể là tên gọi của một quốc gia như “Hàn Quốc”, “Japan”… tên gọi một vùng lãnh thổ, một thành phố hoặc một khu vực như Bến Tre, Buôn Mê Thuật… tên gọi một hòn đảo, thung lung như Phú Quốc…và rất nhiều tên gọi khác. Dấu hiệu này cũng có thể là các ký hiệu, biểu tượng, hình ảnh chỉ dẫn đến khu vực địa lý. Các dấu hiệu này có thể là yếu tố gắn liền trong tâm trí người tiêu dùng về quốc gia tương ứng như quốc kỳ, quốc huy...những hình ảnh mô tả một địa danh quen thuộc nào đó (ngọn núi, sông hồ...) hay biểu tượng đặc trưng của một khu vực địa lý như tượng nữ thần tự do biểu tượng cho sản phẩm từ Mỹ, kim tự tháp biểu tượng cho sản phẩm từ Ai Cập. (2) Dấu hiệu mô tả gián tiếp nguồn gốc địa lý, đó có thể những phương thức khác chỉ dẫn mối liên hệ về địa lý như ngôn ngữ nước ngoài có thể khiến người tiêu dùng có cảm nhận sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc từ đất nước sử dụng ngôn ngữ đó và quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời có quan điểm cho rằng ngay cả tên của những nhân vật nổi tiếng cũng sử dụng để chỉ dẫn về một địa danh gắn với họ như rượu Napoleon chỉ dẫn đến Pháp. Căn cứ vào cách thức trình bày: Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý gồm dấu hiệu từ ngữ chỉ nguồn gốc địa lý, dấu hiệu hình chỉ nguồn gốc địa lý hoặc dấu hiệu kết hợp chỉ nguồn gốc địa lý. 17 Thứ nhất, dấu hiệu từ ngữ chỉ nguồn gốc địa lý: Dấu hiệu từ ngữ là sự kết hợp giữa các chữ cái tạo thành từ ngữ có thể đọc được, có thể là từ đơn hoặc từ ghép, từ có nghĩa hoặc không có nghĩa. Dấu hiệu từ ngữ chỉ nguồn gốc địa lý cũng mang đặc thù riêng so với những dấu hiệu từ ngữ khác bởi nó thường là tên riêng của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc một khu vực, địa phương nhất định. Các tên riêng này gồm có cả địa danh hành chính và những địa danh không phải địa giới hành chính nhưng có tên gọi quen thuộc từ lâu đời. Ngoài ra, như đã nêu ở trên, dấu hiệu từ ngữ có thể là tên những nhân vật nổi tiếng cũng sử dụng để chỉ dẫn về một địa danh gắn với họ như rượu Napoleon chỉ dẫn đến Pháp. Thứ hai, dấu hiệu hình chỉ nguồn gốc địa lý: Dấu hiệu hình có thể bao gồm hình vẽ hoặc hình ảnh, đây là những dấu hiệu mang tính chất nghệ thuật và chủ yếu hướng tới những cảm nhận về thị giác của người tiêu dùng. Trong đó, dấu hiệu hình vẽ được hiểu là tập hợp các đường nét, mảng màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình ảnh một vật thể nào đó trong tự nhiên. Những đặc trưng cơ bản của các dấu hiệu này là việc sử dụng các yếu tố đồ họa, xây dựng các biểu tượng theo các nguyên tắc bố cục mỹ thuật, màu sắc. Đây là loại dấu hiệu bao gồm các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, hình họa thể hiện nguồn gốc địa lý, như hình vẽ áo dài và nón lá thể hiện sản phẩm từ Việt Nam, hình vẽ tháp Eiffel thể hiện sản phẩm từ Pháp. Dấu hiệu hình ảnh là ảnh chụp hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (máy chụp ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ. Dấu hiệu hình ảnh được hiểu là cả dấu hiệu hai chiều và dấu hiệu ba chiều. Dấu hiệu hình vẽ hay hình ảnh chỉ nguồn gốc địa lý đều có điểm chung là thể hiện biểu tượng đặc trưng của một quốc gia, khu vực, lãnh thổ hoặc địa điểm nhất định. Thứ ba, dấu hiệu kết hợp chỉ nguồn gốc địa lý: Dấu hiệu kết hợp là sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu, kết hợp giữa dấu hiệu từ ngữ và dấu hiệu hình nhằm thể hiện nguồn gốc địa lý của sản phẩm hoặc dịch vụ, ví dụ như sự kết hợp giữa tên địa lý Made in France và hình vẽ tháp Eiffel thể hiện sản phẩm nước hoa có nguồn gốc 18 từ Pháp. Thông thường, dấu hiệu kết hợp được cấu tạo từ phần từ ngữ và phần hình ảnh, trong đó phần hình ảnh và phần từ ngữ thường minh họa lẫn cho nhau. Những dấu hiệu kết hợp giữa các yếu tố từ ngữ và hình ảnh, hình vẽ chỉ nguồn gốc địa lý được coi là có sức biểu cảm và mô tả cao hơn so với các dấu hiệu đơn thuần chỉ gồm hình hoặc từ ngữ. Hàng hóa muốn gắn dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý phải được sản xuất từ khu vực địa lý được chỉ dẫn tới. Bởi những hàng hóa có gắn chỉ dẫn nguồn gốc được hưởng lợi từ danh tiếng của khu vực địa lý đó thông qua việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc trung thực về xuất xứ hàng hóa, hàng hóa đó phải thực sự có nguồn gốc từ khu vực địa lý được chỉ dẫn. Tuy nhiên, với cách giải thích này, chỉ dẫn nguồn gốc chỉ thuần túy nói lên nguồn gốc địa lý của hàng hóa, là nơi hàng hóa đó được sản xuất mà không đòi hỏi hàng hóa đó phải có chất lượng hoặc danh tính nhất định và không cần có sự liên quan nào giữa chất lượng của hàng hóa và nơi sản xuất ra hàng hóa đó. 1.1.1.2. Phân biệt dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý với tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý Bên cạnh thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc”, tồn tại hai thuật ngữ thường được dùng trong khuôn khổ pháp lý quốc tế cũng như pháp luật quốc gia để nói lên nguồn gốc của sản phẩm là: “tên gọi xuất xứ” và “chỉ dẫn địa lý”. Các thuật ngữ đó có những điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt, cụ thể như sau: Tên gọi xuất xứ hàng hóa (Appellation of Origin) là thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên trong Công ước Paris 1883 và Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ (1958). Hiệp định Lisbon quy định tên gọi xuất xứ có ba đặc điểm: Là tên của một khu vực địa lý, địa danh nhất định như tên nước, khu vực, địa phương cụ thể. “Tên địa lý” phải là những tên gọi được sử dụng chính thức trên bản đồ địa lý để chỉ một khu vực địa lý nhất định; hàng hóa có sử dụng tên gọi xuất xứ phải bắt nguồn, được sản xuất từ khu vự địa lý mà nó chỉ dẫn; phải có mối liên hệ giữa chất lượng và các tính chất đặc thù của hàng hóa với các yếu tố đặc biệt của môi trường địa lý, bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người. 19 Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications): Khái niệm chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp địnhTRIPS) là sự kết hợp có chọn lọc giữa hai khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ. Cụ thể hơn, các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp đinh TRIPS không áp dụng đối với chỉ dẫn nguồn gốc thông thường, mà chỉ được áp dụng đối với những sản phẩm mà chất lượng và những đặc tính của nó là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Mặt khác, tiêu chí để bảo hộ chỉ dẫn địa lý không quá khắt khe như tiêu chí của tên gọi xuất xứ (tên gọi xuất xứ phải là tên địa danh và phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm, chất lượng của sản phẩm với các yếu tố địa lý bao gồm cả yếu tố tự nhiên và con người), đối với chỉ dẫn địa lý cần sản phẩm có chất lượng, đặc tính hoặc uy tín do yếu tố xuất xứ tạo nên. Có thể thấy ba thuật ngữ này có điểm chung đều nhằm chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nghĩa là hàng hóa gắn chỉ dẫn bắt buộc phải được bắt nguồn, sản xuất tại khu vực địa lý được chỉ dẫn tới. Bên cạnh điểm tương đồng, các thuật ngữ này tồn tại nhiều điểm khác biệt cơ bản được thể hiện qua bảng so sánh dưới đây4: Nội dung so sánh Chỉ dẫn nguồn gốc - Công ước Paris Hiệp ước quốc tế - Hiệp định Madrid Tên gọi xuất xứ Chỉ dẫn địa lý - Công ước Paris - Hiệp định - Hiệp định Lisbon TRIPS 4 Vũ Thị Hải Yến (2008), “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án Tiến sĩ Luật học, tr.19 20 Phạm vi dấu hiệu Chức năng Dấu hiệu bất kỳ - Chỉ dẫn về xuất xứ sản phẩm Không quy định Yêu cầu về nguồn thế nào là hàng gốc sản phẩm gắn hóa được sản xuất chỉ dẫn tại khu vực địa lý được chỉ dẫn Yêu cầu về chất Không yêu cầu về lượng, danh tiếng chất lượng, danh sản phẩm gắn chỉ tiếng của sản dẫn phẩm Mối liên hệ giữa chất lượng và nguồn gốc địa lý Tên địa lý Dấu hiệu bất kỳ - Chỉ dẫn về xuất - Chỉ dẫn về xuất xứ sản phẩm xứ sản phẩm - Đặc tính, chất - Đặc tính, chất lượng đặc thù của lượng đặc thù sản phẩm của sản phẩm Toàn bộ quy trình sản xuất phải diễn ra tại khu vực địa lý được chỉ dẫn Sản phẩm phải có Một hoặc một số công đoạn sản xuất diễn ra tại khu vực địa lý được chỉ dẫn Sản phẩm phải chất lượng, đặc tính có chất lượng, đặc thù đặc tính đặc thù Không yêu cầu Có mối liên hệ giữa Có mối liên hệ mối liên hệ giữa chất lượng, đặc tính giữa chất lượng, chất lượng, đặc sản phẩm và địa tính và nguồn gốc danh sản xuất ra sản phẩm và địa địa lý của hàng phẩm đó (cả yếu tố hóa địa lý và con người) sản phẩm đó. đặc tính sản danh sản xuất ra Chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý có mối liên hệ với nhau, chỉ dẫn nguồn gốc là đối tượng có nghĩa rộng nhất bao hàm cả hai đối tượng còn lại. Còn tên gọi xuất xứ là đối tượng có nghĩa hẹp nhất, thuộc cả hai đối tượng còn lại. Nói cách khác, tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc. Cụ thể hơn, chỉ dẫn nguồn gốc đơn thuần chỉ đề cập tới nguồn gốc địa lý của sản phẩm trong khi đó chỉ dẫn địa lý và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan