Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xúc tiến du lịch vườn quốc gia xuân thủy nam định đến thị trường khách inbound...

Tài liệu Xúc tiến du lịch vườn quốc gia xuân thủy nam định đến thị trường khách inbound

.PDF
108
141
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THÚY MỴ XÚC TIẾN DU LỊCH VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH ĐẾN THỊ TRƢỜNG KHÁCH INBOUND LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015 1-1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THÚY MỴ XÚC TIẾN DU LỊCH VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH ĐẾN THỊ TRƢỜNG KHÁCH INBOUND Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM LÊ THẢO (GVHD ký tên) Hà Nội, 2015 1-2 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. 4 Danh mục bảng biểu ....................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài................................................................................. 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................... 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 11 6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 12 7. Bố cục luận văn ................................................................................. 13 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH VQG CHO THỊ TRƢỜNG INBOUND ................................................................................... 14 1.1. Khái niệm ................................................................................................ 14 1.1.1. Xúc tiến du lịch .................................................................................... 14 1.1.2. Khách du lịch, khách du lịch inbound ................................................ 16 1.1.3. Thị trường du lịch, thị trường inbound .............................................. 17 1.1.4. Vườn Quốc gia ..................................................................................... 18 1.2. Nội dung cơ bản của xúc tiến du lịch ................................................... 19 1.2.1. Xác định mục tiêu xúc tiến .................................................................. 19 1.2.2. Xác định công chúng mục tiêu ............................................................ 20 1.2.3. Thiết kế thông điệp ............................................................................... 22 1.2.4. Lựa chọn công cụ xúc tiến .................................................................. 24 1.2.5. Xây dựng ngân sách xúc tiến .............................................................. 33 1.2.6. Đánh giá kết quả xúc tiến .................................................................... 35 1.3 Vai trò và ý nghĩa của xúc tiến du lịch .................................................. 35 1.3.1. Vai trò của xúc tiến du lịch.................................................................. 35 1.3.2. Ý nghĩa của xúc tiến du lịch ................................................................ 37 1 Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY ĐẾN THỊ TRƢỜNG KHÁCH INBOUND...40 2.1. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy… ............................................................................................................ 40 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củaVQG Xuân Thủy ................. 40 2.1.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực phục vụ du lịch .................. 41 2.1.3. Hệ thống thiết bị phụ trợ...................................................................... 45 2.1.4. Các sản phẩm du lịch đang khai thác ................................................. 45 2.2. Thực trạng thị trường khách inbound tại VQG Xuân Thủy ................ 48 2.2.1. Lượng khách inbound giai đoạn 2003 - 2012..................................... 48 2.2.2. Lượng khách inbound tính theo mùa vụ ............................................ 50 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy ..................................................................................................... 51 2.3.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật du lịch............................................. 51 2.3.2. Lực lượng lao động trong du lịch ....................................................... 53 2.3.3. Quảng bá du lịch .................................................................................. 54 2.3.4. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ............................ 55 2.4. Thực trạng công tác xúc tiến du lịch của VQG Xuân Thủy .............. 56 2.4.1. Thị trường mục tiêu ............................................................................. 56 2.4.2. Ngân sách xúc tiến của VQG dành cho thị trường khách Inbound . 60 2.4.3. Phương tiện xúc tiến hiện đang sử dụng ............................................ 63 2.4.4. Thông điệp quảng cáo du lịch dành cho thị trường khách inbound. 72 2.5. Đánh giá kết quả xúc tiến du lịch tại Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy dành cho thị trƣờng khách inbound ............................................................ 72 2.5.1. Đánh giá những ưu điểm và kết quả đạt được trong xúc tiến du lịch dành cho thị trường khách inbound ............................................................. 72 2.5.2. Đánh giá những hạn chế còn gặp phải trong quá trình xúc tiến du lịch dành cho thị trường khách du lịch inbound.......................................... 74 2 Tiểu kết chƣơng 2: ........................................................................................ 76 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN DU LỊCH TẠI VQG XUÂN THỦY ............................................................ 77 3.1. Các giải pháp hỗ trợ xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy Việt Nam77 3.1.1. Đào tạo cán bộ và nhân viên ............................................................... 77 3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái ..... 77 3.1.3. Yếu tố marketing .................................................................................. 80 3.1.4. Tăng cường ngân sách xúc tiến du lịch đối với thị trường khách inbound ........................................................................................................... 81 3.1.5. Đầu tư tập trung vào phương tiện xúc tiến theo đặc thù nguồn khách và đa dạng loại hình hoạt động trong tour du lịch ....................................... 82 3.1.5.1. Đầu tư tập trung vào phương tiện xúc tiến theo đặc thù nguồn khách ............................................................................................................... 82 3.1.5.2. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động trong du lịch........................ 83 Quảng cáo: ..................................................................................................... 84 Marketing trực tiếp: ....................................................................................... 84 Khuyến mại: ................................................................................................... 85 Quan hệ công chúng và tuyên truyền: .......................................................... 85 3.2. Một số kiến nghị xúc tiến du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy và các khu ramsa Việt Nam dành cho thị trƣờng khách inbound ................ 86 3.2.1. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương ........................ 86 3.2.2. Tiếp thị quảng bá mô hình du lịch sinh thái cho VQG Xuân Thuỷ .. 87 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 89 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97 3 Danh mục các chữ viết tắt VQG: Vườn Quốc Gia UNESCO: Tổ chức Văn hoá, Giáo dục, Khoa học Liên hiệp quốc DLST: Du lịch sinh thái IUCN: Hệ thống phân dạng bảo tồn thiên nhiên của tổ chức thế giới UBND: Ủy ban nhân dân MCD: Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng HTX: Hợp tác xã 4 1.1. Danh mục bảng biểu 1. Bảng 2.1.2.1. Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Giao Thủy từ năm 2006 đến 2010 2. Bảng 2.1.2.2. Nguồn nhân lực của du lịch Giao Thủy (2006 - 2010). 3. Bảng 2.1.5: Báo giá dịch vụ du lịch của VQG Xuân Thủy 4. Bảng 2.2.1. Số lượng khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷ (Từ năm 2003 – năm 2014) 5. Bảng 2.2.1.2. Số lượng khách quốc tế đến VQG Xuân Thuỷ (Từ năm 2003 – 2014 theo Quốc tịch) 6. Bảng 2.2.2. Số lượng khách nước ngoài đến VQG Xuân Thuỷ (Từ năm 2003 – năm 2012 tính theo Quý) 7. Bảng 2.4.3. Thông tin điều tra về sự tham gia du lịch sinh thái của khách hàng 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi nền kinh tế đã phát triển, thời đại du lịch ồ ạt cũng đã qua, văn minh nhân loại đã tiến một bước dài trong lịch sử phát triển thì cùng với sự phát triển chung đó, du lịch cũng vận hành theo quy luật vốn có của tự nhiên. Đó là quy luật của sự phát triển bền vững. Giờ đây, khái niệm phát triển bền vững không phải là một cụm từ xa lạ với một quốc gia nào hay một lĩnh vực nào nữa. Và với ngành du lịch cũng vậy. Như chúng ta biết, định hướng phát triển bền vững trong ngành du lịch tại Việt Nam trong những năm trở lại đây gắn liền với những cụm từ như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch gắn với tự nhiên. Chính vì thế, những loại hình du lịch này đang là một xu thế được thị trường ưa thích. Đất nước Việt Nam ta được ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nói chung và đặc biệt là cho phát triển những sản phẩm du lịch sinh thái. Như chúng ta được biết, hoạt động du lịch sinh thái gắn với các Vườn Quốc Gia là loại hình du lịch đã phát triển từ lâu trong đó đã tạo dựng lên được những tên tuổi nổi tiếng như VQG Cúc Phương, VQG Cát Tiên, VQG Tam Đảo, VQG Côn Đảo…Nhưng chưa hết, tiềm năng phát triển lại hình du lịch này vẫn còn rất phong phú tại Việt Nam và một trong những tiềm năng ấy là VQG Xuân Thủy, Nam Định. Mặc dù tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại đây dễ dàng có thể nhận thấy và trên thực tế, chính phủ và các cơ quan liên quan cũng đã và đang xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng động tại đây, nhưng trên thực tế, VQG Xuân Thủy vẫn còn là cái tên quá mới mẻ trên trường Quốc tế. Cùng với lợi thế nằm cạnh tuyến du lịch Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nội, và với lợi thế sẵn có về mặt tài nguyên thiên nhiên, Xuân Thủy có cơ hội phát triển thành công loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Vấn đề ở đây chỉ còn là chính sách xúc tiến du lịch. 6 Nhận thấy đây là một điểm sáng để phát triển du lịch sinh thái đối với thị trường khách quốc tế, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và điểm đến tại khu vực miền Bắc, cũng như hiện trạng các hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy còn thiếu và yếu, và hiện trạng nghiên cứu về vấn đề này hiện nay là chưa có nên đề tài nghiên cứu“Xúc tiến du lịch Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định đến thị trƣờng khách inbound” là một vấn đề cần thiết, góp phần xúc tiến hoạt động du lịch tại đây.Như chúng ta thấy, mục đích và ý nghĩa của hoạt động xúc tiến sản phẩm là góp phần đẩy nhanh quá trình bán sản phẩm. Hoạt động xúc tiến được coi như biện pháp hỗ trợ quá trình quảng cáo sản phẩm về lâu dài và mục đích của xúc tiến là sẽ tạo ra được mức tiêu thụ cao trong một khoảng thời gian ngắn và có thể thay đổi thị phần một cách lâu bền khi trên thị trường có nhiều sản phẩm khách nhau. Với ý nghĩa và mục đích ấy, tác giả mong muốn, đề tài sẽ góp một phần hữu ích cho việc phát triển và xúc tiến du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy, đồng thời cũng là hoạt động phát triển du lịch cần thiết nhằm quảng bá hình ảnh VQG tới thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, thúc đẩy lượng khách hàng đến với điểm đến mới này trong tương lai không xa, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu vực miền Bắc nói chung và sản phẩm du lịch sinh thái tại khu vực nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới, xúc tiến du lịch đã được nghiên cứu với một số tên tuổi và công trình nghiên cứu đề cập đến điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch nói chung nhưRonald A. & Elizabeth J. (1984) “Marketing your city”, Ernie H. & Geofrey W.(1992) “Marketing Tourism Destination”, Davidson R. and Maitland R. (1997), “Tourism destination”, Morgan, Nigel (1998), “Tourism promotion & Power: Creating images. Creating identities”, Philip Kotler, Bowen và Markens (2003) “Marketing for hospitality and Tourism”. Lawton 7 và Weaver (2005)“Tourism management”, Steven Pike (2008) “Destination Marketing”, Simon Hudson (2008) “Tourism and Hospitality Marketing”. Tại Việt Nam, đề tài xúc tiến du lịch có một số công trình như Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”, Hoàng Lê Minh (2008) “Tiếp thị trong kinh doanh du lịch”, Nguyễn Văn Dung (2009) “Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch”. Các nghiên cứu về marketing nói chung và xúc tiến nói riêng xuất hiện ở Việt Nam khá muộn so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Tại VQG đã được nghiên cứu với trường hợp điển hình là VQG Ba Vì, VQG Xuân Sơn Phú Thọ, VQG Cát Bà, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, VQG Pù Mát, VQG Cúc Phương…với những đề tài về phát triển du lịch sinh thái, Phát triển du lịch bền vững…Về VQG Xuân Thủy, hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu như “ Phát triển du lịch tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, “ Quy hoạch môi trường và và phát triển bền vững với định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy”,“ Đánh giá giá trị kinh tế của Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững”, Trương Thị Minh Hà; Nhưng chủ yếu vẫn chỉ là đề tài nghiên cứu nhỏ trong phạm vi khóa luận và chưa có đề tài nào đề cập đến xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy một cách chính thống. Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu về marketing du lịch còn xúc tiến du lịch vẫn mới chỉ được nghiên cứu với tư cách là một chiến lược của marketing. Các công trình trên cũng chưa nghiên cứu vấn đề điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch tại VQG một cách toàn diện và hệ thống. Vấn đề xúc tiến du lịch cũng đã được nghiên cứu qua các luận văn thạc sỹ như: Nguyễn Thu Thủy (2007), “Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch MICE cho điểm đến Hà Nội”, Ngô Minh Châu (2009), “Hoạt động xúc tiến 8 du lịch Việt Nam tại Inbound”, Lê Tuấn Minh (2009), “Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá của hàng không Việt Nam (Giai đoạn từ 2005 đến nay)”, Bùi Văn Mạnh (2011), “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003 – 2009”, Lê Thành Công (2011), “Hoạt động xúc tiến của du lịch Nam Định nhằm thu hút khách du lịch Inbound – Thực trạng và giải pháp”, Đinh Trà Nhi (2011), “Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng”. Các luận văn này đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về điểm đến du lịch, xúc tiến du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở một số điểm đến. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các luận văn đã cho thấy cần nghiên cứu kỹ phần cơ sở lý luận để làm cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tại các điểm đến, nhất là các điểm đến sinh thái như VQG. Ngoài ra, đã có nhiều các bài báo, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến như: Bài viết của tác giả Thái Bình “Du lịch Việt Nam qua con mắt nhà báo nước ngoài và vấn đề quảng bá xúc tiến du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7/2004, Nguyễn Tuấn Anh, “Xây dựng và quãng bá du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 36/2008, Trịnh Xuân Dũng “Điểm đến du lịch, lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2009, Nguyễn Tuấn Anh, “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2010, Vụ Thị trường – Tổng cục Du lịch (2010), “Liên kết xúc tiến du lịch cho các tỉnh Bắc Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ An, 2010, Trần Nguyên Trực – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khonkean Thái Lan, “Kinh nghiệm xúc tiến du lịch tại Lào và Thái Lan thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao”, Kỷ yếu Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ An, 2010. 9 Tuy nhiên các công trình tiếp cận vấn đề xúc tiến điểm đến ở các khía cạnh khác nhau và đặc biệt những nghiên cứu về hoạt động xúc tiến điểm đến ở các VQG vẫn còn rất sơ khai. Với chủ thể là VQG Xuân Thủy và đề tài nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy đến thị trường du lịch inbound hiện còn là vấn đề mới chưa được nghiên cứu. Như vậy, đề tài sẽ là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy đến thị trường khách inbound. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là góp phần thúc đẩy hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy, tăng cường quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch tại VQG tới khách inbound, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy trên thị trường khách nước ngoài. Để thực hiện được những mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về xúc tiến du lịch, xúc tiến bán, hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy và những sản phẩm du lịch tại VQG. Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học để bổ sung thông tin. Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy trong những năm gần đây và hiệu quả của các hoạt động xúc tiến trên. Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng hoạt động xúc tiến và phát triển du lịch tại VQG Xuân Thủy hướng tới thị trường khách inbound để thu hút thị trường khách trên tới VQG Xuân Thủy, phát triển du lịch sinh thái theo hướng chuyên nghiệp, bền vững. 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy tới thị trường khách inbound. Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của đề tài là hoạt động xúc tiến du lịch của VQG Xuân Thủy dành cho thị trường khách du lịch inbound hiện nay. Trong đó, tập trung nghiên cứu những hoạt động xúc tiến đã và đang được triển khai, những hoạt động đã và đang làm tốt, thu được những kết quả khả quan và những tồn tại, thiếu sót còn mắc phải trong quá trình triển khai xúc tiến.Từ đó, đưa ra những ý kiến đóng góp, những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế, khắc phục những hạn chế, tồn tại nói chung trong hoạt động xúc tiến tại VQG. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch của VQG Xuân Thủy và những tác động của hoạt động xúc tiến du lịch qua các kênh xúc tiến trong phạm vi không gian khu vực miền Bắc, nơi có khách inbound và nguồn khách có thể dễ dàng tiếp cận tới điểm đến. Phạm vi thời gian: Những tài liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp: Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan đến hoạt động xúc tiến tại khu vực nghiên cứu được thu thập thông qua niên giám thống kê thành phố Hà Nội, Tổng cục du lịch, từ UBND huyện Giao Thủy, UBNN các xã….. 11 Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành đi thực tế 4 đợt vào tại 2 khu vực chính là thành phố Hà Nội nơi có nguồn khách inbound tập trung chủ yếu và tại địa điểm nghiên cứu là VQG Xuân Thủy. Các thời điểm được lựa chọn là thời điểm có nguồn khách inbound các khu vực chính là Châu Âu, Châu Mỹ, khu vực Đông Bắc Á và Austraylia. Thời điểm điền dã tập trung vào mùa chim di cư tới VQG và 1 mùa thấp điểm tại VQG. Phương pháp phỏng vấn: Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn. Các đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ quản lý về du lịch của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, ở phòng Du lịch của huyện Giao Thủy, cán bộ quản lý và một số nhân viên tại VQG, một số người dân và một số du khách. Trong luận văn có trích dẫn ý kiến phỏng vấn của ông Nguyễn Viết Cách – giám đốc VQG Xuân Thủy về vấn đề kinh phí cho hoạt động xúc tiến và các hoạt động xúc tiến hiện đang được áp dụng tại VQG Xuân Thủy hiện nay. Phương pháp bảng hỏi: Là phương pháp thứ ba được sử dụng để thu thập thông tin. Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách nên luận văn chỉ phát được 150 phiếu cho khách du lịch. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài có ý nghĩa về mặt thực tiễn góp phần nghiên cứu thêm về những ưu điểm, hạn chế trong xúc tiến du lịch sinh thái tại VQG tới thị trường khách nước ngoài. Đề tài góp phần bổ sung những hoạt động xúc tiến ứng dụng vào thực tế để phát triển du lịch tại VQG Xuân Thủy nói riêng và các VQG khác nói chung, góp phần tìm ra những ưu nhược điểm còn tồn tại trong hoạt động xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy hiện nay. 12 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về xúc tiến du lịch VQG cho thị trường khách inbound Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch vườn Quốc gia Xuân Thủy đến thị trường khách inbound Chương 3. Các giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xúc tiến du lịch tại VQG Xuân Thủy. KẾT LUẬN 13 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH VQG CHO THỊ TRƢỜNG INBOUND 1.1. Khái niệm 1.1.1. Xúc tiến du lịch Xúc tiến du lịch bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh: “Tourism promotion” và cũng được nhiều người hiểu là tuyên truyền, quảng bá hay chiêu thị du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam, thì thuật ngữ xúc tiến du lịch có nội hàm rất rộng ở tầm vĩ mô, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế hiểu biết về du lịch Việt Nam. - Thứ hai, giáo dục để nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn để đầu tư và phát triển du lịch. - Thứ ba, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Thứ tư, phát triển các tuyến du lịch, điểm du lịch, khu du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng độc đáo, có chất lượng cao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, của từng vùng địa phương có sức mạnh với các sản phẩm du lịch của các nước trong khu vực và trên thị trường du lịch quốc tế. Đây là bốn vấn đề lớn, để thực hiện hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và cư dân địa phương. Từ những nội dung trong khái niệm xúc tiến các nhà nghiên cứu du lịch cũng đưa ra những khái niệm về xúc tiến điểm đến du lịch. Etienns và Binns (2002) định nghĩa khái niệm xúc tiến điểm đến là việc xây dựng và thực hiện một chiến lược liên quan đến việc định vị lại hình ảnh và tái cấu trúc lại kinh 14 tế của một điểm đến hoặc một địa phương cụ thể. Còn theo quan điểm của Gold và Ward (1994) thì Xúc tiến điểm đến liên quan ít nhất đến ba khía cạnh: hình thành và thể hiện hình ảnh của điểm đến; chính sách công; các hoạt động marketing. Trong tập bài giảng Xúc tiến du lịch của Thạc sĩ Nguyễn Thu Thủy Khoa Du lịch học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có đưa ra quan điểm: “Xúc tiến điểm đến (Destination Promotion) là việc xây dựng một chương trình xúc tiến hỗn hợp có sự kết hợp của nhiều công cụ xúc tiến khác nhau nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý trên diện rộng của đông đảo du khách đến điểm du lịch” [20, tr. 4]. Trên thực tế, điều kiện về tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, khả năng tiếp cận của mối điểm đến du lịch là khác nhau. Nhưng xét trên phạm vi về khả năng cung ứng, đáp ứng nhu cầu của du khách thì mỗi một điểm đến lại có những lợi thế nhất định. Vì vậy mỗi điểm đến để có thể thu hút được du khách về với mình thì một chiến lược xúc tiến du lịch thường được xây dựng dựa vào những điểm nổi trội của điểm đến để có thể quảng bá đối với du khách. Như vậy, xúc tiến du lịch hay xúc tiến điểm đến du lịch không phải là một hoạt động mang tính nội bộ riêng lẻ, mà là sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành nên sản phẩm điểm đến du lịch vì mục tiêu chung đã đặt ra. Và các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch chính là một hệ thống các quyết định liên quan đến mục tiêu, người nhận tin, ngân sách xúc tiến nhằm phát triển và duy trì hiệu quả một hỗn hợp công cụ truyền thông trên cơ sở nguồn lực của các tổ chức, để thu hút một cách cạnh tranh các khách hàng hiện tại và tiềm năng tới điểm đến, đạt được các mục tiêu xúc tiến và các mục tiêu chung của tổ chức. Trong phạm vi của luận văn này, khái niệm xúc tiến du lịch được nghiên cứu trong phạm vi xúc tiến bán sản phẩm du lịch đến thị trường khách nước ngoài đến Việt Nam. Như vậy, mục tiêu của luận văn là làm rõ hoạt 15 động xúc tiến bán sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch dựa vào tự nhiên tại VQG Xuân Thủy. 1.1.2. Khách du lịch, khách du lịch inbound Để hiểu khái niệm khách du lịch inbound, trước tiên ta đến với với niệm: Khách du lịch. Việc xác định ai là du khách có nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây cần phân biệt giữa khách du lịch, khách thăm quan và lữ khách dựa vào tiêu thức: Mục đích, thời gian, không gian chuyến đi. Theo nhà kinh tế học người Anh: Khách du lịch là “tất cả những người thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian dưới 1 năm và chi tiêu tiền bạc mà nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”. Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”. Năm 1937 Ủy ban thống kê của liên hiệp quốc đưa ra khái niệm về khách quốc tế như sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24h”. Tại điều 34, Chương 5 trong Luật Du lịch số 44/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định về khách du lịch như sau: 1. Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. 2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 3. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Nếu lấy Việt Nam làm trục thì có thể hiểu khái niệm khách inbound như sau: 16 - Khách Inbound: Người nước ngoài hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài vào VN đi du lịch. Như vậy, theo định nghĩa trên, khái niệm khách inbound trong phạm vi luận văn này được hiểu là “những khách du lịch là người nước ngoài hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài vào Việt Nam du lịch và cụ thể là đến với VQG Xuân Thủy”. 1.1.3. Thị trường du lịch, thị trường inbound Khái niệm thị trường du lich tiếp cận theo kinh tế chính trị học là: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán giữa cung và cầu và toàn bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. Với góc độ kinh tế: Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi. Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”. Theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”. Tiếp cận theo marketing du lịch: 17 Theo nghĩa rộng thị trường du lịch là tập hợp người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ta ngành du lịch. Theo nghĩa hẹp (góc độ của nhà kinh doanh du lịch) thị trường du lịch là nhóm người mua có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm du lịch hay một dãy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng. Phân loại thị trường du lịch: Căn cứ vào vị trí địa lý và biên giới lãnh thổ, thị trường du lịch chia làm hai loại là thị trường du lịch quốc gia và thị trường du lịch quốc tế(trong đó có thị trường du lịch inbound). Từ đó suy ra, thị trường inbound được hiểu theo nghĩa hẹp từ góc độ marketing du lịch là: nhóm người mua là khách inbound có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm du lịch hay một dãy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng. 1.1.4.Vườn Quốc gia Theo quyết định Số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12 tháng 10 năm 2005, về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, khái niệm Vườn Quốc Gia (VQG) được hiểu là: “VQG là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước/biển,có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.” VQG ở Việt Nam được hiểu theo khoản 1 điều 13 quy chế quản lý rừng ban hành theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 08 năm 2006 của thủ tướng chính phủ như sau: “VQG là khu vực tự nhiên trên đất liền 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan