Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu hàng nông sản ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...

Tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
15
372
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ======== NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHCN Mã số: 05.02.01 Người hướng dẫn : PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG HÀ NỘI - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau 20 năm đổi mới cơ chế kinh tế với các chính sách mở cửa đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế và thực hiện chương trình khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định: bình quân hàng năm tăng 5,75% trong giai đoạn 1991-2002, riêng năm 2005 ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước Việt Nam vẫn tăng 3,2%. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu có qui mô lớn như: lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, chè ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong nhiều năm qua là một trong những thành tựu nổi bật nhất của công cuộc đổi mới đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng nông sản năm 2000 là 2.563,4 triệu USD, đến năm 2003 tăng lên 2.672 triệu USD, năm 2004 là 3.383,6 triệu USD, năm 2005 là 4.467,4 triệu USD, trị giá xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2006 là 6266,1 triệu USD. XKNS hiện là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu và cơ cấu thị trường cũng đã có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng hàng hoá đã qua chế biến tăng khá nhanh, thị trường xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng đã có những thay đổi tích cực. Trong nhiều năm liền xuất khẩu đã trở thành động lực chính của tăng trưởng GDP và xuất khẩu nông sản đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhờ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, khẳng định rõ vị trí của nền nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Một số nông sản của Việt nam đã khẳng định được vị thế trên thế giới cả về số lượng và chất lượng: Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, điều nhân, đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu, thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè. Tuy đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng cho đến nay xuất khẩu của Việt Nam còn khá nhỏ bé, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2005 đạt 32.447,1 triệu USD, trong khi đó nông sản chiếm 4.467,4 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Philippin, Ân Độ,...) [41, 435] Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2001), và trở thành thành viên của WTO kinh tế Việt Nam tuy có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường, nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trước sự cạnh tranh quốc tế gay gắt do chúng ta chưa có mấy lợi thế về trình độ sản xuất, về chủng loại hàng hoá, về kinh nghiệm trong thương mại quốc tế. Vì thế việc tiếp tục đổi mới chính sách để khai thác các lợi thế về tiềm năng nhằm phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu là một trong các vấn đề trọng yếu để Việt Nam phát triển nền kinh tế, mở rộng thị trường và hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Trước tình hình đó, Nhà nước cần tìm ra những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi gia nhập WTO. Cho nên, việc phân tích thực trạng, vạch ra hạn chế và tìm ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay là rất quan trọng. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh đề tài này đã có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có một số công trình và bài viết tiêu biểu sau: “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Nxb CTQG 2003 của tác giả GSTS Chu Văn Cấp (chủ biên). “Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trong thương mại quốc tế” của tác giả Thân Danh Phúc- Tạp chí kinh tế và phát triển, số 31, 1999. “Một số giải pháp tạo bước đột phá trong xuất khẩu nông sản ở Việt nam”- Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3 năm 2000. “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản” tác giả Nguyễn Hữu Khải, Nxb Thống kê 2003. “Làm thế nào để thực hiện quy hoạch nông sản xuất khẩu”, Th.S Trịnh Thị Ái Hoa - Số 3/2006 Tạp chí Kinh tế và dự báo. “Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Đình Long – Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông sản, 2002. “Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản ở đồng bằng sông Hồng” Luận văn tiến sĩ của tác giả Hoàng Văn Phấn. “Đổi mới một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nước ta hiện nay” Luận văn thạc sỹ của tác giả Trịnh Thị Ái Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khoa học khác đi sâu nghiên cứu từng loại nông sản xuất khẩu riêng biệt của nước ta thời gian vừa qua như: lúa gạo, cà phê, điều,...(xin xem thêm trong phần tài liệu tham khảo). Nhìn chung vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt nam đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong bối cảnh mới, đặc biệt là khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thì càng có nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu giải quyết những vấn đề đặt ra có tính thời sự hơn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, và nêu lên những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài: Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống vai trò, đặc điểm, thực trạng của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thời cơ, thách thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn cố gắng đề xuất những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, và để hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài: Thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ vai trò của xuất khẩu nông sản trong quá trình CNH, HĐH trong các nước đang phát triển. - Khảo cứu, phân tích kinh nghiệm một số nước trên thế giới làm cơ sở kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là thời kỳ 1991 đến nay. - Đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có hiệu quả hơn trong thời gian tới ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn lấy việc phân tích những vấn đề kinh tế chủ yếu của XKNS, phân tích vai trò, định hướng và những giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản làm đối tượng nghiên cứu. Do điều kiện có hạn nên luận văn chỉ nghiên cứu ba loại nông sản trong các loại NSXK chủ lực Việt Nam đó là: gạo, cà phê, chè. Ba loại nông sản này được chọn là do: gạo là hàng xuất khẩu chủ lực tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ hai thế giới, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 20% khối lượng gạo sản xuất ra. Cà phê là hàng nông sản quan trọng thứ hai của Việt Nam sau lúa gạo, tập trung ở Tây Nguyên, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Việc sản xuất cà phê hầu hết dành cho xuất khẩu (95%) là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Hiện nay hai mặt hàng này được Chính phủ phân vào nhóm nông sản có khả năng cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu gạo và cà phê thường chiếm khoảng từ 50% đến 70% tổng KNXK nông sản của ta. Mặt hàng chè được trồng chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, mặc dù KNXK chưa lớn nhưng cũng xếp thứ bảy trong các nước xuất khẩu chè lớn của thế giới. Xuất khẩu chè chiếm tỷ trọng 75% đến 85% lượng chè sản xuất. Chè của Việt Nam thuộc nhóm NSXK có khả năng cạnh tranh có điều kiện, mặt khác chè lại thuộc nhóm cây “xoá đói giảm nghèo” của Việt Nam. Vì thế cùng với gạo và cà phê, chè cũng trở thành mặt hàng nông sản có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hơn nữa ba loại cây lại nằm ở ba miền Bắc, Trung, Nam có thể khái quát cho tình hình XKNS ở Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chủ yếu để phân tích, lấy địa bàn cả nước làm không gian nghiên cứu, hướng sự phân tích tập trung vào thời kỳ 1991 đến nay, vì từ năm 1991 XKNS bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh, đạt giá trị lớn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các phương pháp của khoa kinh tế chính trị: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, luận văn chú trọng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh để phục vụ cho việc nghiên cứu. Về thực tiễn, luận văn xuất phát từ tình hình xuất khẩu của nông sản Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực,... 6. Đóng góp mới của luận văn: - Phân tích thực trạng XKNS, đưa ra các đánh giá cần thiết, đặc biệt làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với lĩnh vực xuất khẩu nông sản. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động XKNS trong thời gian tới của Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Tên luận văn : “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, về nội dung, luận văn được chia làm 3 chương 8 tiết. Chương 1: Một số vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số quan điểm và các giải pháp kinh tế chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới. NỘI DUNG CHƢƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 1.1. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản Mỗi quốc gia đều chỉ có những nguồn lực nhất định. Để sản xuất ra một mặt hàng nào đó với số lượng bao nhiêu, nhiều hay ít so với những mặt hàng khác thì nền kinh tế phải có sự lựa chọn để phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý. Xét trên góc độ hiệu quả kinh tế, đương nhiên mỗi quốc gia cần lựa chọn việc sản xuất ra những mặt hàng có lợi thế so sánh lớn nhất để trao đổi với nhau, nhờ đó có thể tận dụng và phát huy được các lợi thế sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng cao hiệu qủa sản xuất. Từ thế kỷ XVIII, các nhà khoa học người Anh là Ađam Smith và David Ricacdo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối, đến nay các lý thuyết này vẫn là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế. 1.1.1. Lợi thế tuyệt đối Ađam Smith (1723-1770), nhà kinh tế học cổ điển người Anh trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng : “Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công”. Ông là nhà kinh tế đầu tiên trên thế giới nhận thấy phân công quốc tế, tiến bộ kinh tế và đầu tư là những động lực của phát triển kinh tế. Ađam Smith cũng đã phê phán những mặt hạn chế của Chủ nghĩa trọng thương và chứng minh rằng thương mại quốc tế đã giúp cho các nước tăng được giá trị tài sản của mình trên nguyên tắc phân công quốc tế. Ađam Smith cho rằng mỗi quốc gia cần chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà mình có lợi thế tuyệt đối. Những tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngành được chuyên môn hoá trong phân công quốc tế là những điều kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu mà chỉ nước đó mới có mà thôi. Nói cách khác, theo ông, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là nguyên nhân của thương mại quốc tế và quyết định cơ cấu thương mại quốc tế. Theo Ađam Smith, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có của mình như : đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học, công nghệ và kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh,...Như vậy các quốc gia cần tiến hành sản xuất chuyên môn hoá những mặt hàng nào đó mà họ có lợi thế tuyệt đối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi với các nước thì hai bên đều có lợi. Ông cho rằng, hai quốc gia trao đổi thương mại với nhau là dựa trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi (vì nếu không có lợi thì các quốc gia sẽ từ chối tham gia), lợi ích của thương mại bắt nguồn từ lợi thế tuyệt đối của một quốc gia. Từ lập luận đó Ađam Smith chủ trương là phải tự do kinh doanh vì mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có mục đích thu lợi nhuận tối ưu. Do vậy việc cho phép tự do kinh doanh sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực của các nước sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả cao hơn, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng và bằng cách đó mọi người dân của các nước đều được tiêu dùng nhiều loại sản phẩm theo mức mong muốn lớn hơn thông qua thương mại quốc tế. Như vậy, sản xuất chuyên môn hoá dựa vào lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế đảm bảo có lợi cho các nước. Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần của thương mại quốc tế. Bởi lẽ trên thực tế, nếu như ở một vài quốc gia nào đó vì không có những tài nguyên thiên nhiên dồi dào và không có các tiềm năng to lớn như các nước khác thì liệu những quốc gia đó sẽ không thể tham gia vào thương mại quốc tế hay sao? Chính vì vậy, việc đẩy mạnh thương mại quốc tế của nhiều nước phát triển vốn dĩ nghèo tài nguyên thiên nhiên như : Nhật, Thụy Sĩ, Áo,... sẽ không thể giải thích được bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Vì sự hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trước tình hình phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế nên đã ra đời lý thuyết lợi thế tương đối. 1.1.2. Lợi thế tƣơng đối Trên cơ sở kế thừa và phê phán lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Ađam Smith, David Ricacdo đã xây dựng nên học thuyết về lợi thế so sánh hay còn gọi là học thuyết lợi thế tương đối. Ông cho rằng sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn về điều kiện sản xuất nói chung nhưng đều có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất một sản phẩm nào đó và cùng tham gia vào thương mại quốc tế. Nguyên tắc này chỉ ra rằng : một nước (hoặc một người) có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của mình bằng cách chuyên môn hoá vào việc sản xuất những hàng hoá có năng suất tương đối cao hơn. Điều đó có nghĩa là bất cứ quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dù rằng quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các nước khác. Theo David Ricacdo thì trong qúa trình tham gia thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ lựa chọn sản xuất loại hàng hoá và dịch vụ có lợi nhất cho xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ, mà việc sản xuất chúng có nhiều bất lợi. Xét cho cùng, lợi thế so sánh là do có sự khác biệt quốc tế về năng suất lao động tương đối. Theo thuyết “lợi thế tương đối” chuyên môn hoá quốc tế không nhất thiết phải tập trung vào các ngành có lợi thế tuyệt đối, nó chỉ đòi hỏi có được lợi thế tương đối mà thôi. Tuy nhiên, mô hình của David Ricacdo cũng còn hạn chế ở chỗ: ông đã dựa trên hàng loạt các giả thiết đơn giản hoá lý thuyết về giá trị lao động để chứng minh cho qui luật này. Nhưng trên thực tế, lao động không phải là đồng nhất, những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau với những mức lương khác nhau. Hơn nữa, hàng hoá được làm ra không chỉ do một yếu tố lao động mà còn có sự tham gia của nhiều yếu tố nữa như: đất đai, vốn, khoa học - công nghệ. Mặt khác, mô hình David Ricacdo cũng bỏ qua vai trò về lợi thế nhờ qui mô. Lý thuyết “lợi thế so sánh” hay “lợi thế tương đối” mới chỉ ra được cơ sở và nguyên tắc của sự trao đổi và phân công lao động quốc tế, còn cơ chế hoạt động của nó như thế nào trên thực tế chưa được nghiên cứu kỹ. Chính vì vậy, lý thuyết này đã được nhiều nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển thêm. Nhằm hoàn thiện lý thuyết chung về kinh tế quốc tế Haberler đã đưa ra lý thuyết về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của một sản phẩm được hiểu là số lượng sản phẩm khác phải hy sinh để dành tài nguyên cho sản TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nƣớc ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia Hà nội, 2003. 2. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam (chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà nội, tháng 8 năm 2004. 3. Claes Lindahl- Tƣ vấn cao cấp của trung tâm thƣơng mại quốc tế ITC (2003) "Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam ". Sách : Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới (1986- 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội 2003. 5. Bạch Thụ Cƣờng, Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2002. 6. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995. 7. Th.S Phạm Quang Diệu, Phạm Hoàng Ngân, Nông nghiệp Việt Nam hội nhập WTO, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 8 (124)/ 2006, tr54 – 62. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, lần thứ VIII (1996), lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006). 9. Th S Nguyễn Thị Đƣờng, Xuất khẩu hàng nông sản Việt nam vào thị trƣờng Trung Quốc thực trạng và giải pháp, Tạp chí thƣơng mại số 13/2006, tr 9,10. 10. Đỗ Duy Hà, Tác động và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam khi gia nhập WTO, Tạp chí Nông thôn mới, kỳ 1+2 tháng 11/2006, tr8 -11. 11. Trần Thị Kim Hải, Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trƣờng Châu Âu trong những năm gần đây, Tạp chí Thƣơng mại số 32, 2/2003. 12. Bùi Khắc Hiền, Sức cạnh tranh hạt điều xuất khẩu của Việt nam thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng Đại học Nông nghiệp 1, 2004. 13. PGS.TS Hoàng Ngọc Hòa (chủ biên), Phối hợp một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG, Hà nội 2005. 14. Trịnh Ái Hoa, Đổi mới một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. 15. Minh Hoài: Xuất khẩu gạo 2005, thành tựu và vấn đề, Tạp chí thƣơng mại số 5 + 6 +7/2006, tr 10,11,12. 16. M inh Hoài (2007), Nông nghiệp Việt Nam sau khi vào WTO, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 2, tháng 1, tr3 – 7. 17. TS Lê Thị Hƣờng, Một số giải pháp tạo bƣớc đột phá trong xuất khẩu nông sản Việt Nam,Tạp chí kinh tế và dự báo 2004. 18.TS Nguyễn Hữu Khải, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn Việt nam và chƣơng trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Nxb Thống kê, Hà nội, 2003. 19. PGS TS Nguyễn Bách Khoa, Chính sách thƣơng mại và marketing quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, 2004. 20. TS Phí Văn Kỷ, Cây điều Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. 21. PTS Nguyễn Đình Long, PTS Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định, Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt nam, Nxb Nông nghiệp, Hà nội 1999. 22. TS Nguyễn Đình Long, Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới, Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002. 23. Đoàn Thị Mai, Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt nam thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 2005. 24. Th.S Trần Hồng Minh, Tác động của hội nhập kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 9/2006, tr19 – 21. 25. Hoàng Văn Phấn, Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản ở đồng bằng sông Hồng, Luận văn tiến sĩ. 26. Thân Danh Phúc, Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trong thƣơng mại quốc tế, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 31, 1999. 27. Đinh Thị Kim Phƣợng, Nông nghiệp Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Thị trƣờng Nông sản, số 8 - 12/2006, tr13 - 15. 28. Ngọc Quỳnh, Vai trò của Nhà nƣớc trong việc xúc tiến kinh doanh nông sản, Tạp chí thƣơng mại số 12/2006, tr 3,4. 29. Tạp chí sản xuất thị trƣờng NN&PTNT số 32 năm 2006: Dự báo mậu dịch gạo thế giới năm 2006 và 2007, tr 14,15. 30. Tạp chí sản xuất thị trƣờng NN&PTNT số cuối tháng 7 năm 2006, Thị trƣờng xuất khẩu chính của nông sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006, tr 25,26. 31. Tạp chí Kinh tế và dự báo, Một số giải pháp tạo bƣớc đột phá trong xuất khẩu nông sản ở Việt Nam, số 3 năm 2000. 32. Huỳnh Tham, Phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà nội, 1999. 33. TS Lê Đình Thắng, Chính sách phát triển Nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, 2000. 34. Lê Văn Thanh, Xuất khẩu hàng nông sản trong chiến lƣợc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 35. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Xuất khẩu tinh chế không dễ, số ra ngày 27-7- 2006, tr 38, 39. 36. PTS Vũ Hồng Tiến, Những vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà nội, 1996. 37. Song Toàn, Tạo điều kiện để gạo Việt Nam cạnh tranh thắng lợi trên thị trƣờng quốc tế, Thƣơng mại Việt Nam số 18/1999. 38. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1998, Nxb Thống kê, Hà nội, 1999. 39. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1999, Nxb Thống kê, Hà nội, 2000. 40. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1998, Nxb Thống kê, Hà nội, 2001. 41. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà nội, 2006. 42. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà nội, 2007. 43. Tổng cục Thống kê, Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005, Nxb Thống kê, Hà nội 2006. 44. Nguyễn Xuân Trình, Cảnh báo về sức cạnh tranh của chè Việt Nam, Tạp chí thƣơng mại số 32, 2002. 45. Trung tâm tin học Nông nghiệp và PTNT, Bản tin phục vụ lãnh đạo, Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (số 1,6/ 2000), (số 6,7,8/ 2004), (số 3,10,12/ 2005), (số 6, 10/2006), (số 1, 6/2007). 46. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia: Kỷ yếu diễn đàn Việt Nam, sẵn sàng gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 2004. 47. Phạm Hồng Tú - Phan Ngọc Bảo, Triển vọng thị trƣờng hàng nông sản thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đến 2010, Viện nghiên cứu thƣơng mại, Hà nội 1999. 48. Nguyễn Thị Tú: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vào thị trƣờng EU, Luận văn thạc sỹ, 2004. 49. TS Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên): Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nxb CTQG, Hà nội 2005. 50. TS Lê Thị Anh Vân, Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động 2003. 51. Viện Kinh tế Nông nghiệp, Bộ NN& PTNT, Báo cáo khoa học Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trƣờng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới (gạo, cà phê, cao su, chè, điều), Hà nội 2/2001. 52. Viện Kinh tế Nông nghiệp, Bộ NN & PTNT, Kỷ yếu khoa học Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và PTNT(1996 - 2002), Nxb Nông nghiệp, Hà nội 2002. 53. Vụ kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nghiên cứu điều kiện hình thành sàn giao dịch nông sản tại Việt nam, Hà nội, 12/2004. 54. Vụ Kế hoạch, Bộ NNvà PTNT, Đề cƣơng chƣơng trình phát triển thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại hàng nông lâm sản giai đoạn 2004 2010. 55. Phạm Thế Vỹ, Nâng cao hàm lƣợng “chất xám” trong nông sản xuất khẩu, Tạp chí Thƣơng mại số 19/ 2002, tr 10 - 11. 56. Thông tin từ các trang web: http//www.agroviet.gov.vn http//www.goole.com http//www.vinanet.com.vn http//www.mard.gov.vn http//www.ispard.gov.vn http//www.faostat.org
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan