Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường chlb đức...

Tài liệu Xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường chlb đức

.PDF
130
10
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN VIỆT HÙNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHLB ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN VIỆT HÙNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CHLB ĐỨC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được sử dụng, trích dẫn trong luận văn là tin cậy, trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình./. Hà Nội, ngày....tháng....năm.... Học viên thực hiện Trần Việt Hùng LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Văn Dũng, giảng viên hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thiện Luận văn. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Kinh tế Chính trị cùng toàn thể các thầy cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và nhân viên Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, các đơn vị chức năng liên quan khác đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án của mình. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG QUỐC GIA KHÁC .............................................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................5 1.1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................5 1.1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu .............................................7 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu ..........................7 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................7 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu hàng hoá ........................................15 1.2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa ....................................................................................................................26 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa ....32 1.3. Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu sang CHLB Đức của một số nước và bài học đối với Việt Nam ................................................................................................34 1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu sang CHLB Đức của một số nước ......................................................................................................................34 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................38 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................41 2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................................41 2.2. Các phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................43 2.2.1. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp .........................................43 2.2.2. Phương pháp so sánh.......................................................................................45 2.2.3. Phương pháp phân tích thống kê .....................................................................45 2.2.4. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic ....................................................46 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG CHLB ĐỨC .....................................................48 3.1. Tình hình quản lý nhà nước đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang CHLB Đức ................................................................................................................48 3.1.1. Quan hệ ngoại giao và các hiệp định kinh tế giữa Việt Nam và CHLB Đức .48 3.1.2. Ban hành và thực hiện pháp luật liên quan đến xuất khẩu hàng hóa ..............49 3.1.3. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình xuất khẩu hàng hóa ....................................................................................................................51 3.1.4. Cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu sang CHLB Đức ...................................56 3.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức ...............................................................................................62 3.1.6. Kiểm tra, giám sát và xử lý vấn đề phát sinh ..................................................63 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức ...65 3.2.1. Nhóm nhân tố chủ thể quản lý ........................................................................65 3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc đối tượng quản lý ..........................................................65 3.2.3. Nhóm nhân tố bên ngoài .................................................................................66 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức ........................................................................................................70 3.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................70 3.3.2. Đánh giá theo tiêu chí .....................................................................................76 3.3.3. Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa sang CHLB Đức ................................................................................................................80 3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang CHLB Đức................................................................................88 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG CHLB ĐỨC ........................................91 4.1. Xu hướng tiêu dùng thị trường CHLB Đức và định hướng xuất khẩu hàng sang thị trường CHLB Đức ...............................................................................................91 4.1.1. Xu hướng tiêu dùng thị trường CHLB Đức ....................................................91 4.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CHLB Đức........92 4.1.3. Mục tiêu xuất khẩu vào CHLB Đức đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 ..................................................................................................................94 4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức ...............................................................................................95 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức ...............................................................................................98 4.3.1. Phát triển quan hệ kinh tế với CHLB Đức theo chiều sâu ..............................98 4.3.2. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến xuất khẩu hàng hóa và thực thi hiệu quả 98 4.3.3. Hoàn thiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xuất khẩu hàng hóa ............100 4.3.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xuất khẩu ...........................................102 4.3.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về hoạt động XKHH .............................112 4.3.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vấn đề phát sinh................113 KẾT LUẬN ............................................................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 CHLB Cộng hòa liên bang 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 4 DN DN 5 EC Tổng vụ sức khỏe và người tiêu dùng 6 EU Liên minh châu Âu 7 EVFTA Hiệp định thương mại tự do EU 8 FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 9 FTA Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 10 GTGT Giá trị gia tăng 11 CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 12 TMQT Thương mại quốc tế 13 TTQT Thị trường quốc tế 14 TQ Trung Quốc 15 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 16 WTO Tổ chức thương mại thế giới 17 XKHH Xuất khẩu hàng hóa i DANH MỤC BẢNG STT 1 Bảng Nội dung Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Đức 2016 - 2019 ii Trang 72 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 2.1 Các phương pháp thu thập thông tin, số liệu. 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 4 Hình 3.3 Tổng lượng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Đức. 5 Hình 3.4 6 Hình 3.5 7 Hình 3.6 8 Hình 3.7 9 Hình 3.8 10 Hình 3.9 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam. Trị giá xuất khẩu và tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Việt Nam sang Đức năm 2019. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Đức năm 2019. Sản lượng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Đức từ 2016 - 2019 Sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Đức từ 2016 – 2019. Sản lượng xuất khẩu lâm sản Việt Nam sang Đức từ 2016 – 2019. Sản lượng xuất khẩu đồ điện tử, linh kiện Việt Nam sang Đức từ 2016 – 2019. Sản lượng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Đức từ 2016 – 2019. iii Trang 41 62 72 73 74 74 75 75 76 76 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu hàng hóa (XKHH) Việt Nam sang các nước lớn trên thế giới đang phát triển đầy triển vọng, có những đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân, là động lực để phát triển đất nước đảm bảo ổn định chính trị, xã hội. Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) có hiệu lực, tiềm năng ngành XKHH Việt Nam sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. CHLB Đức là nền kinh tế lớn nhất tại châu Âu, thứ 4 thế giới, với vai trò đầu tàu của châu Âu, là thành viên nòng cốt của các tổ chức chính trị, kinh tế, quân sự có tầm ảnh hưởng bao trùm thế giới. Vì vậy, CHLB Đức là một trong những thị trường lớn có tiềm năng trong khu vực liên minh châu Âu (EU) cũng như trên thế giới. Hơn nữa, mối quan hệ giữa Việt Nam và CHLB Đức càng trở nên tích cực, phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực xuất nhập khẩu sau khi hai nước cùng ký quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai tháng 10/2011. Hiện CHLB Đức tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU, đồng thời vừa là thị trường trực tiếp vừa là cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu rộng lớn. Số lượng sản phẩm của Việt Nam có mặt tại thị trường Đức tương đối lớn, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang CHLB Đức chủ yếu là sản phẩm may mặc, giày dép, cà phê, sản phẩm gỗ, thủy hải sản, máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, điện thoại các loại và linh kiện.... nhưng chủ yếu là hàng gia công có giá trị gia tăng (GTGT) chưa được tối ưu. Sản phẩm mang thương hiệu của các doanh nghiệp (DN) Việt Namxuất khẩu vào thị trường Đức còn nhiều hạn chế, chưa có số lượng lớn, chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, chính sách nhập khẩu của CHLB Đức được điều chỉnh khắt khe hơn, các tiêu chuẩn kỹ thuật, rào cản thương mại được áp dụng, tăng cường gây khó khăn rất lớn cho các DN Việt Nam khi xuất khẩu sang Đức. Cả năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chỉ đạt 6,55 tỷ USD suy 1 giảm hơn 4% so với năm 2018. Do vậy, mặc dù thị trường Đức luôn được đánh giá có nhiều tiềm năng nhưng việc XKHH Việt Nam vào thị trường này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặt ra những thách thức đối với chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. Hiện nay trong giai đoạn hội nhập quốc tế (HNQT) sâu rộng, FTA chuẩn bị được triển khai trong thời gian tới, vai trò quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động XKHH Việt Namsang CHLB Đức càng được thể hiện mạnh mẽ và cần được đổi mới, hoàn thiện để tranh thủ những cơ hội, hạn chế những rủi ro, tạo đà bứt phá cho hoạt động XKHH Việt Nam sang thị trường CHLB Đức. Theo đó, nhiều nội dung QLNN đối với hoạt động XKHH sang CHLB Đức đã được chú trọng hoàn thiện phù hợp trong thời kỳ đổi mới từ các hoạt động kiểm tra, giám sát cho đến các chính sách pháp lý theo hướng có lợi nhất cho các hoạt động XKHH Việt Nam sang CHLB Đức nói riêng và các hoạt động XKHH của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên QLNN đối với hoạt động xuất khẩu vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém nhất định. Các chiến lược chính sách hỗ trợ xuất khẩu có nội dung đôi khi xa rời thực tế, chủ yếu tập trung về số lượng thiếu sự cạnh tranh, phát triển về chất lượng, gia tăng giá trị thương hiệu sản phẩm, nhiều chính sách chưa được hoàn thiện, đôi khi rườm rà, phức tạp gây cản trở đến các chủ thể kinh doanh; hạn chế, thiếu minh bạch trong các khâu kiểm tra và giám sát... Do vậy, hiệu quả đóng góp của QLNN đối với các hoạt động XKHH Việt Nam vào thị trường CHLB Đức còn chưa cao, mặc dù, CHLB Đức là thị trường rất tiềm năng. Từ những phân tích kể trên và nhận thức được tầm quan trọng của vai trò QLNN trong việc thúc đẩy có hiệu quả các hoạt động XKHH Việt Nam sang thị trường CHLB Đức nhằm tranh thủ những lợi ích có được từ quá trình HNQT sâu rộng, đặc biệt khi áp dụng các FTA, qua đó, khai thác tối đa tiềm năng của thị trường CHLB Đức, em xin đề xuất thực hiện nghiên cứu đề tài “Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CHLB Đức”. Theo đó, nâng cao hiểu biết về tình hình QLNN đối với hoạt động XKHH Việt Nam sang Đức, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tăng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất khẩu nhằm khai thác tiềm năng XKHH sang thị trường CHLB Đức. 2 2. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn Những hạn chế, bất cập trong XKHH Việt Nam sang CHLB Đức? Chính phủ cần đưa ra các giải pháp gì để khắc phục những hạn chế, bất cập đó? Đồng thời thúc đẩy XKHH Việt Nam sang CHLB Đức? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động XKHH Việt Nam sang CHLB Đức, từ đó, đề xuất các giải pháp dựa theo cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cải thiện hiệu quả QLNN nhằm đẩy mạnh XKHH Việt Nam sang CHLB Đức. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nội dung QLNN về hoạt động xuất khẩu. - Đánh giá thực trạng tình hình QLNN đối với hoạt động XKHH của Việt Nam sang thị trường CHLB Đức thời gian qua. - Đưa ra các giải pháp gắn với thực tế cho các hoạt động QLNN nhằm thúc đẩy các hoạt động XKHH của Việt Nam sang thị trường CHLB Đức trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu XKHH sang thị trường CHLB Đức dưới góc độ quản lý kinh tế chính là nghiên cứu QLNN đối với hoạt động XKHH của DN Việt Nam sang thị trường CHLB Đức. Chủ thể nghiên cứu: Bộ Công thương Thời gian nghiên cứu tập trung vào các năm 2017, 2018, 2019. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: nghiên cứu tình hình XKHH DN Việt Nam sang thị trường CHLB Đức. - Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu về tình hình XKHH DN Việt Nam sang thị trường CHLB Đức các năm 2017, 2018, 2019. Nghiên cứu đề xuất 3 giải pháp gắn với thực tế nhằm đẩy mạnh XKHH DN Việt Nam sang thị trường CHLB Đức trong những năm tới. - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung QLNN đối với hoạt động XKHH Việt Nam sang thị trường CHLB Đức. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia khác Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng CHLB Đức Chƣơng 4: Định hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG QUỐC GIA KHÁC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tác giả Trần Thanh Long và Võ Minh Vượng “Determinants of Vietnam’s export to EU market”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Gravity và bảng dữ liệu để xác định các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2007 – 2017. Tác giả cũng sử dụng công cụ định tính HausmanTaylor cho sự kết hợp tối ưu giữa phương pháp hiệu ứng cố định (FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (RE). Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố quyết định xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU bao gồm: Tổng dân số (+2,512); tổng GDP bình quân đầu người (+1,256); chỉ số CSHT của Việt Nam (+0,824) và độ mở thương mại tổng hợp (+0,377). Căn cứ các kết quả này, bài viết cũng đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tô Thị Kim Hồng, 2016 “Sự biến động giá và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới”. Phương pháp định tính và phương pháp định lượng được áp dụng trong bài viết để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Vũ Thị Mai Anh, 2019 “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu”. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích định tính để phân tích các yếu tố về quy mô sản xuất, quy mô nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, thể chế, cơ chế, CSHT công nghệ, môi trường kinh tế vĩ mô, rào cản kỹ thuật, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, chất lượng hàng hóa tác động đến xuất khẩu hàng chế biến Việt Nam sang EU. Ngoài ra, phương pháp định lượng được tác giả sử dụng để lượng hóa tác động của các yếu tố tổng sản phẩm quốc nội gộp, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người gộp, khoảng cách về mặt địa lý, khoảng cách thể chế, khoảng cách công nghệ, vị trí tiếp giáp biển… Từ đó chỉ ra được tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU và dự báo được xu hướng xuất khẩu hàng chế biến trong dài hạn. 5 Nghiên cứu của Mỹ (2016) về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam”, tác giả áp dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong đó sử dụng 02 mô hình để phân tích là mô hình phân tích thị phần không đổi và mô hình trọng lực. Thông qua phân tích mô hình trọng lực chỉ ra có 11 nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung, gạo và cà phê nói riêng của Việt Nam. Đó chính là, GDP của Việt Nam, GDP nước xuất khẩu, dân số của hai quốc gia, diện tích đất nông nghiệp của hai quốc gia, lạm phát ở Việt Nam, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của hai quốc gia… Thông qua bài nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các nhân tố tích cực và tiêu cực tác động hoạt động xuất khẩu. Nghiên cứu Đỗ Thị Hòa Nhã (2017) về “Các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU”, hai phương pháp phân tích định tính và định lượng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu. Đối với phương pháp phân tích định tính, tác giả sử dụng để đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU đó là chính sách khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, rào cản thương mại hiện tại của EU và các điều khoản đã được ký kết chính thức của Hiệp định EVFTA. Trong khi đó, kỹ thuật hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và mô hình trọng lực được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố tới xuất khẩu nông sản và một số nhóm hàng. Các kết quả nghiên cứu phù hợp về cả cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu của Hoa Hữu Cường (2016) về “Nâng cao khả năng XKHH chủ lực của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2011 – 2020” đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị đối với nhà nước, DN nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu các loại hàng hóa chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU. Theo đó, đối với nhà nước, cần hoàn thiện hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho DN, thúc đẩy đầu tư công nghệ, có chính sách phát triển nguồn nhân lực. Đối với DN, tích cực nghiên cứu thị trường EU, xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm nguồn tín dụng hỗ trợ nhập khẩu. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Lan (2017) về “QLNN đối với xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong HNQT” đã tiếp cận xuất khẩu nông sản theo chuỗi 6 giá trị: sản xuất – chế biến – xuất khẩu, trong đó chú trọng khâu xuất khẩu; xây dựng mô hình QLNN đối với xuất khẩu nông sản trên cơ sở sử dụng các công cụ QLNN như chiến lược, kế hoạch, chính sách, các công cụ chính sách và kiểm tra, kiểm soát; đồng thời, tác giả cũng đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm cải thiện hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam trong giai đoạn HNQT. Nhìn lại các công trình nghiên cứu kể trên có liên quan đến vấn đề xuất khẩu và các hoạt động quản lý nhà nước liên quan XKHH, tác giả nhận thấy các các công trình nghiên cứu liên quan sử dụng nhiều dữ liệu đã cũ, đề tài nghiên cứu chủ yếu về các hoạt động XKHH Việt Nam sang EU, hoặc chỉ một mặt hàng hoặc một nhóm hàng của Việt Nam sang thị trường CHLB Đức mà chưa có đề tài cụ thể nghiên cứu cụ thể về XKHH Việt Nam sang thị trường CHLB Đức. 1.1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung của mỗi quốc gia và của Việt Nam, đã đề ra được các giải pháp đẩy mạnh phát triển cho một số các loại hàng hóa xuất khẩu cụ thể như gạo, cà phê, cao su, chè, thủy hải sản… Liên quan đến các hoạt động XKHH Việt Nam và công tác QLNN hoạt động XKHH Việt Nam sang thị trường CHLB Đức, các công trình nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến việc đẩy mạnh XKHH Việt Nam sang EU, tuy nhiên, từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tổng quát và cụ thể nhất về các hoạt động XKHH Việt Nam sang CHLB Đức. Nếu có thì cũng chỉ có một số loại hoạt động theo từng mặt hàng cụ thể (cà phê Trung Nguyên, nông sản, dệt may…) và những số liệu này đã cũ, không được cập nhật, chưa có công trình nghiên cứu nào về xuất khẩu các loại hàng hóa Việt Nam nói chung sang CHLB Đức. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nó không quan trọng là hàng hóa hay dịch vụ gì, hay phương thức vận chuyển như thế nào có thể được vận chuyển đường tàu bay, gửi qua thư. Nếu 7 nó sản xuất từ một nước và bán cho một người khác ở nước ngoài sẽ được gọi là xuất khẩu. XKHH là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Vai trò xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu tạo ra cơ hội, mở rộng các công việc mới cho người lao động Sự tăng trưởng ngành xuất khẩu có thể tạo cơ hội làm việc cho người lao động. Ví dụ sự tăng trưởng ngành xuất khẩu cà phê hay lúa gạo ở Việt Nam đã tạo ra nhiều các xưởng, DN sản xuất ngành nghề này từ đó tạo cơ hội việc làm cho nhiều công nhân. Các khu sản xuất, chế biến, công nghiệp và dịch vụ thu hút hàng trăm nghìn, hàng triệu việc làm với những mức thu nhập khá tốt. Từ đó, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh các ngành nghề truyền thống được kế thừa, các ngành nghề mới ra đời với sự phát triển cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, sự phân công lao động vào các vị trí mới, đời sống nhân dân được cải thiện. Xuất khẩu thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Để có nguồn vốn nhập khẩu, quốc gia cần thu từ nguồn xuất khẩu Ở các nước phát triển với trình độ sản xuất và công nghệ phát triển, họ có thể tạo ra quá nhiều các loại hàng sản phẩm không thể tiêu thụ trong nước, quá trình xuất khẩu sẽ giúp họ tiêu thụ những loại sản phẩm này.Trong khi đó, đối với các loại sản phẩm không phải thế mạnh, hoặc chi phí sản xuất đắt đỏ hơn so với các nước khác thì họ có thể nhập khẩu các mặt hàng này. Ở các nước đang phát triển, đặc biệt đối với Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, nước ta rất cần các máy móc, công nghệ kỹ thuật, dây chuyền sản xuất tiên tiến. Để có thể chi trả cho các thiết bị công nghệ này, các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài, các khoản vay nợ, nguồn thu từ quá trình XKHH, xuất khẩu lao động… Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nguồn vốn có được từ viện trợ nước ngoài hay các khoản vay nợ trước 8 sau cũng phải trả lại cho các nước đã cho vay. Do vậy, nguồn vốn thu được từ các hoạt động xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng, quyết định quy mô nhập khẩu. Xuất khẩu đóng góp vào thu nhập GDP của quốc gia. Theo lý thuyết ELG “cách để một quốc gia phát triển là xây dựng chiến lược mở rộng xuất khẩu, tạo thu nhập gia tăng phát triển kinh tế” (Felipe, 2003). “Giao thương gia tăng tạo ra thu nhập nhiều hơn và khi thu nhập nhiều hơn tạo điều kiện cho giao thương phát triển” (Bhagwati, 1988; Ismail và Harjito, 2003; Hansson và Ludin, 2003). Tuy nhiên nguồn vốn chủ yếu đó là từ quá trình XKHH, xuất khẩu lao động. Rõ ràng, tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống trên nhiều phương diện. Xuất khẩu tác động việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Như đã phân tích ở trên, xuất khẩu là quá trình tiêu thụ các hàng thừa trong nước khi vượt quá nhu cầu nội địa. Hiện Việt Nam còn là nước đang phát triển, dây chuyền, nhà máy tổ chức sản xuất còn lạc hậu so với thế giới, vì vậy, việc sản xuất các mặt hàng dư thừa cung cấp cho nhu cầu nội địa còn gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần nhìn nhận thị trường thế giới là định hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này cho thấy xuất khẩu có những tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa Phân loại hình thức xuất khẩu Hiện nay, nhiều hình thức xuất khẩu đang được nhà nước ta chú trọng tập trung đẩy mạnh đầu tư và đang được phát triển mạnh tại Việt Nam. Dựa theo cơ sở lý thuyết, xuất khẩu tồn tại dưới các hình thức chủ yếu sau: Xuất khẩu trực tiếp Nhà sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm bán trực tiếp sản phẩm của họ đến thị trường quốc tế (TTQT). Hình thức này có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi thông qua việc gặp trực tiếp để thỏa thuận giao dịch giữa bên mua và bên bán hoặc thông qua thư điện tử. Các giao dịch này diễn ra trực tiếp giữa cơ quan tổ chức bán với bên mua mà không qua bất kỳ các tổ chức trung gian nào. 9 Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp - Lợi thế lớn nhất của hình thức xuất khẩu trực tiếp đem lại cho các DN sản xuất, nhà cung cấp những kiến thức tốt hơn về thị trường người mua. Các DN có mối liên hệ trực tiếp người tiêu dùng và các kênh bán lẻ. Do vậy các nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sẽ thường xuyên được cập nhật nhanh chóng, giúp cho các nhà sản xuất kịp thời thay đổi sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Kiểm soát trực tiếp hoàn toàn các sản phẩm bán ra và sẽ được định giá tại thị trường nước ngoài. Các DN sản xuất có thể chủ động đưa ra các định hướng chính sách, điều khoản bán hàng theo xu hướng cạnh tranh đang phổ biến tại thị trường nước ngoài. - Đảm bảo khâu dịch vụ sau bán hàng hoạt động hiệu quả. Khách hàng sẽ hài lòng khi được hưởng trọn vẹn dịch vụ hậu mãi sau mua. Với việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng hiệu quả thông qua xuất khẩu trực tiếp, nhà sản xuất có thể khai thác triệt để tiềm năng của thị trường nước ngoài. - Thâm nhập sâu vào thị trường. DN xuất khẩu có thể nhanh chóng mở rộng khối lượng xuất khẩu khi khai thác triệt để tiềm năng thị trường thông qua xuất khẩu trực tiếp. - Giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho DN, giảm giá thành sản phẩm khi đến khách hàng. - Xuất khẩu trực tiếp không phải thông qua các khâu trung gian nên không phải chia sẻ phần lợi nhuận, mạng lưới là các kênh phân phối gồm đại lý, bán buôn, bán lẻ đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng nhờ đó giá thành hợp lý hơn. Nhược điểm. - Mức độ rủi ro cao hơn. DN xuất khẩu trực tiếp chịu mức độ rủi ro cao hơn khi vừa tham gia sản xuất và trực tiếp tiếp thị sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, họ cũng phải chịu những rủi ro xảy ra đối với thị trường nội địa cũng như TTQT. - Chi phí vốn ban đầu lớn. Chi phí vốn cho kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đặc biệt cao, do bản thân nhà sản xuất vừa phải gánh trách nhiệm sản xuất, tiếp thị, phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu dùng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan