Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Xuất khẩu bền vững ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...

Tài liệu Xuất khẩu bền vững ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
222
64
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------  ------------ HỒ TRUNG THANH XUẤT KHẨU BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hồ Trung Thanh 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 MỤC LỤC ................................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................ 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 6 MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG ............................................................................................................... 19 1.1 Tổng quan về lý thuyết phát triển bền vững ...................................................... 19 1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững ....................................................................... 19 1.1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ........................................ 24 1.1.3 Các mô hình phát triển bền vững ........................................................................ 29 1.2 Xuất khẩu bền vững: Khái niệm, vai trò, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá.... 33 1.2.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu bền vững ..................................................... 33 1.2.2 Nội dung xuất khẩu bền vững ............................................................................. 36 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững ........................................................... 42 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................................................ 46 1.3.1 Các yếu tố quốc tế .............................................................................................. 46 1.3.2 Các yếu tố trong nước ........................................................................................ 52 1.4 Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững của một số nƣớc ......................... 58 1.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................................. 58 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................... 66 1.4.3 Bài học đối với Việt Nam ................................................................................... 75 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ............ 81 2.1 Chính sách phát triển xuất khẩu bền vững của Việt Nam giai đoạn 1995-200881 2.1.1 Các chính sách khuyến khích xuất khẩu ............................................................. 81 2.1.2 Chính sách phát triển xuất khẩu và bảo vệ môi trường ........................................ 94 2.1.3 Chính sách phát triển xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hội ......................... 99 2 2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam theo các tiêu chí phát triển bền vững giai đoạn 1995-2008 ....................................................................................... 101 2.2.1 Quy mô, tốc độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ........................................ 101 2.2.2 Đóng góp của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô .. 113 2.2.3 Xuất khẩu và các vấn đề môi trường................................................................. 118 2.2.4 Xuất khẩu và tác động đến các vấn đề xã hội .................................................... 130 2.3 Nhận định về xuất khẩu bền vững ở Việt Nam giai đoạn 1995-2008 .............. 136 2.3.1 Những mặt tích cực .......................................................................................... 136 2.3.2 Những hạn chế ................................................................................................. 137 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế ........................................................................... 138 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................................................................... 143 3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới .................................................................................. 143 3.1.1 Bối cảnh quốc tế ............................................................................................... 143 3.1.2 Tình hình trong nước ........................................................................................ 148 3.2 Quan điểm phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................................................................... 153 3.2.1 Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững .................................................................................................... 154 3.2.2 Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu .......................................................... 157 3.2.3 Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia vào xuất khẩu ........................................................................... 159 3.2.4 Phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện để phát triển xuất khẩu bền vững ............................................................................. ..... 162 3 3.2.5 Ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển xuất khẩu bền vững164 3.3 Một số giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam .............................................................................................. 164 3.3.1 Các giải pháp chung ......................................................................................... 164 3.3.2 Các giải pháp đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững ........................ 173 3.3.3 Giải pháp giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường 179 3.3.4 Các giải pháp đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hội ........................................................................................................................ 182 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................ 189 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 190 PHỤ LỤC.............................................................................................. ..................... 198 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Những thay đổi khác biệt từ phát triển đến phát triển bền vững .................... 21 Bảng 1.2 Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Thái Lan thời kỳ 2002-2007 ..................... 59 Bảng 1.2 Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thời kỳ 2001-2007 ................ 67 Bảng 2.1 Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu của các thành phần kinh tế thời kỳ 1995-2008... 88 Bảng 2.3 Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2008 (%) ......................... 104 Bảng 2.4 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo phân loại SITC giai đoạn 1995-2008 (%). 105 Bảng 2.5 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo thành phần kinh tế ................................... 106 Bảng 2.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2003-2008 (%) ............................... 108 Bảng 2.7 Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985-2008 .......... 109 Bảng 2.8 So sánh ICOR của Việt Nam với một số nước ............................................ 110 Bảng 2.9 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo cấu thành tổng cầu giai đoạn 2002-2008...... 114 Bảng 2.10 Tương quan giữa sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn và sự mở rộng diện tích nuôi tôm tại một số tỉnh (2002) .......................................................................... 121 Bảng 2.12 Kết quả kiểm tra điều kiện ATVSTP cơ sở chế biến thuỷ sản ................... 129 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ phát triển bền vững ............................................................................. 22 Hình 1.2 Tương tác giữa ba hệ thống Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội và Phát triển bền vững29 Hình 1.3 Quan hệ thời gian và không gian của các hệ Kinh tế - Xã hội - Môi trường .. 30 Hình 1.4 Mô hình phát triển bền vững của WCED 1987 ............................................. 31 Hình 1.5 Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng thế giới .................................... 32 Hình 1.6 Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam .................................................. 32 Hình 1.7 Sơ đồ xuất khẩu bền vững ............................................................................ 45 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 So sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu........................................................101 Biểu đồ 2.2 Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam và Trung Quốc trong ngành dệt may.....101 Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng GDP và xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2000-2008..............114 Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2008 (%).................116 Biểu đồ 2.5 Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn ..................106 Biểu đồ 2.6 Diễn biến diện tích rừng ngập mặn và nuôi tôm qua các năm..................120 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt ACFTA Giải nghĩa tiếng Anh ASEAN - China Free Trade Area Giải nghĩa tiếng Việt Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc AFTA Khu vực Mậu dịch tự do Asian Free Trade Area ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương The Association of South East Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Nations Á ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu CAFTA Central America Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Mỹ CEPT Common Effective Preferential Chương trình ưu đãi thuế quan Tariff có hiệu lực chung Trade in Endangered Species Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp EC European Commission Uỷ ban châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp định chung về thuế quan Trade và mậu dịch CITES Convention on International 6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS Greater Mekong Subregion Khu vực Tiểu vùng Mê Kông mở rộng GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân HACCP Hazard Analysis and Critical Control Hệ thống phân tích mối nguy Points và kiểm soát điểm tới hạn HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người HFI Human Free Index Chỉ số tự do của con người IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ISO International Organization for Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Standardization International Union for Conservation Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên of Nature Quốc tế Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Co-operation and Development kinh tế RCA Revealed Comparative Advantage Chỉ số lợi thế so sánh hiển thị R&D Reseach & Development Nghiên cứu và triển khai SIDA Swedish International Development Tổ chức hợp tác phát triển Cooperation Agency quốc tế Thụy Điển Standard International Trade Danh mục phân loại thương Classification mại quốc tế tiêu chuẩn Sustainable National Product Tổng sản phẩm quốc dân bền IUCN OECD SITC SNP vững SNI Sustainable National Income Tổng thu nhập quốc dân bền vững 7 SPS Sanitary and Phytosanitary Measures Các biện pháp kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TFP Total Factor Productivity Năng suất tổng hợp các yếu tố TNC Transnational Cooporation Tập đoàn xuyên quốc gia UNCED United Nations Conference on Hội nghị về Môi trường và Environment and Development Phát triển United Nations Development Chương trình phát triển Liên Programme hợp quốc USD United States Dollar Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng thế giới WCED World Commission for Environment Uỷ ban Thế giới về Môi and Development trường và Phát triển World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới UNDP WTO 2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam BVMT Bảo vệ môi trường CCTKVL Cán cân tài khoản vãng lai CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTNN Đầu tư nước ngoài 8 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế KNXK Kim ngạch xuất khẩu KTQT Kinh tế quốc tế KTTT Kinh tế thị trường LHQ Liên hợp quốc NDT Đơn vị tiền tệ Trung Quốc NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NK Nhập khẩu PTBV Phát triển bền vững RNM Rừng ngập mặn TCH Toàn cầu hoá VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm XK Xuất khẩu XKBV Xuất khẩu bền vững 9 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới. Xét một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Đó là sự đảm bảo về chất của sự phát triển, sự hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường... Để đảm bảo sự PTBV của nền kinh tế đòi hỏi sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự bền vững đó. Đối với các nước mà định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu, phát triển xuất khẩu bền vững góp phần tạo nên sự bền vững chung của nền kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về PTBV, nhưng ứng dụng đối với hoạt động xuất khẩu còn khá ít. Phát triển xuất khẩu bền vững có vai trò to lớn đối với các nước, đặc biệt là các nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá. Thực tế cho thấy, xuất khẩu là một trong những nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế cao và ổn định ở nhiều nước tiến hành công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu trong 3-4 thập kỷ gần đây, như các nước NICs chẳng hạn. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, phát triển xuất khẩu bằng mọi giá sẽ dẫn đến mất cân đối nền kinh tế, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Đây là các vấn đề đang đặt ra đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Phát triển xuất khẩu là định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam hiện tại cũng như trong những năm tới. Trong những năm đổi mới, hoạt động xuất khẩu đã có những đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết một số vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao, xuất khẩu chưa thể hiện xu thế công nghiệp hoá, hiện 10 đại hoá. Xuất khẩu còn thâm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Hoạt động xuất khẩu làm nảy sinh một số vấn đề về xã hội như bất bình đẳng trong việc chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu. Yêu cầu phát triển xuất khẩu bền vững càng bức xúc hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của nước ta, do đó khuyến khích khai thác tài nguyên và gia tăng sử dụng các yếu tố đầu vào liên quan đến môi trường. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự biến động kinh tế thế giới đang là thách thức đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững. Mở rộng xuất khẩu có thể làm nảy sinh các vấn đề xã hội như việc làm, thu nhập, xung đột xã hội... nếu như không có các chính sách đúng đắn và kịp thời. Phát triển xuất khẩu bền vững cần có những chính sách đúng đắn và phù hợp, được xây dựng trên cơ sở khoa học, tính đến một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu chưa thực sự dựa trên các căn cứ lý luận và thực tiễn về PTBV. Phát triển xuất khẩu, mặc dù mang lại lợi ích kinh tế cao nhưng đang tiềm ẩn xung đột với các mục tiêu về môi trường và xã hội. Chính vì vậy, cần có tiêu chí khoa học để kiểm định chính sách, làm căn cứ cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu Ngoài nước: Vấn đề phát triển bền vững đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài, đặc biệt là sau hội nghị Môi trường và Phát triển tại Rio de Janiero năm 1992. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra khái niệm, nội dung, các mô hình và những bài học kinh nghiệm của các nước về PTBV. Đây là tài liệu tham khảo cho tác giả luận án trong việc xây dựng khung khổ lý thuyết về xuất khẩu bền vững. Các nội dung nói trên có thể được tham khảo trong các tài liệu 11 [5,34,36,64]. Một số nghiên cứu cũng đã đưa ra các tiêu chí (độ đo) PTBV. Bộ chỉ số được tham khảo nhiều nhất trong luận án này là bộ chỉ số phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và Việt Nam được đề cập trong các phụ lục 1- 6. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra nội dung và tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững. Vấn đề được các học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhất là mối quan hệ giữa thương mại, môi trường và phát triển bền vững. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra cơ chế tác động của thương mại đối với môi trường trong điều kiện tự do hóa thương mại [74]. Đây là cơ sở để tác giả luận án đề xuất cơ chế tác động của hội nhập KTQT đến phát triển xuất khẩu bền vững. Các nội dung khác liên quan đến mối quan hệ giữa thương mại và môi trường được đề cập trong các tài liệu [89,90,93,98,99]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa phân tích mối quan hệ giữa thương mại, môi trường đối với việc duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng xuất khẩu, mà chỉ quan tâm nhiều đến khía cạnh môi trường, xã hội của hoạt động này. Một số công trình khác có đề cập đến việc duy trì tốc độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ở Việt Nam và các nước khác. David Dapice đã có một nghiên cứu liên quan đến tăng trưởng xuất khẩu bền vững ở Việt Nam, trong đó đề cập đến mô hình tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam [19]. Một số các công trình khác [11,20,21,39,40,43] cũng đề cập đến những điều kiện để Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu bền vững, trong đó nhấn mạnh các điều kiện về thể chế, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng... Tuy nhiên những công trình này lại không phân tích việc duy trì tốc độ và chất lượng xuất khẩu gắn với mục tiêu phát triển bền vững về xã hội và môi trường. Nhìn chung, chưa có công trình nghiên cứu nước ngoài nào nghiên cứu sâu về chủ đề xuất khẩu bền vững, xét trên các mặt là đảm bảo chất lượng tăng trưởng, góp phần bảo tăng trưởng và ổn định kinh tế, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội. Đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào đưa ra nội dung và 12 các tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bền vững. Các nghiên cứu nước ngoài chỉ đề cập đến một mặt này hay mặt khác của xuất khẩu bền vững. Trong nước: Đã có nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu về các lý thuyết phát triển bền vững và ứng dụng để giải quyết vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam. Các nghiên cứu này [18,26,35] đã đề cập đến các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí và các mô hình PTBV cũng như các vấn đề liên quan đến PTBV ở Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này không đề cập đến lĩnh vực xuất khẩu, mà chỉ đánh giá tính bền vững của nền kinh tế nói chung. Chủ đề được các học giả quan tâm nhiều nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại (trong đó chủ yếu là xuất khẩu) và môi trường, đặc biệt là tác động của tự do hoá thương mại đến môi trường trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn ở Việt Nam (xem các tài liệu [27,55]). Các nghiên cứu về chủ đề này đã luận giải khá rõ về tác động của thương mại tới môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong điều kiện tự do hoá thương mại. Đây là cơ sở để đảm bảo phát triển thương mại bền vững. Một số nghiên cứu cũng đã đề cập đến chủ đề phát triển thương mại bền vững nói chung và xuất khẩu nói riêng. Chẳng hạn trong cuốn sách, Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam [55] đã đề cập đến phát triển thương mại bền vững xét về khía cạnh môi trường. Tuy nhiên nghiên cứu ngày không vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để luận giải về sự bền vững của hoạt động thương mại, do không đưa ra được các tiêu chí để đánh giá mức độ bền vững của hoạt động thương mại. Một nghiên cứu khác liên quan đến đề tài luận án với chủ đề "Cơ sở khoa học để giải quyết mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường đảm bảo phát triển thương mại bền vững" [28], trong đó đã luận giải khía cạnh chính sách của phát triển thương mại bền vững trên cơ sở lý thuyết PTBV. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chưa đưa ra được hệ các tiêu chí để đánh giá XKBV. 13 Một số nghiên cứu khác tập trung giải quyết các vấn đề đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững ở các khía cạnh như hạn chế khai thác tài nguyên, đáp ứng các yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu [31,32,74,80]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại không đề cập đến bản chất của XKBV là đảm bảo chất lượng tăng trưởng như giá trị gia tăng của xuất khẩu, sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu xét theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng... Như vậy, cả trong nước và ở nước ngoài chưa có công trình chuyên sâu nào đi sâu nghiên cứu về phát triển xuất khẩu bền vững, chưa đưa ra được các nội dung và tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của hoạt động xuất khẩu và kiểm định chính sách liên quan đến phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, tính bền vững về mặt xã hội của hoạt động xuất khẩu ít được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ bản chất của xuất khẩu bền vững và vận dụng đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam nhằm góp phần phát triển xuất khẩu nước ta theo hướng bền vững trong điều kiện HNKTQT. Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận án là: - Hệ thống hoá và phát triển một số lý thuyết về PTBV ứng dụng đối với hoạt động xuất khẩu; - Đưa ra các nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững; - Đánh giá hoạt động xuất khẩu theo các tiêu chí PTBV ở Việt Nam từ năm 1995-2008; - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình HNKTQT. 14 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tính bền vững của hoạt động xuất khẩu, tức là hoạt động xuất khẩu được xem xét theo các mặt, tiêu chí của PTBV, tập trung vào ba mặt chủ yếu là kinh tế, xã hội và môi trường. Xuất khẩu bền vững là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học như kinh tế đối ngoại, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường…, tuy nhiên trong luận án này, XKBV được nghiên cứu dưới giác độ kinh tế chính trị, tức là xem xét hoạt động xuất khẩu như là cơ sở để phát triển kinh tế và giải quyết các quan hệ kinh tế có liên quan như phân phối thu nhập, việc làm, chia sẻ lợi ích thương mại, lợi ích môi trường… Khía cạnh kinh tế chính trị của luận án còn được thể hiện ở những quan điểm và giải pháp mang tính định hướng chính sách mà nó đưa ra. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu xuất khẩu hàng hoá, không nghiên cứu xuất khẩu dịch vụ. Nghiên cứu sự bền vững của hoạt động xuất khẩu nói chung, không đi sâu nghiên cứu chi tiết ở các ngành hàng xuất khẩu cụ thể. Không nghiên cứu các giải pháp mang tính kỹ thuật, chủ yếu là các quan điểm và các giải pháp mang tính định hướng chính sách phát triển XKBV. Về không gian: Xuất khẩu trên phạm vi cả nước. Có nghiên cứu kinh nghiệm phát triển XKBV của hai nước Trung Quốc và Thái Lan. Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam được nghiên cứu gắn với PTBV trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu là từ năm 1995 - 2008. Đây là giai đoạn Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn đẩy mạnh xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn này được khắc họa bởi những mốc thời gian quan trọng trong nỗ lực hội nhập KTQT của nước ta như: năm 1995 Việt Nam tham gia ASEAN; năm 2001: ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, năm 2007: Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Thời gian của giai đoạn này là đủ dài để đánh giá tính bền vững của xuất khẩu của một nước. Một số sự kiện 15 được tác giả miêu tả trong những tháng đầu năm 2009 là để cập nhật hơn thông tin, đặc biệt là những thông tin diễn biến mới nhất về khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu liên quan đến đối tượng nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án sử dụng phương pháp này để làm rõ bản chất của xuất khẩu bền vững, tức là làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng và ổn định kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề xã hội trong tiến trình hội nhập KTQT của Việt Nam. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: PTBV nói chung và xuất khẩu nói riêng là một hệ thống gắn kết hữu cơ và sự kết hợp hài hòa của các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp khắc phục cách nhìn một chiều, phiến diện, từng mặt riêng rẽ của xuất khẩu bền vững. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế mang tính liên ngành, liên quốc gia. Phát triển bền vững chứa đựng các mặt khác nhau là kinh tế, xã hội, môi trường. Vì vậy, XKBV chứa đựng các nội dung mang tính liên ngành, đa lĩnh vực. Do đó, để làm rõ bản chất của XKBV, cách tiếp nghiên cứu là gắn kết các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các ngành/lĩnh vực liên quan đến hoạt động xuất khẩu. - Phương pháp nghiên cứu điển hình (tiếp cận điểm - case studies): hoạt động xuất khẩu bao gồm nhiều ngành/lĩnh vực có ảnh hưởng khác nhau đến XKBV. Do đó luận án lựa chọn một số ngành để nghiên cứu và chủ yếu tập trung vào các khía cạnh liên quan đến XKBV. Chẳng hạn, có nhiều ngành xuất khẩu ảnh hưởng đến môi trường, luận án chỉ lựa chọn những ngành có tác động nổi trội nhất là nuôi tôm, khai thác khoáng sản, hoạt động của các khu chế xuất. Phương 16 pháp nghiên cứu này là phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án dưới góc độ kinh tế chính trị. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về XKBV, kinh nghiệm các nước, các số liệu thống kê... - Phương pháp so sánh, đối chứng và dự báo để tiến hành đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế xuất khẩu nước ta trong giai đoạn tới trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và xử lý các vấn đề xã hội. Để xem xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có bền vững hay không, phải so sánh, đối chứng với các tiêu chí đưa ra, so sánh các chỉ tiêu PTBV của Việt Nam với các nước. Sử dụng phương pháp dự báo để dự báo bối cảnh và các nhân tố ảnh hưởng đến XKBV trong thời gian tới như xu thế tự do hóa thương mại, biến đổi môi trường, khủng hoảng tài chính hiện nay... - Kết hợp phương pháp phân tích định tính với phân tích định lượng để làm rõ hơn tính bền vững của xuất khẩu nước ta trong giai đoạn 1995-2008. Phương pháp phân tích định tính là làm rõ bản chất của XKBV. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm chứng các nhận định đã được đưa ra. Chẳng hạn, phương pháp phân tích định lượng có thể chỉ ra một cách chính xác đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế. - Áp dụng kỹ thuật tin học để quản lý dữ liệu, phương tiện tính toán, xây dựng mô hình XKBV. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau đây: - Góp phần phát triển lý thuyết phát triển bền vững và ứng dụng đối với hoạt động xuất khẩu. Luận án đã đưa ra khái niệm mới “xuất khẩu bền vững” với các nội dung và tiêu chí đánh giá. Lý thuyết về XKBV là cơ sở để kiểm định chính sách phát triển xuất khẩu, đánh giá thực tiễn hoạt động xuất khẩu theo các nội dung và tiêu chí PTBV. Mô hình phân tích XKBV có thể ứng dụng đối với 17 các ngành kinh tế khác. Đây là một hướng nghiên cứu mới chưa được chú trọng ở Việt Nam. - Làm rõ tính bền vững của hoạt động xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2008 theo các tiêu chí phát triển bền vững. Cụ thể là đưa ra các nhận định bước đầu về thực trạng xuất khẩu ở nước ta theo hướng phát triển bền vững trên các khía cạnh như nhịp độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu; đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng và ổn định kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp mang tính định hướng chính sách nhằm phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Những đề xuất này góp phần nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu bền vững ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng mô hình tăng trưởng xuất khẩu bền vững, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. 7. Bố cục của luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục bảng, hình và biểu đồ, danh mục chữ viết tắt, mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được bố cục với kết cấu 03 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 18 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá v.v… Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên; tạo lập cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, người ta thường đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng về kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự gia tăng nhanh dân số thế giới trong những thập niên vừa qua và các tác động của chúng đến môi trường trái đất đã dẫn loài người đến việc xem xét và đánh giá các mối quan hệ: con người - trái đất, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Ngày nay, con người đã biết nguồn tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình; khả năng đồng hoá chất thải của môi trường trái đất là có giới hạn nên con người cần thiết phải sống hài hoà với tự nhiên; sự cần thiết phải tính đến lợi ích chung của cộng đồng, của các thế hệ tương lai và các chi phí môi trường cho sự phát triển v.v... Bên cạnh đó, cần thiết phải đảm bảo một môi trường sống lành mạnh để con người tự do phát huy khả năng của mình, được chia sẻ lợi ích một cách bình đẳng, đảm bảo các quyền được sống, làm việc và mưu cầu hạnh phúc… Tất cả các yêu cầu trên dẫn đến sự ra đời một quan niệm sống mới: “phát triển bền vững”. Thuật ngữ "phát triển bền vững" lần đầu tiên được sử dụng trong bản báo cáo “Chiến lược bảo tồn Thế giới” (Word Conservation Strategy) do Ủy ban Bảo tồn và Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đề xuất năm 1980 với nội dung khá đơn 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan