Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều k...

Tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

.PDF
123
444
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI VĂN THẮNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60380102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN LUYỆN HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do chính tôi nghiên cứu và thực hiện; các kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực, không đƣợc sao chép của bất kỳ công trình nào trƣớc đây, các số liệu của luận văn đƣợc lấy từ nguồn chính thống, trung thực và chƣa đƣợc công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ và nhà trƣờng./. NGƢỜI CAM ĐOAN Bùi Văn Thắng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT 8 VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TƢ 1.1. Nhận thức về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an 8 ninh, trật tự 1.2. Lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, 27 nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 50 TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 2.1. Tình hình đặc điểm có liên quan đến xử phạt vi phạm hành 50 chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 2.2. Tình hình liên quan đến hoạt động quản lý ngành, nghề kinh 57 doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 2.3. Tình hình, kết quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong 70 quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 2.4. Nhận xét, đánh giá 79 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI 85 PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Dự báo tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành 85 chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính 89 trong quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 Các biểu mẫu thống kê MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong những năm vừa qua, đã có nhiều cơ sở, doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, kinh doanh, sản xuất trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau đã ra đời. Những cơ sở, doanh nghiệp này đã đóng góp một phần rất to lớn trong việc xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng có nhiều ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện đã xuất hiện những vấn đề phức tạp, đặc biệt là những ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Đây là những ngành nghề đã đƣợc quy định trong Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Trong quá trình hoạt động, một số ngƣời hoạt động đầu tƣ kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh trật tự cũng lợi dụng việc đầu tƣ kinh doanh để hoạt động vi phạm pháp luật và phạm tội. Bên cạnh đó, ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự thƣờng bị tội phạm và các phần tử xấu chú ý lợi dụng hoạt động phạm pháp hoặc có những phƣơng tiện, vật phẩm có tính năng đặc biệt có thể gây nguy hiểm, tai nạn cho xã hội nếu việc quản lý, sử dụng, bảo quản không đúng quy cách. Vì vậy, cơ quan chức năng cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý, phát hiện những hành vi vi phạm và tiến hành xử lý đối với các hành vi vi phạm đó đảm bảo cho các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoạt động đúng pháp luật. Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một hoạt động của cơ quan quản lý 1 nhà nƣớc về an ninh, trật tự góp phần phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực an ninh, trật tự (ANTT). Trong những năm qua, mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã tích cực tiến hành các hoạt động quản lý, xử phạt vi phạm trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣng quá trình xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót, bất cập cần đƣợc nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay chƣa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chỉ dừng lại ở những bài viết, những đánh giá, báo cáo tổng kết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ: - Dƣới góc độ quản lý của lực lƣợng Công an nhân dân cũng có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: + Đề tài cấp Bộ (Bộ Công an) của PGS.TS Trần Hải Âu: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng chống vi phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke, massage", Học viện CSND năm 2004. Đề tài đã góp phần hoàn thiện lý luận về công tác phòng, chống vi phạm phạp luật lợi dụng các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trƣờng, karaoke, massage, khảo sát thực trạng công tác phòng, chống vi phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch vụ vũ 2 trƣờng, karaoke, massage, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. Mặc dù có một số điểm tƣơng đồng với luận văn, tuy nhiên phạm vi khảo sát của đề tài là năm 2003 trở về trƣớc và đề tài thực hiện chủ yếu dƣới góc độ phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, phạm vi nghiên cứu cũng chỉ giới hạn trong 3 loại ngành nghề là vũ trƣờng, karaoke, massage, còn nhiều ngành nghề khác chƣa đƣợc đề cập đến. + Đề tài sinh viên dự thi nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2005 “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài khảo sát về tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các các cơ sở kinh doanh vũ trƣờng, karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đƣa ra một số phải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài ra mục đích của đề tài nhằm đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các cơ sở kinh doanh vũ trƣờng, karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội nên có sự khác biệt với luận văn. - Dƣới góc độ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính cũng có nhiều đề tài đã nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: + Luận văn thạc sĩ luật của An Quốc Hùng: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan” Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012. Đề tài luận văn đi sâu vào làm rõ các quy định của xử phạt vi hành hành chính trong lĩnh vực Hải quan, nhƣ vậy chỉ tƣơng đồng về hoạt động xử phạt VPHC, không tƣơng đồng trong lĩnh vực ANTT mà cụ thể ở đây là xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. + Đề tài khoa học cấp cơ sở của thạc sĩ Đặng Văn Hải: “Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, 3 cá nhân có hành vi vi phạm Luật kiểm toán nhà nước” Vụ Pháp chế, Tổng kiểm toán Nhà nƣớc năm 2010. Đề tài đi sâu vào làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn xử phạt VPHC trong lĩnh vực vi phạm pháp luật về kiểm toán, không tƣơng đồng về lĩnh vực với đề tài tác giả lựa chọn nghiên cứu. Ngoài ra, liên quan đến đề tài này, đã có một số bài viết, nghiên cứu trao đổi đăng trên các tạp chí khoa học nhƣ: Bài viết trên tạp chí An ninh và xã hội tháng 5 năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Thảo - T38: “Thành phố Hà Nội: Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ”; "Khó khăn, vướng mắc từ việc thực hiện quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính" của Thạc sĩ Nguyễn Vinh Thúy, Cục C64 (đăng Tạp chí An ninh xã hội số 6/2015); " Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và kiến nghị đề xuất" của Trung tá, Thạc sĩ Nguyễn Đức Huy, Phó Trƣởng phòng/Cục C64 (đăng Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2/2017)... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chƣa có công trình nào đề cập, nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống để đánh giá toàn diện, tìm ra những hạn chế, thiếu sót và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự” là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và không trùng lặp với các công trình, đề tài nghiên cứu đã từng công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn xử phạt vi phạm hành hính trong quản quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt đi sâu đánh giá làm rõ thực trạng tiến hành, kết quả đã đạt đƣợc cũng 4 nhƣ những hạn chế, thiếu sót trong xử phạt vi phạm hành hính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó. Từ đó đƣa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2016. - Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016, tìm ra những điểm còn hạn chế, thiếu sót để có biện pháp khắc phục. - Dự báo tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam trong thời gian tới, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn của xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay theo chức năng của Công an nhân dân. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn toàn quốc theo thẩm quyền của Công an nhân dân. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và ngành Công an về hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, luận văn đƣợc tiến hành dựa trên một số phƣơng pháp cụ thể sau: - Phƣơng pháp phân tích và tổng kết: Hệ thống các văn bản hƣớng dẫn, các tài liệu tham khảo, giáo trình, sách, công trình nghiên cứu, bài viết đã đƣợc công bố liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016, kết quả đã đạt đƣợc, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, những yếu tố tác động và phân tích đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. - Phƣơng pháp thống kê về các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; tình hình tội phạm, VPPL có liên quan đến ngành, nghề này, cũng nhƣ việc chấp hành các quy định của pháp 6 luật trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay. - Phƣơng pháp chuyên gia qua gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn công tác tại Công an các đơn vị, địa phƣơng hiện đang công tác trong lĩnh vực quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của lực lƣợng Công an nhân dân, phục vụ có hiệu quả cho công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội. - Về thực tiễn: Các giải pháp của luận văn giúp cho Công an các đơn vị, địa phƣơng vận dụng vào thực tiễn công tác, góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Chƣơng 2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016. Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trong thời gian tới. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ 1.1. Nhận thức về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 1.1.1. Khái niệm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (trƣớc đây gọi là nghề đặc doanh, nghề kinh doanh đặc biệt) cũng là một trong các loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do nhà nƣớc quy định. Theo từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam năm 2005: Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề kinh doanh mà trong quá trình hoạt động có liên quan nhiều đến an ninh trật tự; bọn tội phạm và các phần tử xấu dễ có điều kiện lợi dụng hoạt động phạm pháp. Những ngành, nghề này khi hoạt động kinh doanh phải đƣợc cơ quan Công an cấp giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hoặc phải ký cam kết thực hiện các quy định về an ninh trật tự. [02, tr.205] Tuy nhiên, khái niệm về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự nhƣ trên vẫn chƣa thật đầy đủ, chặt chẽ về mặt logic, vì tuy đã chỉ ra đƣợc nội hàm: “là những ngành nghề mà trong quá trình kinh doanh có liên quan nhiều đến an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội”, yếu tố “điều kiện về an ninh trật tự” đã đƣợc nêu ra nhƣng chỉ dừng ở mức độ cấp phép và cam kết hoạt động. Điều 1 của Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định mới chỉ dừng lại ở việc quy định các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Việc quy định nhƣ 8 vậy mới chỉ mang tính chất liệt kê các loại ngành, nghề; Điều 3 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định 23 ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung yếu tố điều kiện về an ninh, trật tự trong khái niệm để việc hiểu đƣợc đầy đủ và chính xác hơn, kể cả đặc trƣng liên quan nhiều đến an ninh trật tự, cũng nhƣ tính chất phải chấp hành những điều kiện riêng về an ninh trật tự. Do đó, phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc, trong đó lực lƣợng Công an nhân dân là nòng cốt. Ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc hiểu nhƣ sau: “Nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề mà trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có liên quan nhiều đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cần phải đảm bảo và tuân thủ những điều kiện riêng về an ninh, trật tự do pháp luật quy định và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nươc, trong đó Công an nhân dân là nòng cốt”. 1.1.2. Khái niệm quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Công tác quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc ta. Nó có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự cũng nhƣ trong công tác phòng ngừa tội phạm. Công tác này do nhiều lực lƣợng, cơ quan khác nhau cùng tiến hành, trong đó lực lƣợng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. [21, tr. 04] Các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc nhiều lĩnh vực, do nhiều cơ quan, lực lƣợng khác nhau quản lý nhƣ: Ủy ban nhân dân, thuế, quản lý thị trƣờng, văn hóa thông tin, y tế…. Tuy nhiên, do có liên quan nhiều đến an ninh, trật tự nên theo quy định Công an nhân dân 9 cũng cần tham gia quản lý chặt chẽ những ngành nghề này nhằm ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Tiến hành hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không chỉ có vai trò to lớn trong hoạt động quản lý xã hội nói chung, góp phần tạo môi trƣờng lành mạnh, ổn định cho các cơ sở hoạt động sản xuất, đầu tƣ kinh doanh, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của xã hội mà còn có một vai trò, tác dụng rất lớn trong phòng ngừa tội phạm cũng nhƣ những VPPL khác có thể xảy ra ở các cơ sở này. Bởi vì đây là những ngành, nghề có liên quan nhiều đến ANTT, trong cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự thƣờng có những điều kiện, phƣơng tiện nhất định mà bọn tội phạm và các phần tử xấu có thể lợi dụng để hoạt động phạm tội, VPPL nên thông qua công tác quản lý góp phần đảm bảo cho việc đầu tƣ kinh doanh của các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng quy định của pháp luật, lành mạnh, hợp pháp. Hạn chế và loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện mà bọn tội phạm và các phần tử xấu có thể lợi dụng; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân trong hoạt động đầu tƣ kinh doanh, tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế; góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Do đó, công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc hiểu nhƣ sau: Công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước dựa vào các quy định của pháp luật để tiến hành đăng ký, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh đúng pháp luật, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý mọi hành vi lợi dụng hoạt 10 động đầu tư kinh doanh có điều kiện gây nguy hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Công an nhân dân đƣợc hiểu nhƣ sau: Công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân là quá trình lực lượng Công an nhân dân dựa vào các quy định của pháp luật để tiến hành đăng ký, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh đúng pháp luật, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý mọi hành vi lợi dụng hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện gây nguy hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. 1.1.3. Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định có các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, sửa chữa súng săn; sản xuất pháo hoa; cho thuê lƣu trú; cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng; hoạt động in; dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; vũ trƣờng; xoa bóp (massage, tẩm quất); trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài; kinh doanh casino; dịch vụ đòi nợ”. Căn cứ Điều 3 của Thông tƣ 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 của Bộ Trƣởng Bộ Công an quy định có 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ 98,5% trở lên); hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ 11 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ; sản xuất pháo hoa; cho thuê lƣu trú; cho tổ chức, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng; hoạt động in; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; kinh doanh vũ trƣờng; kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage, tẩm quất; kinh doanh trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài; kinh doanh Casino; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (gas); sản xuất, kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên; sửa chữa súng săn” Theo điều 3 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 72/2009/NĐ-CP) quy định có 23 ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh casino; kinh doanh dịch vụ đặt cƣợc; kinh doanh khí; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh dịch vụ in; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trƣờng;kinh doanh dịch vụ lƣu trú; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lƣợng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an - linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tƣ và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng” 1.1.4. Đặc trưng của quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Công tác quản lý ngành, nghề kinh đầu tƣ doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Công an nhân dân là một công tác đặc thù để quản lý chặt chẽ đối 12 với các cơ sở kinh doanh trong địa bàn phụ trách, Công an nhân dân phải tiến hành các biện pháp công tác nghiệp vụ công khai và bí mật. Tuy nhiên, các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự rất đa dạng, phức tạp, do vậy công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có những điểm đặc trƣng riêng nhƣ sau: - Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một trong các nội dung của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, có các dấu hiệu đặc trƣng và đặc điểm, tính chất cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Vì vậy, quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là hoạt động có các đặc điểm cơ bản của công tác quản lý hành chính nhà nƣớc. Quá trình quản lý đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc tiến hành theo quy định của pháp luật và có sự phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các văn bản, tài liệu giấy tờ có liên quan trong quá trình quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải đƣợc gìn giữ, lƣu trữ ngắn hạn, dài hạn theo đúng quy định, đây cũng là đặc trƣng cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải mang tính liên tục, ổn định tránh làm theo lối phong trào, chiến dịch. Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: Sự phân công, phân cấp từ trung ƣơng đến cơ sở trong mọi hoạt động quản lý, cấp dƣới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị và chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra của cấp trên, mỗi cấp có phạm vi quản lý khác nhau. 13 Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải phục vụ lợi ích chung, lợi ích công và lợi ích của công dân, không theo đuổi mục tiêu cá nhân, tƣ lợi; phục vụ con ngƣời, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của công dân, cá nhân, tổ chức kinh doanh, các chủ thể tiến hành không độc đoán cửa quyền, các thể chế, thủ tục, quy tắc phải đơn giản, tiện ích. [21, tr. 15] - Phạm vi, nội dung, phƣơng pháp quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thƣờng thay đổi trƣớc những biến động về kinh tế, xã hội và yêu cầu nghiệp vụ của Công an nhân dân trong từng giai đoạn. Nhà nƣớc ta căn cứ vào tình hình, đặc điểm của đất nƣớc, tình hình hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh trong từng thời gian; tình hình đặc điểm và hoạt động của tội phạm, phần tử xấu thƣờng lợi dụng các nghề đầu tƣ kinh doanh để hoạt động phạm pháp; căn cứ vào yêu cầu chính trị, nghiệp vụ của lực lƣợng Công an trong các thời kỳ để xác định số lƣợng ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cần phải quản lý. Mỗi thời kỳ khác nhau, phạm vi, đối tƣợng, nội dung các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có sự điều chỉnh phù hợp. Ví dụ nhƣ: Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì các ngành, nghề có điều kiện chia làm 2 nhóm với 9 loại ngành, nghề; Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định các điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh. Theo đó, Bộ Công an quản lý chặt chẽ 18 loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Tuy nhiên, đến năm 2014 cơ quan Công an đã loại 02 nghề ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. 14 Hiện nay, để phù hợp yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới, Chính phủ đã tiến hành ban hành Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện (Nghị định quy định có 23 ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự). - Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vừa phải tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nƣớc vừa phải chấp hành các quy định riêng của ngành Công an. Là một trong các nội dung quan trọng của quản lý hành chính về an ninh, trật tự, trong quá trình tiến hành quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải dựa vào pháp luật, tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật của nhà nƣớc nhƣ: Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Đầu tƣ năm 2014; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp và một số văn bản quy định về lĩnh vực chuyên môn của từng ngành, nghề. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật chung đối với bất cứ ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh nào đƣợc nhà nƣớc cho phép hoạt động đều phải chấp hành. Tuy nhiên, để đảm bảo các yêu cầu về an ninh, trật tự, các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trƣớc khi đi vào hoạt động thì cần phải đƣợc ngành Công an cho phép theo những văn bản pháp luật riêng về an ninh, trật tự. 1.1.5. Các điều kiện về an ninh, trật tự 1.1.5.1. Điều kiện chung về ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Theo Điều 7, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề nhƣ sau: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan