Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại đ...

Tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện kiến xương, tỉnh thái bình (luận văn thạc sĩ luật học)

.PDF
89
414
125

Mô tả:

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” là do bản thân tự thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, giảng viên chính TS. Hoàng Quốc Hồng. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn và nêu rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn này. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016 NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Thủy 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3 4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4 5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn 5 6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5 8. Bố cục của luận văn 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI 7 1.1. Khái quát về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 7 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 7 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 13 1.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 16 1.3. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 20 Kết luận chương 1 24 CHƯƠNG 2 : PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH 25 2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 25 2.1.1. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt 25 2.1.2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, 3 an toàn xã hội 29 2.1.3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 31 2.1.4. Hình thức xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 38 2.1.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 43 2.1.6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 49 2.2. Thực trạng vi phạm hành chính và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 50 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kiến Xương 50 2.2.2. Tình hình vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong những năm qua 54 2.2.3. Những kết quả đạt được trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 58 2.2.4. Một số điểm hạn chế của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự tại địa phương trong những năm vừa qua 64 Kết luận chương 2 66 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG 67 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 67 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 69 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, người có chức vụ 4 chức danh ở địa phương thực hiện hoạt động xử phạt 69 3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 75 3.2.3. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, người có chức vụ, chức danh làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 78 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 80 3.2.5. Tăng cường công tác tuần tra, canh gác kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 82 Kết luận chương 3 84 KẾT LUẬN 85 5 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày một nâng cao kéo theo nhiều vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn từ phía Đảng và Nhà nước như: an sinh xã hội, trật tự công cộng, an toàn xã hội,… Khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thì vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ngày càng được đặt ra với vai trò quan trọng hàng đầu. An ninh, trật tự, an toàn xã hội là một lĩnh vực rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, do vậy việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội là một yêu cầu thiết yếu mà Nhà nước phải đảm bảo. Trên địa bàn cơ sở (cấp xã, huyện) vấn đề bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội gắn liền với cuộc sống người dân khu vực lãnh thổ đó vì vậy việc bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn rất quan trọng, đảm bảo sự vững mạnh của chính quyền cơ sở, tạo niềm tin trong nhân dân về Nhà nước. Cơ sở là nơi gần dân nhất, sát dân nhất, giải quyết trực tiếp yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong đời sống hàng ngày trong đó có vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cấp cơ sở và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn là một đòi hỏi hết sức cấp bách và mang tính ổn định liên tục, thường xuyên. Để điều chỉnh tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng như xử lý, hạn chế những vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn chưa cụ thể, nhiều quy định chưa rõ ràng, tính xử phạt chưa cao, hoạt động xử phạt đã đạt được những kết quả bước đầu tuy nhiên để đạt được kỳ vọng của người dân và nhà quản lý cần phải áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ, thường xuyên thì hoạt động xử phạt mới thực sự phát huy hiệu quả trên thực tế. 6 Do đó, người viết chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu về những hành vi vi phạm phổ biến tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình và nêu ra các giải pháp nhằm nhanh chóng, kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính cũng như làm giảm tối đa những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề luôn có tính thời sự và được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này cả về lý luận cũng như thực tiễn. Xét ở góc độ nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận chung, đã có các công trình khoa học: "Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn", Luận án phó tiến sĩ Luật học, của Vũ Thư, năm 1995; "Hoàn thiện quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm hành chính", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Trọng Bình, năm 2000; "Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Thị Thuỷ, năm 2001… Nghiên cứu vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể, có một số công trình khoa học về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường, lao động… Ngoài ra còn có nhiều bài viết như: "Bàn về xử lý vi phạm hành chính", PTS. Trần Minh Hương, đăng trên Tạp chí Luật học, số 4/1999; "Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính"; ThS. Lê Vương Long, đăng trên Tạp chí Luật học, số 9/2003; "Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính", ThS. Bùi Thị Đào, đăng trên Tạp chí Luật học, số 9/2003; “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” của TS. Trần Thị Hiền, Tạp chí Luật học số 11/2011; “Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012” của TS. Nguyễn Ngọc Bích, Tạp chí Luật học số 12/2013… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đều xem xét vấn đề xử lý 7 vi phạm hành chính dưới các góc độ, mức độ khác nhau. Các công trình khoa học đó đã đem lại những giá trị khoa học quý giá ở góc độ lý luận cũng như thực tiễn, là tài liệu tham khảo hữu ích về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính. Cho đến nay nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể nói tới một số công trình sau: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội”, khóa luận tốt nghiệp, của Trần Hoàng Anh, năm 2013; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội – thực tiễn tại phường Thuận An, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ”, khóa luận tốt nghiệp, của Huỳnh Thị Kim Ngân, năm 2014. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các vấn đề về vi phạm pháp luật hành chính nói chung, hoàn thiện pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội… mà chưa đề cập đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đặc biệt cụ thể ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Chính vì vậy, đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” là một trong những công trình nghiên cứu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương cụ thể. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối với đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” người viết tập trung nghiên cứu những quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt với những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội gồm những hành vi vi phạm sau: - Vi phạm quy định về trật tự công cộng; - Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung; 8 - Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung; - Vi phạm quy định về quản lý nghành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; - Vi phạm các quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác; Bên cạnh đó tìm hiểu những quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từ năm 2012 đến 2015 và 06 tháng đầu năm 2016 từ đó chỉ ra một số hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành cũng như trong công tác xử phạt để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện. 4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Người viết nghiên cứu đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” với mục đích tìm hiểu những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và những hạn chế của những quy định này trong tình hình đất nước ta hiện nay, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện vấn đề trên. 5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn Người viết nghiên cứu đề tài với mục đích tìm câu trả lời cho các câu hỏi: - Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội? - Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn 9 huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình? - Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương? 6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn Để hoàn thành được luận văn này người viết đã đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lê nin, kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê... 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phân tích đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính ở địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình góp phần tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương cũng như trên phạm vi cả nước. Ngoài những đóng góp chung nêu trên, luận văn còn có những đóng góp mới cụ thể sau: - Luận văn góp phần nghiên cứu khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Phân tích tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện và khẳng định yêu cầu bức thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp với thực tiễn của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình mang tính kiến nghị để các nhà quản lý cũng như những người trực tiếp thi hành xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội nghiên cứu vận dụng. 10 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Chương 2: Pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. 11 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI 1.1. Khái quát về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là một loại hành vi vi phạm pháp luật diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội, vì vậy để phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tác hại của những hành vi này, việc xác định dấu hiệu đặc trưng của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hết sức cần thiết.Việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức do pháp luật quy định. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng giống như các hành vi vi phạm hành chính nói chung, là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự nhưng hành vi vi phạm hành chính là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chính vì thế, công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội nói riêng luôn được xã hội quan tâm. Từ trước đến nay Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này. Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm vi phạm hành chính phải phán ánh đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của loại vi phạm này, trong đó thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của chúng, đồng thời cũng 12 phải thể hiện được sự khác biệt giữa loại vi phạm này với tội phạm về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được định nghĩa một cách trực tiếp, chính thức tại văn bản pháp luật ở cấp độ Pháp lệnh là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989. Điều 1 của Pháp lệnh quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, tại khoản 1 Điều 1 vi phạm hành chính được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Các pháp lệnh đều đề cập định nghĩa hành vi vi phạm hành chính một cách gián tiếp, chỉ trừ pháp lệnh 1989. Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 khoản 1 Điều 2 định nghĩa : “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, song quan niệm về vi phạm hành chính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này như: là hành vi vi phạm pháp 13 luật hành chính là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, có lỗi, không phải tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Trên cơ sở những quy định của pháp luật có thể hiểu về vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội như sau: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Ngoài những đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội còn có những đặc trưng sau: - Thứ nhất,chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm của mình. Tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực này có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang. Cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và phải đủ độ tuổi do pháp luật quy định. Cá nhân và tổ chức nước ngoài cũng có thể là chủ thể của vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị xử phạt hành chính. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo 14 lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Khi các chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính được quy định do thực hiện các hành vi đó. - Thứ hai, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có tính xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là khả năng làm tổn hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này được pháp luật quy định và bảo vệ, đó là:“Tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không có rối loạn”1, “Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định”2. - Thứ ba, mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải có lỗi. Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi của mình có nội dung là sự nhận thức về sự xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước, tính trái pháp luật của hành vi đó nhưng vẫn lựa chọn và thúc đẩy hoạt động của mình trái với yêu cầu của pháp luật trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một cách xử sự khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Lỗi là dấu hiệu cơ bản, bắt buộc phải có trong mọi loại vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện đặc biệt là vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 1 An ninh, Diễn đàn tra từ Soha, http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/An_ninh ngày truy cập 05/4/2016. 2 Trật tự, an toàn xã hội, “Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” tại địa chỉ: https://sites.google.com/site/conghau12thxd/gochoc-tap/ngh-thut-qun-s-vit-nam/hp2/nhng-vn--c-bn-v-bo-v-an-ninh-quc-gia-gi-gn-trt-t-an-ton-x-hi-v-xy-dngphong-tro-ton-dn-bo-v-an-ninh-t-quc ngày truy cập 05/4/2016. 15 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi phải có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý) hoặc đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý). Khi có đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong khả năng không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi, có thể kết luận rằng không có vi phạm hành chính xảy ra. Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân, tổ chức. Tổ chức là một tập hợp người do đó không thể có cùng một trạng thái tâm lý. Vì vậy, không đặt ra yếu tố lỗi với tổ chức, chỉ cần dấu hiệu cấu thành hình thức (tức tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nguy hiểm cho xã hội) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. - Thứ tư, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải là những hành vi vi phạm được pháp luật quy định và mô tả cụ thể trong các văn bản pháp luật hành chính căn cứ vào đó để xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hành vi vi phạm hành chính có thể do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện. Khi cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó thấp hơn so với hành vi mà tội phạm trong luật hình sự thực hiện. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải căn cứ vào các yếu tố như: mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính chất, mức độ lỗi, tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ, nhân thân người vi phạm… Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là những hành vi vi phạm được Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định cụ thể, làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Khi cá nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi được quy 16 định trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Thứ năm,hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải bị xử phạt hành chính bởi những chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực này (tính bị xử phạt). Tính bị xử phạt hành chính là một dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Trong vi phạm hành chính, tính bị xử phạt vi phạm hành chính phải được biểu hiện thành nguy cơ của chủ thể vi phạm phải gánh chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng. Nếu không có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hành chính quy định về nội dung này thì không có biểu hiện của tính bị xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm hành chính, trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải được quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, chủ thể vi phạm có nguy cơ phải gánh chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm được quy định trong các văn bản này. Có thể nói đây là đặc điểm quan trọng nhất vì một hành vi có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện trên (do cá nhân, tổ chức thực hiện, có lỗi, xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội) mà không có tính bị xử phạt hành chính thì hành vi đó cũng không được coi là vi phạm hành chính. Như vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là những hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội Xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính 17 cụ thể mang quyền lực nhà nước, phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng chế tài hành chính mang tính trừng phạt những đối tượng bị áp dụng do gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nhân dân và do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội là một loại vi phạm pháp luật khá phổ biến trong đời sống xã hội, tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm hành chính là những hành vi thường xuyên xảy ra trên các mặt của đời sống, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tổ chức, cá nhân cũng như lợi ích của cộng đồng. Chính vì vậy, việc phát hiện, ngăn chặn trong thực tế và xử phạt cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hết sức quan trọng. Xử phạt vi phạm hành chính nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm và hành vi chưa vi phạm, góp phần rất lớn trong việc khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, sống và làm việc theo pháp luật, như vậy trật tự, kỷ cương mới được thiết lập, tạo nên xã hội trật tự, an toàn, văn minh, bình yên, củng cố niềm tin của nhân dân và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong các văn bản pháp luật và được các chủ thể có thẩm quyền áp dụng trong thực tế nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội để quyết định hình thức xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính 18 trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có các đặc điểm sau đây: - Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Nói cách khác vi phạm hành chính là cơ sở cho việc xử phạt vi phạm hành chính. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Nghị định của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP xác định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực này bao gồm: Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch ủy ban 19 nhân dân tỉnh… - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Việc áp dụng hình thức xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, qua đó góp phần giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội nói riêng và pháp luật hành chính nói chung. 1.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội Để việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội một cách hiệu quả và triệt để thì cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định do pháp luật đề ra. Dựa trên tinh thần của khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Một là, mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Khắc phục 20 kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng. - Hai là, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; Việc phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật. Đối với việc xử phạt, việc phát hiện kịp thời sẽ góp phần nhanh chóng vào việc xử lý, giải quyết các vi phạm đã xảy ra tạo lòng tin cho nhân dân. Đồng thời việc phát hiện kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội còn có ý nghĩa cực kì quan trọng khác, đó là góp phần vào việc thiết lập và duy trì trật tự quản lý nhà nước, có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc của đời sống cộng đồng. Đây là một nguyên tắc pháp chế trong xử lý các vi phạm hành chính, theo đó thì chỉ có những chức danh được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ngoài các chức danh này thì không một người nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này và việc xử phạt phải dựa trên các quy định của pháp luật. Do vậy, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là những người được pháp luật trao quyền, thay mặt nhà nước xử phạt các chủ thể có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, do vậy khi tiến hành xử phạt thì các chủ thể có thẩm quyền không được tùy tiện mà nhất thiết phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan