Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông...

Tài liệu Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông triều quảng ninh

.PDF
103
694
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ MAI XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ MAI XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ TRỌNG HÁCH HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Mai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Mai MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU . .............................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .. ......................................8 1.1. Những khái niệm cơ bản .. ..............................................................................8 1.2. Những quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ...................................................................................................13 1.3. Vai trò của xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.......... 25 1.4. Những yếu tố tác động đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. .............................................................................................................27 TIỂU KẾT……………... ...................................................................................35 Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH........................... ........................................................................36 2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ................................... ..........................................36 2.2. Phân tích thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ..................... 44 2.3. Đánh giá chung ............................................................................................53 TIỂU KẾT ……………................................................................................ .... 73 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH ... .74 3.1. Phương hướng đảm bảo hiệu quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh…………... 74 3.2. Giải pháp đảm bảo hiệu quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh…………………... 80 KẾT LUẬN……………................................................................................... .91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Bảng tổng hợp vi phạm an toàn giao thông đường bộ từ 39 năm 2010 đến năm 2015 tại thị xã Đông Triều 2 Bảng tổng hợp lỗi vi phạm của người điều khiển phương 41 tiện giao thông đường bộ tại thị xã Đông Triều từ năm 2010 đến năm 2015 3 Bảng thống kê phương tiện gây tai nạn giao thông tại thị 41 xã Đông Triều 4 Biểu đồ tổng số biên bản đã lập từ năm 2010 đến năm 52 2015 trên địa bàn thị xã Đông Triều 5 Bảng tổng hợp nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên địa bàn thị xã Đông Triều 62 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc, mang tính toàn cầu và là thách thức lớn của toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 1,3 triệu người chết, 50 triệu người bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ, thiệt hại 1.540 tỷ USD (mỗi ngày thiệt hại 4,2 tỷ đồng). Về kinh tế, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông hàng năm làm thiệt hại từ 1% đến 3% GDP chi phí hàng năm của các nước đang phát triển, ước tính vào khoảng trên 100 tỷ USD. Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày trên toàn quốc có 24 người chết, hơn 60 người bị thương tật suốt đời do tai nạn giao thông, đó là những con số dẫn tới sự ra đời khái niệm “thảm họa quốc gia” - một cụm từ rất đau xót khi nói tới tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay. Tai họa không loại trừ bất kỳ người nào khi đi trên đường và do đó, việc giải quyết không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng, mà là ý thức, trách nhiệm của xã hội, của mỗi người. Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: Năm 2010, toàn quốc đã xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.449 người, bị thương 10.633 người [36]; trong năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông, làm 11.395 người chết và 48.734 người bị thương [37]; năm 2012 cả nước xảy ra 36.376 vụ tai nạn giao thông làm chết 9.838 người, bị thương hơn 38.000 người [38]; năm 2013 có 29.385 vụ tai nạn giao thông làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người [39]; năm 2014 có 25.322 vụ tai nạn giao thông làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người [40]; Năm 2015, xảy ra 22.404 vụ tai nạn giao thông làm chết 8.700 người, bị thương 20.556 người [41]. Trong 5 năm (tính từ 16/11/2010 đến 15/10/2015), toàn quốc xảy ra hơn 155.000 vụ tai nạn, làm chết hơn 46.000 người, bị thương hơn 160.000 1 người. Dù số người chết do tai nạn giao thông giảm dần, nhưng số vụ và số người bị thương vẫn ở mức cao. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được mối hiểm họa của tai nạn giao thông. Để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo để ban hành và sửa đổi luật, các nghị định quy định cũng như thực hiện các biện pháp giải quyết cấp bách phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông còn thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện nay chưa đồng bộ và yếu kém, hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao. Thị xã Đông Triều có tuyến quốc lộ 18A nối thị xã Đông Triều với thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương qua cầu địa phận, Tỉnh Lộ 326 nối Đông Triều Uông Bí - Hạ Long - Cẩm Phả, Cầu Hoàng Thạch nối phường Mạo Khê với thị trấn Minh Tân huyện Kinh Môn Hải Dương qua sông Đá Vách. Các tuyến đường bộ nối liền các địa phương trong vùng đã tạo nên một hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện và hiệu quả. Trong những năm qua, thị xã Đông Triều đã huy động toàn bộ sức mạnh hệ thống chính trị của toàn thị xã vào cuộc để triển khai và thực hiện tốt các luật của Quốc hội, nghị định của Chính phủ về đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là Luật giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10). Sau gần 08 năm triển khai thực hiện Luật giao thông đường bộ, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, tình hình trật tự an toàn giao thông phần nào được cải thiện và đã hạn chế tới mức thấp nhất số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, hoạt động giao thông đường bộ vẫn còn nhiều bất cập, tai nạn giao thông tuy có giảm về số vụ và số người chết nhưng chưa bền vững, đặc biệt là tình trạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao 2 thông có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân cơ bản là tình trạng pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều điểm hạn chế. Điều này thể hiện trên các mặt sau đây: Hệ thống văn bản pháp luật quy định điều chỉnh lĩnh vực này tuy đã có tương đối đầy đủ, nhưng tính răn đe chưa cao và chưa phù hợp với tình hình thực tế nên khó triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật ở một số địa phương còn hạn chế; cơ sở hạ tầng giao thông đường bộtrong thời gian dài chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và tương xứng với tốc độ phát triển của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông vẫn còn thấp hoặc xem nhẹ; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông đường bộ chưa thật sự hiệu quả; các vi phạm xảy ra nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Hậu quả đã dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra làm chết người và thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước. Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những giải pháp nhằm thiết lập lại trật tự an toàn giao thông, với mục tiêu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và trên hết là đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì công tác xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, tôi xin chọn đề tài "Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" làm đề nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua đã có rất nhiều các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn, tiêu biểu là: Nguyễn Quang Huy: "Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật 3 tự an toàn giao thông qua thực tế tỉnh Thái Nguyên". Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2007. Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật giao thông đường bộ, thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại hạn chế trong thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Vũ Ngọc Dương: "Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương", đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2009. Vũ Thanh Nhàn: "Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện", Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009. Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Nguyễn Văn Minh: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2012. Luận văn làm sang tỏ cơ sở lý luậnchung về vấn đề giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng an toàn giao thông đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các tác giả đã giới thiệu, phân tích đánh giá về pháp luật và thực tiễn hoạt động xử lý vi phạm hành chính nói chung và về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở các tỉnh thành khác nhau nhưng chưa nghiên cứu về thực tiễn xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tạithị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Do vậy, luận văn "Xử 4 phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời phản ánh thực trạng tại thị xã Đông triều nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộcủa cả nước nói chung và thị xã Đông Triều nói riêng,nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ, ngăn ngừa vi phạm, giảm nhẹ thiệt hại do vi phạm giao thông đường bộ gây ra đồng thời tăng cường hiệu quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1.Mục đích nghiên cứu Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về giao thông đường bộ và một số đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm của giao thông đường bộ, thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cũng như thực trạng xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vưch giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Tìm hiểu thực trang xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế học viên xin phép chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu các vụ vi phạm giao thông đường bộ, tai nạn giao thông và công tác xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ năm 2010 đến năm 2015 trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Các kiến nghị và giải pháp học viên đưa ra tập trung giải quyết tình trạng mất an toàn giao thông đường bộ tại thị xã Đông Triều. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp chính như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê. - Luận văn sử dụng phương pháp luận sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Đề tài là tài liệu tham khảo về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thị xã Đông Triều, đề tài đã đặt vấn đề tương đối hệ thống về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thị xã Đông Triều; Phân tích tương đối cụ thể thực trạng thực thi các quy 6 định pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thị xã; đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại địa phương. - Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về giao thông đường bộcác tầng lớp nhân dân. Một số kiến nghị, giải pháp của luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quan chức năng trong việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Chương 2: Thực trạng xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Từ thực tiễn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Giao thông Khi nói đến giao thông là nói đến "việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở" [27, tr.381] Theo Từ điển Tiếng Việt thì đường bộ được hiểu là "Thứ đường đi trên đất liền dùng cho người đi bộ và xe cộ, nói chung"[27, tr.356]..Theo Luật giao thông đường bộ 2008 định nghĩa "Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.[31] . Lịch sử phát triển của xã hội loài người có thể nói từ khi còn sơ khai đến xã hội văn minh ngày nay đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động giao thông mà trước hết là giao thông đường bộ, sau đó phát triển thêm các loại hình giao thông khác như giao thông đường thủy, giao thông đường sắt, giao thông đường không. Giao thông đường bộ là đòi hỏi tất yếu, cần thiết của quá trình phát triển đời sống xã hội ở mỗi một quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự phát triển của giao thông mang tính lịch sử và phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ nhất định. 1.1.2. Giao thông đường bộ Giao thông đường bộ là một hiện tượng xã hội có xu hướng biến động phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra hầu hết các quốc gia trên thế giới giao thông đường bộ và phát triển giao thông đường bộ đang được xem xét ở nhiều góc độ kinh tế - xã hội, chính trị dưới tác động của sự phát triển khoa học- kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở của những khái niệm về đường bộ có thể hiểu giao thông 8 đường bộ là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ [31]. Khi xem xét giao thông đường bộ với tư cách là một hiện tượng xã hội. Dưới góc độ luật học hiện tượng giao thông đường bộ đang đặt ra những vấn đề pháp lý như sau: Thứ nhất, giao thông đường bộ là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội. Nhưng bản thân con người không thể thỏa mãn được nhu cầu của mình đặc biệt là trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay. Như vậy, chỉ có Nhà nước mới có thể có khả năng tổ chức, có tiềm lực kinh tế, chủ sở hữu đất đai mới có thể xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy rằng ở mức độ nào đó Nhà nước phải huy động sức dân, nhưng trách nhiệm thuộc nhà nước. Trách nhiệm này mang tính pháp lý được quy định trong phần chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thứ hai, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ luôn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật giao thông đường bộ. Nhà nước hướng dẫn và điều chỉnh các quan hệ này để các quan hệ đó diễn ra trong vòng kiểm soát của luật pháp. Thứ ba, các quan hệ phát sinh trong hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau với những mục đích khác nhau như: kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh...Cũng giống như các loại quan hệ xã hội khác, giao thông đường bộ cần được chế định hóa, quy phạm hóa và tiến tới pháp điển hóa và đó chính là lý do cho sự ra đời của các văn bản pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ. Luật giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định 34/2010/NĐ-CP, Nghị định 71/2012/NĐ-CP, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, Nghị định 107/2014/NĐ-CP, Nghị định 46/2016/NĐ-CP tạo ra khung luật pháp cho mọi cá nhân, tổ chức tuân thủ. 9 1.1.3. Vi phạm hành chính, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.1.3.1. Vi phạm hành chính Trong một nhà nước, việc quản lý xã hội bằng pháp luật luôn được xen kẽ với việc áp dụng những chế tài xử phạt trong từng lĩnh vực. Nếu không có những quy định cho việc thực hiện các chế tài nghiêm khắc, phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, thì sẽ dẫn đến pháp luật khó có thể đi vào thực tế cuộc sống và được người dân thực hiện nghiêm túc. Pháp luật và nhà nước là những hiện tượng đặc biệt luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhà nước và xã hội có những nguyên nhân, tiền đề xã hội ngay từ buổi bình minh và trong suốt quá trình vận động, phát triển. Đảng và Nhà nước ta quy định "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền" [30]. Như vậy, để nghiên cứu về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao giao thông đường bộ, chúng ta phải hiểu cơ bản về Luật giao thông đường bộ như sau: Luật giao thông đường bộ là tổng thể các quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Pháp luật giao thông đường bộ là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành có nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong 10 lĩnh vực giao thông đường bộ. Với tư cách là công cụ để Nhà nước quản lý giao thông đường bộ thì pháp luật giao thông đường bộ có nguồn rất rộng. Đó là các quy phạm pháp luật về đất đai, dân sự, kinh doanh vận tải của các thành phần kinh tế, hành chính, tư pháp, các tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định trong Bộ luật Hình sự... Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay pháp luật về giao thông đường bộ còn là các điều ước quốc tế do nhà nước tham gia hoặc ký kết. Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý trong một lĩnh vực cụ thể nói riêng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau. Phổ biến nhất là quản lý bằng phương pháp hành chính, kế hoạch chính sách, kinh tế, tư tưởng. Nhưng tóm lại Nhà nước nào cũng phải dùng pháp luật như một công cụ đồng thời là phương pháp chủ yếu để quản lý xã hội. Từ những khái niệm về Luật giao thông đường bộ, pháp luật giao thông đường bộ thì chúng ta có thể đưa ra định nghĩa cơ bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính" [32]. 1.1.3.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể đề cập đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với tư cách là vi phạm hành chính cụ thể. Hành vi này ngoài những điểm chung giống với vi phạm hành chính như chủ thể thực hiện đều là các cá nhân, tổ chức, việc xác định hành vi vi phạm đều phải dựa vào các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính. Các hành vi này là những hành vi xâm phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước. 11 Bên cạnh đó, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là vi phạm trong một lĩnh vực cụ thể nên nó cũng có những điểm khác biệt như: đó là hành vi trái với quy định pháp luật về giao thông đường bộ, những hành vi đó được xác định và mô tả là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những hành vi của chủ thể này phải gánh chịu những chế tài xử phạt nhất định. Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm cụ thể về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: "vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính bao gồm: Các hành vi vi phạm nguyên tắc giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; các hành vi vi phạm khác về giao thông đường bộ". 1.1.4. Xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.1.4.1. Xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt hành chính là một hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước bao gồm một loạt hành vi cụ thể như: phân tích đánh giá mức độ vi phạm, đối chiếu quy định của pháp luật, căn cứ lựa chọn, chế tài áp dụng hình thức và mức phạt,...và cuối cùng ra quyết định xử phạt. Xử phạt hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước, phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng chế tài hành chính mang tính trừng phạt gây cho đối 12 tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 1.1.4.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Trong quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, xử phạt vi phạm hành chính là một hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực Nhà nước do các cơ quan, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng các chế tài hành chính nhằm mục đích trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo trình tự, thủ tục do luật định. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể hiểu là: Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật an toàn giao thông đường bộ cụ thể: về quy tắc giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; các hành vi vi phạm khác về giao thông đường bộ mà không phải là tội phạm mà theo quy định phải bị xử phạt hành chính. 1.2. Những quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.1 Nguyên tắc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.1.1. Việc xử lý các vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan