Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật việt ...

Tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật việt nam hiện nay tt

.PDF
28
744
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH PHAN QUỲNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số: 9.38.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2018 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ***** Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN CỬU VIỆT Phản biện 1: GS.TS Phạm Hồng Thái Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Long Phản biện 3: PGS.TS. PGS. Lê Thị Hƣơng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại: Phòng ........, Học viện Khoa học xã hội. Địa chỉ: 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi:…....giờ, thứ…..., ngày ......tháng......năm.... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 24/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ (GTĐB) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, khẳng định việc thực hiện chiến lược an toàn GTĐB nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Như vậy xét về mặt quan điểm, thì bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) là góp phần vào sự phát triển của đất nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông. Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, Ngành và của toàn xã hội, vấn đề trật tự an tàn GTĐB ở nước ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực; tình hình vi phạm pháp luật về GTĐB cũng như tai nạn giao thông đã được kéo giả, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và gây ra những thiệt hại to lớn cho xã hội. Theo phân tích số liệu từ các báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực GTĐB, nhưng nguyên nhân chính vẫn là ý thức chủ quan của người tham gia giao thông. Chính vì vậy, công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) về GTĐB là một công tác vô cùng quan trọng, nhằm mục đích kéo giảm các 2 VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như giảm thiểu các vụ TNGT một cách bền vững. Với lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính, mã số 9.38.01.02. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những yếu tố tác động tới hoạt động này, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu như vừa trình bày, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Luận án thực hiện nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến VPHC trong lĩnh vực GTĐB và hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực này; Thứ hai: Trên cơ sở phân tích các khái niệm, đặc điểm, nội dung cũng như vai trò của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án sẽ tiến hành bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; Thứ ba: Luận án tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong vực này thời gian qua (2007 – 2016), từ đó chỉ r những ưu điểm và kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong hoạt động trên. 3 Thứ tư: Luận án đưa ra những dự báo về những vấn đề có liên quan đến VPHC trong lĩnh vực GTĐB, từ đó đưa ra các kiến nghị cũng như đề xuất giải pháp các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu: Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu: Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được áp dụng đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB như: Vi phạm quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; …. Thứ hai; về chủ thể tiến hành: Lực lượng CSGT đường bộ; Thanh tra chuyên ngành và một số chủ thể khác có liên quan. Thứ ba; về thời gian: Các số liệu được thu thập trong thời gian 10 năm (2007- 2016). Thứ tư; về địa bàn: Địa bàn khảo sát, nghiên cứu trên toàn quốc 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong các nội dung nghiên cứu của luận án, tùy theo từng nội dung trình bày mà luận án sử dụng các phương pháp phù hợp để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu như các phương pháp: Phân tích,tổng hợp, so sánh; phương pháp thống kê; logic; phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành… 4 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Từ đó rút ra các đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Thứ hai, luận án xác định những yếu tố ảnh hưởng tới xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, luận án chỉ ra những ưu điểm, tồn tại hạn chế của pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay; chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng và nguyên nhân của nó; Thứ tư, luận án đề xuất các giải pháp cũng như đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần trong việc hoàn thiện hơn nữa những vấn đề lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Luận án có thể được sử dụng trong học tập và giảng dạy môn Luật hành chính tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật. Về thực tiễn: Những kiến nghị, giải pháp được luận án trình bày có thể giúp cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để từ đó vận dụng trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động này . 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung được kết cấu thành 4 chương 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lý luận xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Là một nội dung quan trọng trong nội dung giảng dạy môn luật hành chính tại các cơ sở đào tạo luật, chính vì vậy trong các giáo trình giảng dạy môn luật hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam như Đại học Luật Hà Nội; Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội..., đều dành một nội dung để trình bày, luận giải về xử lý VPHC. Bên cạnh đó còn có một số cuốn sách, bài báo; một số luận án, luận văn trình bày về vấn đề này. Có thể kể ra một số công trình như: Cuốn sách “Một số vấn đề về phạt hành chính” của hai tác giả Phạm Dũng và Hoàng Sao, nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1986; Chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” do Th.S Đặng Thanh Sơn và các chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2008 Luận án tiến sĩ Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Kim Long Biên thực hiện năm 2015, tại Học Viện Khoa học xã hội; Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện 6 Cảnh sát Nhân dân; Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GTĐB ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia; Luận án tiến sĩ Quản lý công “Hoàn thiện thể chế xử lý hành chính vi phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam” của Nguyễn Xuân Lâm, thực hiện năm 2017 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn Mạnh Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ chức năm 2011 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011; Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của TS. Trần Thị Hiền; Bài viết “Các biện pháp xử lý hành chính trong Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính”của GS.TS Nguyễn Đăng Dung 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Cuốn sách “Tuần tra kiểm soát GTĐB, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đỗ Đình Hòa và Hoàng Đình Ban. Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan; Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GTĐB ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Một số luận văn thạc sĩ luật học như - Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB hiện nay – Một số vấn đề lí luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 7 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012... 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Giáo trình Luật Hành chính của V.T.Batychko (В.Т.Батычко), nhà xuất bản ТТИ ЮФУ, năm 2008 (Bản tiếng Nga) Sách: Vi Phạm Hành chính của tác giả Kikot (В.Я.Кикоть) xuất bản năm 2012 bởi Viện Kinh tế và Luật Ivan Kushnir (Институт экономики и права Ивана Кушнира). Bài viết “Global Administrative Law and the Legitimacy of Sanctions Regimes in International Law” (Luật hành chính toàn cầu và tính hợp pháp của cơ chế xử phạt trong Luật quốc tế) của Elizabeth Nowlan đăng trên tạp chí của Đại học luật Yale (Yale Law School, J.D. expected 2012). Bài viết “Traffic laws in Nigeria: Fact or myth?” (Luật giao thông tại Nigeria: Thực tế hay cổ tích) của Sokomba Alolade đăng trên Tạp chí Luật sư Châu phi (The Magazine for the African lawyer) Báo cáo tham luận: “Cách thức thay đổi hành vi không tuân thủ Luật giao thông của người tham gia giao thông ” của các tác giả Sonija, NCS của Viện nghiên cứu ATGT Thụy Điển (Swedish Road and Transport Research Institute) trình bày tại Hội nghị về ATGT các châu lục được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 – 17/5/2013. ... 1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Có thể nói rằng, những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB không nhiều, tuy nhiên những kết quả nghiên cứu của các công trình mà NCS tiếp cận được có 8 giá trị quan trọng đối với các nội dung nghiên cứu của Luận án, đặc biệt các gợi mở về việc xây dựng một chế độ công vụ của đội ngũ cán bộ công chức hành chính; phương pháp tổ chức và cách thức thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia về trật tự an toàn GTĐB tại một số quốc gia trên thế giới rất có ý nghĩa đối với luận án trong việc tiếp tục nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam theo hướng tiếp cận, học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng cũng như tổ chức thực hiện luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước Qua tìm hiểu, nghiên cứu các công trình trong nước về vấn đề này, NCS nhận thấy các công trình đã được tiếp cận trên ít, nhiều đều có ý nghĩa đối với luận án về cả phương diện lý luận, thực tiễn và các giải pháp cũng của luận án. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án phải giải quyết Một là, nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận – pháp lý của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. Hai là, nghiên cứu thực trạng xử lý VPHC đối với những vi phạm pháp luật về trật tự an toàn GTĐB, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Ba là, phân tích các phương hướng, đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy địnhvề xử lý VPHC trong GTĐB, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả không cao. Vậy nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó là gì? 9 Hệ thống lý luận về xử lý VPHC nói chung, xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng hiện vẫn còn những điểm chưa thống nhất. Một số quan điểm của các nhà nghiên cứu đồng nhất xử phạt VPHC với xử lý VPHC, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về nhận thức trong xây dựng khái niệm về xử lý VPHC hiện nay. Chính vì vậy cần xây dựng được khái niệm xử lý VPHC cũng như khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB một cách chính xác và khoa học; Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả không cao. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn chưa thực sự chính xác và phù hợp; nguồn nhân lực thực hiện hoạt động xử lý cũng như cách thức tổ chức hoạt động xử lý cũng chưa thực sự nhịp nhàng, hiệu quả. Để nâng cao được hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam, cần phải thực hiện những vấn đề gì? Để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện như hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như sắp xếp, tổ chức lại tổ chức cũng như hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động xử lý. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 10 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ 2.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Khái niệm vi phạm hành chính VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu TNHC. Khái niệm VPHC trong lĩnh vực GTĐB VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hành vi trái pháp luật, có lỗi do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự ATGTĐB mà theo quy định của pháp luật phải chịu TNHC. 2.1.2.. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, VPHC trong lĩnh vực GTĐB là những hành vi do chủ thể có năng lực TNHC thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn GTĐB; Thứ hai, VPHC trong lĩnh vực GTĐB có số lượng lớn; 11 Thứ ba, VPHC trong lĩnh vực GTĐB diễn ra mọi lúc, mọi nơi; Thứ tư, về hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng rất đa dạng. 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ 2.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2.2.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính Xử lý VPHC là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước. 2.2.1.2. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB nhằm đảm bảo trật tự ATGTĐB. 2.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2.2.2.1. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính Thứ nhất, xử lý VPHC bao gồm các biện pháp xử phạt VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử phạt VPHC đối với các chủ thể có hành vi VPHC theo quy định của pháp luật; 12 Thứ hai, quyền xử lý VPHC được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Thứ ba, xử lý VPHC được tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong Luật xử lý VPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thứ tư, kết quả của hoạt động xử lý VPHC do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành được thể hiện bằng một quyết định hành chính cá biệt, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử lý cụ thể được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã có hành vi VPHC; 2.2.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, là hoạt động áp dụng các biện pháp xử phạt, khắc phục hậu quả, ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB có tính cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB; Thứ hai, cơ sở pháp lý cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực trật tự an toàn GTĐB; Thứ ba, thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được quy định tại điều 70 – Nghị định 46/2016/NĐ-CP; Thứ tư, đối tượng bị xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB vô cùng đa dạng, bao gồm tất cả các chủ thể có năng lực TNHC có hành vi VPHC về GTĐB trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thứ năm, về địa điểm và thời gian: Địa điểm xử lý VPHC trong lĩnh vực này diễn ra trên mọi địa bàn có đường bộ, nhưng tập trung chủ yếu ở khu đô thị, khu đông dân cư và trên các tuyến quốc lộ. 2.2.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 13 2.2.3.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính Nguyên tắc xử lý VPHC là những tư tưởng chủ đạo, định hướng cho hoạt động xử lý VPHC. 2.2.3.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, các nguyên tắc chung cho hoạt động xử lý VPHC trong GTĐB bao gồm: Nguyên tắc pháp chế ; Nguyên tắc nghiêm minh, kịp thời; Nguyên tắc công bằng; Nguyên tắc tương xứng; Nguyên tắc trách nhiệm chứng minh; Nguyên tắc bảo đảm thời hiệu, thời hạn; Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, khởi kiện Thứ hai, nguyên tắc riêng cho hoạt động xử phạt VPHC trong GTĐB bao gồm: Nguyên tắc một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần; Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm 2.2.4. Vai trò của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB góp phần phát triển kinh tế - xã hội Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB góp phần thúc đẩy quá trính phát triển và hội nhập quốc tế 2.3. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ 2.3.1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Cảnh cáo Phạt tiền Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 14 Tịch thu tang vật, phương tiện 2.3.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Bản chất của quy định này là nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra, hoặc cũng có thể là khôi phục lại những quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại bởi hành vi vi phạm đó. 2.3.3. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Biện pháp ngăn chặn đối với những VPHC trong lĩnh vực GTĐB được hiểu là những biện pháp được áp dụng trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi mà nếu không có sự can thiệp thì hành vi đó có thể xảy ra trên thực tế và có nguy cơ gây ra những nguy hiểm cho xã hội; hoặc cũng có thể hành vi đó đã xảy ra cần phải đình chỉ ngay để hành vi đó không tiếp diễn nhằm ngăn chặn những hậu quả thiệt hại do hành vi đó gây ra (có thể gây ra). Biện pháp bảo đảm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được hiểu là những hoạt động do các chủ thể được phép áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nhằm bảo đảm các quyết định hành chính được thực hiện trên thực tế. 2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Nhóm thứ nhất: Lực lượng CAND Nhóm thứ hai: Thanh tra ngành GTVT 2.5. Thủ tục xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thủ tục không lập biên bản Thủ tục có lập biên bản 2.6. Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ 15 2.6.1. Yếu tố về nhận thức 2.6.2. Yếu tố công khai, minh bạch 2.6.3. Năng lực lập pháp, lập quy và thực thi pháp luật 2.6.4. Yếu tố kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ 3.1.1. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Các nguyên tắc chung (1) Nguyên tắc pháp chế: Nguyên tắc này được thể hiện rất r qua quy định tại Điểm b và d, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý VPHC năm 2012; Ví dụ tại Điểm B quy định việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và tại điểm d thì quy định “Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định”; (2) Nguyên tắc nghiêm minh, kịp thời: Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý VPHC năm 2012; (3) Nguyên tắc công bằng: Như luận án đã phân tích tại mục 2.2.3.2, công bằng là một nguyên tắc chủ đạo trong cả xây dựng và thi hành pháp luật; Luật xử lý VPHC năm 2012 đã khẳng định việc xử lý VPHC phải đảm bảo tính công bằng (Điểm b, Khoản 1, Điều 3); (4) Nguyên tắc tương xứng: Trong xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng; khi tiến hành xử lý các hành vi vi phạm, thì chủ thể có thẩm quyền xử lý phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện hành vi vi phạm đó; phải 16 căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả, đối tượng vi phạm cũng như là các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ..., hiện nguyên tắc này được quy định tại Điểm C, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý VPHC năm 2012; (5) Nguyên tắc trách nhiệm chứng minh: Người có thẩm quyền xử lý có trách nhiệm chứng minh VPHC, hiện nguyên tắc này được quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý VPHC năm 2012. Các nguyên tắc riêng cho hoạt động xử phạt (1) Nguyên tắc một hành vi phạm chỉ bị xử phạt một lần: Hiện nguyên tắc này được quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý VPHC năm 2012; (2) Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm: Nguyên tắc này được thể hiện thông qua quy định việc nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì từng người sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm đó; (3) Nguyên tắc trách nhiệm tăng nặng của tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm: Điều này được thể hiện r qua quy định “Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền của tổ chức gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân” (Điểm e, Khoản 1, Điều 3, Luật xử lý VPHC 2012). 3.1.2. Thẩm quyền xử lý và đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thẩm quyền Đối tượng bị xử lý 3.1.3. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Hình thức xử phạt Biện pháp khắc phục hậu quả Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 17 3.1.4. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thủ tục không lập biên bản Thủ tục có lập biên bản Thứ nhất, lập biên bản VPHC về GTĐB Thứ hai, xác minh tình tiết của vụ việc VPHC trong lĩnh vực GTĐB Thứ ba, xác định giá trị tang vật VPHC để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực GTĐB Thứ tư: Quyền giải trình Thứ năm: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính Thứ sáu: Những trường hợp không ra quyết định xử phạt VPHC Thứ bảy: Về thời hạn ra, giao và thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB 3.2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Thực trạng hoạt động xử phạt Hoạt động xử phạt của Thanh tra ngành giao thông vận tải Hoạt động xử phạt của lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ 3.2.2. Thực trạng hoạt động áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 3.2.3. Thực trạng hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm 3.2.4. Nhận xét thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Ưu điểm Khó khăn, hạn chế, vướng mắc: Trong hoạt động xử phạt; trong áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; trong áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế, vướng mắc 18 Thứ nhất, các vấn đề liên quan đến quản lý và thể chế Thứ hai, trong công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật về ATGTĐB Thứ ba, trong công tác tổ chức, quản lý lực lượng thực hiện nhiệm vụ xử lý KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NA 4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam 4.1.1. Dự báo tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam Về đối tượng Về hành vi vi phạm Về phương tiện vi phạm Về thời gian, địa bàn vi phạm 4.1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải bảo đảm tính công khai, minh bạch; bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. 4.1.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 4.1.4. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan