Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống phạt hành chính và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh sai quy...

Tài liệu Xử lý tình huống phạt hành chính và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh sai quy định đối với điểm kinh doanh karaoke đang hoạt động ổn định và đúng pháp luật.

.DOCX
19
5725
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI Xử lý tình huống: Phạt hành chính và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh sai quy định đối với điểm kinh doanh karaoke đang hoạt động ổn định và đúng pháp luật Họ và tên học viên: Đỗ Hoài Giang Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quốc Oai Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 2 I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG....................................................................................... 4 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG............................................................................ 9 2.1. Nguyên nhân của tình huống......................................................................... 9 2.2. Hậu quả của tình huống................................................................................. 9 III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÍNH HUỐNG......................................... 11 IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 12 4.1. Phƣơng án 1................................................................................................... 12 4.2. Phƣơng án 2................................................................................................... 12 4.3. Phƣơng án 3................................................................................................... 13 4.4. Phƣơng án đƣợc lựa chọn............................................................................. 14 V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................... 15 VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................. 17 6.1. Kết luận......................................................................................................... 17 6.2. Kiến nghị....................................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 18 1 MỞ ĐẦU Trong xã hội phát triển, dịch vụ là lĩnh vực có cơ cấu giá trị sản xuất ngày cảng tăng, trong đó dịch vụ giải trí đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế nói chung và nhu cầu con người nói riêng. Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, dịch vụ giải trí, mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng tham gia phát triển. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, các hoạt động văn hóa ở huyện Quốc Oai đã có bước phát triển rõ rệt, bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội, mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Trên địa bàn huyện, đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động văn hóa như: Các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ... do tư nhân bỏ vốn đầu tư; cửa hàng kinh doanh băng đĩa hình, nhạc; tụ điểm hát karaoke; vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi; siêu thị sách... Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ, đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa, thu hút đông đảo tầng lớp thanh thiếu niên, trung niên đến tham gia sinh hoạt vui chơi. Nhìn chung loại hình kinh doanh karaoke hoạt động tương đối ổn định, đã phát huy được tính tích cực, góp phần không nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng), nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, được sự đồng tình của xã hội, khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Tuy nhiên, karaoke là một loại hình văn hoá khá nhạy cảm nên có thể dễ dàng biến tướng từ trạng thái có văn hoá sang phi văn hoá. Các cơ sở kinh doanh hoạt động karaoke trá hình diễn ra hết sức phức tạp mà dư luận lên án, phản đối, xã hội không đồng tình. Các ngành nghề dịch vụ thương mại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán rượu, bia... len lỏi, hoạt động song hành với karaoke, từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tư 2 tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, gây nhiều dư luận xã hội. Là một chuyên viên phụ trách việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện, tôi đã thực hiện nhiều đợt kiểm tra, thẩm tra cấp giấy chứng nhận điểm kinh doanh karaoke. Tôi mong muốn góp phần phát triển dịch vụ karaoke theo đúng quy định pháp luật, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực với đời sống của nhân dân. Trong thực tế công việc, tôi đã gặp một tình huống khó giải quyết, cụ thể như sau: 3 I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Tháng 3 năm 2007, anh Nguyễn Văn Vương, có hộ khẩu thường trú tại thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội đăng ký kinh doanh dịch vụ karaoke tại một căn nhà 4 tầng ở mặt đường 421B, chạy qua trung tâm xã. Căn nhà 4 tầng trên thuộc sở hữu của anh Nguyễn Văn Hoàng, em trai anh Vương, khi đó đang đi làm việc tại Liên bang Nga. Do căn nhà không thuộc sở hữu của mình, và không có hợp đồng thuê, mượn nên Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quốc Oai xét thấy không của điều kiện cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho anh Vương. Ba tháng sau, anh Vương thực hiện được hợp đồng mượn nhà của em trai với thời hạn 15 năm, đồng thời đáp ứng mọi điều kiện kinh doanh karaoke theo luật định, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ Karaoke, cửa hàng nước giải khát cho gia đình anh Nguyễn Văn Vương. Điểm dịch vụ cà phê, karaoke của anh Vương, có tên là Tình Bạn, do có địa điểm đẹp, trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt nên kinh doanh ổn định và phát triển không ngừng. Bản thân gia đình anh Vương là người hiểu biết pháp luật, luôn tuân thủ đầy đủ các quy định trong cung cấp dịch vụ. Thấy gia đình anh Vương kinh doanh phát đạt, một số hộ gia đình khác cũng đầu tư, kinh doanh dịch vụ karaoke. Đến cuối năm 2012, tại địa bàn thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu có tới 5 điểm kinh doanh karaoke, với quy mô từ 4-10 phòng mỗi điểm. Việc cạnh tranh giữa các điểm kinh doanh bắt đầu diễn ra. Đầu năm 2013 anh Vương tuyển một số nữ tiếp viên phục vụ phòng hát, vừa để giảm thời gian trực tiếp phục vụ, vừa để thu hút khách. Điểm dịch vụ karaoke nhà anh luôn đông khách nhất khu vực. Do có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm, anh luôn lưu ý các điểu kiện kinh doanh và đáp ứng đầy đủ. Tại cửa hàng anh, chưa bao giờ xảy ra tình trạng gây rối trật tự, mất an ninh, hay bị phàn nàn từ các hộ lân cận... Cũng đầu năm 2013, để đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới, UBND huyện Quốc Oai quyết định chuyển trụ sở trường THPT Minh Khải 4 thành trụ sở của trường THCS Cấn Hữu, đồng thời xây dựng trụ sở mới cho trường THPT Minh Khải, ngay sát cửa hàng Cà phê – Karaoke của anh Vương. Đầu năm học 2014-2015, Trường THPT Minh Khải chuyển về địa điểm mới, khang trang và rộng rãi hơn. Mới đầu năm học, theo phản ánh của nhân dân, đã xuất hiện hiện tượng một số học sinh lớp 11, 12 bỏ giờ, trốn học hát karaoke tại quán Karaoke Tình Bạn của nhà anh Vương. Đặc biệt, một số đơn thư phản ánh còn nghi ngờ việc một số cháu học sinh có quan hệ “không lành mạnh” với một số nữ tiếp viên của quán. Tình trạng trên có xu hướng gia tăng và được Ban giám hiệu nhà trường phản ánh với UBND huyện. UBND huyện Quốc Oai đã yêu cầu Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra địa điểm kinh doanh Karaoke Tình Bạn của anh Vương, nhằm xác định rõ các sai phạm và chấn chỉnh kịp thời. Ngày 07/09/2014, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện các phòng: Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội; Công an Huyện tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh Cà phê – Karaoke Tình Bạn của anh Vương. Đoàn đã tiến hành kiểm tra các nội dung, quy định sau: (1) Thứ nhất, các điều kiện kinh doanh Karaoke theo quy định tại “Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ: - Cửa phòng karaoke quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa: Đáp ứng yêu cầu - Khoảng cách từ 200 m trở lên đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Không đáp ứng yêu cầu - Địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế: Đáp ứng yêu cầu 5 - Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke: Đáp ứng yêu cầu - Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng: Đáp ứng yêu cầu; - Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình: Đáp ứng yêu cầu; - Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Đáp ứng yêu cầu; (2) Thứ hai, các quy định về trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke theo quy định tại Điều 32 “Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ, cụ thể: - Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2: Đáp ứng yêu cầu; - Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép: Đáp ứng yêu cầu; - Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định: Đáp ứng yêu cầu; - Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke: Đáp ứng yêu cầu; - Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ: Đáp ứng yêu cầu; - Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động 6 và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động: Đáp ứng yêu cầu; - Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng: Đáp ứng yêu cầu; - Nghiêm cấm các hành vi khiêu dâm và mua bán dâm, mua bán, sử dụng ma túy tại phòng karaoke: Đáp ứng yêu cầu; - Có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công An về Quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Đáp ứng yêu cầu; Kết quả sau kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã xác định điểm kinh doanh Cà phê - Karaoke Tình Bạn vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 30 “Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ, cụ thể: “Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên”. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản phạt vi phạm hành chính với mức phạt 5.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 158/2013/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Đồng thời yêu cầu gia đình anh Nguyễn Văn Vương dừng kinh doanh Karaoke để đảm bảo đúng quy định. Trường hợp anh Vương không chủ động dùng kinh doanh Karaoke trong vòng 30 ngày, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh do không đảm bảo yêu cầu về địa điểm cách trường học 200 m. Anh Nguyễn Văn Vương không đồng ý với quyết định của Đoàn kiểm tra với lý do, điểm kinh doanh Karaoke của anh thành lập trước trường THPT Minh Khải và hiện đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh. Đồng thời, từ trước đến nay 7 luôn tuân thủ các quy định của pháp luật. Cơ sở của anh đang kinh doanh tốt, nếu chuyển đi nơi khác sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, sau một lát suy nghĩ, anh Nguyễn Văn Vương đồng ý ký vào biên bản và nộp phạt 5.000.000 đồng, nhưng không chấp thuận việc chuyển sang địa điểm mới nếu nhà nước không có chính sách hỗ trợ thỏa đáng. Ngày 09 tháng 10 năm 2014, Thanh tra huyện Quốc Oai nhận được đơn khiếu nại của anh Nguyễn Văn Vương, chủ hộ kinh doanh điểm Cà phê – Karaoke Tình Bạn, với nội dung: “Khiếu nại về việc xử phạt không đúng quy định của Đoàn kiểm tra liên ngành theo biên bản số 32/BB-KTLN của ngày 07 tháng 09 năm 2014 của Đoàn kiểm tra liên ngành về việc kiểm tra điều kiện kinh doanh điểm Cà phê – Karaoke Tình Bạn tại thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội”. Theo anh Vương, Đoàn kiểm tra đã áp dụng sai quy định đối với yêu cầu điểm kinh doanh Karaoke của gia đình anh phải cách trường học 200m. Cụ thể: Khoảng cách từ 200 m trở lên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL, quy định: “Khoảng cách từ 200 m trở lên quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy chế đo theo đường giao thông từ cửa phòng khiêu vũ (karaoke) đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau”. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của anh Nguyễn Văn Vương, Thanh tra huyện Quốc Oai đã báo cáo UBND huyện, đồng thời gửi công văn yêu cầu các cơ quan liên quan trong Đoàn kiểm tra liên ngành xem xét lại vụ việc. 8 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Nguyên nhân của tình huống a) Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện kiểm tra liên ngành đối với điểm kinh doanh Cà phê – Karaoke của anh Vương là do nhiều ý kiến phản ánh của người dân và Ban giám hiệu Trường THPT Minh Khải về việc học sinh trốn học, hát karaoke và thậm chí có hành vi không lành mạnh với tiếp viên phục vụ. Điều này lại xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như sau: - Một số học sinh do thiếu sự giáo dục chặt chẽ từ gia đình và nhà trường đã bỏ giờ, vào uống cà phê và/hoặc hát karaoke. - Điểm kinh doanh karaoke ngay gần trường. Nhà trường quy định đóng cổng trường khi bắt đầu vào giờ học nên những học sinh đi học muộn sẽ không thể vào trương. Điều này cũng đẩy đến việc học sinh sẽ sang tạm quán cà phê – karaoke ngồi chờ vào học tiết sau; - Khi quy hoạch trường, mặc dù điểm kinh doanh Karaoke có trước nhưng do không còn quỹ đất phù hợp nên UBND huyện buộc phải chọn địa điểm đó. Mặt khác, cũng không thể vì một quán karaoke mà phải tính tới việc quy hoạch trường ở nơi khác. b) Nguyên nhân chủ quan Việc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính của Đoàn kiểm tra liên ngành là quá nóng vội, chủ quan, và thiếu xem xét chặt chẽ, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan. Điều này dẫn đến việc đưa ra quy trình xử lý không phù hợp, trái quy định pháp luật. 2.2. Hậu quả của tình huống Việc Đoàn kiểm tra liên ngành ra quyết định xử lý sai dẫn đến một số hậu quả như sau: - Kìm hãm chủ trương khuyến khích phát triển và xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, dịch vụ trên địa bàn huyện; - Mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức và giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân; 9 - Nếu tình huống không được giải quyết thấu đáo, thuyết phục sẽ làm giảm sút pháp chế Xã hội chủ nghĩa; - Nếu anh Vương không có đơn khiếu nại mà thực hiện theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra thì gây thiệt hại về kinh tế rất lớn, mất cơ hội kinh doanh ổn định, gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình anh; 10 III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÍNH HUỐNG Đối với tình huống nêu trên, mục tiêu xử lý tình huống cần đặt ra là: 3.1. Giải quyết tình trạng học sinh trốn học hát karaoke, gây bất bình trong nhân dân và làm suy giảm đạo đức của học sinh, ảnh hưởng tới phong trào học tập, rèn luyện của Trường THPT Minh Khải; 3.2. Hoàn trả khoản tiền phạt vi phạm hành chính cho gia đình anh Nguyễn Văn Vương, đảm bảo các lợi ích chính đáng khác của gia đình anh Vương; 3.3. Kiểm tra, hướng dẫn gia đình anh Nguyễn Văn Vương duy trì các hoạt động kinh doanh đúng theo quy định pháp luật; 3.4. Khuyến khích tiếp tục phát triển các dịch vụ tương tự trên địa bàn, đúng quy định pháp luật; 3.5. Khôi phục và củng cố lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức; 3.6. Tăng cường pháp chế XHCN. 11 IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 4.1. Phƣơng án 1 4.1.1. Nội dung phương án - Hoàn trả số tiền 5.000.000 đồng cho anh Vương do xử phạt sai quy định và không giải thích gì thêm; - Yêu cầu anh Vương thực hiện nghiêm ngặt các quy định về điều kiện kinh doanh Karaoke, đồng thời thường xuyên cử người theo dõi, kiểm tra tất cả các quy định liên quan và phạt vi phạm hành chính khiến anh Vương cảm thấy mệt mỏi và dừng kinh doanh Karaoke, chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác. 4.1.2. Ưu điểm - Phương án này đơn giản, dễ thực hiện, thể hiện được sự kiểm tra, quản lý nhà nước sát sao đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và nhạy cảm. - Đạt được các mục tiêu 3.2 và 3.3 nêu trên. 4.1.2. Nhược điểm - Việc thực hiện kiểm tra sát sao, liên tục đòi hỏi có nhân sự thường xuyên, do vậy có thể ảnh hưởng tới thực hiện các nhiệm vụ khác; - Việc tập trung kiểm tra cơ sở của anh Vương hơn các cơ sở khác gây thiện cảm không tốt trong nhân dân; - Không đạt được mục tiêu 3.4 và 3.5; - Chưa chắc đã đạt được mục tiêu 3.1 và 3.6 4.2. Phƣơng án 2 4.2.1. Nội dung phương án - Hoàn trả số tiền 5.000.000 đồng cho anh Vương do xử phạt sai quy định và kèm công văn giải thích về sự sai sót; - Hướng dẫn anh Vương thực hiện tốt các quy định về điều kiện kinh doanh Karaoke. Khuyên anh không cho phép học sinh trong trường vào hát karaoke trong cũng như ngoài giờ học. - Định kỳ hàng tháng kiểm tra các điều kiện kinh doanh của toàn bộ cơ sở kinh doanh trên địa bàn, kịp thời xử lý và chấn chỉnh các sai phạm. 12 4.2.2. Ưu điểm - Phương án này dễ thực hiện, có tình, có lý, thể hiện sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước đối với cá nhân anh Vương; - Thực hiện được mục tiêu 3.2, 3.3, và 3.4; 4.2.3. Nhược điểm - Chưa chắc đã thực hiện được mục tiêu 3.1; - Mức độ thực hiện được mục tiêu 3.5 và 3.6 còn hạn chế: Sai đâu, sửa đấy, chưa có tầm ảnh hưởng rộng trong nhân dân. 4.3. Phƣơng án 3 4.3.1. Nội dung phương án - Hoàn trả số tiền 5.000.000 đồng cho anh Vương do xử phạt sai quy định và kèm công văn giải thích và xin lỗi về sự sai sót; - Hướng dẫn anh Vương thực hiện tốt các quy định về điều kiện kinh doanh Karaoke. Khuyên anh không cho phép học sinh trong trường vào hát karaoke trong cũng như ngoài giờ học. - Yêu cầu Trường THPT Minh Khải cần nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nề nếp, duy trì đạo đức tốt. Tiến hành ký biên bản thỏa thuận giữa nhà trường và gia đình anh Vương về việc không cho học sinh hát karaoke; - Định kỳ hàng tháng kiểm tra các điều kiện kinh doanh của toàn bộ cơ sở kinh doanh trên địa bàn, kịp thời xử lý và chấn chỉnh các sai phạm. - Thực hiện thông báo trên hệ thống truyền thanh của huyện về sự việc, nói rõ sự việc cũng như các nội dung cơ quan nhà nước đã làm để bồi thường thiệt hại cho gia đình anh Vương. Một mặt nhắc nhở các gia đình chú ý giáo dục các học sinh tốt hơn; 4.3.2. Ưu điểm - Phương án này có tình, có lý, thể hiện sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước đối với cá nhân anh Vương; - Thực hiện được tất cả các mục tiêu đặt ra. - Ngoải ra còn giúp tăng cường ý thức giáo dục con của các bậc cha mẹ và tăng cường quản lý học sinh, giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường. 13 - Nhắc nhở đội ngũ cán bộ, công chức cần quan tâm, chặt chẽ và công tâm hơn nữa trong quá trình thực thi công vụ. Cần gần dân hơn, không quan liêu, cửa quyền; 4.3.3. Nhược điểm - Thực hiện mất nhiều thời gian; 4.4. Phƣơng án đƣợc lựa chọn Trong 3 phương án trên, phương án được lựa chọn để thực hiện là “Phương án 3” vì những ưu điểm đã nêu ở trên, đồng thời: - Đảm bảo chắc chắn đạt được các mục tiêu đặt ra; - Thể hiện rõ quan điểm về một nhà nước pháp quyền, người nào làm sai, người đó phải chịu trách nhiệm, kể cả đối với cán bộ, công chức; - Mặc dù tạm thời mất uy tín với nhân dân do phạt sai quy định, nhưng đạt được uy tín, sự tin tưởng của nhân dân về lâu dài. Tạo động lực để nhân dân tin tưởng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; - Vẫn giúp phát triển các dịch vụ trên địa bàn, một mặt nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. 14 V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN. Để thực hiện phương án 3 nêu trên, kế hoạch sau đây đã được triển khai thực hiện: STT Tên công việc 1 Họp các cơ quan liên ngành thống nhất ra thông báo và gửi thư xin lỗi về vụ việc 2 Ban hành quyết định hoàn trả tiền phạt vi phạm hành chính 3 Gửi công văn cho Trường THPT Minh Khải về việc nhắc nhở học sinh giữ gìn nề nếp, kỷ luật... 4 Tập hợp các quy định về kinh doanh karaoke, gửi cho gia đình anh Vương và các cơ sở khác trên địa bàn, yêu cầu rà soát, thực hiện đúng quy định 5 Hoàn trả tiền cho anh Vương 6 Đề nghị Đài truyền thanh huyện tổng hợp, viết bài và phát thanh trên địa bàn huyện 7 Tổ chức lễ ký cam kết giữa trường THPT Minh Khải và gia đình anh Vương 8 Gặp gỡ, động viên và xin lỗi gia đình anh Vương 15 9 Lập kế hoạch định kỳ kiểm tra hàng tháng các điểm kinh doanh Karaoke 10 Tổng kết và báo cáo toàn bộ quá trình thực hiện phương án 16 VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 6.1. Kết luận - Lĩnh vực kinh doanh karaoke là lĩnh vực nhạy cảm, nhưng cũng đem lại lợi ích vật chất cho Nhà nước và tinh thần cho nhân dân. Vì vậy, việc kiểm soát, quản lý hài hòa có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm. - Công tác quản lý nhà nước rất phức tạp, với nhiều văn bản và quy định khác nhau, đặc biệt là những lĩnh vực đòi hỏi sự phối hợp liên ngành như lĩnh vực Karaoke. Cán bộ, công chức cần nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, quy định pháp luật để vận dụng nhanh và chính xác vào các tình huống quản lý, đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật; - Với tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hiện nhà nước pháp quyền, mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật. Do vậy, dù là công chức nêu làm sai thì cần phải sửa chữa, rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm đối với việc làm sai của mình. 6.2. Kiến nghị - Cần đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách, pháp luật liên quan đến những lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm để người dân, doanh nghiệp nắm rõ và thực hiện đúng; - Cần đẩy mạnh việc học tập, nghiên cứu, trao đổi kiến thức pháp luật trong đội ngũ công chức. - Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, cho cả nhân dân và cán bộ, công chức để mọi người nắm rõ và nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, cũng như tăng cường giám sát của nhân dân./. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO - “Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ; - Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. - Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan