Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại dẫn đến vướng mắc trong công tác giải phón...

Tài liệu Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại dẫn đến vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng phải áp dụng biện pháp hành chính.

.DOCX
29
4865
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A – 2015 ______________________________ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại dẫn đến vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng phải áp dụng biện pháp hành chính Họ và tên học viên: Tạ Hải Long Đơn vị công tác: Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội HÀ NỘI - 2015 M Nội dung Phần thứ nhất – Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Bố cục của Tiểu luận Phần thứ hai – Nội dung 1. Mô tả tình huống 2. Xác định mục tiêu xử lý tì 3. Phân tích nguyên nhân và 4. Xây dựng, phân tích và lựa 5. Lập kế hoạch, tổ chức thực Phần thứ ba – Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo i PHẦN THỨ NHẤT LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích mở mang phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác phục vụ cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân ngày càng tăng. Việc thu hồi, bố trí, sắp xếp lại đất đai đáp ứng cho những nhu cầu trên một cách khoa học, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài và bền vững là một vấn đề lớn và cấp thiết. Hiện nay một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án đầu tư được triển khai chậm là do công tác đền bù thiệt hại GPMB gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Các chính sách về đền bù thiệt hại GPMB, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước còn chưa đầy đủ, cụ thể, hay thay đổi gây nhiều khó khăn cho việc xác định và phân loại mức độ đền bù, giá đền bù. Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa chú ý đến tính phức tạp của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách có liên quan đến công việc giải phóng mặt bằng tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chậm vì vậy có những nơi, những địa phương tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn chưa đem lại kết quả cao. Thủ đô Hà Nội đang từng ngày phát triển, mở rộng không ngừng, hàng năm Hà Nội có thêm hàng trăm dự án thu hồi đất được UBND Thành phố phê duyệt sử dụng vào mục đích An ninh, Quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội và tạo quỹ đất dự trữ phát triển của Thành phố, đất sử dụng của các hộ gia đình, cá nhân bị thu hẹp, thay vào đó là đất để đầu tư Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo Quyết định của Chính phủ. Công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên diễn ra, nhưng đầy khó khăn, phức tạp. Vì vậy, việc triển khai thực hiện công tác GPMB theo đúng trình tự qui phạm của chính phủ và các văn bản của Thành phố Hà Nội đã được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố đặc biệt quan tâm 1 bằng việc ra các nghị quyết, chỉ thị và các văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, xã phường để thực hiện tốt công tác trên tinh thần minh bạch công khai, dân chủ đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của Chủ đầu tư và của người bị thu hồi đất. Trong quá trình thực hiện công tác Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các tổ chức, cá nhân còn gặp nhiều khó khăn, tiến độ bàn giao mặt bằng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu Thành phố đề ra. Nguyên nhân, một phần do cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB chưa kịp thời, chưa phù hợp với thực tế hoặc chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và một phần quan trọng là do không ít các hộ dân chưa chấp hành theo qui định của pháp luật, không phối hợp với cơ quan nhà nước để bàn giao mặt bằng, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án vì vậy dẫn đến phải dùng biện pháp hành chính, tổ chức cưỡng chế thu hồi đất. Từ những kiến thức đã tiếp thu được qua lớp học Bồi dưỡng chuyên viên của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và qua những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác, tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại dẫn đến vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng phải áp dụng biện pháp hành chính”. 2. Mục tiêu của đề tài: - Làm rõ những vấn đề cơ bản về khiếu nại, tranh chấp liên quan đến giải phóng mặt bằng. - Nghiên cứu đánh giá quá trình xảy ra của vụ việc, mục tiêu giải quyết, phân tích nguyên nhân, hậu quả để đưa ra các phương án giải quyết. - Đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan từ Trung ương đến địa phương nhằm hoàn thiện hơn thể chế. 3. - Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp cơ bản chủ yếu để nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, xét các vấn đề trên quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luận giải các vấn đề liên quan để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: 2 + Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu, số liệu. + Phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng. + Phương pháp mô hình hóa và tổng hợp. 4. phát Phạm vi nghiên cứu: Tại cơ quan Ban quản lý các dự án trọng điểm triển đô thị Hà Nội. 5. Bố cục của Tiểu luận: Bố cục của Tiểu luận được chia làm 3 phần: Phần thứ nhất – Lời nói đầu Phần thứ hai – Nội dung Phần thứ ba – Kết luận và kiến nghị. Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng chắc chắn phần viết còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của Thầy, Cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong để phần viết thêm súc tích, thiết thực và đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG 1. Mô tả tình huống: Thực hiện Quyết định số 5347/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 của UBND Thành phố về việc thu hồi 24.107m2 đất xã Hải Bối giao cho Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Hải Bối phục vụ công tác giải phóng mặt bằng Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì. Trong quá trình tổ chức triển khai theo đúng quy định của pháp luật, phát sinh ra trường hợp hộ gia đình Ông Nguyễn Văn Hòa, hộ khẩu thường trú tại xã Hải Bối huyện đông Anh, Thành phố Hà Nội sử dụng thửa đất số 660 tờ bản đồ 17 với diện tích là 182m2 là diện tích đất nông nghiệp của hộ Ngô Văn Lâm được giao theo Nghị định 64/CP của chính phủ và đã dựng một căn nhà tạm trên diện tích đất này. Hộ gia đình ông nguyễn Văn Hòa trình bày với tổ công tác và có đơn kiến nghị là gia đình có 8 nhân khẩu năm 2000 đã có đơn xin đề nghị cấp đất giãn dân nhưng chưa được xét, gia đình đã chấp hành di chuyển tài sản công trình vi phạm khi thực hiện giải phóng mặt bằng đường quốc lộ 23 về khu ruộng canh tác nông nghiệp do chuyển nhượng của hộ ông Ngô Văn Lâm từ năm 2004 và ở từ đó cho đến nay. Gia đình đề nghị phải bồi thường, hỗ trợ và được bố trí tái định cư cho hộ thì mới chấp nhận bàn giao đất. Để giải đáp thắc mắc của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa, do có đơn khiếu nại. Được sự chỉ đạo của UBND huyện Đông Anh, ngày 12/10/2007, Hội đồng Bồi thường. Hỗ trợ và Tái định cư Huyện đã kiểm tra, xem xét và có công văn số 110/HĐBTHT&TĐC trả lời đơn xin bố trí tái định cư của ông Hòa và khẳng định kiến nghị của ông là không có cơ sở để thực hiện. UBND Xã, Mặt trận tổ quốc Xã đã mời ông Nguyễn Văn Hòa (là chủ sử dụng tài sản) và ông Ngô Văn Lâm chủ sử dụng đất (tại cuộc họp này ông Lâm đã Ủy quyền cho ông Hòa để nhận tiền bồi thường về đất) ra UBND xã giải đáp, vận động thuyết phục nhưng hộ ông Hòa không đồng ý. 4 a) Cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án và cá nhân hộ ông Nguyễn Văn Hòa: - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Quyết định số 137/2007QĐ-UBND ngày 30/11/2007 của UBND thành phố về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Quyết định số 5347/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 của UBND Thành phố về việc thu hồi 24.107m2 đất xã Hải Bối giao cho Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Hải Bối phục vụ công tác giải phóng mặt bằng Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì; - Quyết định số 1950/QĐ-UBND ngày 16/7/2007 của UBND huyện đông Anh về việc thành lập Hội đồng Bồi thường, HT và Tái định cư; - Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 02/8/2007 của UBND huyện Đông Anh về việc thành lập tổ công tác giúp việc Hội đồng BT, HT và tái định cư để tổ chúc triển khai thực hiện; - Kế hoạch số 47/MPMU-UBND ngày 06/8/2007 giữa Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội và UBND xã Hải Bối về việc thực hiện công tác GPMB. b) Quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: * Kiểm kê tài sản: - Ngày 09/8/2007, tổ chức họp dân để công bố Quyết định thu hồi đất, phổ biến các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất và thông báo kế hoạch tổ chức thống kê, kê khai, kiểm điếm tài sán, công trình, cây cối hoa màu. 5 - Ngày 25/9/2007, tổ công tác phối hợp với các Ban, ngành, Đoàn thể xã tuyên truyền, vận động và tiến hành mời các hộ dân có diện tích đất bị thu hồi và hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa để thực hiện việc kê khai, thống kê tài sản và ký biên bản điều tra khảo sát làm cơ sở lập phương án bồi thường hỗ trợ. Trong qua trình thực hiện, hộ ông Hòa đã phối hợp cùng tổ công tác kiểm kê, đo đạc phần tài sản của gia đình đang quản lý sử dụng, Ông Hòa đã trình ra các giấy tờ mua bán chuyển nhượng đất giữa hộ ông Ngô Văn Lâm và ông Nguyễn Văn Hòa, nhưng là giấy tờ viết tay không có xác nhận của Chính quyền địa phương, gia đình cũng vẫn có kiến nghị phải bồi thường về đất và bố trí tái định cư cho gia đình. Căn cứ theo Quyết định số 137/2007QĐ-UBND ngày 30/11/2007 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổ công tác của xã đã giải đáp những thắc mắc của hộ gia đình và đề nghị gia đình phối hợp để kiểm đếm tài sản, cây cối hoa mầu trên diện tích đang sử dụng. * Xác nhận nguồn gốc đất. Việc xác nhận nguồn gốc đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình do UBND Xã xác nhận. Chủ đầu tư là một thành viên của tổ công tác làm việc với UBND xã, địa chính xã về loại đất, diện tích, các tổ chức và số hộ gia đình cá nhân có diện tích đất bị thu hồi. Hồ sơ để xác định nguồn gốc đất bao gồm: - Hồ sơ địa chính. - Sổ địa chính. - Sổ mục kê. - Sổ theo dõi biến động đất đai (Sổ theo dõi trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất). - Giấy tờ về quyền sử dụng đất. Khi kiểm tra, đối chiếu trường hợp hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (chủ sử dụng tài sản), tổ công tác thấy rằng: - Tại thửa số 660 tờ bản đồ số 17 năm 1994 lưu tại UBND xã, do hộ ông Ngô Văn Lâm, địa chỉ: Đội 3 thôn X xã Hải Bối, huyện Đông Anh đang sử dụng. 6 Vì vậy, Ngày 30/8/2007, UBND xã đã Xác nhận nguồn gốc sử dụng đất nông nghiệp theo tên ông Ngô Văn Lâm là cơ sở để UBND Huyện ra quyết định thu hồi đất đối với thửa đất trên. Ngày 29/4/2008, UBND Huyện đã có quyết định số 1545/QĐ-UBND về việc Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thực hiện Dự án xây dựng khu TĐC Hải Bối tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh đối với hộ ông Ngô Văn Lâm. * Lập phương án và chi trả tiền: Căn cứ Biên bản điều tra khảo sát, hồ sơ liên quan đã được UBND xã xác nhận, Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND huyện Đông Anh thẩm định phê duyệt và chi trả tiền cho hộ gia đình ông Ngô Văn Lâm và công trình tài sản cho hộ ông Nguyễn Văn Hòa. Ngày 25/12/2007, UBND huyện ra quyết định số Quyết định số 1247/ QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Diện tích nông nghiệp bị thu hồi: Tổng số tiền bồi thường: Trong đó: - Bồi thường về đất: - Bồi thường cây cối, hoa màu: - Hỗ trợ khác: Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 137/2007QĐ-UBND ngày 30/11/2007 của UBND Thành phố, việc công khai được thực hiện theo Thông báo số 350/TB-HĐ ngày 26/12/2007 của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Đông Anh bằng hình thức niêm yết tại Trụ sở UBND xã Hải Bối và thông báo trên phương tiện thông tin của xã. Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, UBND xã Hải Bối đã tổ chức công khai quyết định phê duyệt và phương án chi tiết tại UBND xã và tổ công tác đã chuyển đến gia đình ông Hòa, nhưng gia đình không nhận và có đơn khiếu nại gửi UBND huyện Đông Anh, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Đông Anh. 7 Ngày 30/12/2007, UBND xã Hải Bối, Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội mời các cá nhân, hộ gia đình (trong đó có hộ ông Hòa) ra nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt, nhưng hộ ông Hòa đã không nhận giấy mời và không ra nhận tiền. Kết thúc chi trả tiền UBND xã Hải Bối, Mặt trận tổ quốc xã, Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội đã lập biên bản và báo cáo Hội đồng về việc các hộ không nhận tiền. Căn cứ theo Điều 59 tại Quyết định số 137/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố: + Ngày 14/3/2008, UBND xã Hải Bối, các ban ngành đoàn thể xã đã trực tiếp xuống hộ gia đình ông Hòa giải thích, vận động thuyết phục để hộ nhận tiền bàn giao mặt bằng thực hiện Quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố và trực tiếp gửi giấy mời số… /GM-UBND của UBND xã mời hộ gia đình ông Hòa ra nhận tiền (lần 2), nhưng hộ ông Hòa đã không ra. + Ngày 14/4/2008, UBND xã Hải Bối, các ban ngành đoàn thể xã tiếp tục xuống hộ gia đình ông Hòa giải thích, vận động thuyết phục để hộ nhận tiền và trực tiếp gửi giấy mời số …/GM-UBND của UBND xã mời hộ gia đình ông Hòa ra nhận tiền (lần 3), nhưng hộ ông Hòa vẫn không đồng thuận. Sau mỗi lần chi trả tiền UBND xã đã lập biên bản về việc hộ không nhận tiền và bàn giao mặt bằng làm cơ sở báo cáo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND huyện Đông Anh và lưu hồ sơ. Như vậy, sau 3 lần mời hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa ra nhận tiền và bàn giao mặt bằng thực hiện Quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố nhưng gia đình ông Hòa đã không chấp hành. Ngày 03/6/2008, UBND xã Hải Bối, Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội có báo cáo số 261/BC-UBND gửi UBND huyện Đông Anh về việc hộ ông Nguyễn Văn Hòa không chấp hành quy định của Nhà nước về việc bàn giao mặt bằng và đề nghị UBND Huyện thực hiện Điều 70 về Cưỡng chế thu hồi đất (thực hiện Điều 32 Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ) của Quyết định số 137/2007QĐUBND ngày 30/11/2007 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về 8 bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống: - Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa đảm bảo theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của công dân, của tập thể, đảm bảo sự hợp lý, hợp tình trong việc giải quyết vụ việc. - Đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. - Ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Đối với dự án giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch là một chủ trương lớn của Thành phố, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nhằm phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Trước sự việc gia đình ông Nguyễn Văn Hòa không đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng, Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh đã họp để tập trung xử lý dứt điểm những vướng mắc tồn tại của dự án, trong đó có nhận định trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đông Anh, đa số các hộ dân đã chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn có hộ dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ các nội dung, yêu cầu về về các văn bản chính sách của Nhà nước, theo dõi và cập nhật thông tin không chính xác nên đã không đồng thuận với quyết định của Nhà nước, gây cản trở đến kế hoạch chung của Huyện và Thành phố. Vì vậy, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư UBND huyện Đông Anh, các Ban, ngành Đoàn thể Huyện và UBND Xã luôn đề cao công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục để người dân các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tự giác điều chỉnh hành vi, nhận thức đúng đắn các yêu cầu và quy định của Nhà nước nhất là các quy định về quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý trật tự xây dựng…đồng thời áp dụng các biện pháp nghiêm minh, cương quyết theo quy định của pháp luật, cố tình không chấp hành, xem thường kỷ cương pháp nước, 9 không tháo dỡ công trình tài sản để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Mục tiêu của Huyện ủy, UBND Huyện là tập trung vận động, thuyết phục, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa bàn giao mặt bằng đáp ứng kế hoạch, tiến độ để sớm bàn giao cho chủ đầu tư góp phần phát triển Kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung và trên địa bàn Huyện nói riêng. Đối với trường hợp hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thống nhất xử lý theo hướng như sau: - Các Ban ngành đoàn thể tiếp tục vận động, thuyết phục để hộ gia đình hiểu, chấp hành việc nhận tiền và bàn giao mặt bằng. - Nếu hộ cố tình không nhận tiền, bàn giao mặt bằng, UBND xã, các ban ngành xã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo UBND Huyện thực hiện biện pháp hành chính việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định. 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả: 3.1. Nguyên nhân: Quá trình khiếu nại về đất đai của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa đến các cấp có thẩm quyền do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất: Do công tác quản lý đất đai của các cấp, các ngành chức năng ở địa phương từ huyện đến cơ sở còn buông lỏng, thiếu chặt chẽ; việc rà soát, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời nên dẫn đến sự khiếu nại của công dân đến cơ quan hành chính nhà nước. - Thứ hai: Việc tham mưu của UBND Xã cho UBND Huyện trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc này chưa chặt chẽ, thiếu nhất quán trong việc xem xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết, nên dẫn đến việc khiếu nại của công dân còn kéo dài. 3.3. Hậu quả: Do cán bộ, công chức không làm tròn trách nhiệm của mình trong việc tham mưu giải quyết dứt điểm khiếu nại của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa; việc đề xuất, kiến nghị còn dựa trên cảm tính, chưa áp dụng cơ bản các quy định 10 của pháp luật về đất đai để tham mưu giải quyết nên công dân có cớ để tiếp tục khiếu nại; làm mất uy tín của cơ quan nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền, làm suy giảm tính pháp lý của pháp luật, pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước không được thực hiện nghiêm túc. Một khi sự việc khiếu nại không được giải quyết dứt điểm theo hướng thấu tình, đạt lý thì việc khiếu kiện sẽ kéo dài, dư luận nhân dân có nhiều vấn đề phức tạp, gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa bàn khu dân cư và trên địa bàn của xã Hải Bối. 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án: * Phương án 1: Vận động, tuyên truyền, thuyết phục: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh, ngày …/4/2008 Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Huyện đã giao Trưởng ban GPMB Huyện thay mặt Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Huyện tổ chức các ban ngành, UBND xã Hải Bối, Mặt trận tổ quốc xã, Hội nông dân, Hội LHTN mời hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa để giải đáp, tuyền truyền vận động thuyết phục gia đình chấp hành chủ trương và nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo Quyết định đã được phê duyệt. Tổ công tác đã căn cứ vào các văn bản hiện hành như Nghị định 197/2004/NĐ-CP, 84/2007/NĐ-CP, Quyết định 137/2007/ QĐUBND của UBND Thành phố Hà Nội và các văn bản pháp lý liên quan để lên vận động thuyết phục hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Với phương pháp vận động thuyết phục, có ưu điểm là làm cho người dân nói chung và hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa nói riêng nâng cao nhận thức về pháp luật, tự giác chấp hành đúng các quy định của nhà nước, tạo quan hệ gần gũi, tình cảm giữa người dân với Đảng, với Nhà nước. Khi hiểu được vấn đề người bị thu hồi đất cảm thấy thỏa mãn, không gây áp lực, không tạo tâm lý bực bội, thắc mắc khiếu kiện kéo dài và tạo tiền đề để tổ chức thực hiện đối với các hộ liên quan, lân cận trong phạm vi GPMB của dự án. Phương án này có ưu điểm là không gây căng thẳng, không tốn nhiều thời gian và chi phí khác. 11 Tuy nhiên, phương án vận động tuyên truyền có những hạn chế là đối tượng bị thu hồi đất khó chấp nhận, bởi vì tâm lý chung của các đối tượng này thường đặt nặng lợi ích cá nhân, vì vậy họ thường đòi hỏi, yêu sách, dây dưa… Từ đó kéo dài thời gian thực hiện và ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng của dự án. Trong trường hợp này, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa đã không đồng ý với ý kiến của Huyện và không chấp nhận việc bàn giao. * Phương án 2: Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất (1) Trình tự tổ chức cưỡng chế bao gồm: a) Trước khi tổ chức cưỡng chế: UBND Xã phối hợp cùng các ban, ngành chức năng của Huyện và các tổ chức đoàn thể tiếp tục vận động, giáo dục thuyết phục cá nhân hộ gia đình tự nguyện thi hành Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tự giác giải phóng mặt bằng để không phải thực hiện cưỡng chế. Tống đạt Quyết định cưỡng chế, thông báo cho đối tượng biết thời gian, địa điểm và kế hoạch cưỡng chế. Nếu đối tượng không tự nguyện thi hành, UBND Huyện tổ chức họp các ban, ngành liên quan, UBND Xã để triển khai kế hoạch tổ chức cưỡng chế, thống nhất quan điểm và hành động trước, trong và sau khi cưỡng chế. b) Trong quá trình tổ chức cưỡng chế: Mời đại diện cá nhân, hộ gia đình đến địa điểm cưỡng chế để nghe công bố Quyết định cưỡng chế. - Công bố Quyết định cưỡng chế. - Lập Biên bản xác định hiện trạng đất và tài sản trên đất hiện có trong phạm vi cưỡng chế. - Lập Biên bản công bố Quyết định cưỡng chế, Biên bản ghi nhận quá trình cưỡng chế. - Lập Biên bản bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư dự án. - Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện theo kế hoạch của UBND Huyện và có kế hoạch chi tiết của từng phần việc do mình đảm nhận. 12 c) Sau khi cưỡng chế: Các đơn vị, UBND Xã, Công an Huyện và Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục theo dõi tình hình, thái độ của đối tượng bị cưỡng chế và thường xuyên báo cáo về UBND Huyện để có phương án giải quyết kịp thời tránh tình trạng gây cản trở thi công và gây rối an ninh trật tự. (2) Quá trình tổ chức cưỡng chế đối với trường hợp hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa: Căn cứ vào Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Quyết định số 137/2007QĐ-UBND ngày 30/11/2007 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau 3 lần mời hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa ra nhận tiền và bàn giao mặt bằng thực hiện quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố nhưng hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa đã không chấp hành. Ban Bồi thường GPMB huyện Đông Anh đã tham mưu để UBND Huyện có công văn số 724/TB-HĐ về việc giải quyết đơn thư của ông Nguyễn Văn Hòa (lần 3) và khẳng định mức bồi thường hỗ trợ theo Quyết định của UBND huyện Đông Anh là đúng với quy định hiện hành đồng thời có văn bản chỉ đạo Chủ đầu tư chuyển tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc theo quy định. Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Huyện và hồ sơ, Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án,…của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa. Ngày 05/7/2008, UBND huyện Đông Anh đã tổ chức họp các ban ngành chuyên môn của Huyện, nghe báo cáo và kiểm tra, rà soát hồ sơ. Ban Bồi thường GPMB Huyện đã soát xét lần cuối về trình tự thủ tục, hồ sơ có liên quan đến vụ việc hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa, báo cáo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Huyện, tham mưu UBND Huyện ra Quyết định số 9902/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 về việc cưỡng chế thi hành Quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Ngô Văn Lâm (chủ sử dụng đất) và ông Nguyễn Văn Hòa. Ngày 15/7/2008, UBND xã Hải Bối đã có thông báo số 1473/TB-UB về việc phá dỡ, di chuyển và bàn giao mặt bằng thực hiện dự 13 án. UBND xã Hải Bối đã phối hợp cùng Mặt trận tổ quốc xã và Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội đến thông báo và tống đạt Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đến hộ gia đình. Lựa chọn Phương án 2 có ưu điểm là thực hiện việc giải tỏa nhanh, thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng. Các hộ khác trong diện giải tỏa nhìn biết kết quả của việc cưỡng chế hành chính đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hòa. Nhận thức được kỷ cương, phép nước và tự ý thức được việc làm của mình. Nhưng đồng thời cũng có nhược điểm là tốn thời gian hội họp, phải chuẩn bị nhân lực, vật lực và phải lập nhiều phương án đề phòng một số vụ việc bất trắc xảy ra trong thời gian trước, trong và sau khi tổ chức cưỡng chế. Xuất phát từ thực tế, đặc điểm cũng như để đảm bảo tiến độ chung của các dự án trên địa bàn huyện Đông Anh, cũng như giữ nghiêm kỷ cương của pháp luật, Ban Bồi thường GPMB huyện Đông Anh đã tham mưu để UBND huyện Đông Anh chọn phương án cưỡng chế thi hành Quyết định thu hồi đất, phối hợp cùng các ban, ngành đoàn thể Huyện, UBND xã Hải Bối lập kế hoạch tổ chức cưỡng chế. 5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã chọn: UBND huyện Đông Anh đã tổ chức họp có sự tham gia của Lãnh đạo Huyện ủy, Lãnh đạo UBND huyện, các cơ quan chuyên môn của Huyện, UBND xã Hải Bối và các cơ quan thông tin, báo chí để kịp thời đưa tin. Cuộc họp nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, trình tự cưỡng chế, phân công nhiệm vụ và thống nhất thời gian cưỡng chế (Thông qua kế hoạch cưỡng chế). * Mục đính, yêu cầu: (1) Mục đích: Tổ chức cưỡng chế thu hồi 182m2 đất nông nghiệp của 01 hộ gia đình, cá nhận hiện cố tình không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để xây dựng dự án tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tạo sự công bằng với các hộ đã chấp hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 14 (2) Yêu cầu: Các lực lượng tham gia cưỡng chế tuân thủ sự phân công của Ban chỉ đạo về nhiệm vụ được giao, kiên quyết xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đến gây rối, kích động mà không có quyền, lợi ích về kinh tế ở dự án này và các hộ dân chây ỳ không chịu bàn giao mặt bằng ra cản trở việc cưỡng chế của các lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ. Trong quá trình cưỡng chế, yêu cầu các Phòng, Ban, Cơ quan chức năng cử Trưởng hoặc Phó tham gia để chỉ huy, lãnh đạo công việc của mình được phân công. Việc tổ chức cưỡng chế phải đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật, đảm bảo tuyệt đối an toàn, không xảy ra sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các lực lượng tham gia cưỡng chế phải có kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ, thống nhất về quan điểm và hành động, có phương án bảo vệ cụ thể khi có tình huống phức tạp xảy ra trong quá trình cưỡng chế và chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ trang thiết bị nhằm phục vụ tốt cho công tác cưỡng chế đem lại hiệu quả cao. * Thời gian, địa điểm cưỡng chế: (1) Thời gian: Đúng 09 giờ 00’, ngày 20/8/2008 (thứ Tư), tất cả các lực lượng có mặt tại địa điểm cưỡng chế. (2) Địa điểm: Đội 3 thôn X xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội. * Nội dung cưỡng chế: Cưỡng chế Quyết định thu hồi đất đối với 01 hộ gia đình tại thửa đất 660 tờ bản đồ 17 với diện tích 182m2 đất nông nghiệp thuộc phạm vi GPMB khu vực xã Hải Bối, huyện Đông Anh. Bảo vệ thi công san, lấp mặt bằng đã cưỡng chế thu hồi đất đối với 01 hộ cố tình không bàn giao mặt bằng. * Lực lượng, phương tiện: Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, UBND Xã đề nghị UBND Huyện và các ngành, đoàn thể tham gia, hỗ trợ như sau: 15 1.1. Các phòng, ban, ngành đoàn thể ở Huyện: - Chủ tịch Hội đồng BT, HT và Tái định cư - Ban Tuyên giáo Huyện ủy - Phòn Tài chính - Phòng Tư pháp - Phòng Tài nguyên và MT - Phòng Quản lý đô thị - Phòng Kinh tế - Hội Nông dân - Hội Phụ nữ - Hội Cựu chiến binh - Ban Dân vận - Thanh tra Xây dựng (bố trí lực lượng và có phương án riêng) - Thang tra Giao thông - Mặt trận tổ quốc - Ban Bồi thường GPMB - Ban Chỉ huy quân sự - Viện Kiểm sát - Tòa án nhân dân - Công an Huyện - Trung tâm, phòng Y tế Huyện - Công ty Điện lực Đông Anh - Cảnh sát PCCC Huyện Tổng số: 16 * Tổ chức thực hiện: (1) Đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư – Phó Chủ tịch UBND Huyện chỉ đạo chung cuộc cưỡng chế. (2) Đồng chí Chủ tịch UBND xã Hải Bối trực tiếp chỉ huy công tác tổ chức cưỡng chế Quyết định thu hồi đất. - Chỉ đạo Tổ công tác xác định khu vực phải cưỡng chế thu hồi đất. - Phối hợp với các ngành chức năng lập Biên bản xử lý vi phạm; tạm giữ các trường hợp cản trở, gây rối. - Chỉ đạo lập Biên bản quá trình cưỡng chế và tổ chức chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã vận động các đối tượng chấp hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất. - Bố trí 01 Lãnh đạo trực tiếp chỉ huy trong quá trình tổ chức cưỡng chế. - Xây dựng kế hoạch phương án đảm bảo an ninh trật tự và chỉ huy các lực lượng bảo đảm an ninh trật tự (có phương án riêng). - Liên hệ Công an Thành phố xin lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp. - Hỗ trợ xe chuyên dụng (xe thùng), xe cứu hỏa, máy camera, hàng rào sắt, dây thừng và các phương tiện khác. (4) Thanh tra Xây dựng Huyện: - Phối hợp với UBND Xã, Công an, Quân đội,…trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. - Bố trí máy camera và loa pin. (5) - Ban Chỉ huy Quân sự Huyện: Huy động lực lượng dân quân tham gia lực lượng cưỡng chế đủ quân số, tập kết đúng thời gian và địa điểm quy định. - Xây dựng phương án phối hợp chặt ché với lực lượng công an và các lực lượng khác bảo vệ ANTT và vận động nhân dân chấp hành Quyết định. (6) Thanh tra Giao thông: Có trách nhiệm phối hợp với Công an Huyện phân luồng giao thông trong và ngoài khu vực cưỡng chế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan