Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xu hướng phát triển báo chí đa nền tảng hiện nay” (khảo sát các tờ báo washint...

Tài liệu Xu hướng phát triển báo chí đa nền tảng hiện nay” (khảo sát các tờ báo washinton post, reuter, vietnamplus và vtv6)

.PDF
91
1
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI ĐỨC TIỆP XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐA NỀN TẢNG HIỆN NAY (Nghiên cứu các trường hợp Washington Post, Reuter, Vietnamplus và VTV6) Chuyên ngành : Quản lý báo chí truyền thông Mã số : 8320101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG HÀ NỘI - 2021 Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Xu hướng phát triển báo chí đa nền tảng hiện nay” (Khảo sát các tờ báo Washinton post, Reuter, Vietnamplus và VTV6), là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng. Kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận văn trung thực và không trùng với các đề tài nghiên cứu khác. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu, bài báo khoa học,… liên quan đến nội dung đề tài và đều được ghi rõ nguồn khi trích dẫn. Tác giả luận văn Bùi Đức Tiệp LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sự giúp đỡ của lãnh đạo và đồng nghiệp tại 4 tờ báo trong diện khảo sát. Đặc biệt, tôi nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới thầy cô, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các đồng nghiệp… vì tất cả sự quan tâm, giúp đỡ đó. Trong quá trình thực hiện luận văn này, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, phê bình, giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp… để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Bùi Đức Tiệp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ THUYẾT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐA NỀN TẢNG 9 1.1. Một số quan niệm chung 9 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo chí truyền thông đa nền tảng 17 1.3. Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức phát triển báo chí truyền thông đa nền tảng 18 Chương 2: THỰC TRẠNG RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐA NỀN TẢNG Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 25 2.1. Thực trạng ra đời báo chí truyền thông đa nền tảng trên thế giới 25 2.2. Thực trạng ra đời báo chí đa nền tảng ở Việt Nam 38 2.3. Nguyên nhân 54 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐA NỀN TẢNG HIỆN NAY 59 3.1. Phát triển và ứng dụng của báo chí truyền thông đa nền tảng trên thế giới 59 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển báo chí truyền thông đa nền tảng hiện nay 71 3.3. Khuyến nghị 77 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự hội tụ của kỹ thuật số, sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của Internet và sự ra đời của hàng loạt công nghệ truyền thông mới trong một thập niên vừa qua đã có ảnh hưởng to lớn đến cách thức sản xuất và phát hành nội dung báo chí trong thế kỷ 21, đồng thời nó đang tái định hình toàn bộ nguyên lý kinh tế của ngành công nghiệp truyền thông. Có một thực tế rõ ràng rằng, để có thể vươn lên dẫn đầu trong bối cảnh hiện nay thì một cơ quan báo chí phải có khả năng phục vụ độc giả ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào độc giả muốn. Là một chuyên gia chỉ trong một kênh giờ đây là không đủ và một cơ quan báo chí chỉ có thể đạt được ảnh hưởng thực sự bằng cách áp dụng một mô hình kinh doanh truyền thông đa nền tảng - multi-platform. Nhu cầu, thị hiếu cũng như hành vi của độc giả và khán thính giả đã thay đổi, vì thế việc phát hành nội dung báo chí trong thời đại hiện nay không còn bó hẹp trong một phương thức - ví dụ chỉ là báo in, phát thanh truyền hình hoặc điện tử - mà thay vào đó là việc chuyển tải bằng nhiều dạng thức và các phiên bản trên rất nhiều nền tảng kỹ thuật số. Xu hướng đa nền tảng cũng ảnh hưởng đến các nguồn đầu tư và các phương thức sử dụng nguồn lực, nó cũng giúp các cơ quan truyền thông khai thác tối đa tài nguyên của mình trong khi tiết kiệm được chi phí, và phục vụ khán thính giả một cách hiệu quả hơn. Đó là lý do một tờ báo in nay phải chiếm lĩnh cả lĩnh vực kỹ thuật số dù là website, ứng dụng cho tablet hay mobile - để độc giả dù sử dụng nền tảng nào cũng không bị đứt đoạn thông tin. Thậm chí nếu độc giả đang xem website và dừng ở một đoạn nhất định thì phải đọc tiếp đúng đoạn đó khi họ 2 chuyển sang điện thoại di động hay máy tính bảng. Truyền hình cũng không thể yên chí với cách thức tiếp cận độc giả truyền thống vốn thu hút khán giả mà phải hiện diện trên Internet, trên smartphone. Có thể chỉ ra bốn yếu tố cốt lõi của báo chí truyền thông đa nền tảng như sau: Thứ nhất, thông tin tự tìm đến công chúng. Mô hình báo chí đa nền tảng hướng tới phục vụ độc giả trên những nền tảng tiên tiến nhất.Thống kê của Hiệp hội Báo chí Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) cho thấy, những trang web được xem nhiều nhất thế giới hiện nay là các kênh tiếp nhận, tìm kiếm thông tin tổng hợp (Google, Wikipedia), mạng xã hội (Facebook,Twitter,...), giải trí và tương tác video (YouTube), kênh thương mại điện tử (Amazon). Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính hoặc sử dụng điện thoại thông minh, người dùng có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của bản thân,từ tiếp nhận thông tin, giao tiếp xã hội, giải trí và thực thi các nhu cầu cá nhân. Lúc này mọi tin tức sẽ chủ động được cung cấp tới độc giả, bạn đọc phải tự chủ động tìm kiếm thông tin. Thứ hai, hình thức thể hiện phù hợp. Do đặc thù của mỗi nền tảng mà nội dung và hình thức trình bày khác nhau. Đối với nền tảng di động (ứng dụng di động) nhiều quan niệm cho rằng, đây là phiên bản thu nhỏ của nền tảng website. Tuy nhiên, màn hình điện thoại di động dù to đến đâu cũng không thể bằng màn hình máy tính, nên người đọc báo trên di động có những đặc điểm khác so với đọc trên máy tính. Chính vì vậy, báo chí trên nền tảng di động yêu cầu mỗi tòa soạn báo phải thay đổi cách viết, cách trình bày,... sao cho ngắn gọn, súc tích, phù hợp với người sử dụng, đáp ứng yêu cầu đa phương tiện trong một tác phẩm. Thứ ba, nền tảng kỹ thuật, khả năng kết nối. Khi hoạt động theo mô hình báo chí đa nền tảng đòi hỏi các cơ quan báo chí phải làm chủ công nghệ 3 nhằm kết hợp các nền tảng trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là đặc điểm quan trọng trong mô hình báo chí đa nền tảng. Điều này cho phép một cơ quan báo chí khi phát hành nội dung trên các nền tảng khác nhau được liên kết thống nhất với sự tương tác của độc giả. Độc giả đang đọc một bài báo trên máy tính xách tay và bỏ dở thì khi mở điện thoại di động, máy tính bảng, có thể đọc tiếp tin tức, họ phải đọc tiếp được đúng đoạn đó trên các thiết bị này... Có thể nói, mô hình báo chí đa nền tảng đòi hỏi tận dụng tối đa các chất liệu làm báo khác nhau để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm báo chí. Nếu cơ quan báo chí đa nền tảng làm chủ được công nghệ và thiết lập được các công nghệ sẽ khiến hoạt động của mô hình trở nên tiện lợi, hiệu quả hơn và trong xu thế người đọc muốn tiết kiệm thời gian tối đa thì đây được xem là đòi hỏi tất yếu. Thứ tư, làm báo trên nền tảng thứ ba (distributed content). Đây là điểm khác biệt của mô hình báo chí đa nền tảng, khi các cơ quan báo chí trao nội dung cho các nền tảng như Facebook hay Twitter mà không cần gắn kết trở lại với website để người dùng có thể truy cập một cách nhanh chóng. Người đọc click vào đường link một bài báo được dẫn link trên mạng xã hội, đường link sẽ không dẫn về trang báo điện tử mà hiện thành một trang mới, tiết kiệm từ 2 - 5 giây cho độc giả. Snapchat là nền tảng đầu tiên áp dụng xu hướng này với tính năng Discover được tung ra vào tháng 1/2015. Sáu tháng sau, Facebook cho ra mắt Instant Articles (bài viết nhanh, trên nền tảng di động, giúp hiển thị nhanh hơn tới 10 lần so với web di động thông thường), sau đó thêm Google, Instagram nhanh chóng nhảy vào cuộc đua nền tảng truyền thông xã hội. Đây là kết quả của việc người dùng Internet di chuyển sang các thiết bị di động dành thời gian để đọc tin qua các ứng dụng mạng xã hội hơn truy cập 4 vào website. Tuy nhiên, làm báo trên nền tảng thứ ba đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà quản lý báo chí. Có thể nhận thấy, mặt trái của việc cung cấp nội dung trên nền tảng thứ ba thu hút một lượng lớn công chúng quan tâm, tương tác nhưng doanh thu quảng cáo của cơ quan báo chí sẽ giảm mạnh khi phải qua tay Facebook hoặc Google. Facebook với số lượng người dùng cao hơn cả quốc gia đông dân nhất thế giới và Google gần như độc quyền về tìm kiếm, sẽ tạo ra một hình thức độc quyền mới về thông tin... Đặc biệt, vấn đề tin giả (Fake News) là những thông tin gây nhiễu, gây hiểu nhầm, thao túng người đọc nhằm đạt mục đích chính trị hay thương mại. Vấn đề tin giả hiện nay không chỉ xảy ra trên mạng xã hội, báo điện tử mà còn ở cả báo in và truyền hình. Thực tế này cho thấy việc đa nền tảng trong ngành báo chí truyền thông hiện nay là một xu hướng tất yếu. Xuất phát từ thực trạng này, tác giả lựa chọn đề tài “Xu hướng phát triển báo chí đa nền tảng hiện nay” (Khảo sát các tờ báo Washinton post, Reuter, Vietnamplus và VTV6) làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí- truyền thông. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, cũng rất ít các khóa luận tốt nghiệp, luận văn hay luận án tiến sĩ tại Việt Nam nghiên cứu về báo chí đa nền tảng, nếu có thì cũng chỉ là một phần rất nhỏ của từng nền tảng riêng biệt, có thể kể đến ở đây như: - Luận văn: “Việc sử dụng mạng xã hội facebook của cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay” của thạc sĩ Lê Tuấn Dung năm 2017 [13]; - Luận văn: “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí” của thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung năm 2009 [14]; - "Sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ tin quốc tế và ngôn ngữ tin trong nước” của Nguyễn Phương Anh, khóa luận cử nhân báo chí, khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2000 [1]; 5 - Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học (Nguyễn Hà Thu, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013): “Tổ chức thông tin thời sự quốc tế trên kênh truyền hình VOVTV” (năm 2013) [49]: Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức thông tin thời sự quốc tế và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đưa tin, viết tin trên kênh truyền hình VOVTV. - Sách “Những sáng tạo trong báo chí - Báo cáo toàn cầu 2018-2019” được Thông tấn xã Việt Nam phát hành bản tiếng Việt. Đây là cuốn sách nghiên cứu hiếm hoi trên quy mô toàn cầu về lĩnh vực báo chí được dịch sang tiếng Việt, nhằm cung cấp những xu hướng mới nhất về báo chí hiện đại trên thế giới, thông qua những ví dụ cụ thể về thành công của nhiều tòa soạn, là cuốn cẩm nang hữu ích dành cho các nhà lãnh đạo quản lý báo chí, các phóng viên, biên tập viên cũng như những người làm truyền thông doanh nghiệp trong môi trường báo chí đang thay đổi nhanh chóng. Một nội dung rất quan trọng của cuốn sách “Những sáng tạo trong báo chí - Báo cáo toàn cầu 2018 - 2019” là phần nói về sáu loại hình công nghệ truyền thông được dự báo sẽ rất phát triển trong tương lai gần là: Trí tuệ nhân tạo, trợ lý riêng kích hoạt bằng giọng nói, chatbot, internet vạn vật (IoT), tìm kiếm bằng hình ảnh và thực tế ảo. Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên có thể thấy, thông tin quốc tế mới chỉ được nghiên cứu ở một vài khía cạnh mà việc nghiên cứu trên đa nền tảng và định nghĩa đúng và đủ thì chưa có công trình nào trực tiếp bàn tới. Do vậy, đề tài luận văn của tác giả là không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu để tác giả hoàn thành luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết căn bản về báo chí truyền thông đa nền tảng. 6 - Phân tích xu hướng hoạt động đa nền tảng của báo chí quốc tế và Việt Nam. Cụ thể, tác giả sẽ phân tích mẫu tờ Washington Post và Reuter của quốc tế và tờ Vietnamplus cùng chương trình truyền hình Bữa trưa vui vẻ của VTV6 thuộc hệ thống của Đài truyền hình Việt Nam. Từ đó nhận định các giải pháp phát triển báo chí đa nền tảng cho các cơ quan báo chí Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích đã nhắc tới ở bên trên thì luận văn cần hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Thiết lập hệ thống cơ bản liên quan đến khái niệm nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí truyền thông đa nền tảng trên thế giới và Việt Nam - Phân tích, đánh giá thực trạng đa nền tảng của các tờ báo, hãng tin quốc tế - Trên cơ sở thu thập, xử lý thông tin, phân tích các bộ công cụ trên các nền tảng khác nhau để đưa ra những nhận định khách quan và phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài - Đề xuất các giải pháp, gợi ý các nền tảng công nghệ mới, đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan báo chí của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu báo chí truyền thông đa nền tảng trên báo Washington Post, hãng tin Reuter của quốc tế, còn ở Việt Nam sẽ nghiên cứu tờ báo Vietnamplus và chương trình truyền hình Bữa trưa vui vẻ của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Từ ngày 1/1/2019 đến ngày 1/6/2019 7 - Phạm vi khảo sát: Đề tài này tiến hành nghiên cứu, khảo sát các nền tảng Truyền hình (TV), Mạng xã hội (Social Media), ứng dụng di động (Mobile App) và Website. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về báo chí truyền thông đa nền tảng, báo chí truyền thông đa phương tiện, báo chí truyền thông liên loại hình; Bên cạnh đó có tham khảo các sách, tài liệu liên quan đến lý luận báo chí, quản lý báo chí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, đối chiếu... Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một vài phương pháp khác như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả tập hợp các tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn về báo chí truyền thông đa nền tảng ở Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả chuẩn bị các chủ đề, nội dung câu hỏi, thời gian, địa điểm, phương thức, đối tượng trả lời phỏng vấn (các nhà quản lý tại cơ quan báo chí; các chuyên gia, nhà khoa học; nhà báo), biên bản cuộc phỏng vấn... Phương pháp này nhằm thu thập những đánh giá khách quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi điều tra trên 400 độc giả của các báo khảo sát để nhằm tìm hiểu các nội dung liên quan đến báo chí truyền thông đa nền tảng. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, chuyên sâu về báo chí truyền thông đa nền tảng dưới dạng luận văn thạc sĩ, do vậy tác giả sẽ tập trung chỉ ra định nghĩa của truyền thông đa nền tảng, phân biệt các loại nền 8 tảng và việc ứng dụng phối hợp các nền tảng khác nhau. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đề xuất một số hướng đi mới cho nền báo chí và truyền thông trong nước trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn sẽ hệ thống hóa các vấn đề lý luận quan trọng liên quan đến báo chí truyền thông đa nền tảng góp phần bổ sung lý luận vào quá trình đa nền tảng hóa hệ thống thông tin trên báo chí và các cơ sở truyền thông. 7.2. Giá trị thực tiễn Luận văn tập trung làm rõ thực trạng báo chí truyền thông đa nền tảng ở quốc tế và Việt Nam, từ rút ra các bài học về việc phát triển đa nền tảng ở Việt Nam nói chung. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn kết cấu 3 chương, 9 tiết. 9 Chương 1 LÝ THUYẾT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐA NỀN TẢNG 1.1. Một số quan niệm chung 1.1.1. Khái niệm chung Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2006) thì “truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội” [16]. Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết…giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễ ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự can bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông. Về mục đich, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng. Truyền thông có ý nghĩa quan trọng đối với nhà báo. Bản chất của việc làm báo là làm truyền thông. Người làm báo sử dụng truyền thông để đạt được mục đích nghề nghiệp của mình. Trong hoạt động tác nghiệp của mình, nhà báo phải nắm vững các kỹ năng truyền thông để có thể đạt được hiệu quả truyền thông. Các kỹ năng truyền thông như vậy có vai trò là phương tiện giúp người làm báo tác nghiệp hiệu quả. Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, 10 khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thông đại chúng - trước hết phải nói đến báo chí. Báo chí trong trường hợp này đươc dùng, đươc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn. Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận không giống nhau trong các xã hôi có thể chế chính trị khác nhau. Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống. Khi nhìn nhận xã hội như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần được tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hoặc hệ thống con). Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể nêu ra khái niệm báo chí bao gồm các thành tố và mối quan hê giữa các thành tố ấy như sau: 11 1.1.2. Truyền thông đa phương tiện Cuối thể kỷ 20, thế giới chính thức bước vào giai đoạn xã hội hóa truyền thông đa phương tiện Multimedia. Đa phương tiện - Multimedia là sự tích hợp của văn bản, âm thanh, hình ảnh của tất các các loại và phần mềm có điều khiển trong một môi trường thông tin số. Dữ liệu đa phương tiện được biết đến bao gồm các dữ liệu về: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình động. Trước khi tìm hiểu truyền thông đa phương tiện là gì? Thì ta cần phải hiểu thế nào là phương tiện. Trong suốt chiều dài lịch sử, trước khi chữ viết được sử dụng rộng rãi thì việc chuyển tải thông tin được thực hiện thông qua một phương tiện duy nhất đó là âm thanh, chẳng hạn như gióng nói cả con người. Sau này con người bắt đầu kể chuyện và mô tả lại những thông tin về cuộc sống của mình thông qua các hình vẽ, các bức tranh ảnh. Chính sự ra đời chủa chữ viết đã cung cấp thêm cho con người một phương tiện khác nữa để diễn đạt ý nghĩ của mình. Ngày nay, để truyền tải thông tin đến người khác con người đã sử dụng nhiều phương tiện đa dạng như: lời nói, âm thanh, âm nhạc, văn bản, hình ảnh, đồ họa, hoạt ảnh hoặc video. Những phương thức chuyển tải thông tin này tạo ra những loại phương tiện khác nhau và mỗi phương tiện thường được dùng để biểu đạt các loại thông tin nhất định. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản phương tiện là một cách thức để truyền đạt thông tin. Như vậy, truyền thông đa phương tiện là gỉ? Đã từ rất lâu con người đã phát hiện ra rằng các thông điệp sẽ có tính mạnh mẽ hơn (hay nói các khác là người tiếp nhận thông tin sẽ hiểu và nhớ chúng dễ hơn) khi chúng được biểu đạt thông qua sự kết hợp của các phương tiện khác nhau. Sự kết hợp này chính là ý nghĩa của thuật ngữ truyền thông đa phương tiện Truyền thông đa phương tiện là sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện vào cùng một thời điểm. Ví dự như việc sử dụng phim ảnh, truyền hình 12 kết hợp nhiều loại phương tiện (âm thanh, video, hoạt ảnh, hình ảnh tĩnh và chữ) để tạo ra nhiều loại thông điệp khác nhau có khả năng cung cấp thông tin cho người tiếp nhận. 1.1.3. Truyền thông đa nền tảng Tại Việt Nam, thuật ngữ “đa nền tảng” được nhắc đến nhiều bắt đầu từ các hội thảo báo chí quốc tế năm 2010 và thế giới đã và đang phát triển rất nhanh trong lĩnh vực này. Có một thực tế đó là truyền thông xã hội, truyền thông di động, đang buộc báo chí phải thay đổi mạnh mẽ trước áp lực cạnh tranh thông tin cũng như thay đổi nền tảng tiếp cận người đọc của chính mình để phục vụ nhu cầu của độc giả ngày một khắt khe và thông tuệ hơn. Nếu từ trước đến nay báo chí luôn được xã hội quan tâm vì là nơi đăng tải và cung cấp những tin tức nóng, mới, sốt dẻo nhờ vào những công cụ và phương tiện độc quyền của mình thì giờ đây, công chúng chính là những người đang sở hữu những công cụ đó và buộc báo chí phải tìm mọi cách để bắt kịp xu thể của những người tiêu dùng đang chuyển dịch dần sang sử dụng những công cụ kỹ thuật số và di động. Không gian mạng xã hội vẫn tiếp tục phát triển với 62 triệu người dùng (chiếm 64% dân số Việt Nam, tăng đến 7% so với năm 2018). Số tài khoản sử dụng mạng xã hội trên di động cũng tăng thêm 16% so với năm ngoái. Mạng xã hội đang là công cụ truyền thông phổ biến của hầu hết tất cả doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, ngoài những nền tảng cũ, sự xuất hiện ứng dụng trên thiết bị thông minh và mạng xã hội là những nền tảng mới thu hút công chúng, làm thay đổi căn bản thị trường báo chí truyền thông Việt Nam, với ba thành phần cốt lõi là: nhà sản xuất; hàng hóa, dịch vụ; công chúng/khách hàng. Theo một báo cáo của Hiệp hội báo chí Hoa kỳ cho biết những người chỉ dùng thiết bị di động để xem các nội dung báo chí điện tử đã tăng 53% trong tháng 3 năm 2015 so với cùng kỳ năm trước đó. Tại Mỹ, Anh, Italy thời 13 gian người dùng dành cho điện thoại thông minh đang vượt qua thời gian lướt web trên máy tính. Theo Pew research, điều tra trong 19 đên 25 trang tin tức hàng đầu nước Mỹ thì lượng truy cập từ điện thoại di động đã vượt qua lượt truy cập từ máy tính bàn ít nhất 10%. Mặt khác, trong báo cáo kết quả kinh doanh quy 1 năm 2015 Facebook cho biết tổng doanh thu từ hoạt động quảng cáo đạt 3.32 tỷ USD, và có tới 73% doanh thu đến từ quảng cáo trên mobile. Trong khi đó tại thời điểm năm 2014 con số này chỉ là 59%. Chính sự phát triển như vũ bão của truyền thông xã hội, truyền thông di động và sự lên ngôi của kỹ thuật số nên nền tảng mà báo chí phải sử dụng để tiếp cận bạn đọc một cách hiệu quả nhất hiện nay phải là hình thức báo chí đa nền tảng, trong đó theo thứ tự ưu tiên là nền tảng xã hội (social), tiếp đến là nền tảng di động (mobile/ipad/tablet) và cuối cùng mới là web first. Như vậy, báo chí đa nền tảng có thể được định nghĩa đơn giản nhất đó là xu hướng báo chí mà người đọc có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi trên tất cả các nền tảng khác nhau. Để tiếp cận thông tin, độc giả thời nay có thể đọc báo từ báo giấy, báo điện tử, đọc trên nhiều thiết bị từ máy tính, thiết bị cầm tay (Smartphone, Ipad, tablet, notebook,..) Tuy nhiên để chuyển đổi được một cách toàn diện sang một nền báo chí đa nền tảng là một điều không hề dễ dàng. Nhất là trong bối cảnh báo chí đa phương tiện (sự trộn lẫn, giao thoa của nhiều loại hình báo chí: báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình hay điện thoại di động) sản phẩm tiền thân của truyền thông đa nền tảng vẫn là khái niệm chưa thực sự đã được triển khai thực hiện một cách trọn vẹn tại nhiều nền báo chí. 1.1.4. Truyền thông đa loại hình Theo từ điển tiếng Việt thì loại hình có nghĩa là “tập hợp sự vật, hiện tượng cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó” [35]. Tại điều 3, luật báo chí đã đưa ra những quy định về các loại hình báo chí cụ thể như sau: 14 “Báo chí Việt Nam, gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt nam, tiếng nước ngoài” [39]. Từ những điều trên cho thấy, loại hình báo chí là tập hợp các thể thức biểu hiện của báo chí. Dưới đây là các định nghĩa cơ bản về các loại hình báo chí  Báo in (báo giấy, báo viết) Theo nghị định số 51/2002/NĐ-CP của chính phủ năm 2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí thì “Báo in là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn”. Ngoài ra, theo tác giả Nguyễn Văn Dững - Đỗ Thị Hằng (2006) thì báo in còn được hiểu là “Các ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định” [17]. Nếu đem so sánh loại hình báo in với các loại hình báo chí khác thì loại hình báo này là hình thức truyền thống và lâu đời nhất của lịch sử báo chí. Loại hình này được thể hiện bằng văn bản, ký tự và hình ảnh tĩnh.  Báo nói (phát thanh) Theo Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của chính phủ năm 2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí báo nói được định nghĩa “Là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh)” [10]. “Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc phản ánh cuộc sống” (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Hằng, 2006) [17]. 15 Loại hình báo nói đạt đỉnh cao vào những năm 20,30 của thế kỷ 20.  Báo hình Theo nghị định số 51/2002/NĐ-CP của chính phủ năm 2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí báo hình được định nghĩa “Là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau”. “Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Hằng, 2006) [17].  Báo mạng điện tử Theo nghị định số 51/2002/NĐ-CP của chính phủ năm 2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí báo mạng điện tử được định nghĩa “là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (internet, intranet)” [10].  Báo di động Trước khi smartphone phát triển mạnh mẽ thì điện thoại di động được biết đến như là một phương tiền thuần túy dùng để liên lạc cá nhân, là phương tiện truyền thông cá nhân, hay có thể nói cách khách là thông điệp truyền từ một người đến một người khác hoặc một nhóm rất ít người. Tuy nhiên, trước xu thế hội tụ thông tin của báo chí và trên cơ sở nền tảng phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số. Ngày nay, chiếc điện thoại không đơn thuần chỉ có chức năng nghe và gọi mà nó còn bao gồm rất nhiều tiện ích như chức năng chụp ảnh, quay phim, ghi âm, truy cập internet,…và đối với người dùng chiếc điện thoại đang dần trở thành “chiếc máy tính thu nhỏ”. Bằng chiếc điện thoại, người dùng có thể tìm hiểu được những thông tin cần thiết một cách đơn giản. Một số cơ quan báo chí tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã bắt đầu cho phát hành những ấn phẩm, phiên bản báo di động của mình như
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan