Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty môi tr...

Tài liệu Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty môi trường xanh mt, thành phố tsushima, tỉnh aichi, nhật bản​

.PDF
37
96
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ NHẬT MINH Tên đề tài: “XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TỪ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG XANH MT, THÀNH PHỐ TSUSHIMA, TỈNH AICHI, NHẬT BẢN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ NHẬT MINH Tên đề tài: “XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TỪ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG XANH MT, THÀNH PHỐ TSUSHIMA, TỈNH AICHI, NHẬT BẢN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 – KTNN – N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 -2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tâm Thái Nguyên – năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp từ quá trình học tập và làm việc tại công ty Môi trường xanh MT, Thành phố Tsushima, tỉnh Aichi, Nhật Bản”. Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tâm - Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC đã tạo cơ hội và điều kiện để em đi thực tập tại Nhật Bản. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới bà Chiko Matsuda- Quản lý công ty MT đã giúp đỡ em hoàn thành công việc và cung cấp thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Lê Thị Nhật Minh ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn lực đất đai Công ty MT năm 2018 .................................................11 Bảng 2.2: Các thiết bị được sử dụng trong nhà xưởng ...............................................13 Bảng 3.1: Chi phí xây dựng cơ bản và mua trang thiết bị phục vụ sản xuất của dự án .........................................................................................25 Bảng 3.2: Chi phí biến đổi của dự án trong 1 năm .....................................................26 Bảng 3.3: Kế hoạch triển khai ý tưởng của dự án.......................................................27 iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa .......................................................15 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1.1.Tính cấp thiết ..........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: .............................................................................2 1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................................2 1.2.2 Về thái độ và ý thức trách nhiệm .........................................................................3 1.3. Phương pháp thực hiện ..........................................................................................3 1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................................3 1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..............................................................4 1.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất ................................................................4 1.4 . Thời gian, địa điểm thực tập .................................................................................4 1.4.1. Thời gian thực tập ...............................................................................................4 1.4.2. Địa điểm ..............................................................................................................4 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP ....................................................5 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập..............................................................................5 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập .........................................................................5 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập .....................................7 2.3.1. Bộ máy tổ chức ..................................................................................................7 2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở ............................11 2.3.3.Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở, bài học kinh nghiệm .......14 2.3.4. Những kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập, ưu điểm của những công nghệ đó, bài học kinh nghiệm rút ra .........17 2.3.5. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở thực tập, điểm khác biệt và bài học kinh nghiệm ...............................................................................................18 2.3.6. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm.....................................................................19 v PHẨN 3: Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ........................................................................20 3.1. Thuyết minh ý tưởng............................................................................................21 3.2 Dự kiến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của dự án ..............................................25 3.2.1. Chi phí ...............................................................................................................25 3.2.2. Doanh thu và lợi nhuận của dự án ....................................................................26 PHẦN 4: KẾT LUẬN .................................................................................................28 4.1. Kết luận thực tập tại công ty Môi trường xanh MT .............................................28 4.2. Kết quả đạt được sau quá trình thực tập ..............................................................28 4.3. Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp ........................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................30 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết Nông sản Việt Nam chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của người dân đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tuy khu vực nông thôn là nơi làm ra nhiều nông sản nhưng nơi tiêu thụ nông sản chính lại là khu vực thành thị và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tại Việt Nam thì những thành phố tiêu thụ nông sản chủ yếu là các thành phố lớn nơi có mật độ dân số sinh sống và làm việc nhiều. Đặc biệt vấn đề liên quan đến nông sản Việt Nam vẫn thường xuyên được nhắc đến và nó đang trở thành vấn nạn khiến nhiều người phải quan tâm, lo lắng. Đó là “Vấn nạn thực phẩm bẩn”. Thực trạng thực phẩm bẩn đang là một vấn nạn gây nhức nhối cho người tiêu dùng hiện nay. Có phải người Việt đang tự “giết” mình, mù quáng với lợi nhuận trước mắt bán các thực phẩm không an toàn cho chính người Việt mình. Hàng ngày, trên các mặt báo lớn nhỏ, các chuyên mục về thực trạng thực phẩm bẩn tưởng chừng không bao giờ có hồi kết. Nếu không phải là thực phẩm vượt biên, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay những thực phẩm bị phù phép bằng những chất độc hại, màu phẩm để trở nên tươi ngon hơn, thì cũng là thực phẩm được trồng bởi thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng, chất kích thích. “Thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân” ( Hoàng Đình Chân, năm 2018). Trước mắt, sử dụng thực phẩm bẩn có thể gây ra các triệu chứng ngay tức thì như tiêu chảy, rối loạn đường ruột, nghiêm trọng hơn nữa là ngộ độc thực phẩm,..Về lâu dài, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng,… trong thực phẩm bẩn sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại, gây các bệnh mãn tính và có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào. 2 Những con số báo động về tình trạng thực phẩm bẩn: Theo số liệu của Bộ Y tế: Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới, chiếm tới 35%; Trong quý I năm 2016, cả nước có 969 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 669 người nhập viện, 2 người tử vong; Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm trong khoảng 250 – 500, 7.000 – 10.000 người nhập viện và 100 – 200 người tử vong; Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn. Xét trên góc độ kinh tế, thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan không chỉ bóp nghẹt ngành nông nghiệp trong nước, giảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà còn tạo nhiều cơ hội cho người tiêu dùng trong nước sử dụng sản phẩm nhập ngoại. Nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay. “Phòng tránh thực phẩm bẩn bằng cách nào? Làm sao để chọn được sản phẩm sạch cho mỗi bữa ăn của gia đình?” vẫn là câu hỏi chưa có lời giải của rất nhiều người tiêu dùng. Để giải quyết vấn đề này em đã nảy sinh ý tưởng mở một cơ sở đóng gói rau củ quả, thịt sạch không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cung cấp cho các bếp ăn như căng tin nhà ăn bệnh viện, trường mầm non , cấp 1, các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ - Học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ( cách trồng, lịch mùa vụ, cách xử lý khi gặp sâu bệnh). - Học được cách tiếp cận khách hàng, khách hàng tiềm năng nhằm giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm. - Biết cách quản lý các nguồn lực và xử lý các nguồn lực tài chính – đất đai – con người. - Áp dụng triệt để khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. 3 1.2.2 Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Thái độ: + Thái độ tích cực, ham học hỏi tiếp thu những cái mới sáng tạo + Cần cù, chịu khó, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao - Ý thức trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với công việc của mình, tránh để tình trạng bị phàn nàn từ đối tác. 1.3. Phương pháp thực hiện 1.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu  Thu thập số liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng. - Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet… Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trên các trang web, sách, báo, tạp chí…  Thu thập số liệu sơ cấp: - Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp cũng là một cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời mình thu được khi phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng sản xuất của công ty MT. - Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 4 người: 1 quản đốc công xưởng và 3 tổ trưởng phân xưởng để tìm hiểu về công tác tổ chức, hoạt động xuất, thuận lợi và khó khăn gặp phải của công ty. - Trải nghiệm trực tiếp: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của công ty. 4 1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được biểu diễn qua các bảng biểu. - Những thông tin, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài. 1.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + TR (Tổng doanh thu): Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy TR là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với công ty thường tính cho một năm. + FC (Chi phí cố định): là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay. + VC (Chi phí biến đổi): là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi. 1.4 . Thời gian, địa điểm thực tập 1.4.1. Thời gian thực tập Từ ngày 30/07/2018 đến 30/07/2019. 1.4.2. Địa điểm Công ty Môi trường xanh MT- 36 Banchi, Azahasuike kanocho, Tsushima shi, Aichi, Nhật Bản. 5 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập - Tên cơ sở thực tập: Công ty Môi trường xanh MT ( gọi tắt là công ty MT) - Địa chỉ: 36 Banchi, Azahasuike kanocho, Tsushima shi, Aichi, Nhật Bản. - Website: freshmart.co.jp - Điện thoại: 0526788850  Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: 1. Bán hàng ký gửi rau quả và các sản phẩm đã chế biến ( kí gửi siêu thị và vận chuyển trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng). 2. Nhập khẩu và bán rau quả và các sản phẩm chế biến ( nhập khẩu từ một số nước như Mỹ, Philippin, Indonesia, …). 3. Chế biến và bán thực phẩm làm từ trái cây và rau củ 4. Sản xuất rau quả và liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã kinh doanh, các nhà bán lẻ,… 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Cơ sở thực tập được chia thành hai phân xưởng liền kề nhau gồm: - Phân xưởng chế biến, đóng gói - Phân xưởng đóng hộp - Công việc tại xưởng sản xuất thường được chia làm 3 ca: Ca 1: Từ 8:00h đến 17:00h ( Ca làm chính đối với quản lý và công nhân phân xưởng chế biến, đóng gói). Ca 2: Từ 12:00h đến 21:00h ( Ca làm chính đối với quản lý và công nhân phân xưởng đóng hộp). Ca 3: Từ 21:00h đến 5:00h ( Ca làm chính đối với quản lý và công nhân nhập nguyên liệu). Riêng sinh viên thực tập và một số lao động thời vụ bắt đầu công việc lúc 7 giờ sáng. Khi vào làm việc phải thay giầy, quần áo bảo hộ lao động của công 6 ty, trước khi vào xưởng cần khử trùng quần áo và rửa tay bằng xà phòng. Đầu tóc phải gọn gàng ( không để bụi bẩn và tóc dính trên người), không để móng tay dài, sơn móng tay, không đeo đồ trang sức hay mang bất kì vật dụng nào khác vào trong xưởng. Vì là công ty thực phẩm nên yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm cực kì cao, cho nên trước khi vào xưởng sản xuất làm việc phải tuân thủ các quy định mà công ty đưa ra. Vào xưởng việc đầu tiên phải quẹt thẻ để tính giờ đi làm. Trong xưởng có nhiều tổ, chuyền khác nhau, mỗi tổ, mỗi chuyền làm một công việc, mặt hàng khác nhau do khách hàng đặt, để điều hành công việc mỗi tổ, mỗi chuyền sẽ có một tổ trưởng quản lý trực tiếp, trên có thêm quản lý toàn bộ xưởng (nhiệm vụ của quản lý là là giám sát, đôn đốc công nhân, theo dõi quá trình làm, quản lý nhân sự và xử lý các sự cố một cách kịp thời). Trong phân xưởng chế biến, đóng gói thực phẩm, sau khi hoàn thành các thao tác vệ sinh trước khi vào xưởng, tổ trưởng sẽ phân công công việc và vị trí làm việc (mỗi thực tập sinh sẽ làm việc cùng ít nhất 1 người Nhật). Trước khi bắt đầu làm việc, người Nhật sẽ đọc các thông số kĩ thuật và hướng dẫn xử lý đối với từng loại hàng hóa Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho công việc Bắt đầu làm việc theo các thông số đã đọc Kết thúc công việc kiểm tra, ghi lại hàng còn lại, dọn vệ sinh khu vực vừa làm việc Báo cáo tổ trưởng đã hoàn thành và nhận sự phân công công việc khác. Công việc không cố định tại một vị trí hay làm cố định 1 loại sản phẩm mà thay đổi liên tục tùy theo sự phân công của tổ trưởng và số lượng hàng cần đóng trong ngày. Trước khi vào xưởng dây chuyền đóng hộp cũng cần thực hiện các quy trình vệ sinh tương tự như quy trình trước khi vào xưởng chế biến, đóng gói. Phân xưởng được chia làm 3 dây chuyền tương ứng với hàng hóa được đóng hộp gửi đi các tỉnh Aichi1, Mie, Gifu, hàng hóa gửi đi Aichi2 sẽ được đóng hộp sau khi hoàn thành công việc của Mie hoặc Gifu. Ứng với mỗi chuyền sẽ 7 có một tổ trưởng trực tiếp tham gia sản xuất, kiểm tra, xử lý các lỗi kĩ thuật trong quá trình sản xuất của công nhân. Phân xưởng cũng có các quản lý làm nhiệm vụ phân công, giám sát công việc, xử lý các sự cố một cách kịp thời. Thực tập sinh trong phân xưởng dây chuyền cũng không làm cố định tại 1 vị trí mà tùy thuộc vào sự phân công của quản lý. Trước khi bắt đầu công việc, công nhân người Nhật sẽ kiểm tra hàng hóa ( loại hàng hóa, tem, so sánh với vị trí trên bảng đã được lập trình sẵn) và đánh dấu vào phiếu kiểm tra. Hàng hóa được thả vào các thùng xốp được chạy trên dây chuyền robot tự động. Sau khi kết thúc dây chuyền, ghi tên hàng hóa bị lỗi, hàng thừa vào sổ ghi chép. Tất cả công nhân cùng vệ sinh phân xưởng vào thứ 5 hàng tuần sau khi kết thúc công việc trong dây chuyền. Hết ngày làm việc, bấm thẻ chấm công, thay quần áo và ra về. 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập 2.3.1. Bộ máy tổ chức Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Môi trường xanh MT 8  Trách nhiệm của từng bộ phận - Chủ tịch hội đồng quản trị: Đại diện công ty đối ngoại, chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh và dự án đầu tư lớn. - Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển của công ty, đề ra mục tiêu mỗi năm đồng thời giám sát quản lý, vận hành các bộ phận của công ty như bộ phận chiến lược, marketing, nhân sự, tài chính - kế toán, công nghệ thông tin, bảo quản thực phẩm, đặt hàng… - Phó tổng giám đốc: Hỗ trợ tổng giám sát chỉ đạo, giám sát vận hành sản xuất của công ty, chiến lược marketing, nghiệp vụ xúc tiến kinh doanh, đảm bảo chất lượng tài vụ … - Bộ phận nghiên cứu: + Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm, niêm yết sản phẩm mới, khai thác thị trường, xu hướng tiêu dùng và lập kế hoạch hoạt động. + Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực hiện quản lý sản xuất sản phẩm mới và công tác an toàn vệ sinh, kiểm tra thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu để cải tiến công nghệ, lập kế hoạch và phát triển dự án… - Bộ phận nguyên vật liệu: Quản lý nguyên vật liệu, liên hệ các nhà cung cấp thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm thiết bị, tiếp nhận đơn hàng. - Bộ phận nhà xưởng: + Quản lý phân xưởng: Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao. (i) Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao; đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ,… (ii) Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc. 9 (iii) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/Giám đốc công ty và các phòng, ban chuyên môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị. (iv) Chịu trách nhiệm nhận và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện hiệu quả, chất lượng, đạt yêu cầu năng suất đề ra. (v) Chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai thực hiện đúng nội quy, quy trình, quy định của xưởng, nhà máy/công ty về quản lý lao động, quản lý tài sản, quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp,… (vi) Hàng ngày điều hành hoạt động của xưởng thực hiện đúng theo mục tiêu, kế hoạch sản xuất chung của công ty. (vii) Lên kế hoạch sản xuất và triển khai tổ chức sản xuất sau khi tiếp nhận kế hoạch tổng thể từ cấp trên. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa. (viii) Thực hiện hướng dẫn, giám sát cho cán bộ công nhân viên trực thuộc về quy trình, quy định sản xuất của xưởng, của công ty. (ix) Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc xưởng quản lý. + Công nhân: Trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất dưới sự điều hành giám sát sự hướng dẫn của quản lý phân xưởng. Hoàn thành mọi công việc được giao. (i) Vận hành các máy móc, công cụ tạo ra các sản phẩm. Sinh viên: Cùng với công nhân lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của công ty. (ii) Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn cũng như hoàn thành tốt mọi công việc của công ty. Tất cả các cá nhân đều có mối liên hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Quản lý sẽ là người giao công việc và chỉ đạo sát sao công việc, hướng 10 dẫn kỹ thuật, công nghệ mới. Lao động và sinh viên nếu có bất cứ vấn đề nào đều có thể báo cáo trực tiếp với quản lý phân xưởng. Lao động và sinh viên là người trực tiếp tham gia vào sản xuất, do đó nếu phát hiện sản phẩm lỗi thì báo cáo với quản lý phân xưởng để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục kịp thời. + Bộ phận nhà kho: Điều phối và lưu trữ các nguyên liệu cần thiết phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, nghiệp vụ quản lý hàng hóa, kiểm tra lượng hàng trong kho mỗi ngày. + Đóng gói thực phẩm: Đóng gói rau củ, trái cây theo các thông số đã định trước. Giám sát, kiểm tra bao bì, tem, mác của sản phẩm. + Dây chuyền đóng hộp: Là khâu cuối cùng của bộ phận nhà xưởng. thành phẩm của bộ phận đóng gói được đưa vào phân xưởng dây chuyền cùng với thực phẩm nhập trực tiếp đã đóng gói sẵn từ các hợp tác xã thành viên được đóng vào hộp xốp tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng. - Bộ phận quản lý: + Phòng tài vụ: Quản lý các nghiệp vụ về nhân sự, tiền lương, thưởng, phạt, tài chính, thuế, nghiệp vụ kế toán, quản lý vốn, tài sản cố định và các nghiệp vụ liên quan khác. + Tổng vụ: Quản lý tất cả các công việc trong nhà máy. + Công nghệ thông tin: Quản lý hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và liên kết với bên ngoài. - Tổ an toàn thực phẩm: + Tổ trưởng: Quản lý an toàn thực phẩm, giáo dục đào tạo những kiến thức liên quan về an toàn thực phẩm cho thành viên trong tổ, đảm bảo thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Xử lý tình huống khẩn cấp đồng thời tìm cách khắc phục sự cố ( nếu có). + Thành viên: Xử lý ý kiến của khách hàng, điều tra sự hài lòng về sản phẩm của khách hàng. Phân tích, sắp xếp thu thập thông tin cạnh tranh thị 11 trường của sản phẩm, phân tích xử lý tài liệu những vấn đề có liên quan như hoạt động thị trường, xu hướng tiêu dùng, an toàn thực phẩm. Xử lý những tình huống khẩn cấp, đồng thời tìm cách khắc phục những sự cố, tham gia các hoạt động kiểm toán nội bộ, quản lý tài liệu, sổ sách.  Điểm đặc biệt của mô hình tổ chức: - Đơn giản, rõ ràng và mang tính logic cao. - Có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn hoá do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất tương đồng, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lặp trong hoạt động, đơn giản hoá đào tạo. - Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản. 2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở  Nguồn lực đất đai – Khu đất của công ty tập trung – Khu đất của công ty nằm tiếp giáp với trục đường chính, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, vật liệu và phân phối sản phẩm. Bảng 2.1: Nguồn lực đất đai Công ty MT năm 2018 Diện tích đất: 14.345 m2 Quy mô xử lý : 10.000 tấn / năm Diện tích kho: 11.912 m2 Công suất xử lý / năm : 30.000 Tầng 1: 7.956 m2 (Bộ phận phân xưởng) nghìn sản phẩm Tầng 2 : 3.956 m2 (Bao gồm văn phòng, Công suất thu gom / năm: 40.000 nhà kho, nhà ăn) nghìn điểm Bãi đỗ xe : 99 xe ( Nguồn: Công ty MT, năm 2018) - Điểm đặc biệt: Tất cả các bộ phận của công ty từ văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, xưởng xử lý rác thải, nhà ăn,… đều hoạt động trong một tòa nhà. Thuận tiện cho việc sản xuất, giám sát, điều hành tổ chức, nghỉ ngơi ăn uống của cán bộ công nhân viên. 12 - Bài học kinh nghiệm: Cần phân bố vị trí các khu vực một cách hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại cũng như làm việc.  Tài chính Số tiền giao dịch: 6.624 triệu yên ( tính đến tháng 3 năm 2019) Tài chính: Có kế toán quản lý tài chính tính toán và chi trả tiền nguyên liệu, tiền lương, tính lãi lỗ. - Điểm đặc biệt: Có hệ thống tính lương tự động thông qua quẹt thẻ tính giờ đi làm, tính lịch nghỉ. - Bài học kinh nghiệm: Cần tính toán cẩn thận các khoản thu chi để biết được hiệu quả kinh doanh.  Con người Tổng số nhân viên: 222 ( 46 nhân viên, 20 nhân viên hợp đồng, 156 nhân viên bán thời gian) ( tính đến tháng 5 năm 2019). Con người: Quản lý con người rất chặt chẽ, từng khu từng phân xưởng đều có người quản lý ( tính toán số ngày nghỉ, chuyên cần, an toàn lao động, an toàn thực phẩm) để tăng năng suất lao động tăng làm thêm ca. - Điểm đặc biệt: Với mỗi công việc đều có bộ phận quản lý riêng (như có đội ngũ chuyên kiểm tra chất lượng, chuyên kiểm tra hình thức, chuyên kiểm tra năng suất lao động, kiểm tra cơ sở vật chất,…). - Bài học kinh nghiệm: Để có một sảm phẩm đầu ra chất lượng cần chú ý chi tiết vào từng khâu sản xuất.  Vật tư máy móc - Thiết bị làm lạnh - Dây chuyền robot tự động - Thiết bị khác : Các vật tư máy móc: Vật tư máy móc hiện đại, thường xuyên cải tiến máy móc để tăng năng suất lao động. - Điểm đặc biệt: Mỗi công đoạn trong quá tình tạo ra sản phẩm đều có sự tham gia của máy móc. 13 Có cả máy dự phòng khi xảy ra hỏng hóc để không ảnh hưởng tới tiến độ. - Bài học kinh nghiệm: Muốn làm nhanh, chất lượng tốt cần áp dụng máy móc vào hiện đại vào sản xuất. Bảng 2.2: Các thiết bị được sử dụng trong nhà xưởng Số lượng (máy) Tên thiết bị Thang máy 2 Thùng giảm tốc 1 Máy ép bìa các tông lớn 1 Thiết bị chiếu sáng LED 1350 Xe nâng hàng 2 Xe nâng tầm 5 Xe nâng kẹp 1 Máy cắt rau 2 Máy đóng gói 5 Máy tái chế xốp 1 ( Nguồn: Công ty MT, năm 2018)  Thông tin Thông tin: Cung cấp thông tin và lập kế hoạch đề xuất với tư cách là nhà phân phối kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có bộ phận chuyên thu thập thông tin ý kiến của khách hàng ( nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng, sau đó phản hồi lại công ty để đưa ra biện pháp giải quyết). Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng và nơi tiêu thụ, và thông tin về nơi sản xuất, chẳng hạn như tình trạng của cây trồng và sự xuất hiện của hàng hóa. Tiến hành các buổi học về sản phẩm và các hoạt động giáo dục thực phẩm như PR và các đề xuất chiến dịch cho rau và trái cây, và những cách ăn mới. - Điểm đặc biệt: Bộ phận này chuyên nghiên cứu các sản phẩm mới ( thay đổi nguồn nguyên liệu cũng như tạo ra mẫu mã mới cho sản phẩm ).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan