Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng xã hội học tập ở hải phòng hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (tt)...

Tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở hải phòng hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (tt)

.PDF
27
72
109

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ NHƯ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 931 02 04 HÀ NỘI - 2020 Luận án được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Vũ Văn Thuấn 2. TS. Lê Thị Thu Hồng Phản biện 1: .............................................................................. .............................................................................. Phản biện 2: ............................................................................... ............................................................................... Phản biện 3: ............................................................................... ............................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi ...... giờ..... ngày..... tháng..... năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và của dân tộc Việt Nam. UNESCO vinh danh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất bởi những cống hiến to lớn của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như những đóng góp về văn hóa, giáo dục cho dân tộc và nhân loại. Trong những đóng góp vĩ đại đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và xây dựng xã hội học tập nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng, có giá trị sâu sắc trong xây dựng xã hội học tập ở nước ta hiện nay. Từ sau khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam cho tất cả mọi người, hướng tới một xã hội “ai cũng được học hành”. Người khẳng định một cách nhất quán: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ham muốn đó vừa là niềm mong mỏi, vừa là mục tiêu, vừa là chỉ đạo quan trọng của Hồ Chí Minh về xây dựng XHHT. Quan điểm này được phát triển mạnh mẽ và liên tục từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945; được cụ thể hóa bằng các chủ trương giáo dục như BDHV, BTVH, phổ cập giáo dục tiểu học và ngày nay đang tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho toàn dân. Từng bước thực hiện điều đó, cũng là từng bước hiện thực hóa tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội “ai cũng được học hành”. Trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập càng thấy được rằng, tư tưởng của Người đã bắt gặp, thậm chí đi trước thời đại trong quan niệm về xu thế phát triển giáo dục, nội dung, chương trình cũng như mô hình giáo dục tiếp tục. Ngày nay, xu thế giáo dục mà nhiều thành phố lớn trên thế giới đang hướng tới là xây dựng thành phố học tập, các quốc gia đang hướng tới là xây dựng quốc gia học tập, xã hội tiến tới là xây dựng xã hội học tập. Mục đích của xã hội học tập là làm cho 2 mọi người đều thấy cần phải học, và học suốt đời, xem học tập là một nhu cầu của cuộc sống, như cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Hồ Chí Minh từng khẳng định: việc học không bao giờ cùng, càng tiến bộ càng thấy phải học thêm. Đó là một thực tế. Xã hội ngày càng phát triển, tri thức chúng ta có được không thể chỉ học một lần là sử dụng mãi mãi. Trong xã hội ngày nay, tri thức đã trở thành “chìa khóa vạn năng” và sự thua kém, tụt hậu về tri thức sẽ tạo ra khoảng cách phát triển giữa người này với người khác, giữa vùng này với vùng khác, quốc gia này với quốc gia khác. Điều chúng ta thêm tự hào và cảm phục chính ở tầm nhìn của Hồ Chí Minh về vấn đề này. Bản thân mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội phải luôn chủ động trang bị tri thức, học và học suốt đời, học mãi để tiến bộ mãi, học để rút ngắn khoảng cách phát triển với các quốc gia khác và “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đối với dân tộc Việt Nam, chúng ta tự hào là một quốc gia văn hiến. Người dân đất Việt mang trong mình truyền thống ham học hỏi, luôn lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người đúng như cổ nhân đã dạy: “nhân bất học bất tri lý”. Cũng vì thế, trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dù lịch sử có thăng trầm nhưng giáo dục vẫn luôn được coi trọng. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thành tựu gần 35 năm đổi mới đang làm thay đổi diện mạo đất nước từng ngày. Đảng ta cũng khẳng định rất rõ vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục đào tạo và tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập. Từ năm 2001, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng cụm từ xã hội học tập. Ngày 09/01/2013, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 2020” nhằm hướng tới xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam. Đến Đại hội XII (2016), Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta cũng nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập và kịp thời đề ra các chủ trương, chính sách, giải pháp xây dựng xã hội học tập. Có thể nói, xây dựng 3 xã hội học tập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đáp ứng đúng xu thế thời đại và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong dòng chảy chung của dân tộc và nhân loại, Hải Phòng là địa phương luôn xác định vai trò to lớn của công tác giáo dục - đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Là một thành phố cảng, trung tâm công nghiệp, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ của vùng Bắc Bộ, Hải Phòng đã và đang cùng các địa phương khác tiến hành xây dựng xã hội học tập nhằm mang lại lợi quyền cao nhất cho người dân trong việc tiếp cận tri thức và hưởng thụ giáo dục. Điều này càng có ý nghĩa khi thời gian gần đây, Hải Phòng có những chính sách rất nhân văn trong phát triển giáo dục, chính thức miễn học phí cho tất cả các bậc học phổ thông kể từ năm học 2020 - 2021. Đây chính là sự quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập; đánh giá thực trạng xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. 4 - Nêu lên một số khái niệm cơ bản có liên quan để định hướng vấn đề nghiên cứu. - Hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập. - Đánh giá thực trạng xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân thành tựu hạn chế và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập, thực trạng và những giải pháp xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập và thực trạng xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay. Do vấn đề có nội dung rất rộng nên luận án tập trung nghiên cứu xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng dựa trên cơ sở mục tiêu, kết quả thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập tại thành phố Hải Phòng, có sự tham chiếu với tư tưởng Hồ Chí Minh. - Về không gian: Thành phố Hải Phòng. - Về thời gian: Tác giả nghiên cứu vấn đề từ năm 2013 đến năm 2019. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến thời gian trước và sau giai đoạn trên. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục - đào tạo nói chung và xây dựng xã hội học tập nói riêng. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình triển khai, luận án còn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để phục vụ cho đề tài luận án, tác giả tiến hành tập hợp và phân tích một số nguồn tài liệu sau: + Những bài nói, bài viết, tác phẩm của Hồ Chí Minh liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tập trung trong các công trình: Hồ Chí Minh Toàn tập, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Bách khoa thư Hồ Chí Minh sơ giản… + Những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh nhằm chỉ đạo xây dựng xã hội học tập. + Những công trình nghiên cứu tiêu biểu, có giá trị của các cá nhân, nhóm tác giả liên quan đến chủ đề. - Phương pháp logic, lịch sử - Phương pháp phân tích, tổng hợp, - Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa... 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập, từ đó khẳng định thêm vai trò và những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với nền giáo dục Việt Nam nói chung và xây dựng xã hội học tập nói riêng. - Góp phần nghiên cứu có hệ thống những luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập như tầm quan trọng của xây dựng xã hội học tập, nội dung, hình thức, đối tượng, phương pháp xây dựng xã hội học tập… - Cung cấp các cứ liệu, luận chứng tin cậy để có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh. 6 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn chỉ đạo và xây dựng thành phố học tập, tiến tới xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay, làm cho tư tưởng của Người luôn sống mãi với nhân dân thành phố Cảng. Các giải pháp luận án đề xuất mang tính khả thi nhằm xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các học viện, các nhà trường, các ban ngành trên cả nước. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống về xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh với những điểm mới sau đây: - Đưa ra được khái niệm “xã hội học tập”, “xây dựng xã hội học tập”, “tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập”. - Phân tích được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập. - Đánh giá thực trạng xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, nêu rõ những vấn đề đặt ra đối với xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay. - Đề xuất các giải pháp xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 14 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xã hội học tập Nghiên cứu xã hội học tập xét từ góc độ là xu thế cho sự phát triển giáo dục có: Phát triển giáo dục hướng tới một xã hội học tập, “Xây dựng xã hội học tập - một xu hướng đổi mới phát triển của giáo dục thế kỷ XXI”; “Xây dựng một xã hội học tập - yêu cầu tất yếu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tiếp cận xã hội học tập là xu thế trong nền kinh tế tri thức có Đổi mới và phát triển giáo dục hướng tới xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Nghiên cứu về xã hội học tập với tính chất là một mô hình giáo dục mở có Mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập; “Diễn đàn Việt Nam: Học tập suốt đời - Xây dựng xã hội học tập”. Tiếp cận xã hội học tập nhìn từ góc độ tầm quan trọng của việc đổi mới giáo dục theo hướng xây dựng xã hội học tập có Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam; “Xây dựng xã hội học tập - một cuộc cách mạng về giáo dục”. Liên quan tới xây dựng xã hội học tập như việc xoá nạn mù chữ, chống chính sách ngu dân, các cuộc cải cách giáo dục; vấn đề văn hoá và giáo dục nhân cách văn hoá có trong Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế. Đề cập đến nội dung cải cách giáo dục theo hướng xây dựng xã hội học tập có cuốn Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài và Cải cách giáo dục: Một số vấn đề chung và thực tiễn ở Việt Nam. Coi xây dựng xã hội học tập là một trong những giải pháp cải cách giáo dục hiện nay có các tác phẩm Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa 8 thế kỉ XXI; Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết TW XI. Liên quan đến nội dung, cấu trúc cũng như thành tố cấu thành xã hội học tập có Xây dựng con người, xây dựng xã hội học tập; Cấu trúc mô hình xã hội học tập ở Việt Nam; cuốn Mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập; Khuyến học; Xã hội học tập - Học suốt đời và các kỹ năng tự học; Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập. Những vấn đề lý luận chung về xã hội học tập như khái niệm, đặc điểm, cấu trúc xã hội học tập được luận bàn ở: “Tìm hiểu quan niệm về xã hội học tập”, Phạm Minh Hạc, tạp chí Giáo dục; “Xã hội học tập: quan niệm, thực trạng và giải pháp”, Thái Xuân Đào, tạp chí Phát triển giáo dục; “Bàn về khái niệm xã hội học tập”, Tô Bá Trượng, Tạp chí Giáo dục; “Tiến tới xây dựng một xã hội học tập”, Nguyễn Ngọc Phú, tạp chí Giáo dục. Đề cập đến điều kiện và giải pháp để xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam có “Để xây dựng nền giáo dục Việt Nam thực sự trở thành một xã hội học tập - giáo dục suốt đời: Quan niệm và thể chế hóa” tạp chí Phát triển giáo dục; Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam; Xây dựng xã hội học tập: Cách tiếp cận mới cho tăng trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội (Creating a learning society: A new Approach to Growth, Development and Social Progress). Bên cạnh đó, những khuyến nghị về giải pháp xây dựng xã hội học tập, như hình thành cơ chế quản lý liên ngành, thúc đẩy động lực học tập suốt đời cho người học, tăng cường học tập tại nơi làm việc, nhân rộng các mô hình thành phố học tập, cộng đồng học tập, sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện phục vụ sự phát triển... được đề cập đến trong Diễn đàn Việt Nam: Học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập. 9 Ngoài ra, còn khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Trần Ngọc Vượng với “Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam, những hạn chế từ lịch sử”, tạp chí Tia sáng, 2005; Phan Thanh Long với “Kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trên thế giới và việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta”, tạp chí Khoa học, 2007; Trần Viết Lưu với “Nâng cao nhận thức về xây dựng nước ta trở thành một xã hội học tập”, tạp chí Phát triển giáo dục, 2009; Bùi Thanh Xuân với “Thành phố, thị trấn học tập - mô hình thu nhỏ của xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời”, tạp chí Giáo dục, 2013; Trần Hồng Đức với “Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế tri thức hiện nay”, tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, 2016... Đưa vào nội dung học tập và giảng dạy có Giáo trình lý luận xã hội học tập; Xã hội học tập: tập bài giảng cho sinh viên các ngành Khoa học xã hội và nhân văn. Những tài liệu của Đảng và Nhà nước về khuyến học, khuyến tài có Các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập trong tổng thể tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, có Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp chống nạn thất học, nâng cao dân trí; Hồ Chủ tịch nhà giáo dục vĩ đại; Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh và nhà giáo Hồ Chí Minh có Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo; Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục. 10 Nhấn mạnh về vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam có trong Phát triển sự nghiệp giáo dục dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay. Góp phần tìm hiểu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó có thể kể đến: Bách khoa thư Hồ Chí Minh Sơ giản (Tập 1: Hồ Chí Minh với giáo dục - đào tạo); Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề học tập; Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Ngoài ra, liên quan đến tư tưởng và hoạt động giáo dục của Hồ Chí Minh còn có: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở Ninh Bình hiện nay; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc đổi mới giáo dục cao đẳng ở Nghệ An trong giai đoạn hiện nay; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” vào đào tạo, rèn luyện sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn khi xây dựng xã hội học tập được thể hiện trong một số Hội thảo: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục”; “Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tầm nhìn chiến lược về giáo dục và sư phạm”; “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục qua những bức thư của Người gửi cho ngành giáo dục”; “Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp Những tư tưởng lớn về xây dựng xã hội học tập”. 11 Đề cập đến cách thức giáo dục và học tập trong quan điểm Hồ Chí Minh là “Tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh và biện pháp nâng cao việc tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm”. Liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập có: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập”, tạp chí Đông Nam Á, số 6/2005; “Học, làm, sống - ba trong một và xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, tạp chí Phát triển giáo dục, số 6/2005; “Bác Hồ - người khai sáng cho tư duy và chiến lược hành động xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam”, tạp chí Khoa học giáo dục, số 68/2010; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập”, tạp chí Giáo dục, số 87/2004; “Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề học tập”, tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 5/2010. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giáo dục Hải Phòng và xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nghiên cứu về lịch sử giáo dục Hải Phòng có Sơ thảo lịch sử giáo dục Hải Phòng (939 - 6/1995); Giáo dục và đào tạo Hải Phòng, 60 năm xây dựng và phát triển (1955 - 2015). Nghiên cứu về tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hải Phòng và Hải Phòng với Chủ tịch Hồ Chí Minh có: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đảng bộ và nhân dân Hải Phòng (2000); Hải Phòng làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2015); Thư mục địa chí toàn văn: Bác Hồ trong lòng nhân dân Hải Phòng (2018). 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu Một là, các cuốn sách và các bài viết đăng trên tạp chí chủ yếu nghiên cứu, làm rõ được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. 12 Hai là, các công trình nghiên cứu trên đã phần nào chỉ ra được một số vấn đề chung của giáo dục Việt Nam hiện nay: thực trạng của giáo dục Việt Nam, những tồn tại, hạn chế cũng như những thời cơ, thách thức đến với giáo dục Việt Nam trong thời gian tới. Ba là, một số công trình đã phác họa được mô thức xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. 1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Một là, xây dựng định nghĩa khoa học cho các khái niệm: xã hội học tập, xây dựng xã hội học tập, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập. Hai là, làm rõ lý luận chung về xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, những vấn đề đặt ra đối với xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1.1. Khái niệm Xã hội học tập - Quan niệm trên thế giới - Quan niệm ở Việt Nam 13 - Quan điểm của tác giả luận án: Xã hội học tập là một xã hội mà mọi người đều coi việc học tập như nhu cầu tự thân của mình; chủ động và tự giác học tập trong mọi lúc, ở mọi nơi, bằng mọi cách; được tạo cơ hội để tiếp cận tri thức phù hợp nhất với mình nhằm hướng tới một văn hóa học tập trong toàn xã hội ấy. Xã hội học tập không giới hạn không gian, thời gian, tri thức và hình thức học tập. Con người trong xã hội học tập đều coi tri thức là điều kiện để phát triển, lấy học tập là một hoạt động thường xuyên, đặt việc tự học, học suốt đời làm trung tâm và là yếu tố cốt lõi của từng nhân cách. 2.1.2. Khái niệm Xây dựng xã hội học tập Theo Từ điển Tiếng Việt Theo cách dùng của người Việt Theo quan điểm của tác giả luận án: Xây dựng xã hội học tập là quá trình tạo nên một xã hội học tập cho cộng đồng, tạo ra cho họ những cơ hội học tập và bảo đảm những điều kiện tốt nhất để mọi người dân đều được tiếp cận tri thức, phục vụ cho chính sự phát triển của xã hội đó. Trách nhiệm xây dựng xã hội học tập thuộc về chính quyền và mọi người dân. Nó đòi hỏi phải có mục tiêu, có chiến lược, có biện pháp cùng như những cơ chế chính sách cần thiết để đảm bảo cho sự hình thành và tồn tại của xã hội học tập. 2.1.3. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập - Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về sự cần thiết xây dựng xã hội học tập, 14 về nội dung xây dựng xã hội học tập, chủ thể xây dựng xã hội học tập, mô hình xây dựng xã hội học tập và những phương pháp tiến hành xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. 2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP 2.2.1. Sự cần thiết xây dựng xã hội học tập Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng cuộc đấu tranh mở mang, nâng cao trình độ dân trí nhân dân. Người là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận diệt dốt. Người khẳng định: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. 2.2.2. Nội dung xây dựng xã hội học tập 2.2.2.1. Một xã hội “ai cũng được học hành” 2.2.2.2. Một xã hội phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của con người 2.2.2.3. Một xã hội bình đẳng về giáo dục và không mất tiền 2.2.3. Mô hình xây dựng xã hội học tập “Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”. 2.2.4. Chủ thể xây dựng xã hội học tập Khi xác định chủ thể xây dựng xã hội học tập, Hồ Chí Minh nhấn mạnh ở hai khía cạnh: một là những chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng xã hội học tập, hai là những khách thể được thừa hưởng thành quả của việc xây dựng xã hội học tập đó. Dù ở khía cạnh nào thì Hồ Chí Minh cũng đều hướng tới con người, ở đây chính là tất cả mọi người, không chỉ đối với những người đang trực tiếp giảng dạy, học tập, không chỉ đối với thế hệ trẻ 15 mà là tất cả mọi tầng lớp, giới tính, tuổi tác, chức vụ... đều phải ra sức học tập và học tập suốt đời. 2.2.5. Phương pháp xây dựng xã hội học tập 2.2.5.1. Giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời 2.2.5.2. “Lấy tự học làm cốt” 2.2.5.3. Học tập linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, hình thức 2.2.5.4. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn 2.3. HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP 2.3.1. Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ Với vai trò là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngang hàng nhiệm vụ diệt dốt cùng với nhiệm vụ diệt đói và diệt ngoại xâm. Những sắc lệnh và chỉ đạo của Người về phong trào Bình dân học vụ vừa phản ánh yêu cầu của nền giáo dục mới, vừa đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, vừa giải đáp được những trăn trở từ bao lâu của Người về một nền giáo dục thực sự cho nhân dân, vì nhân dân. 2.3.2. Hồ Chí Minh với phong trào Bổ túc văn hóa Từ năm 1950, Quốc hội khóa II đã quyết định phát triển phong trào Bổ túc văn hóa. Về vị trí và tầm quan trọng của Bổ túc văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải có văn hóa. Vì vậy công việc bổ túc văn hóa là cực kỳ cần thiết”. 16 Chương 3 XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HẢI PHÒNG - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HẢI PHÒNG 3.1.1. Xu thế xây dựng xã hội học tập trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay Cuộc cách mạng tri thức càng đòi hỏi con người phải không ngừng tiếp cận và sáng tạo ra nhanh, nhiều tri thức hơn nữa. Trước nhu cầu học tập suốt đời ngày càng tăng, ngày càng đa dạng đối với mọi người dân, xây dựng xã hội học tập đã trở thành chính sách và thực tiễn ở nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, xây dựng xã hội học tập vừa là một nhiệm vụ tất yếu, vừa là một yêu cầu chiến lược, lâu dài của nền giáo dục nước nhà, quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.1.2. Đặc điểm của Hải Phòng 3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hải Phòng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam Trung Quốc. 17 3.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - con người Cùng với chiều dài lịch sử, Hải Phòng được xem là vùng đất hội tụ khí thiêng sông núi. Cư dân Hải Phòng là những con người cần cù, dũng cảm, năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho người Hải Phòng sớm tiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước biến thiên của lịch sử. 3.1.3. Chủ trương, đường lối xây dựng xã hội học tập của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng - Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII của Đảng. - Các Quyết định, Chỉ thị, Đề án xây dựng xã hội học tập. - Chỉ thị, văn bản hướng dẫn triển khai xây dựng xã hội học tập của thành phố Hải Phòng 3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HẢI PHÒNG 3.2.1. Công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thực hiện Trên cơ sở chủ trương chung của Đảng và các quyết định của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam, Hải Phòng đã tiến hành công tác chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập một cách đồng bộ và nhất quán từ trên xuống dưới. 3.2.2. Kết quả xây dựng xã hội học tập 3.2.2.1. Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục các cấp Từ rất sớm, Hải Phòng đã bắt tay ngay vào công cuộc xóa mù chữ, góp phần thực hiện chiến lược “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3.2.2.2. Kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ Một trong những mục tiêu của xây dựng xã hội học tập là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả, hoàn 18 thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Nhu cầu này đã đáp ứng nguyện vọng của nhiều tầng lớp cư dân Hải Phòng. 3.2.2.3. Kết quả học tập kỹ năng sống Nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống được thực hiện tại tất cả các trường học trên địa bàn thành phố, 100% học sinh các cấp được học kỹ năng sống. 3.2.2.4. Kết quả hoạt động giáo dục khác - Trung tâm học tập cộng đồng - Giáo dục thường xuyên 3.2.3. Công tác khuyến học, khuyến tài Năm 1997, Hội Khuyến học Hải Phòng được thành lập. Hội Khuyến học Hải Phòng đã gắn phong trào “Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài nhằm vận động, thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập, chăm lo cho sự nghiệp trồng người của thành phố. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HẢI PHÒNG 3.3.1. Những mặt đạt được 3.3.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân 3.3.2.1. Những tồn tại, yếu kém 3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 3.3.3. Vấn đề đặt ra đối với Hải Phòng Thứ nhất, cần phải có nhận thức đúng đắn, sự vận dụng linh hoạt về xã hội học tập và xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ hai, để xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần thiết phải có cơ chế, chính sách từ vĩ mô đến vi mô, thậm chí là những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất