Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh tại thư viện đại học lâm ngh...

Tài liệu Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh tại thư viện đại học lâm nghiệp

.PDF
51
220
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LÊ THỊ THUỲ DƢƠNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ NỘI SINH TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hà Nội - 2017 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LÊ THỊ THUỲ DƢƠNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ NỘI SINH TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THÔNG TIN - THƢ VIỆN MÃ SỐ: 60 32 02 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Chƣơng XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng chấm Luận văn thạc sỹ TS. Nguyễn Huy Chƣơng PGS.TS. Mai Hà Hà Nội - 2016 Hà Nội - 2017 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VAN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Mai Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Huy Chương - người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin được tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên và cán bộ khoa Sau đại học Trường Đại học KHXH & NV đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Thư viện - Trường Đại học Lâm nghiệp, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khuyến khích động viên tôi trong suốt thới gian qua để tôi hoàn thành được luận văn này. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày......tháng ..... năm 201... Tác giả Lê Thị Thuỳ Dƣơng MỤC LỤC XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC..........................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ............................................................. 6 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ NỘI SINH TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. ........................................................ 17 1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh ........17 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của tài liệu số, tài liệu nội sinh và tài liệu số nội sinh ............................................................................................. 17 1.1.2. Nội dung hoạt động xây dựng, tổ chức & khai thác tài liệu số nội sinh ........................................................................................................ 22 1.1.3. Các yếu tố tác động đến xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh. ............................................................................................ 27 1.1.4. Tiêu chí đánh giá công tác xây dựng, tổ chức & khai thác tài liệu số nội sinh. ............................................................................................ 35 1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và Thƣ viện trƣờng. ...............36 1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Lâm nghiệp. ................................ 36 1.2.2. Khái quát về Thư viện Đại học Lâm nghiệp ............................... 38 1.3. Vai trò của công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. ..................................................................................41 1.4. Kinh nghiệm xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh tại một số trƣờng đại học tiêu biểu. ..........................................................................................42 1.4.1. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội...... 42 1 1.4.2. Thư viện Trường Đại học Hà Nội. .............................................. 45 1.4.3. Thư viện Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. ...................... 46 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU NỘI SINH TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. ............................................................................................... 48 2.1. Thực trạng tài liệu số nội sinh tại Thƣ viện. ....................................................48 2.1.1. Tài liệu nội sinh tại Thư viện. ..................................................... 48 2.1.2. Tài liệu số nội sinh tại Thư viện ................................................. 51 2.2. Công tác xây dựng tài liệu số nội sinh. ............................................................51 2.2.1. Chính sách xây dựng................................................................... 51 2.2.2. Nguồn xây dựng .......................................................................... 53 2.2.3. Kinh phí xây dựng ....................................................................... 55 2.2.4. Quy trình số hoá tài liệu ............................................................. 56 2.2.5. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin. ................................... 61 2.3. Công tác tổ chức tài liệu số nội sinh. ...............................................................68 2.3.1. Tiêu chuẩn và nguyên tắc tổ chức. ............................................. 68 2.3.2. Các hình thức tổ chức ................................................................. 69 2.4. Công tác khai thác tài liệu số nội sinh. ............................................................71 2.4.1. Các loại hình sản phẩm để khai thác. ........................................ 71 2.4.2. Quá trình khai thác. .................................................................... 72 2.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác. ......................... 74 2.6. Đánh giá và nhận xét về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh. .....................................................................................................................78 2.6.1. Đánh giá hiệu quả công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp. ................................ 78 2.6.2. Nhận xét về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Thư viện Đại học Lâm nghiệp ......................................................... 83 2 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU SỐ NỘI SINH TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. ................................... 85 3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý. ...............................................................85 3.1.1. Ban hành các văn bản pháp quy về xây dựng, tổ chức và khai thác TLNS ...................................................................................................... 86 3.1.2. Phổ biến luật sở hữu trí tuệ và quy định có liên quan ................ 87 3.2. Nhóm giải pháp về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ. ..87 3.2.1. Tăng cường kinh phí, đầu tư ....................................................... 87 3.2.2. Nâng cấp trang thiết bị và công nghệ ......................................... 88 3.2.3. Nâng cấp phần mềm ................................................................... 89 3.3. Nhóm giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ. ..................................................90 3.3.1. Áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong xây dựng nguồn TLSNS ........... 90 3.3.2. Tăng cường bảo mật cho dữ liệu ................................................ 91 3.3.3. Hoàn thiện và bổ sung thêm tài liệu vào các bộ sưu tập. ........... 93 3.3.4. Hoàn thiện quy định về phân quyền truy cập. ............................ 93 3.4. Giải pháp khác...................................................................................................93 3.4.1. Nâng cao năng lực cán bộ thư viện. .............................................................93 3.4.2. Chú trọng đào tạo người dùng tin. ............................................. 95 3.4.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nguồn TLSNS. ...... 96 3.4.4. Tăng cường chia sẻ tài liệu số nội sinh. ..................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1.Tiếng Anh STT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ 1 AACR2 Anglo-American Cataloguing Rules (Quy tắc biên mục Anh- Mỹ) 2 DDC Dewey Decimal Classification (Bảng phân loại thập phân Dewey) 3 MACR Machine-Readable Cataloguing (Khổ mẫu biên mục đọc máy) 4 OCR Optical Character Recognition (Nhận dạng ký tự quang học) 5 OPAC Online Public Access Catalogue (Mục lục tra cứu cộng cộng trực tuyến) 2. Tiếng Việt STT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ 6 BST 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 CSDL Cơ sở dữ liệu 9 NCT Nhu cầu tin 10 NDT Ngƣời dùng tin 11 NCKH Nghiên cứu khoa học 12 TLNS Tài liệu nội sinh 13 TLS 14 TLSNS Tài liệu số nội sinh 15 TT-TV Thông tin – Thƣ viện 16 TTTT-TV Trung tâm Thông tin Thƣ viện 17 TVĐHLN Thƣ viện Đại học Lâm nghiệp Bộ sƣu tập Tài liệu số 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tài nguyên thông tin của Thƣ viện Đại học Lâm nghiệp...................................40 Bảng 2.1. Số lƣợng bản in và CD luận án, luận văn tại Thƣ viện ĐHLN .........................48 Bảng 2.2. Số lƣợng bài trích trong các ấn phẩm định kỳ ......................................................50 Bảng 2.3. Số lƣợng Đề tài NCKH tại Thƣ viện ĐHLN .......................................................50 Bảng 2.4. Số lƣợng tài liệu số nội sinh tại Thƣ viện ĐHLN ................................................51 Bảng 2.5. Cấu trúc các bộ sƣu tập tài liệu số nội sinh............................................................69 Bảng 2.6. Sô lƣợng tài liệu tài liệu số nội sinh trong các bộ sƣu tập ...................................71 Bảng 2.7. Cơ cấu lĩnh vực, chuyên ngành bạn đọc quan tâm ....................................79 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc.......................................81 Bảng 2.9. Đánh giá của bạn đọc về sản phẩm và dịch vụ của Thƣ viện ................82 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn TLSNS tại Thƣ viện ĐHLN .....................................................................................88 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức trƣờng Đại học Lâm nghiệp. ................................ 38 Hình 2.1. Quy trình số hoá toàn văn từ tài liệu in ấn ...................................... 57 Hình 2.2. Cơ chế hoạt động của phần mềm OCR ........................................... 60 Hình 2.3. Logo và banner của Thƣ viện ĐHLN ............................................. 64 Hình 2.4.Chọn “Trang cá nhân”...................................................................... 66 Hình 2.5. Chọn mẫu mô tả tài liệu .................................................................. 66 Hình 2.6. Tải một tệp tin ................................................................................. 67 Hình 2.7. Hoàn tất việc đăng tài tài liệu.......................................................... 68 Hình 2.8. Biểu đồ mục đích sử dụng tài liệu tại Thƣ viện ĐHLN .................. 80 Hình 2.9. Kết quả tìm kiếm………………………………………..…………76 Hình 2.10. Tìm kiếm “Duyệt theo”………………………………………....76 Hình 2.11. Biểu đồ mục đích sử dụng tài liệu tại Thƣ viện ĐHLN………...80 6 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội trong những năm gần đây đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển “xã hội thông tin”. Trong xã hội đó thông tin đƣợc xem nhƣ “hàng hóa” và nó đem lại sức mạnh to lớn, tạo thế cạnh tranh giữa các khu vực, các quốc gia cũng nhƣ giữa các cá nhân. Quá trình “xã hội thông tin toàn cầu” hiện nay đang đƣợc diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, việc hƣớng tới một xã hội thông tin ở từng nƣớc đã đặt ra yêu cầu trong việc khai thác và sử dụng thông tin nhƣ một nguồn lực cơ bản và quan trọng để phát triển quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế việt Nam từng bƣớc dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, việc đảm bảo thông tin và tri thức cho ngƣời dạy và ngƣời học trong các cơ sở giáo dục đại học có một ý nghĩa quan trọng. Điều này càng trở nên thiết yếu hơn khi giáo dục đại học Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Trong những năm qua các trung tâm thông tin - thƣ viện, trung tâm học liệu, thƣ viện của các trƣờng đại học và cao đẳng đã không ngừng đổi mới phƣơng thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để tích cực tham góp vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trƣờng. Nhiều thƣ viện đã chuyển mình từ thƣ viện truyền thống sang thƣ viện hiện đại, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để phát huy vai trò là nơi cung cấp thông tin, tri thức, học liệu cho cả ngƣời dạy và ngƣời học mọi nơi, mọi lúc, không bị giới hạn về không gian, thời gian. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó trong công tác thƣ viện thì nguồn tài nguyên thông tin số đã và đang đóng vai 7 trò quan trọng, có nhiều ƣu thế vƣợt trội so với tài liệu truyền thống nhƣ cung cấp khả năng truy cập từ xa, ngƣời dùng không còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, không hạn chế số lƣợng ngƣời truy cập, thông tin phong phú, đa dạng, nhanh chóng, chính xác, là xu hƣớng phát triển tất yếu của thƣ viện trên thế giới,... và trên hết là có thể đáp ứng tốt đƣợc yêu cầu cấp thiết về tài liệu tham khảo các học phần cho sinh viên trong trƣờng. Bên cạnh việc cung cấp, phục vụ tài liệu giấy, việc xây dựng tài nguyên số cũng là một xu thế tất yếu của các thƣ viện trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và thƣ viện các trƣờng đại học nói riêng, không chỉ nhằm mục tiêu sao lƣu, bảo quản tài liệu một cách linh hoạt lâu dài, mà còn vì mục tiêu phục vụ đƣợc nhiều ngƣời hơn, dễ dàng chia sẻ, hợp tác, liên thông với các thƣ viện khác trong và ngoài nƣớc. Định hƣớng chuyển đổi từ phục vụ tài liệu dạng in sang tài liệu điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ sƣu tập số, phục vụ phát triển thƣ viện điện tử trong tƣơng lai. Trƣờng đại học là một trong những cái nôi đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, trong quá trình hoạt động, đào tạo nhà trƣờng đã tạo ra một khối lƣợng lớn tài liệu có giá trị đó đƣợc gọi là nguồn tài liệu nội sinh. Nguồn thông tin có trong những tài liệu này phản ánh đầy đủ, hệ thống về những thành tựu cũng nhƣ tiềm lực, định hƣớng phát triển của trƣờng đại học. Với ý nghĩa đặc biệt đó, nguồn tin nội sinh và các chính sách phát triễn nguồn tin này thu hút sự quan tâm của các cơ quan thông tin – thƣ viện trong đó có Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Trƣờng Đại học Lâm nghiệp là một trong những trƣờng đầu ngành trong cả nƣớc về lĩnh vực lâm nghiệp, nhiệm vụ chính là đào tạo ra đội ngũ nhân lực về lĩnh vực này. Kể từ năm học 2008-2009, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã chính thức chuyển đổi đào tạo sang phƣơng thức tín chỉ. Cùng song hành với chiến lƣợc đào tạo của trƣờng, thƣ viện cần phải đáp ứng đầy đủ, đa dạng hơn nữa các loại tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu trong Nhà trƣờng. 8 Cho đến nay, cơ sở vật chất của Nhà trƣờng và của Thƣ viện cũng đã đƣợc nâng cấp tƣơng đối tốt nhƣ: hệ thống máy chủ có cấu hình cao, đƣờng truyền Internet cáp quang tốc độ nhanh để phục vụ cho sinh viên đăng ký tín chỉ và học tập, tại thƣ viện, trang thiết bị đã đƣợc nâng cấp. Tuy nhiên, thƣ viện hiện mới bƣớc đầu nghiên cứu và tiến hành số hóa. Khi đề cập đến vấn đề nghiên cứu xây dựng quy trình số hóa tài liệu và phát triển nguồn tài liệu số với ban Giám đốc Thƣ viện tôi cũng nhận đƣợc sự ủng hộ, và việc nghiên cứu triển khai một dự án số hóa nguồn tài liệu, trƣớc tiên là nguồn tài liệu nội sinh và sau đó là đến các nguồn tài liệu khác. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng, tổ chưc và khai thác tài liệu số nội sinh tại Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. Trong khuôn khổ luận văn này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm số hóa tài liệu của một số trƣờng đại học tiêu biểu, tác giả lựa chọn một số bài giảng, giáo trình, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc nghiệm thu, bảo vệ tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp tiến hành xây dựng bộ sƣu tập toàn văn tài liệu số nội sinh luận án tiến sĩ bằng phần mềm Dspace để đƣa vào khai thác và sử dụng. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THEO HƢỚNG CỦA ĐỀ TÀI Các nghiên cứu về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số (TLS). Trong bài viết “Tạo lập, quản trị và khai thác tài nguyên số trong thư viện đại học Việt Nam” của Nguyễn Huy Chƣơng [6] đã phân tích ý nghĩa của tài nguyên số đối với hệ thống thƣ viện Đại học. Với những đặc tính ƣu việt nổi trội, tài nguyên số hỗ trợ đắc lực việc tìm kiếm, khai thác thông tin nhanh chóng và đầy đủ nhất. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá hực trạng việc tạo lập, quản trị và khai thác tài nguyên số trong hơn 20 thƣ viện và đƣa ra đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tài nguyên số trong hệ thống thƣ viện đại học ở Việt Nam trong thời gian tới. 9 Bài viết “Quản trị nguồn học liệu số tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” của nhóm tác giả Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng, Phạm Tiến Toàn [28] đã trình bày các khái niệm cơ bản, đặc điểm, sự cần thiết phải quản trị học liệu số và đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị học liệu số tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bài viết“Dspace - Giải pháp tạo lập, lưu trữ và phổ biến tài nguyên điện tử cho các thư viện ở Việt Nam” của Nguyễn Huy Chƣơng [3] đã giới thiệu tổng quan về phần mềm thƣ viện số Dspace, mô tả các chức năng và thiết kế của hệ thống thƣ viện số mã nguồn mở Dspace, và cách tiếp cận các vấn đề khác nhau trong thƣ viện số và thiết kế lƣu trữ. Bài viết “Quản lý và khai thác nguồn lức thông tin điện tử tại các thư viện đại học Việt Nam” của hai tác giả Dƣơng Thị Chính Lâm, Nguyễn Thị Thu [22] đã trình bày một số thực trạng và đƣa một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại các thƣ viện đại học tại Việt Nam. Trong bài “Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, khai thác và phát triển nguồn tài liệu số phục vụ dạy và học số ở Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”của Thƣ viện Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật T.p. Hồ Chí Minh [34] đã đề xuất xây dựng một hệ thống thông tin tƣ liệu trong dạy học số là việc làm cấp bách phục vụ cho quá trình đào tạo của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó rất nhiều công trình đã nghiên cứu công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nhƣ một số luận văn thạc sỹ: “Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số tại Viện Thông tin khoa học xã hội” của tác giả Lại Thế Trung [38] và Xây dựng, quản lý và khai thác tài liệu số tại Thư viện Học Viện Kỹ thuật quân sự của Nguyễn Thị Khanh [21] cũng đã đƣa ra cho chúng biết đƣợc những thông tin về cách thức hoạt động xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số của mỗi đơn vị khác nhau. 10 Trong bài viết “The Digitization Activities of Academic Libraries in Vietnam”. Nguyen Huy Chuong [50]; The whole digital library handbook của Kresh, D. xuất bản 2007; “Electronic Literature: New Horizons for the Literary” của N. Katherine Hayles [52] đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tài liệu điện tử. Các nghiên cứu về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu nội sinh (TLNS). Một công trình gần đây nhất đã nghiên cứu công tác tổ chức, quản lý và phục vụ TLNS là luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Khánh Huyền: “Xây dựng và quản lý nguồn tài liệu nội sinh tại Thư viện Trường Đại học Thủy lợi” [20] đã trình bày cơ sở lý luận về tài liệu nội sinh với công tác nghiên cứu, đào tạo tại trƣờng Đại học Thủy lợi. Đồng thời, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý nguồn TLNS tại Thƣ viện. Bài viết“Nghiên cứu, đề xuất một số chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng nguồn tin nội sinh tại các trường đại học” của Nguyễn Huy Chƣơng [4] đã trình bày các khái niệm chuẩn hoá và thƣ viện; khái niệm TLNS và các đặc điểm của nguồn TLNS ; phân tích những khó khăn, thuận lợi và đề xuất áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong xây dựng nguồn tin nội sinh. Trong bài “Quản lý nguồn tài liệu nội sinh tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ” của Thạch Thị Tuyến [41] đã phân tích thực trạng phát triển, tình hình thu thập, quy trình xử lý, khai thác và sử dụng nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh kết quả số hoá nguồn tại liệu nội sinh. Nhận xét những ƣu điểm, hạn chế và giải pháp phát triển nguồn tài liệu này tại thƣ viện. Bài viết “Nguồn tin nội sinh của trường đại học thực trạng và các giải pháp phát triển” của Trần Mạnh Tuấn [40] đã đƣa ra cách phân nhóm và nêu đặc điểm của nguồn tin nội sinh của trƣờng đại học và đề ra các giải pháp về 11 chính sách và cơ chế số hoá, tiếp cận dự án để phát triển nguồn tin này thu hút sự quan tâm của các cơ quan thông tin - thƣ viện đại học. Trong bài “Xây dựng nguồn tài liệu nội sinh trong trường đại học” của hai tác giả Nguyễn Hồng Sinh và Huỳnh Thị Mỹ Phƣơng [29] đã giới thiệu các nội dung cơ bản của việc xây dựng nguồn tài liệu nội sinh trong trƣờng đại học bao gồm: khái niệm về nguồn tài liệu nội sinh trong trƣờng đại học, giá trị và ý nghĩa, đặc điểm nội dung và hình thức, bản quyền, công nghệ quản lý,… Bài viết “Tài liệu nội sinh - nguồn tin vô giá trong các trường đại học”, của tác giả Huỳnh Mẫn Đạt đã trình bày có hệ thống các khái niệm về tài liệu nội sinh, đƣa ra quy trình số hóa nguồn tài liệu nội sinh, lựa chọn công nghệ và đƣa ra các giải pháp nhằm giúp các trƣờng đại học làm tốt công tác số hóa nguồn tài liệu nội sinh. Các nghiên cứu về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh (TLSNS). Trong đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” của Phạm Văn Hùng [19] đã tiến hành khảo sát toàn bộ quy trình số hóa tài liệu; Nghiên cứu quy trình xây dựng các cơ sở dữ liệu; Nghiên cứu công tác tổ chức khai thác nguồn tài nguyên số; Phân tích những thế mạnh, khả năng, thuận lợi, khó khăn và những hạn chế trong từng quy trình và đề xuất các giải pháp tối ƣu hóa công tác xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại Trung tâm. Công trình khoa học “Xây dựng, quản lý và khai thác nguồn tài liệu số nội sinh tại Thư viện Trường Đại học Thương mại Hà Nội” của Vũ Ngọc Minh [23] đã nghiên cứu công tác xây dựng, quản lý và khai thác nguồn TLSNS, tác giả đã lựa chọn phần mềm Greenstone để triển khai việc xây dựng bộ sƣu tập số nội sinh tại thƣ viện Đại học Thƣơng mại Hà Nội. 12 Đăng trên tạp chí Thƣ viện Việt Nam năm 2013 có bài viết: “Xây dựng cơ sở dữ liệu số hoá - nguồn tài liệu, giáo trình điện tử tại trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá” của hai tác giả Trịnh Tất Đạt và Trịnh Vân Anh [10] đã đề cập tới sự cần thiết, mục tiêu, quy trình, nguồn lực và một số kết quả đạt đƣợc của việc xây dựng nguồn tài liệu, giáo trình điện tử tại trƣờng Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá; Bài viết “Số hoá tài liệu nội sinh góp phần giảm khoảng cách trong giáo dục và đào tạo cao đẳng - đại học” của Nguyễn Hoàng Vĩnh Vƣơng [46] nêu lên tầm quan trọng của việc số hoá nguồn tài liệu nội sinh trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và giảm khoảng cách số trong giáo dục và đào tạo cao đẳng và đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay; một số thách thức và giải pháp khi xây dựng nguồn tài liệu số nội sinh; Trong bài viết “Dspace, giải pháp phần mềm cho thư viện điện tử quản lý và khai thác nguồn thông tin số nội sinh ở các trường đại học hiện nay” của tác giả Đoàn Phan Tân [30] đã nêu lên yêu cầu quản lý các nguồn thông tin số nội sinh ở các trƣờng đại học và giới thiệu sự ra đời của các phần mềm quản lý bộ sƣu tập số trong đó tập trung vào Dspace. Các khía cạnh tiếp cận nghiên cứu liên quan đến Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp gồm có: Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt đông thông tin - thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp” của Phạm Thị Thuý Hằng, bảo vệ năm 2008 tại trƣờng Đại học Văn hoá. Với duy nhất một đề tài nghiên cứu liên quan đến Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và vấn đề nghiên cứu của đề tài này không trùng với đề tài mà tác giả đã chọn. Chính vì vậy, đề tài: "Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh tại Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp" là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với đề tài nào trƣớc đây. 13 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh nhằm đƣa ra những nhận xét, đánh giá ƣu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin nói chung và tài liệu nội sinh nói riêng tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh; - Nghiên cứu khái quát về Trƣờng và Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp; - Khảo sát, nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp; - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi quy mô: Tác giả đã sử dụng 300 phiếu khảo sát phát cho 2 nhóm đối tƣợng: Giảng viên: 100 phiếu và sinh viên: 200 phiếu. - Phạm vi không gian: tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. - Phạm vi nội dung: Giới hạn nghiên cứu về công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp duy vật biện chứng khi triển khai đề tài: Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển sự nghiệp thông tin - thƣ viện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo để nghiên cứu quy trình xây dựng, phát triển nguồntổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh. 14 - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Thu thập, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu; + Khảo sát thực tiễn; + Thống kê số liệu; + Phân tích so sánh; + Phỏng vấn trực tiếp; + Điều tra bằng bảng hỏi. 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Trên thực tế hiện nay Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp chƣa đáp ứng tốt thông tin, tài liệu cho sinh viên, giảng viên trong trƣờng. Vấn đề này cũng có nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân có thể là nguồn tài liệu còn chƣa phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình, đầy đủ về số lƣợng hoặc chất lƣợng tài liệu còn thấp. Có thể là do cán bộ thƣ viện còn kém trình độ chuyên môn trong xử lý tài liệu, phục vụ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin cho ngƣời dùng tin. Có thể do ngƣời dùng tin chƣa biết cách khai thác nguồn tài liệu hiện có tại thƣ viện. Lãnh đạo thƣ viện cũng nhƣ lãnh đạo trƣờng chƣa thực sự quan tâm, đầu tƣ về tài chính, cơ sở vật chất hoặc chƣa có những chính sách phù hợp để phát triển thƣ viện. Trong khi đó, một nguồn tài liệu đƣợc đánh giá là có tầm quan trọng rất lớn, đó chính là nguồn tài liệu nội sinh đƣợc tạo nên từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu. Nguồn này phản ánh đầy đủ, hệ thống về các thành tựu, tiềm lực, cũng nhƣ định hƣớng phát triển của Nhà trƣờng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tác giả sẽ có căn cứ để đƣa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trên các giải pháp có thể liên quan đến vấn đề nhƣ: chính sách, kinh phí, nhân lực, cơ sở hạ tầng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp công tác xây dựng, tổ chức và khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài liệu nội sinh góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập của cán bộ, sinh viên trong trƣờng trong giai đoạn chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ. 15 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI 8.1. Về mặt khoa học Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận chung về xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh. 8.2. Về mặt ứng dụng Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo tốt, có cơ sở khoa học để thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp hoàn thiện công tác xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục và chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp kinh nghiệm giúp các thƣ viện trƣờng đại học khác trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn tài liệu số nội sinh. 9. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Nội dung nghiên cứu của luận văn đƣợc trình bày 100 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn sẽ gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu số nội tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Chương 2: Thực trạng xây dựng, tổ chức và khai thác tài liệu nội sinh tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan