Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng tiêu chí phù hợp điều kiện môi trường cho dự án thủy điện và áp dụng vớ...

Tài liệu Xây dựng tiêu chí phù hợp điều kiện môi trường cho dự án thủy điện và áp dụng với các thủy điện trên dòng chính sông mã, tỉnh thanh hóa

.PDF
104
6
50

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Lƣu Văn Huyên i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ Khoa học Môi trường với đề tài “Xây dựng tiêu chí phù hợp điều kiện môi trường cho dự án thủy điện và áp dụng với các thủy điện trên dòng chính sông Mã, tỉnh Thanh Hóa” được hoàn thành dựa trên những kiến thức cơ bản mà học viên đã tiếp thu được từ các Thầy cô qua khóa học đào tạo trình độ Thạc sỹ, sự hướng dẫn nhiệt tâm của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Thắng và những kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của học viên trong 15 năm công tác tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (PECC1) - đơn vị Tư vấn hàng đầu Đông Nam Á về lĩnh vực thủy điện. Học viên xin được chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban lãnh đạo khoa Môi trường - ĐHTL đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian và đội ngũ giảng viên chất lượng cao, giàu kinh nghiệm... để học viên có được môi trường học tập tốt nhất. Học viên xin được cảm ơn các Thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để học viên không chỉ hoàn thành khóa học, hoàn thành luận văn mà còn là nền tảng, là hành trang quý báu theo suốt học viên trong công việc chuyên môn. Đặc biệt, học viên xin được tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, người đã trực tiếp giảng dạy và giới thiệu học viên vào Đảng thời còn là sinh viên, nay lại tiếp tục giảng dạy và hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này. Qua đây, học viên cũng xin được chân thành cảm ơn Lãnh đạo đơn vị công tác và đồng nghiệp đã giúp đỡ học viên trong quá trình công tác, học tập và thực hiện Luận văn. Tác giả luận văn Lƣu Văn Huyên ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG MÃ ..............................................................................5 1.1 Tình hình phát triển thủy điện ở Việt Nam và trên dòng chính sông Mã ...............5 1.1.1 Tình hình phát triển thủy điện ở Việt Nam .......................................................... 5 1.1.2 Tình hình phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mã .....................................7 1.2 Nhận biết các tác động tiêu cực của công trình thủy điện đến môi trường của lưu vực sông [6] ...................................................................................................................10 1.2.1 Khu vực thượng lưu và lòng hồ ..........................................................................10 1.2.2 Khu vực hạ lưu đập............................................................................................. 12 1.3 Tổng quan về những nghiên cứu, đánh giá tác động đến môi trường của dự án thủy điện trên thế giới, tại Việt Nam và trên lưu vực sông Mã .....................................13 1.3.1 Trên thế giới .......................................................................................................13 1.3.2 Tại Việt Nam ......................................................................................................15 1.3.3 Trên lưu vực sông Mã......................................................................................... 17 1.4 Giới thiệu khu vực nghiên cứu lưu vực sông Mã .................................................17 1.4.1 Lưu vực và mạng lưới sông suối ........................................................................17 1.4.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn .............................................................................18 1.5 Nội dung nghiên cứu của luận văn .......................................................................20 1.6 Kết luận chương 1 .................................................................................................21 CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỦY ĐIỆN PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƢỜNG .....................................................................22 2.1 Giới thiệu chung ...................................................................................................22 2.2 Cơ sở để xây dựng và lựa chọn các tiêu chí ......................................................... 23 2.3 Nguyên tắc để lựa chọn tiêu chí/bộ tiêu chí ......................................................... 23 2.3.1 Với tiêu chí riêng biệt ......................................................................................... 23 2.3.2 Với bộ tiêu chí ....................................................................................................23 2.4 Phân tích lựa chọn các tiêu chí đánh giá dự án thủy điện .....................................24 2.4.1 Nhóm 1 - Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp ....................................................... 25 2.4.2 Nhóm 2 - Các tiêu chí đánh giá hiệu quả .......................................................... 29 2.4.3 Nhóm 3 - Các tiêu chí đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái 31 2.4.4 Nhóm 4 - Tác động tới môi trường xã hội .......................................................... 36 2.5 Kết luận chương 2 .................................................................................................38 iii CHƢƠNG 3 SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƢỜNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG MÃ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRÊN LƢU VỰC SÔNG ........................................................................................................ 39 3.1 Giới thiệu quá trình phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mã ..... 39 3.1.1 Quy hoạch thủy điện trên dòng chính sông Mã ................................................. 39 3.1.2 Hiện trạng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mã .......................... 41 3.2 Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp với môi trường các DA thủy điện trên dòng chính sông Mã ...................................................................................................... 54 3.2.1 Đánh giá các tiêu chí theo các cấp độ phù hợp .................................................. 54 3.2.2 Đánh giá các tiêu chí theo các cấp độ hiệu qủa .................................................. 57 3.2.3 Đánh giá các tiêu chí theo các cấp độ giá tác động đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái..................................................................................................................... 58 3.2.4 Đánh giá theo nhóm tiêu chí 4 - Tác động tới môi trường xã hội ...................... 63 3.2.5 Tổng hợp phân tích đánh giá cho các DA thủy điện trên dòng chính ................ 64 3.2.6 So sánh các dự án TĐ trên toàn hệ thống ........................................................... 69 3.3 Đề xuất ý kiến kiến nâng cao hiệu quả phát triển thủy điện lưu vực sông ........... 70 3.3.1 Với lưu vực sông nói chung ............................................................................... 70 3.3.2 Đối với các công trình trên dòng chính sông Mã: .............................................. 71 3.4 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 73 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 77 iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1-1 Cơ cấu loại hình nguồn điện Việt Nam tính đến 31/12/2015 .......................... 1 Hình 1-1 Số lượng dự án thủy điện xây dựng của một số lưu vực sông lớn ...................6 Hình 1-2 Sơ đồ hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước trên dòng chính sông Mã 7 Hình 1-3 Sơ đồ bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Mã .......................................9 Hình 1-4 Sơ đồ mạng lưới lưu vực sông Mã .................................................................18 Hình 3-1 Sơ đồ hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước trên dòng chính sông Mã .......................................................................................................................................41 Hình 3-2 Sơ đồ hệ thống thủy điện trên dòng chính sông Mã (sơ đồ thẳng) ................42 Hình 3-3 Sơ đồ bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Mã đoạn qua tỉnh Thanh Hóa.................................................................................................................................43 Hình 3-4 Hình ảnh thủy điện Trung Sơn .......................................................................45 Hình 3-5 Hình ảnh thủy điện Thành Sơn ......................................................................46 Hình 3-6 Hình ảnh thủy điện Hồi Xuân ........................................................................48 Hình 3-7 Hình ảnh thủy điện Bá Thước 1 .....................................................................49 Hình 3-8 Hình ảnh thủy điện Bá Thước 2 .....................................................................51 Hình 3-9 Hình ảnh thủy điện Cẩm Thủy 1 ....................................................................52 Hình 3-10 Biểu đồ điểm đánh giá các thủy điện theo Nhóm 1 - Đánh giá sự phù hợp 65 Hình 3-11 Biểu đồ điểm đánh giá các thủy điện theo Nhóm 2 - Đánh giá hiệu quả.....66 Hình 3-12 Biểu đồ điểm đánh giá các thủy điện theo Nhóm 3 - Tác động đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái ...................................................................................... 67 Hình 3-13 Biểu đồ điểm đánh giá các thủy điện theo Nhóm 4 - Tác động đến môi trường xã hội..................................................................................................................68 Hình 3-14 Biểu đồ điểm đánh theo từng nhóm và điểm tổng hợp ................................ 69 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1Tiềm năng phát triển thủy điện ở Việt Nam ..................................................... 5 Bảng 2-1 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 1 ............................................................. 26 Bảng 2-2 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 2 ............................................................. 27 Bảng 2-3 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 3 ............................................................. 29 Bảng 2-4 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 4 ............................................................. 30 Bảng 2-5 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 5 ............................................................. 31 Bảng 2-6 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 6 ............................................................. 33 Bảng 2-7 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 7 ............................................................. 34 Bảng 2-8 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 8 ............................................................. 35 Bảng 2-9 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 9 ............................................................. 36 Bảng 2-10 Thang điểm đánh giá theo tiêu chí 10 ......................................................... 37 Bảng 3-1Thông số chính của các thủy điện trên dòng chính sông Mã ......................... 40 Bảng 3-2 Các thông số chính của dự án thủy điện Trung Sơn ...................................... 44 Bảng 3-3 Các thông số chính của dự án thủy điện Thành Sơn ..................................... 46 Bảng 3-4 Các thông số chính của dự án thủy điện Hồi Xuân ....................................... 47 Bảng 3-5 Các thông số chính của dự án thủy điện Bá Thước 1 .................................... 48 Bảng 3-6 Các thông số chính của dự án thủy điện Bá Thước 2 .................................... 50 Bảng 3-7 Các thông số chính của dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 ................................... 51 Bảng 3-8 Các thông số chính của dự án thủy điện Cẩm Thủy 2 ................................... 53 Bảng 3-9 Điểm đánh giá theo tiêu chí 1 ........................................................................ 55 Bảng 3-10 Điểm đánh giá theo tiêu chí 2 ...................................................................... 55 Bảng 3-11 Điểm đánh giá theo tiêu chí 3 ...................................................................... 56 Bảng 3-12 Điểm đánh giá theo tiêu chí 4 ...................................................................... 57 Bảng 3-13 Điểm đánh giá theo tiêu chí 5 ...................................................................... 58 Bảng 3-14 Điểm đánh giá theo tiêu chí 6 ...................................................................... 58 Bảng 3-15 Điểm đánh giá theo tiêu chí 7 ...................................................................... 59 Bảng 3-16 Điểm đánh giá theo tiêu chí 8 ...................................................................... 61 Bảng 3-17 Điểm đánh giá theo tiêu chí 9 ...................................................................... 62 Bảng 3-18 Điểm đánh giá theo tiêu chí 10 .................................................................... 63 Bảng 3-19 Đánh giá các thủy điện theo cấp độ phù hợp............................................... 64 Bảng 3-20 Đánh giá các thủy điện theo cấp độ hiệu quả .............................................. 65 Bảng 3-21 Đánh giá các thủy điện theo cấp độ tác động đến môi trường tự nhiên và HST...... 67 Bảng 3-22 Điểm đánh giá trung bình theo nhóm của các công trình thủy điện ............ 69 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Việt Nam là một trong số 14 quốc gia trên thế giới có tiềm năng lớn về thủy điện. Với hơn 2.300 sông, suối lớn nhỏ có dòng chảy liên tục và dài hơn 10km, tiềm năng thủy điện lý thuyết khoảng 35.000 MW. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế có thể khai thác được khoảng 26.000 MW (tương đương khoảng 100 tỷ KWh/năm) [1]. Theo báo cáo thường niên năm 2016 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) [2], tính đến 31/12/2015, tổng công suất lắp máy của tất cả các nhà máy thủy điện đã vận hành khai thác đạt 14.636MW chiếm đến 56,30% tổng công suất lắp máy tiềm năng. Cũng theo báo cáo này trong tổng số nguồn điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia (38.553MW), nguồn đến từ thủy điện chiếm 38%. Hình 1-1 Cơ cấu loại hình nguồn điện Việt Nam tính đến 31/12/2015 Trong Quyết định số 428/QĐ - TTg, ngày 18/3/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 có nêu: Ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp (chống lũ, cấp nước, sản xuất điện); nghiên cứu đưa nhà máy thuỷ điện tích năng vào vận hành phù hợp với phát triển của hệ thống điện quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống điện. Nâng tổng công suất các nguồn thủy điện (bao gồm cả thủy điện vừa và nhỏ, thủy điện tích năng) từ gần 17.000 MW hiện nay lên khoảng 21.600 MW vào năm 2020, khoảng 24.600 MW vào năm 2025 (thủy điện tích năng 1.200 MW) và khoảng 27.800 MW vào năm 2030 (thủy điện tích năng 2.400 1 MW). Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng khoảng 29,5% vào năm 2020, khoảng 20,5% vào năm 2025 và khoảng 15,5% vào năm 2030. Do chiếm tỷ trọng lớn, thủy điện đang có một vai trò rất quan trọng trong mạng lưới điện của Việt Nam. An ninh năng lượng quốc gia hiện tại và trong tương lai gần rõ ràng đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng được sản sinh từ nguồn tài nguyên nước này. Sự hiện diện ngày càng dày của các công trình thủy điện lớn nhỏ ở khắp các hệ thống sông suối của Việt Nam là một thực tế. Các công trình thủy điện là những công trình hạ tầng lớn của xã hội, nhưng là công trình đặc biệt có tác động to lớn đến cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường sống, sự an toàn của con người trước và sau công trình thủy điện. Thủy điện là một trong những nguồn cung cấp điện chính tại Việt Nam. Ngoài ưu điểm là chi phí thấp, thủy điện cũng mang lại nhiều lợi ích khác như: Thúc đẩy các khả năng kinh tế, cung cấp nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội… Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, thủy điện cũng có nhiều bất lợi, ảnh hưởng xấu đến môi trường, như: Làm giảm diện tích rừng đầu nguồn; mất đất sản xuất; thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước hạ du... Những vấn đề này đã được xem xét, đánh giá trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, nhưng việc đánh giá thường định tính và thiếu sự đồng nhất giữa các dự án. Cho đến nay, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu cũng như các văn bản hướng dẫn việc đánh giá, sàng lọc trước khi triển khai xây dựng một dự án nói chung. Tuy nhiên, chưa có một tài liệu nào đưa ra các tiêu chí cụ thể áp dụng riêng cho các dự án thủy điện. Để có cơ sở sàng lọc các dự án thủy điện một cách đồng nhất nhằm phát hu y tối đa lợi ích từ thủy năng và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, đòi hỏi phải xây dựng những tiêu chí cụ thể về môi trường mà mỗi dự án thủy điện cần phải đạt được. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra được bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp với môi trường của các dự án thủy điện giúp cho việc xem xét lựa chọn các dự án khi quyết định đầu tư. 2 Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cho dự án thủy điện trên dòng chính sông Mã, từ đó đưa ra các ý kiến nhằm giảm thiểu những hạn chế về mặt môi trường của các dự án này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí về môi trường của các dự án phát triển thủy điện. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Tiếp cận thực tế: Khảo sát thực địa; phỏng vấn, tham vấn ý kiến người dân và chính quyền địa phương vùng dự án; thu thập các tài liệu liên quan của từng dự án. Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu về quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Mã, cũng như việc triển khai, thực hiện của từng dự án thành phần. Tiếp cận tài liệu đã nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế về các nội dung liên quan đến đề tài. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp hồi cứu tài liệu: tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan về đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các tác động tích cực cũng như tiêu cực của các dự án thủy điện nói chung, từ đó phân tích và lựa chọn những vấn đề tiêu biểu cần quan tâm để xây dựng thành bộ tiêu chí về môi trường dùng đánh giá cho các dự án thủy điện. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu của các dự án có liên quan. Sau khi thu thập, các số liệu được thống kê, phân tích và được xử lý nhằm tạo ra bộ số liệu phục vụ cho việc đưa ra thang điểm đánh giá các tiêu chí về môi trường và áp dụng đánh giá theo các tiêu chí này. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được dùng để tập hợp ý kiến của của các 3 chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. Từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp lựa chọn ra những vấn đề chung nhất để đưa vào luận văn nhằm nâng cao tính chính xác, tính thực tiễn của các vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được áp dụng trong luận văn để đánh giá sự phù hợp của các dự án theo các tiêu chí về môi trường đã được đề xuất. Ngoài ra, phương pháp này cũng được dùng để so sánh giữa các dự án thủy điện khác nhau trên dòng chính sông Mã về mức độ phù hợp với các tiêu chí môi trường. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG MÃ 1.1 Tình hình phát triển thủy điện ở Việt Nam và trên dòng chính sông Mã 1.1.1 Tình hình phát triển thủy điện ở Việt Nam Ngoài những hệ thống sông chính như sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, Việt Nam còn có hệ thống sông, suối dày đặc. Nếu chỉ tính các sông có chiều dài dòng chính hơn 10 km thì đã có tới hơn 2.300 con sông trên khắp cả nước và 90% trong số đó thuộc loại sông, suối nhỏ (MPI và SIDA, 2009). Các sông, suối ở Việt Nam được hình thành từ những dãy núi cao và dài như Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh nên có độ dốc khá lớn, đặc biệt ở những đoạn đầu nguồn. Với đặc điểm độ dốc và lưu lượng nước lớn của các sông là điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển các công trình thủy điện. Theo nghiên cứu về quy hoạch thủy điện ở Việt Nam (Bảng 1-1), về mặt lý thuyết, tổng trữ năng của các con sông ở Việt Nam vào khoảng 300 tỷ kWh, công suất lắp máy đạt khoảng 34.647 kWh/năm; trữ năng kỹ thuật xác định khoảng 123 tỷ kWh, tương đương công suất lắp máy khoảng 31.000 MW [3]. Bảng 1-1Tiềm năng phát triển thủy điện ở Việt Nam Hệ thống sông Diện tích (km2) Số công Tổng công suất trình (MW) Lượng điện (GWh) Sông Đà 17.200 8 6.800 27.700 Sông Lô-Gâm-Chảy 52.500 11 1.600 6.000 Sông Mã-Chu 28.400 7 760 2.700 Sông Cả 27.200 3 470 1.800 2.800 2 234 99 Sông Vu Gia-Thu Bồn 10.500 8 1.502 4.500 Sông Sê San 14.450 8 200 9.100 Sông Srêpok 12.200 5 730 3.300 Sông Ba 13.800 6 550 2.400 Sông Đồng Nai 17.600 17 3.000 12.000 Sông Hương 5 Hệ thống sông Diện tích (km2) Số công Tổng công suất trình (MW) Thủy điện nhỏ Tổng cộng Lượng điện (GWh) 1.000-3000 4.000-12.000 19.000-21.000 80.000-84.000 Xét theo lưu vực sông, quy mô và số lượng các thủy điện, hiện tại phân bố nhiều nhất ở lưu vực sông có tiềm năng thủy điện lớn như lưu vực sông Mã (14 dự án), lưu vực sông Đà (13 dự án), lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn (11 dự án), lưu vực sông Đồng Nai - La Ngà (10 dự án) và lưu vực sông Lô Gâm và sông Chảy (10 dự án) (PanNature, 2010). Nhờ những dự án thủy điện lớn mới hoàn thành (đặc biệt có thủy điện Sơn La công suất 2.400 MW) nên tổng công suất đóng góp từ thủy điện cũng tăng khá nhanh. Cụ thể, năm 2010 tổng công suất lắp đặt của các dự án thủy điện (dự án thủy điện có công suất lớn hơn 30 MW) mới là 6.500 MW thì đến năm 2014 tổng công suất lắp đặt đã tăng lên 14.925 MW (Nguyễn Khắc Nhẫn, 2014). Ngoài số lượng các dự án thủy điện lớn trên các dòng sông chính, số lượng các dự án thủy điện nhỏ được phê duyệt cũng khá lớn. Theo quy hoạch thủy điện nhỏ với quy mô công suất từ 1 - 30 MW của 24 tỉnh thành trên toàn quốc được Bộ Công nghiệp phê duyệt theo QĐ số 3454/QĐ-BCN ngày 18 tháng 10 năm 2005 đã có tới 239 dự án thủy điện và chưa tính tới số lượng các dự án trong quy hoạch thủy điện nhỏ của các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum cũng đã được thông qua. Nếu tính cả 7 tỉnh này con số các dự án thủy điện được quy hoạch trên toàn quốc là khoảng hơn 800 thủy điện [4]. Hình 1-1 Số lượng dự án thủy điện xây dựng của một số lưu vực sông lớn Với số lượng dự án và công suất hiện có, Việt Nam được đánh giá là nước đứng đầu 6 Đông Nam Á về khai thác thủy điện (Lê Thị Nguyện, 2011). Năm 2012, thủy điện chiếm tới 43,5% tổng lượng điện sản xuất tại Việt Nam so với 6,7% ở Malaysia, 6,5% ở Indonesia, và 5,3% ở Thái Lan. Trung Quốc - mặc dù thủy điện xây dựng khá rầm rộ nhưng lượng điện cung cấp từ loại hình này cũng chỉ chiếm 17,3% so với tổng nguồn cung cấp năng lượng (World Bank, 2015). 1.1.2 Tình hình phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mã Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc sông lớn nên lưu vực sông Mã có tiền năng thủy điện phong phú. Trong các giai đoạn vừa qua nguồn thủy năng của lưu vực sông Mã đã được chú ý khai thác, hầu hết các vị trí có thể khai thác thủy năng đã được quy hoạch các công trình thủy điện. Cho đến nay phần lớn các công trình thủy điện trong quy hoạch đã và đang được xây dựng, nhiều công trình đang trong giai đoạn khai thác, vận hành. Sơ đồ lưu vực sông Mã và các công trình khai thác sử dụng nước như trong Hình 1-2 dưới đây [5]: Hình 1-2 Sơ đồ hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước trên dòng chính sông Mã Trên lưu vực sông Mã, tiềm năng thủy điện tập trung phần lớn trên dòng chính, theo 7 quy hoạch có 10 dự án thủy điện trên dòng chính, trong đó có 7 dự án công trình đã và đang được triển khai xây dựng, cụ thể là: - Dự án thủy điện Trung Sơn (260MW) do Tập Đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua cho phép đầu tư xây dựng, hiện đã phát điện cả 4 tổ máy. - Dự án thủy điện Thành Sơn (30MW) do Công ty TNHH Hà Thành làm chủ đầu tư, hiện đang trong giai đoạn thi công xây dựng, dự kiến sẽ phát điện trong quý 2/2018. - Dự án thủy điện Hồi Xuân (102MW) do Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân làm chủ đầu tư hiện đang được triển khai thi công, dự kiến sẽ tích nước trong quý 2/2018. - Dự án thủy điện Bá Thước 1 (64MW) do Tập đoàn Hoàng Anh Thanh Hóa làm chủ đầu tư hiện đã phát điện cả 4 tổ máy. - Dự án thủy điện Bá Thước 2 (80MW) do Tập đoàn Hoàng Anh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, hiện đã hòa lưới điện quốc gia. - Dự án thủy điện Cẩm Thủy 1 (38MW) và Cẩm Thủy 2 (36MW) có Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom)... hiện đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng. - Hiện còn 3 dự án trong quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch triển khai xây dựng là thủy điện Pá Hua và thủy điện Huổi Tạo và thủy điện Bó Sinh. Sơ đồ các bậc thang thủy điện đã và đang được xây dựng trên dòng chính sông Mã như trong Hình 1-3 dưới đây: 8 Hình 1-3 Sơ đồ bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Mã 9 1.2 Nhận biết các tác động tiêu cực của công trình thủy điện đến môi trƣờng của lƣu vực sông [6] Ngoài tác động tích cực là sản xuất ra điện năng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, các dự án thủy điện khi xây dựng và khai thác vận hành sẽ gây ra nhiều tác đông tiêu cực tới môi trường tự nhiên và xã hội của của lưu vực sông. Nhận biết các tác động tiêu cực này sẽ tạo cơ sở kiến thức cần thiết cho phân tích, đề xuất các tiêu chí chủ yếu cho đánh giá các dự án thủy điện phù hợp với môi trường của lưu vực sông. Các tác động tiêu cực của việc xây dựng công trình thuỷ điện đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và môi trường xã hội có thể tóm lược như sau: 1.2.1 Khu vực thượng lưu và lòng hồ 1.2.1.1 Tác động tới môi trường tự nhiên, hệ sinh thái  Tác động tới tài nguyên và môi trƣờng nƣớc: - Làm biến đổi chế độ thủy văn khu vực thượng lưu đập từ chế độ thủy văn sông thành chế độ thủy văn hồ chứa. - Làm tổn thất một lượng nước mặt từ hồ chứa (do bốc hơi mặt nước, do thẩm thấu xuống tầng sâu). - Làm ô nhiễm nước hồ trong thời gian đầu hồ tích nước do việc phân hủy sinh khối thực vật và các chất hữu cơ bị chìm ngập trong lòng hồ. - Làm giảm độ đục của nước trong hồ do bùn cát bị lắng đọng trong lòng hồ. - Việc hình thành hồ chứa sẽ gia tăng khả năng nước trong hồ sẽ bị phú dưỡng do các chất dinh dưỡng, nước thải sinh hoạt các khu dân cư ở thượng lưu chảy về và tích tụ vào hồ, từ đó làm cho các loài tảo và thực vật thuỷ sinh phát triển qúa mức, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước, đặc biệt là nước dùng cho sinh hoạt.  Tác động tới tài nguyên và môi trƣờng đất: - Mất một diện tích đất do ngập (đất tự nhiên, đất rừng, đất nông nghiệp, đất ở...). - Một số vùng đất canh tác trũng thấp xung quanh hồ chứa bị lầy hóa do tăng mực 10 nước ngầm. - Một số vùng đất hai bên bờ hồ sẽ bị sụt lở xuống hồ do tác động của sóng, gió và dao động mực nước hồ. - Đất ở lưu vực thượng lưu sẽ tăng khả năng bị xói mòn do tốc độ khai thác, sử dụng sẽ tăng cao để đáp ứng nhu của người dân trong khu vực, đặc biệt là người dân có đất bị thu hồi trong vùng ảnh hưởng của dự án.  Tác động tới hệ sinh thái: - Làm mất đi hệ sinh thái cạn và thay bằng hệ sinh thái nước trong khu vực lòng hồ. - Làm mất tài nguyên thực vật khu vực lòng hồ do bị ngập, nhất là nếu có nhiều loài gỗ quý và các loài thực vật có giá trị. - Làm mất đi nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, nhất là khi có các loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ do lòng hồ bị ngập. - Làm chết các loài động vật sống trong khu vực lòng hồ nếu chúng không có khả năng tự di chuyển trước khi hồ tích nước. - Việc hình thành đập ngăn nước trên sông chính sẽ ngăn cản sự di chuyển của cá và sinh vật thuỷ sinh từ thượng lưu xuống hạ lưu và ngược lại. 1.2.1.2 Tác động tới môi trường xã hội - Làm tổn hại nhà cửa và tài sản của dân cư sống trong lòng hồ, mặt băng công trình… do phải tháo dỡ và di chuyển đi nơi khác (nếu có dân sống tại các khu vực này). - Làm giảm thu nhập và ảnh hưởng đến đời sống vật chất của một bộ phận dân cư sống trong vùng ảnh hưởng do bị mất việc làm và các nguồn sinh kế (phải di chuyển và thay đổi địa bàn sinh sống). - Làm tổn hại tới các công trình cơ sở hạ tầng của dân cư trong khu vực (đường xá, công trình công cộng, hệ thống điện, nước…). - Làm mất các giá trị truyền thống cộng đồng, văn hoá bản địa (đền đài, miếu 11 mạo...) của dân cư trong khu vực lòng hồ do vùng lòng hồ bị ngập. - Làm tổn hại các giá trị lịch sử, di sản văn hoá, di tích khảo cổ học (nếu có) do lòng hồ bị ngập. 1.2.2 Khu vực hạ lưu đập 1.2.2.1 Tác động tới tài nguyên và môi trường tự nhiên  Tài nguyên và môi trƣờng vật lý: - Hồ thủy điện khi vận hành sẽ làm cho chế độ thủy văn đoạn sông hạ lưu bị biến đổi khác nhiều với chế độ dòng chảy tự nhiên, dòng chảy điều hòa hơn, giảm dòng chảy trung bình mùa lũ và tăng dòng chảy trung bình mùa kiệt. - Hồ chứa thủy điện nếu vận hành điều tiết ngày đêm theo chế độ phủ đỉnh sẽ làm cạn kiệt nước đoạn sông hạ lưu từ sau nhà máy thủy điện trong thời gian công trình ngừng phát điện để tích nước. - Công trình thủy điện có nhà máy cách xa đập khi hoạt động sẽ làm cạn kiệt nguồn nước đoạn sông sau đập, đoạn sông này có thể biến thành đoạn sông chết. - Nếu việc thu dọn, vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước không tốt sẽ dẫn đến chất lượng nước của hồ chứa bị ô nhiễm trong những năm đầu tích nước hoặc bị phú dưỡng, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sử dụng ở hạ du, nhất là dùng cho mục đích sinh hoạt của người dân sống ven sông và lấy vào các nhà máy cấp nước sinh hoạt. - Nước sông ở hạ du tuyến đập sẽ trong hơn và ít chất dinh dưỡng hơn hơn do một lượng bùn cát và chất dinh dưỡng bị giữ lại trong hồ. - Vận hành xả lũ của hồ chứa sẽ gây ra xói lở bờ đoạn sông ngay sau đập. - Bồi xói cũng xảy ra cho đoạn sông hạ lưu đập do cân bằng bùn cát bị thay đôi (độ đục bị giảm so với trước khi có hồ). - Một số vùng đất ven sông trước kia không bị ngập vào mùa kiệt nay sẽ bị ngập do điều tiết của hồ chứa. 12  Tác động tới thủy sinh vật và Hệ sinh thái nƣớc: Hồ thủy điện có ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật và hệ sinh thái thủy sinh, làm suy giảm cá và thủy sinh vật ở đoạn sông hạ lưu đập do ảnh hưởng tổng hợp từ các nguyên nhân sau: - Do chế độ thủy văn ở hạ lưu bị biến đổi khác với chu trình sống trước đó của cá và thủy sinh vật (diện tích đất ngập nước ven sông, thời gian ngập… bị biến đổi do chế độ vận hành của hồ chứa). - Việc xuất hiện tuyến đập chắn ngang sông sẽ ngăn cản đường đi và di chuyển của các loài cá di cư theo mùa, có thể làm mất đi các loài cá này nếu có (chẳng hạn như cá chình, cá hồi...). - Do suy giảm nguồn dinh dưỡng ở hạ lưu. - Do suy giảm chất lượng nước / ô nhiễm nước. 1.2.2.2 Tác động tới môi trường xã hội Xây dựng hô thủy điện làm suy giảm nguồn cá ở hạ du sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của những người dân làm nghề chài lưới do cá còn ít, đánh bắt khó khăn. Nếu hồ chứa làm giảm dòng chảy mùa cạn ở hạ du sẽ gây khó khăn cho việc lấy nước của người dân ven hai bên sông. Đặc biệt lưu lượng giảm, mực nước sông thấp, mực nước ngầm cũng bị hạ thấp dễ dẫn đến việc nhiễm mặn tại vùng cửa sông. 1.3 Tổng quan về những nghiên cứu, đánh giá tác động đến môi trƣờng của dự án thủy điện trên thế giới, tại Việt Nam và trên lƣu vực sông Mã 1.3.1 Trên thế giới Những nghiên cứu, đánh giá tác động đến môi trường của dự án thủy điện đã được rất nhiều học giả tại nhiều nước trên thế giới nghiên cứu từ lâu với rất nhiều đề tài, bài báo có giá trị khoa học được phát hành. Trong đó đáng chú ý có hai bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, bao gồm: - Bài báo "Good Dams and Bad Dams: Environmental Criteria for Site Selection of Hydroelectric Projects" của nhóm tác giả George Ledec và Juan David Quintero 13 [7]. Bài báo đã cung cấp một phương pháp đơn giản nhưng mạnh mẽ để so sánh đề xuất vị trí xây dựng dự án thủy trên cơ sở xem xét các tác động xấu về môi trường và các lợi ích về phát điện. Báo cáo cũng tóm tắt các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường đối với các đập lớn. Nếu được thực hiện đúng cách, các biện pháp giảm nhẹ này có thể ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc bù đắp hiệu quả cho nhiều (mặc dù không phải tất cả) các tác động tiêu cực của dự án thủy điện. Bài báo đã đưa ra các chỉ số định lượng (sử dụng dữ liệu tương đối dễ dàng có được) để đánh giá và xếp hạng đề xuất các dự án thủy điện mới về tác động xấu đến môi trường. - Bài báo "Small Hydropower Plant - Environmental Impact Assessment - Case Study" của nhóm tác giả Martina Zelenakova, Lenka Zvijakova, Pavol Purcz [8]. Bài báo này đề cập đến việc thiết kế của một nhà máy thủy điện nhỏ trên dòng suối trong làng Spišské Bystre, nằm gần Poprad ở Slovakia và đánh giá tác động môi trường của nó. Bài viết đã nghiên cứu lựa chọn các chỉ số tác động và những kiểm chứng cho quá trình đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện nhỏ này. Mục đích của bài báo này là đề xuất và đánh giá các chỉ số rủi ro đối với các chỉ số được lựa chọn trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Hai bài báo đã đưa ra 16 tiêu chí dùng cho việc đánh giá, lựa chọn tuyến đập thủy điện, bao gồm: 1 - Diện tích mặt hồ (ha/MW); 2 - Thời gian lưu nước trong hồ (ngày); 3 - Sinh khối chìm ngập trong hồ (kg/ha); 4 - Chiều dài hồ chứa (km/MW); 5 - Số nhánh sông phía hạ lưu; 6 - Khả năng phân tầng hồ chứa; 7 - Tuổi thọ hồ chứa (năm); 8 - Chiều dài tuyến đường được làm mới hoặc cải tạo chạy qua rừng (km); 9 - Người dân phải tái định cư (người/MW); 10 - Mức độ quan trọng của môi trường sống tự nhiên bị ảnh hưởng; 11 - Số lượng loài cá đặc hữu; 12 - Tài sản văn hóa bị ảnh hưởng; 13 - Khoảng cách từ công trường thi công đến khu dân cư gần nhất; 14 - Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe; 15 - Thời gian thi công xây dựng; 16 - Tỷ lệ công việc có sử dụng máy móc thi công. Trong số 16 tiêu chí kể trên có 3 tiêu chí được sử dụng trong luận văn gồm (1 - Sinh khối chìm ngập trong hồ (kg/ha); 2 - Số người phải tái định cư; 3 - Sự xuất hiện của các loài cá đặc hữu). Tuy nhiên việc định lượng đối với tiêu chí (số người phải tái 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan