Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dụ...

Tài liệu Xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội hiện nay

.PDF
148
141
135

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ logistics ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong lưu thông hàng hoá với sự phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Để kinh doanh loại hình dịch vụ này thương nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định nhằm hạn chế tình trạng có nhiều chủ thể kinh doanh nhưng chất lượng dịch vụ không đảm bảo. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái quát về dịch vụ logistics Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Theo Điều 234, Luật thương mại năm 2005, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics là: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. Như vậy, thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng được điều kiện là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh theo pháp luật mà cụ thể tuân theo những quy định chung tại chương II, Luật doanh nghiệp năm 2005 về “Thành lập và đăng ký doanh nghiệp”. Để cụ thể hoá khoản 2, Điều 234, Luật thương mại 2005, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP đã xác định các điều kiện kinh doanh dịch vụ này thông qua việc phân nhóm các dịch vụ logistics, trong đó có các điều kiện chung áp dụng cho tất cả các nhóm dịch vụ và có những điều kiện áp dụng cho từng nhóm dịch vụ. 2. Điều kiện chung kinh doanh dịch vụ logistics Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, tức là chỉ có các doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 mới được phép kinh doanh dịch vụ này. Nghị định 140 hạn chế đối với thương nhân là hộ gia đình nhằm tránh những thành phần kinh tế nhỏ lẻ tham gia kinh doanh dịch vụ này. Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ có thể tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Và tồn tại dưới hình thức nào thì phải đáp ứng điều kiện của pháp luật về hình thức ấy. Ví dụ: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần thì đầu tiên cũng phải là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau và cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, có số lượng cổ đông tối thiểu là ba, không hạn chế tối đa… Các doanh nghiệp (có thể là liên doanh, 100% vốn Nhà nước) phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy phép đầu tư) tại cơ quan có thẩm quyền theo các quy định của pháp luật doanh nghiệp và đầu tư Việt Nam mới được phép kinh doanh dịch vụ logistics. Đối với thương nhân nước ngoài khi tham gia kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung, còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về góp vốn, tỉ lệ góp, hình thức tồn tại và các điều kiện khác. Đồng thời, phải tuân thủ các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics khi gia nhập WTO. 3. Các điều kiện áp dụng riêng đối với từng nhóm dịch vụ Nhóm các dịch vụ logistics chủ yếu (khoản 1, Điều 4, Nghị định 140): Để kinh doanh được nhóm dịch vị logistics chủ yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Nghị định 140. Các phương tịên, thiết bị, công cụ ở đây là xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hàng hoá, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng… đặc biệt là phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc, tức là phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế. Nhóm các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (khoản 2, Điều 4): Để kinh doanh được nhóm các dịch vụ liên quan đến vận tải đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, ngoài các quy định của Luật thương mại 2005, Nghị định 140 muốn các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải phải tuân thủ các văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, việc dành riêng một điều luật để đề cập đến điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải cho thấy Nghị định chưa bao quát được hết hoạt động dịch vụ logistics mà mới chỉ chuyên về lĩnh vực vận tải. Điều này xuất phát từ tính phức tạp của hoạt động dịch vụ logistics bao gồm nhiều loại hình, nhiều công đoạn mang tính kĩ thuật, điều này cũng có nghĩa vẫn còn nhiều hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics mà Nghị định chưa đề cập đến. Nhóm các dịch vụ logistics liên quan khác (khoản 3, Điều 4): Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung, đối với thương nhân nước ngoài khi tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này sẽ phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 2, Điều 7. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Có thể nói mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc hiểu và áp dụng pháp luật. chính vì vậy, cần sớm có những hướng dẫn cụ thể và quy định nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------o0o----------- BÀN THỊ HÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------o0o----------- BÀN THỊ HÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60310401 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Minh Đức HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Trần Thị Minh Đức, người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các cán bộ, nhà tham vấn và các học viên cai nghiện tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội đã cho em những ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Do điều kiện và năng lực của bản thân nên luận văn của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót , rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! ̀ LƠI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trinh nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng ̀ dẫn của GS.TS Trần Thị Minh Đức - Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa học xã hội và Nhân văn . Các số liệu , kế t quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bấ t kỳ mô ̣t công trinh nào khác . ̀ Tác giả luận văn Bàn Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu......................................................6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................7 5. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................7 6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 7. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................8 8. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ CHO NGƢỜI NGHIỆN .................................................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy. .............................................................................................9 1.1.1. Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy trên thế giới và một số nghiên cứu trên thế giới về quy trình tham vấn tâm lý ...................................9 1.1.2. Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy ở Việt Nam...................................................................................................15 1.2. Lý luận nghiên cứu về tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy ..................................................................18 1.2.1. Tham vấn và khái niệm tham vấn ............................................................18 1.2.2. Khái niệm ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy và đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy ...............................................................22 1.2.3. Khái niệm tham vấn cho người nghiện ma túy........................................32 1.3. Quy trình tham vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy ...............................34 1.4. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy trình tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình này cho người nghiện ma túy tại trung tâm ....35 1.4.1. Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện ma túy..................................35 1.4.2. Vai trò của gia đình..................................................................................36 1.4.3. Sự hỗ trợ của trung tâm cai nghiện ma túy ..............................................38 1.4.4. Vai trò của nhà tham vấn cho người nghiện ma túy ................................39 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................41 Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................42 1 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .....................................................................42 2.2. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................43 2.3 Nội dung nghiên cứu .....................................................................................44 2.3.1 Nội dung nghiên cứu lí luận .....................................................................44 2.3.2 Nội dung nghiên cứu thực tiễn .................................................................45 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................46 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................46 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ..........................................................................46 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ......................................................47 2.4.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến .................................47 2.4.5. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................49 2.4.6. Phương pháp tham vấn trực tiếp..............................................................49 2.5. Thang đánh giá .............................................................................................52 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................53 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................54 3.1. Thực trạng hoạt động tham vấn cho ngƣời nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội ..........................................................................54 3.1.1. Các nguyên nhân gây nghiện ma túy ở nhóm khách thể nghiên cứu báo cáo ...............................................................................................................54 3.1.2. Các hình thức tổ chức tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội .................................................................56 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội ....................................58 3.1.4. Nội dung tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm .........62 3.2. Quy trình tham vấn cho ngƣời nghiện ma túy ..........................................67 3.2.1. Đánh giá về các bước tham vấn ...............................................................67 3.2.2. Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy ..............................74 3.3. Những thay đổi của ngƣời nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội trƣớc và sau khi tham vấn....................................................101 KẾT LUẬN ............................................................................................................106 KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt 1 CBTV Cán bộ tham vấn 2 ĐLC Độ lệch chuẩn 3 ĐTB Điểm trung bình 4 NMT Nghiện ma túy 5 NTV Nhà tham vấn 6 TC Thân chủ 7 TV Tham vấn 3 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Đặc điểm khách thể nghiên cứu Điểm trung bình các thang đo và điểm xếp hạng giá trị trung bình của các biến Đánh giá của cán bộ tham vấn và người nghiện ma túy về nguyên nhân gây nghiện ma túy Đánh giá của cán bộ tham vấn và người nghiện ma túy về các hình thức tham vấn tâm lý tại trung tâm Đánh giá của cán bộ tham vấn và người NMT về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vấn Đánh giá của cán bộ tham vấn về nội dung tham vấn cho người nghiện ma túy Đánh giá của người nghiện ma túy về những vấn đề người nghiện ma túy gặp khi đến tham vấn tâm lý 44 53 54 56 58 62 64 Bảng 3.6 Đánh giá của cán bộ tham vấn về các bước tham vấn 68 Bảng 3.7 Các hoạt động can thiệp cho TC 85 Bảng 3.8 Các hoạt động can thiệp, hỗ trợ TC 96 Bảng 3.9 Đánh giá sự thay đổi cảm xúc của người nghiện ma túy trước và sau quá trình tham vấn tại trung tâm 4 103 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ma túy được coi là hiểm họa đối với loài người và đã thực sự trở thành vấn đề nóng bỏng, vượt qua biên giới của mỗi quốc gia. Ma túy gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội: Trực tiếp phá vỡ hạnh phúc gia đình của những người mắc nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách của người nghiện ma tuý, là mối hiểm hoạ đối với tương lai, nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau; đồng thời nó còn tác động xấu đến an ninh trật tự, sự ổn định và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện ma tuý nói riêng hiện nay đã và đang trở thành các chương trình toàn cầu. Ý thức được tác hại của tệ nạn ma túy đến sức khỏe, kinh tế, văn hóa, xã hội, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống ma túy trên 3 lĩnh vực "giảm cung, giảm cầu và giảm hại", đặc biệt là công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy. Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali- nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển...”[21]. Như vậy, việc buôn bán, sử dụng và lạm dụng ma túy đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe người sử dụng mà còn với gia đình và xã hội, đặc biệt khi nhu cầu dùng chất ma túy ngày càng tăng có thể 5 liên quan đến các hành vi bạo lực như trộm cắp, giết người để đáp ứng nhu cầu dùng chất ma túy. Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp trên toàn thế giới năm 2011, có khoảng từ 149 triệu người đến 272 triệu người tức 3,3%- 6,1% dân số từ độ tuổi 15- 64 sử dụng ma túy bất hợp pháp ít nhất 1 lần/năm, khoảng 1/2 số đó là người nghiện thường xuyên, trong khi đó vào những năm 1990 chỉ khoảng từ 15 triệu người- 39 triệu người nghiện. Có khoảng 125 triệu người- 203 triệu người sử dụng cần sa, tăng 2,8%- 4,5% so với năm 2009. Số người sử dụng cocain chiếm khoảng 0,3%- 0,5% dân số thế giới trong độ tuổi 1564 tuổi, tức là khoảng 14 triệu- 20 triệu người.[1, tr.13] Tại Việt Nam, số liệu thống kê về sử dụng ma túy và nghiện ma túy cho thấy, tính trung bình mỗi năm, cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho khoảng 50.000 người, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang bị quản lý trong các nhà tù, trại giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau, ước tính có khoảng 70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với gia đình, cộng đồng từ các trung tâm cai nghiện đã quay trở lại sử dụng ma túy thường xuyên trong vòng một năm sau. [2] Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội. Trên cơ sở đó, xây dựng quy trình tham vấn tâm lý và ứng dụng thử nghiệm cho người nghiện ma túy tại trung tâm. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy 6 3.2. Khách thể nghiên cứu - Người nghiện đang tham gia cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội - Cán bộ tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Công tác cai nghiện ma túy là một hoạt động phức tạp và khó khăn, bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào quy trình tham vấn tâm lý cho người cai nghiện ma túy. - Về khách thể nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu 47 học viên cai nghiện tại Trung tâm và 21 nhà tham vấn đang làm việc tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy. - Nghiên cứu, tìm hiểu công tác hỗ trợ và tham vấn tâm lý cho người cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình tham vấn cho người nghiện ma túy. - Đề xuất và thử nghiệm quy trình tham vấn tâm lý cho người cai nghiện ma túy. 5. Giả thuyết nghiên cứu Việc tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn do chưa được áp dụng thao một quy trình chuẩn nào. Nếu xây dựng và thử nghiệm các kỹ thuật tham vấn tâm lý theo một quy trình khoa học thì sẽ giúp người nghiện ma túy ổn định về tâm lý, tham gia tốt hơn vào quá trình cai nghiện và chống tái nghiện. 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 6.2.2. Phương pháp tham vấn trực tiếp 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp 6.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 7. Đóng góp mới của luận văn 7.1. Đóng góp về mặt lý luận Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động tham vấn tâm lý cho người cai nghiện ma túy. Xây dựng quy trình các bước tham vấn tâm lý cho người cai nghiện ma túy. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Đây là luận văn nghiên cứu về quy trình và cách thức xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người cai nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện tại trung tâm dựa trên phương pháp định hình trường hợp đối với từng trường hợp cụ thể. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ CHO NGƢỜI NGHIỆN 1.1. Tổng quan nghiên cứu về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy. 1.1.1. Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy trên thế giới và một số nghiên cứu trên thế giới về quy trình tham vấn tâm lý 1.1.1.1. Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy Từ góc độ tâm lý học các nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề nghiện, nghiện ma túy và quy trình tham vấn hỗ trợ tâm lý cho người nghiện trên cơ sở các lý thuyết khác nhau của tâm lý học như Phân tâm học, tâm lý học xã hội, nhận thức hành vi... cụ thể: Tiếp cận phân tâm học: Cách tiếp cận này rất được thịnh hành ở Pháp. Theo thuyết này thì việc dùng ma túy có liên quan tới các xung đột và các rối nhiễu trong quá trình phát triển. O.F.Kernberg (1975) cho rằng khi xung đột Edipe còn tồn tại ở tuổi thanh thiếu niên, thì những người ở lứa tuổi này sẽ tìm kiếm sự giải thoát tội lỗi và các ức chế khác ở việc dùng ma túy [46.]. Điều này lý giải tại sao thanh thiếu niên là lứa tuổi nhạy cảm với ma túy. Người nghiện ma túy phản ánh thể thức phòng vệ chống lại sự lệ thuộc vào khách thể ( ở đây là bà mẹ ) của chủ thể và đe dọa ái kỷ mà nó quy định. Ma túy sẽ là khách thể giả thay thế, tượng trưng cho bà mẹ thuộc tuổi ấu thơ. Ma túy đã được khách thể hóa và lúc này thanh thiếu niên khép mình trong mối quan hệ với ma túy. Tiếp cận này tập trung vào quá trình phát triển, đặc biệt là thời thơ ấu của con người và cho rằng những lệch lạc của sự phát triển sẽ kéo theo những rối nhiễu hành vi. Quá trình trị liệu phân tâm nếu hóa giải được những xung đột vô thức này của người nghiện thì họ có thể trở nên không cần phụ thuộc vào ma túy nữa. Tiếp cận nhận thức xã hội: Trong cách tiếp cận này mà A.Bandura là một đại diện thì theo ông nhận thức về khả năng của mình là khái niệm trung tâm của sự điều chỉnh hành vi của bản thân [44.]. Khái niệm “cái tôi hiệu quả” (Self – efficacy ) do ông đưa ra được ứng dụng trong 9 nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực nghiện. Theo ông “cái tôi hiệu quả” là khả năng thực sự có thể làm một việc gì đó, là sự đánh giá của con người về khả năng của mình trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau. Chính cảm giác về cái tôi không hiệu quả, yếu đuối và bất lực của cá nhân trong cuộc sống làm phá hại niềm tin vào bản thân của chính họ. Điều đó khiến họ dễ mắc vào mọi sự cám dỗ trong đó có ma túy. A.Bandura cho rằng cảm giác về “ cái tôi hiệu quả “ là chìa khóa trả lời cho sự tái nghiện của những bệnh nhân nghiện rượu và ma túy. Những chương trình trị liệu làm nhằm tăng tính hiệu quả của cái tôi của ông đã giúp bệnh nhân vượt qua được nỗi sợ hãi của đau đớn và bất lực cũng như ứng phó một cách hợp lý hơn với hoàn cảnh. Nhờ đó mà quá trình cai nghiện diễn ra có hiệu quả hơn [44.] Tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức: Một trong những chuyên gia hàng đầu khác trong lĩnh vực tâm lý trị liệu nhận thức ở Mỹ là Callahan R.J [45]. Ông có cách tiếp cận khác đến vấn đề nghiện. Ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và thôi thúc một số người sử dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải nghiệm. R.J.Callahan (1997) [45.] đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện và lo hãi. Việc phát hiện này đã giúp ông tìm ra một phương pháp chữa trị cho hầu hết các loại nghiện. Nội dung của phương pháp trị liệu này là tìm cách vượt qua được sự lo hãi. Ông gọi đó là liệu pháp trường tư duy. Một nghiên cứu khác của Richardson, Myers, Bing ( 1997) [50.] chỉ ra rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm giác lo âu dự báo khả năng nghiện ma túy nặng. Gần gũi với thuyết nhận thức xã hội là cách tiếp cận lý thuyết về cái tôi. Nếu như sự nhận thức về cái tôi hiệu quả là chìa khóa của các nghiên cứu ở trên thì quan điểm của thuyết hiện tượng ( phenomenological ) mà Rogers là đại diện thì “cái tôi” ở thuyết này còn cần một loại hiện tượng nữa đi kèm mới dẫn đến hiện tượng nghiện ngập. Đó là những đau đớn về sự thất bại của cá nhân. Hull J.G, Young R.D. và Jouriles E. (1986) [47.] trong quá trình nghiên cứu ở nhiều đối tượng khác nhau đã thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nghiện, tự nhận thức cao và sự trải nghiệm các thất bại cá nhân. 10 Theo sự giải thích của cách tiếp cận này thì nhiều cá nhân đã dùng chất gây nghiện để làm giảm bớt mức độ nhận thức về nỗi đau cũng như những trải nghiệm âm tính trong cuộc sống của mình. Việc phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện với tự nhận thức và tần suất của các thất bại cá nhân mở đường cho việc trị liệu người nghiện ở chính “ cái tôi “ của họ để họ có khả năng ứng phó với những khó khăn thất bại xảy ra trong cuộc sống. Tiếp cận hành vi: Theo cách tiếp cận hành vi thì việc sử dụng ma túy có thể được quan niệm như hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời trong việc thiếu thích nghi trước các nhiệm vụ phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào nhà trường và xã hội… Nguyên nhân của việc thiếu thích nghi được lý thuyết hành vi xác nhận là sự thiếu các kỹ năng xã hội, thiếu hụt quá trình làm chủ, loạn chức năng nhận thức, sự thiếu tự tin. Silvis và Perry ( 1987 ) áp dụng cơ chế phản xạ tạo tác của B.F.Skinner giải thích rằng hành vi nghiện ma túy được củng cố âm tính bằng cách tránh các tình cảm âm tính và củng cố dương tính bằng cảm giác dễ chịu mà nó tìm được. O.Brien và các cộng sự (1990 ) giải thích hiện tượng nghiện ma túy theo cơ chế phản xạ có điều kiện của Pavlov. Theo thuyết này thì các kích thích thường liên kết với việc dùng ma túy ( sự tổn thương, sự ức chế … ) có thể trở thành có điều kiện, và khi tiếp xúc với những kích thích này thì sẽ gây cảm giác thiếu thuốc. Và quá trình trị liệu cũng chú ý vào chính điểm này. Sự học tập xã hội bằng cách tiếp xúc thường xuyên với các giá trị tích cực, sự nghỉ ngơi và trải nghiệm các cảm xúc dương tính sẽ củng cố các phản xạ có điều kiện mới cho người nghiện. Tiếp cận các yếu tố xã hội: Cách tiếp cận này chú ý đến các yếu tố xã hội vĩ mô ảnh hưởng đến người nghiện ma túy. Các tác giả theo cách tiếp cận này cho rằng cảm giác bị loại trừ ra khỏi xã hội của thanh thiếu niên trong bối cảnh có tỷ lệ thất nghiệp cao là một yếu tố có ý nghĩa. Tiếp cận hệ thống gia đình: Một loạt các công trình nghiên cứu về quan hệ trong gia đình cho thấy sự thiếu hụt giao tiếp, theo dõi con và kiểm soát một cách sai lầm…. là những yếu tố dự báo 11 nguy cơ của việc lạm dụng chất gây nghiện. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đến việc sử dụng ma túy của con cái. Lối tiếp cận hệ thống quan niệm gia đình như một hệ thống mà việc loạn chức năng có ảnh hưởng quyết định đến các rối nhiễu tâm lý của các thành viên trong gia đình. C.Madanes ( 1981 ) [48.] đã xác nhận rằng trong gia đình người nghiện heroin thì sự đảo lộn trật tự thứ bậc là một đặc trưng. Một số tác giả theo lối này cũng phát hiện trong gia đình người nghiện ma túy nổi bật lên các hành vi vi phạm công khai hoặc tiềm ẩn và những lời phê phán về các nguyên tắc và điều cấm của xã hội. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về người nghiện ma túy trên thế giới đã được nhiều tác giả đề cập đến và được tiếp cận nhiều hướng khác nhau nhưng tất cả các tiếp cận trên đều di sâu vào tìm hiểu nguyên nhân khiến cho người nghiện sử dụng ma túy chưa thực sự đi sâu vào các hướng tham vấn tâm lý cho người nghiện. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý và quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trên thế giới Những vấn đề về nghiện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có phương pháp phỏng vấn tạo động lực là một cách tiếp cận để thay đổi hành vi. Những mô tả ban đầu, do William R. Miller đưa ra năm 1991, xuất phát từ kinh nghiệm của ông trong việc điều trị bệnh nhân nghiện rượu. Thông qua kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu thực nghiệm, các nguyên tắc cơ bản và phương pháp của phỏng vấn tạo động lực đã được áp dụng và thử nghiệm trong các môi trường khác nhau và kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của nó. Phỏng vấn tạo động lực được sử dụng hiện nay như một phương pháp thực hành hiệu quả đã được kiểm chứng trong điều trị các cá nhân có rối loạn sử dụng chất. Phỏng vấn tạo động lực tập trung vào việc khám phá và giải quyết mâu thuẫn nội tâm và tập trung vào việc phát triển động lực ở bên trong cá nhân - yếu tố thuận lợi để thay đổi diễn ra. Phương pháp khác với những biện pháp mang tính "cưỡng chế" hoặc theo hướng tác động từ bên ngoài nhằm thúc đẩy thay đổi ở chỗ nó không cố tạo nên sự thay đổi (có thể không phù hợp với các giá trị riêng, niềm tin hay mong muốn của cá nhân) 12 mà hỗ trợ thay đổi theo cách phù hợp với những giá trị và mối quan tâm riêng của cá nhân đó [49]. Về quy trình tham vấn trên thế giới cũng được một số tác giả xây dựng và thử nghiệm trên nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: Theo James C. Coleman (1950), quy trình tham vấn tâm lý gồm những bước sau: 1. Tạo một bầu không khí quan hệ có tính trị liệu; 2. Giải tỏa cảm xúc của thân chủ; 3. Tạo sự thấu hiểu nơi thân chủ; 4. Giúp thân chủ định hình lại cảm xúc; 5. Kết thúc trị liệu. Theo quy trình này thì tham vấn cho người nghiện tập trung nhiều về cảm xúc của thân chủ, như việc giải tỏa, định hình cảm xúc của bản thân. Trong khi để đạt hiệu quả cao cho việc tham vấn, giải quyết vấn đề của thân chủ thì cần phải quan tâm tới cả nhận thức và hành vi của thân chủ, xác định vấn đề, khó khăn mà thân chủ đang gặp phải. Qua đó, nhà tham vấn mới có thể hiểu được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, đồng thời đưa ra các gợi ý để thân chủ lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề, khó khăn. Nếu thân chủ không thể đưa ra quyết định, nhà tham vấn cần khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của thân chủ trong việc giải quyết nan đề của họ. Cuối cùng là kết thúc quá trình tham vấn. Theo E.G. Williamson (1930) tham vấn cần theo một quy trình bao gồm 5 bước sau: 1. Phân tích, xác định vấn đề đưa ra ghi chép có thể và trắc nghiệm đối thân chủ 2. Tổng hợp, phân tích thông tin để hiểu vấn đề 3. Chẩn đoán, giải thích vấn đề 4. Tham vấn hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề 5. Theo dõi khẳng định lại. [3, tr. 49] 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan