Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng trong mô hình ngân hàng thực hành...

Tài liệu Xây dựng quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng trong mô hình ngân hàng thực hành

.PDF
64
207
100

Mô tả:

1 CHƢƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cung cấp trực tiếp cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng Nai và các khu vực lân cận. Trƣờng Đại học Lạc Hồng đã đặc biệt chú trọng xây dựng chƣơng trình đào tạo theo hƣớng nâng cao khả năng tiếp cận thực tiễn cho sinh viên ở từng chuyên ngành, giúp sinh viên sau khi kết thúc chƣơng trình học tại trƣờng có thể nhanh chóng hòa nhập với công việc sau này. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm thích ứng với mục tiêu đào tạo là sinh viên phải có khả năng vận dụng những kiến thức đƣợc đào tạo vào thực tế công tác, có năng lực thực hành tƣơng đối thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài chính và ngân hàng, ngoài việc giảng dạy tại lớp, để gắn kết giữa học với hành, giữa lý thuyết tiếp thu tại trƣờng với thực tiễn tại các cơ quan, đơn vị. Do vậy, để góp phần cho việc xây dựng chƣơng trình mô hình Phòng ngân hàng thực hành tại Khoa Tài Chính - Ngân hàng nên tôi đã chọn đề tài “ Xây Dựng Quy Trình Mô Phỏng Cho Vay Tiêu Dùng Trong Mô Hình Ngân Hàng Thực Hành” 1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu từ thực nghiệm, phƣơng pháp thống kê. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng hoàn thiện mô phỏng một quy trình hoàn chỉnh cho vay tiêu dùng, dành cho sinh viên chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Trƣờng. Đại Học Lạc Hồng Đáp ứng nhu cầu làm quen với công việc của một nhân viên ngân hàng cho sinh viên ngay từ khi vừa tiếp cận với kiến thức về tài chính – ngân hàng Đề tài thực hiện nhằm giúp sinh viên sinh viên có cái nhìn tổng thể về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cách thức vận hành của một ngân hàng, thực hiện vay trò một nhân viên trong ngân hàng …để sinh viên có thể thực hành xuyên suốt các bƣớc trong 2 quy trình để đƣa ra kết quả cuối cùng là lập đƣợc bộ hồ sơ cho vay, quyết định cho vay và giải ngân cho khách hàng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Quy trình cho vay tiêu dùng, những đối tƣợng tham gia trong quy trình này, và các công việc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quy trình. Giới hạn đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng Phạm vi nghiên cứu: Khoa Tài chính – Ngân hàng Trƣờng Đại Học Lạc Hồng. 1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài Quy trình cho vay tiêu dùng đƣợc thực hiện sẽ góp phần giải quyết đƣợc bài toán về đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm làm việc thực tế cho sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng về các hoạt động của ngân hàng. Giúp sinh viên biết đƣợc các công việc thực tế mà một nhân viên ngân hàng, nhân viên tín dụng phải làm . Sinh viên có thể nắm những nội dung cần thiết nhất của một bộ hồ sơ cho vay tiêu dùng, tiếp cận với một số hồ sơ cho vay tiêu dùng mẫu tại một số ngân hàng Góp phần nâng cao trình độ của sinh viên, giúp sinh viên tự tin khi tiếp xúc với môi trƣờng làm việc thực tế sau này. 1.6 Những đóng góp mới của đề tài và những vấn đề mà đề tài chƣa giải quyết đƣợc Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã xây dựng đƣợc quy trình cho vay tiêu dùng tại một ngân hàng, thực hiện mô phỏng bộ dữ liệu cho vay tại ngân hàng Giúp sinh viên Khoa tiếp cận nhanh nhất với thực tế, hiểu rõ hơn về quy trình cho vay tiêu dùng, thực hành trên một tình huống cho vay cụ thể . 1.7 Hƣớng nghiên cứu của đề tài trong thời gian tới Kết hợp cùng khoa công nghệ thông tin thực hiện mô phỏng các bƣớc công việc của một quy trình cho vay cụ thể tại ngân hàng Bố trí nhân lực của giáo viên khoa thực hiện các đề tài nghiên cứu bổ sung nhằm xây dựng cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, thực hiện mã hóa dữ liệu cho từng công việc cụ thể. 3 Hoàn thiện quy trình và cơ sở vật chất cho sinh viên thực hành. 1.8 Kết cấu của đề tài Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 5 chƣơng Chƣơng 1 : Phần mở đầu Chƣơng 2 : Tổng quan về đề tài nghiên cứu và quy trình nghiên cứu Chƣơng 3 : Xây dựng quy trình cho vay cho từng phần hành cho vay tiêu dùng 3.1 Mô hình phòng thực hành tài chính 3.2 Xây dựng quy trình “ Mô phỏng cho vay tiêu dùng trong mô hình phòng thực hành tại Khoa Tài chính – Ngân hàng” 3.3 Các điều kiện cần thiết để xây dựng và thực hành phòng mô phỏng Chƣơng 4 : Tổ chức công tác thực hành tại phòng mô phỏng 4.1 Phƣơng pháp thực hành 4.2 Các tình huống thực hành 4.3 Kết quả thực hành, đánh giá Chƣơng 5 : Kết luận và hƣớng nghiên cứu tiếp theo Phụ lục Tài liệu tham khảo 4 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu Hiện nay, mô hình phòng ngân hàng thực hành đã đƣợc thực hiện tại một số trƣờng đại học và cao đẳng. 2.1.1 Đề tài “ Xây dựng mô hình phòng thực hành kế toán doanh nghiệp” – Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Ngô Thế Chi; TS Nguyễn Đình Đỗ – Học viện tài chính, năm 2002. [1] Phƣơng pháp nghiên cứu : Phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu từ thực nghiệm, phƣơng pháp thống kê Đối tƣợng nghiên cứu : Các quy trình kế toán của doanh nghiệp, đƣợc giới hạn trong mô hình thực hành tại phòng thực hành của Học viện tài chính. Mục đích : Giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức lý luận đã đƣợc học tập và tiếp cận với tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất, và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Giúp cho sinh viên nắm đƣợc những công việc cơ bản của quy trình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp, đồng thời nắm đƣợc quy trình thu thập tài liệu, trình tự ghi sổ kế toán, trình tự tính giá thành phục vụ cho việc viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp của sinh viên sau này. Yêu cầu : Sau khi đƣợc nghe giáo viên hƣớng dẫn sinh viên phải tự tiến hành đƣợc công việc của một nhân viên kế toán trong việc lập, luân chuyển chứng từ, thực hành thành thạo việc ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, lập đƣợc bảng tính giá thành sản phẩm. Đề tài nghiên cứu khoa học này đƣợc phân thành hai phần hành chính : Phần 1 xây dựng tổng quan mô hình phòng thực hành kế toán. Phần 2 : Xây dựng chi tiết từng phần 5 hành cho sinh viên thực hành, nhƣ kế toán tiền mặt, kế toán tiền gởi ngân hàng, hàng tồn kho …Có chứng từ trắng dùng để sinh viên thực hành từng phần hành, và có bộ chứng từ mẫu để cho sinh viên đối chiếu. Ƣu điểm : Rất chi tiết, biểu mẫu rõ ràng, dễ hiểu, có hệ thống bài tập để sinh viên dễ dàng thực hành dựa theo bộ chứng từ mẫu. Nhƣợc điểm : Mô hình này chƣa sinh động, chƣa kết hợp với CNTT nhằm mô hình hóa trên máy vi tính để giúp sinh viên nắm bắt nhanh hơn, dễ hiểu hơn. 2.1.2 Đề tài : “Phòng Mô phỏng Công ty Chứng khoán - Ngân hàng thƣơng mại” – Trƣờng Đại Học Tôn Đức Thắng [7]. Phƣơng pháp nghiên cứu : Phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu từ thực nghiệm, phƣơng pháp thống kê Đối tƣợng nghiên cứu : Các quy trình tín dụng trong ngân hàng và các quy trình tại các công ty chứng khoán. Đề tài này đã đƣợc ứng dụng đƣa vào thực tế, đƣợc đầu tƣ kĩ lƣỡng với cơ sở vật chất khang trang đã khai trƣơng vào ngày 20/08/2011 tại phòng B603 Cơ sở Tân Phong, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh. Với hệ thống máy tính kết nối Internet hiện đại, đồng bộ hóa và đƣợc cài đặt phần mềm mô phỏng chuyên nghiệp. Phần mềm này đang đƣợc sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng và công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam. Mục đích : Với việc đầu tƣ này, Khoa tài chính Ngân hàng của Trƣờng Đại Học Tôn Đức Thắng kỳ vọng sinh viên sẽ đƣợc trang bị tạo điều kiện tốt nhất, để nâng cao khả năng tiếp cận ứng dụng thực tiễn và tránh bỡ ngỡ khi vào làm việc trong môi trƣờng thực tế. Mô hình ứng dụng và tiếp cận thực tiễn này sẽ là nhân tố giúp Sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao không chỉ trong nƣớc mà còn với các trƣờng Quốc tế. Ƣu điểm : Sinh động, bố trí cơ sở vật chất khang trang đƣợc mô phỏng nhƣ một phòng giao dịch của ngân hàng, có các phần mềm đƣợc mô phỏng nhƣ trong thực tế . 6 Nguồn : (http://tcnh.tdt.edu.vn/index.php/tin-tuc/tin-tuc-su-kien) Hình 1 : Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang tham quan Phòng Mô phỏng Công ty Chứng khoán của Trƣờng Đại Học Tôn Đức Thắng Và một số mô hình phòng mô phỏng đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại Học Lạc Hồng nhƣ : Cn. Nguyễn Văn Hải- Cn.Nguyễn Thúy Hằng, ế toán phải ế thu phải trả - ế , Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. Cn. Lý Thị Thu Hiền, ong mô hình th c hành kế toán t i Khoa Tài chính - Kế , Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. Ts.Nguyễn Văn Nam – Cn. Trần Ngọc Thủy, ế ế ế ế ả ả ả , Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. 2.2 Tổng quan về quy trình nghiên cứu Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu quy trình tín dụng của một số ngân hàng nhƣ Ngân hàng Seabank, Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển (BIDV), Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . 7 Qua nghiên cứu các quy định quy trình tín dụng của các ngân hàng trên, tiến hành so sánh điểm giống nhau, khác nhau của từng quy trình, rút ra ƣu nhƣợc điểm của từng quy trình, thí dụ nhƣ tác giả nghiên cứu và phân tích quy trình tín dụng của hai ngân hàng là ngân hàng BIDV và ngân hàng Ngân hàng nhƣ sau : Bảng 1: So sánh điểm giống nhau và khác nhau của quy trình tín dụng ngân hàng BIDV và Ngân hàng Ngân hàng BIDV Ngân hàng Seabank Giống nhau 1. Tiếp thị tới Khách hàng 2. Phỏng vấn tới khách hàng vay vốn 3. Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp 4. Thẩm định và phê duyệt 5. Cấp tín dụng 6. Ký kết và hoàn tất khoản vay Khác nhau : 7. Đề xuất quyết định và giải ngân 7. Giải ngân 8. Giao, nhận HS và nhập vào hệ thống SIBS 8. Kiểm tra, giám sát vốn vay 9. Giải ngân 9.Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ 10. Kiểm tra, giám sát khoản vay 10. Theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ 11. Quản lý sau khi giải ngân, thu nợ, lãi, phí 11. Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu 12. Điều chỉnh tín dụng 13. Xử lý và thu hồi nợ quá hạn 12. Tất toán khoản vay, giải chấp 14. Thanh lý và lƣu hồ sơ 13. Lƣu trữ hồ sơ Nguồn : Tác giả t xây d ng 8 Nguồn : Tác giả t xây d ng Sơ đồ 2: So sánh ƣu điểm và nhƣợc điểm của hai quy trình tín dụng ngân hàng BIDV và Ngân hàng Khi tiến hành phân tích từng quy trình tín dụng của từng ngân hàng, tác giả nhận thấy các ngân hàng đều có những bƣớc chung, tuy nhiên tùy theo cách quản lý mà các ngân hàng xây dựng chi tiết hơn từng bƣớc của quy trình . Dựa theo tiêu chí xây dựng quy trình tín dụng thống nhất, đƣợc xây dựng cho Phòng Thực hành ngân hàng tại Khoa Tài chính – Ngân hàng thì quy trình tín dụng đƣợc dựa trên quy trình thực tế của các ngân hàng, chọn những điểm chung nhất của các ngân hàng . Cụ thể đã thống nhất xây dựng quy trình bao gồm 6 bƣớc sau đây : 9 Nguồn : Khoa Tài chính – Ngân hàng Sơ đồ 3: Quy trình tín dụng xây dựng cho phòng thực hành ngân hàng tại Khoa Tài chính – Ngân hàng 10 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH MÔ PHỎNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG MÔ HÌNH PHÒNG THỰC HÀNH TẠI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 3.1 MÔ HÌNH PHÒNG NGÂN HÀNG THỰC HÀNH [2] 3.1.1. Tổng quan về mô hình phòng ngân hàng thực hành  Tên ngân hàng : Ngân Hàng TMCP Lạc Hồng (LHB) Tên tiếng Anh : Lac Hong Commercial Jonit Stock Bank  Địa chỉ: Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phƣờng Bửu Long, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai  Vốn điều lệ : vốn điều lệ của LHB là 300.000.000.000 đồng (Ba nghìn tỷ đồng đồng)  Sản phẩm dịch vụ chính + Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng + Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tƣ, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng + Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. + Kinh doanh ngoại tệ và vàng. + Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ 3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Ban Giám đốc. 05 phòng tổ chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: + Phòng Tín dụng – quan hệ khách hàng + Phòng Kế toán + Phòng Tổng hợp + Tổ Thanh tóan quốc tế 11 + Tổ Ngân quỹ 3.1.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban a) Phòng tín dụng – quan hệ khách hàng  Bộ phận quan hệ khách hàng. - Tiếp thị phát triển khách hàng tín dụng, bán sản phẩm, phát triển sản phẩm. - Lập tờ trình thẩm định đầu tƣ. - Kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay. - Thẩm định tài sản thế chấp/cầm cố. - Tham gia xử lý tài sản thế chấp/cầm cố liên quan nợ quá hạn.  Bộ phận quản lý nợ - Lập hồ sơ cho vay và hoàn tất các thủ tục pháp lý về hồ sơ tín dụng, hồ sơ giải ngân. - Theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi. - Thực hiện các báo cáo định kỳ và hàng ngày liên quan đến công tác tín dụng.  Định giá tài sản thế chấp/cầm cố: - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến định giá tài sản theo yêu cầu của Bộ phận Quan hệ khách hàng.  Bộ phận quản lý rủi ro - Thẩm định độc lập tính pháp lý và hiệu quả của hồ sơ cho vay theo tờ trình của cán bộ quan hệ khách hàng. - Đề xuất về các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và tăng cƣờng hiệu quả kiểm tra của ngân hàng. - Đề xuất với Ban Giám đốc về việc cho vay, không cho vay hoặc các điều kiện cần thiết trƣớc khi cho vay. b) Phòng kế toán tài chính - Tạo cân đối hàng ngày, chấm sao kê, in sao kê, báo có - báo nợ; tổng hợp kế toán liên hàng đi – đến, tổng hợp kế toán thuế, chi tiêu mua sắm tài sản, công cụ lao động, theo dõi tài sản, khấu hao tài sản… c) Phòng tổng hợp 12 - Xây dựng kế hoạch kinh doanh. - Tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từng thời kỳ. - Tham mƣu cho Ban Giám đốc trong hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lƣới. - Huy động vốn theo lãi suất thị trƣờng. - Duy trì và và phát triển khách hàng VIP, khách hàng truyền thống. - Mua – bán ngoại tệ. - Kiểm tra kiểm toán nội bộ. - Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác nhân sự: Lao động, tiền lƣơng, BHXH, BHYT, đánh giá cán bộ, khen thƣởng kỷ luật cán bộ, công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ. - Theo dõi công tác đi đến. - Mua sắm, cấp phát văn phòng phẩm, công cụ lao động. - Bảo trì, bảo dƣỡng tài sản, máy móc thiết bị. - Lễ tân, khánh tiết. - Lao công, bảo vệ. - Lái xe. - Các công việc khác theo yêu cầu Ban Giám đốc. d) Tổ ngân quỹ - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác ngân quỹ, quản lý tài sản, tiền bạc của ngân hàng và khách hàng theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của ngân hàng. e) Tổ thanh toán quốc tế. - Phát triển khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế. - Chiết khấu chứng từ. - Tƣ vấn cho khách hàng trong các hoạt động liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu nhằm tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao. 3.1.4. Các quy trình nghiệp vụ cơ bản 13 1.1.3.1. Nghiệp vụ gởi tiền tiết kiệm a) Nghiệp vụ tiếp xúc khách hàng  Quy trình thực hiện (1) GIAO DỊCH VIÊN KHÁCH HÀNG (2) (2) (3) (3) Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 4 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ tiếp xúc khác hàng  Diễn giải quy trình Bước 1: Khách hàng liên hệ Giao dịch viên về tiền gửi tiết kiệm Bước 2: Giao dịch viên thực hiện: - Tƣ vấn với khách hàng về sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng. - Hƣớng dẫn khách hàng về biểu lãi suất, thủ tục gửi tiền tiết kiệm theo quy chế tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. - Trƣờng hợp khách hàng không đồng ý gửi tiền tại Ngân hàng, Giao dịch viên chào khách hàng, ngƣng việc giao dịch. - Trƣờng hợp khách hàng đồng ý gửi tiền tại Ngân hàng: + Khách hàng gửi tiền là khách hàng đã giao dịch với Ngân hàng: Giao dịch viên thực hiện quy trình theo đề nghị của khách hàng. + Khách hàng gửi tiền là khách hàng giao dịch lần đầu tại Ngân hàng; thực hiện bƣớc 3. Bước 3: Đăng ký mã khách hàng - Giao dịch viên hƣớng dẫn khách hàng viết giấy Đăng ký thông tin khách hàng theo mẫu. - Nhập các thông tin nhƣ sau: 14 + Nhập thông tin chung của khách hàng + Nhập chữ ký mẫu của khách hàng: dùng máy Scaner để scan vào màn hình chữ ký mẫu của khách hàng. b) Nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt trong hạn mức giao dịch của giao dịch viên KHÁCH HÀNG (1) GIAO DỊCH VIÊN (2) Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 5 : Quy trình nhận tiền gởi tiết kiệm bằng tiền mặt trong hạn mức Bước 1 : Khách hàng lập và chuyển cho Giao dịch viên các hồ sơ sau: - Giấy yêu cầu gửi tiền đã điền đầy đủ thông tin (theo mẫu ngân hàng). - Bảng kê nộp tiền đã kê chi tiết số tiền nộp (theo mẫu ngân hàng). - Giấy tờ tùy thân. - Tiền mặt. Bước 2: Giao dịch viên thực hiện: - Nhận Giấy yêu cầu gửi tiền, Bảng kê nộp tiền mặt từ khách hàng. Đối chiếu và kiểm tra các yếu tố sau: + Ngày, tháng, năm lập Giấy yêu cầu; + Thông tin cá nhân trên Giấy yêu cầu gửi tiền phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của khách hàng. + Số tiền trên Giấy yêu cầu gửi tiền và Bảng kê thu tiền phải khớp đúng. - Thu tiền mặt theo quy định tại Quy trình giao dịch một cửa của Ngân hàng. - Mở Sổ tiết kiệm: + Tra cứu mã khách hàng. + Lập sổ tiết kiệm: 15 - Lập Phiếu lƣu tiền gửi chuyển khách hàng ký chữ ký mẫu. Lƣu giữ lại Phiếu lƣu tiền gửi của khách hàng. - Giao Sổ tiết kiệm cho khách hàng. c) Nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm bằng tiền mặt ngoài hạn mức giao dịch của giao dịch viên (1) KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH VIÊN (5) (2 ) (3) THỦ QUỸ GIAO DỊCH (4) KIỂM SOÁT Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 6 : Quy trình nhận tiền gởi tiết kiệm bằng tiền mặt ngoài hạn mức Bước 1: Khách hàng liên hệ với Giao dịch viên để đƣợc hƣớng dẫn sang quầy thu ngân nộp tiền. Bước 2: Khách hàng lập và chuyển cho Thủ quỹ giao dịch - Giấy yêu cầu gửi tiền đã điền đầy đủ thông tin. - Bảng kê nộp tiền đã kê chi tiết số tiền nộp. - Giấy tờ tùy thân. Bước 3: Thủ quỹ giao dịch thực hiện - Thu tiền của khách hàng theo quy định Quy trình thu chi tiền . - Ký tên vào Giấy yêu cầu gửi tiền, chuyển cho Giao dịch viên: Giấy yêu cầu gửi tiền và giấy tờ tùy thân của khách hàng. Bước 4: Giao dịch viên thực hiện - Trình tự nhƣ Bƣớc 2 nghiệp vụ 2. - Trình kiểm soát kiểm tra, duyệt chứng từ. - Chuyển Thủ quỹ giao dịch ký trên Sổ tiền gửi tiết kiệm. 16 Bước 5: Giao dịch viên lập Phiếu lƣu tiền gửi chuyển khách hàng ký chữ ký mẫu. Lƣu giữ lại Phiếu lƣu tiền gửi của khách hàng. Giao Sổ tiết kiệm cho khách hàng d) Nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán (1) GIAO DỊCH VIÊN KHÁCH HÀNG (3) (2) KIỂM SOÁT Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 7 : Quy trình nghiệp vụ gửi tiền bằng chuyển khoản Bước 1 : Giao dịch viên nhận Ủy nhiệm chi yêu cầu thực hiện chuyển khoản từ Tài khoản tiền gửi thanh toán sang Tiền gửi tiết kiệm. Bước 2: Giao dịch viên thực hiện a. Đối chiếu và kiểm tra các yếu tố sau: - Ngày, tháng, năm lập Ủy nhiệm chi; - Thông tin cá nhân trên Ủy nhiệm chi phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của khách hàng; - Số dƣ trên Tài khoản thanh toán của khách hàng đủ đảm bảo thực hiện lệnh Ủy nhiệm chi của khách hàng. b. Mở Sổ tiết kiệm: - Tra cứu số dƣ tài khoản khách hàng. - Lập sổ tiết kiệm. c. Trình kiểm soát kiểm tra, duyệt chứng từ. 17 d. Giao dịch viên lập Phiếu lƣu tiền gửi, chuyển khách hàng ký chữ ký mẫu. Lƣu giữ lại Phiếu lƣu tiền gửi của khách hàng. Giao Sổ tiết kiệm cho khách hàng. e) Nghiệp vụ rút tiền tiết kiệm bằng tiền mặt trong hạn mức giao dịch của giao dịch viên (1) GIAO DỊCH VIÊN KHÁCH HÀNG (2) Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 8 : Quy trình nghiệp rút tiền tiết kiệm bằng tiền mặt Bước 1: Khách hàng chuyển cho Giao dịch viên: - Sổ tiết kiệm. - Giấy tờ tùy thân. Bước 2: Giao dịch viên thực hiện: a. Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Sổ tiết kiệm với giấy tờ tùy thân của khách hàng để xác định ngƣời rút tiền là chủ sở hữu của Sổ tiền gửi tiết kiệm dự định rút tại Ngân hàng. b. Nếu hợp lệ, Giao dịch viên căn cứ Sổ tiết kiệm để tra cứu số dƣ tài khoản. c. Thực hiện rút tiền. d. Lập thủ tục chi tiền. d.1. Trƣờng hợp rút một phần số tiền gốc: - Đề nghị khách hàng ký tên trên Phiếu chi và Bảng kê chi tiền. - Chuyển trả khách hàng Sổ tiết kiệm đã in chi tiết thông tin rút tiền. d.2. Trƣờng hợp tất toán sổ tiết kiệm (rút hết số tiền gốc): - Đề nghị khách hàng ký tên trên Phiếu chi và Bảng kê chi tiền. 18 - Lƣu giữ Sổ tiết kiệm đƣợc đính kèm với Phiếu chi. f) Nghiệp vụ rút tiền tiết kiệm bằng tiền mặt ngoài hạn mức giao dịch của giao dịch viên (1) KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH VIÊN (4) (2) (3) THỦ QUỸ GIAO DỊCH KIỂM SOÁT Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 9 : Quy trình nghiệp vụ rút tiền tiết kiệm bằng tiền mặt ngoài hạn mức Bước 1: Giao dịch viên tiếp nhận Sổ tiết kiệm, Giấy tờ tùy thân của khách hàng, thực hiện: - Trình tự nhƣ Bƣớc 2 nghiệp vụ 5. - Trình kiểm soát kiểm tra, duyệt chứng từ. Bước 2: Giao dịch viên trình kiểm soát hồ sơ của khách hàng để kiểm tra và duyệt chi tiền cho khách hàng. Bước 3: Giao dịch viên chuyển hồ sơ rút tiền tiết kiệm của khách hàng (đã đƣợc Kiểm soát ký duyệt) cho Thủ quỹ giao dịch. Bước 4: Thủ quỹ giao dịch thực hiện - Chi tiền cho khách hàng theo Quy trình thu chi tiền mặt tại phòng Ngân quỹ. - Xử lý chứng từ nhƣ sau: Trƣờng hợp rút một phần số tiền gốc: a. - Đề nghị khách hàng ký tên trên Phiếu chi và Bảng kê chi tiền. - Chuyển trả khách hàng Sổ tiết kiệm đã in chi tiết thông tin rút tiền. 19 Trƣờng hợp tất toán sổ tiết kiệm (rút hết số tiền gốc): b. - Đề nghị khách hàng ký tên trên Phiếu chi và Bảng kê chi tiền. - Lƣu giữ Sổ tiết kiệm đƣợc đính kèm với Phiếu chi. g) Nghiệp vụ rút tiền tiết kiệm chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi thanh toán. (1) KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH VIÊN (3) (3) KIỂM SOÁT (2) Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 10 : Quy trình nghiệp vụ rút tiền tiết kiệm chuyển khoản Bước 1: Giao dịch viên nhận Sổ tiết kiệm và Ủy nhiệm chi yêu cầu thực hiện chuyển khoản từ Sổ tiết kiệm này sang tài khoản tiền gửi thanh toán. a. Đối chiếu và kiểm tra các yếu tố sau: - Ngày, tháng, năm lập Ủy nhiệm chi; - Thông tin cá nhân trên Ủy nhiệm chi phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của khách hàng; - Số dƣ trên Sổ tiết kiệm của khách hàng đủ đảm bảo thực hiện lệnh Ủy nhiệm chi của khách hàng. b. Nếu hợp lệ, Giao dịch viên căn cứ Sổ tiết kiệm để tra cứu số dƣ tài khoản. c. Thực hiện chuyển tiền từ Sổ tiết kiệm sang tài khoản tiền gửi thanh toán. Bước 2: Giao dịch viên chuyển hồ sơ khách hàng cho kiểm soát kiểm tra, duyệt trên chƣơng trình phần mềm. 20 Bước 3: Giao dịch viên trả lại cho khách hàng:  ờng hợp chuyển một phần số tiền gốc: - Chuyển trả khách hàng Sổ tiết kiệm đã in chi tiết thông tin rút tiền. - Chuyển trả khách hàng 01 liên phiếu chuyển khoản.  - ờng hợp chuyển toàn bộ số tiền sổ tiết ki m (rút hết số tiền gốc): Chuyển trả khách hàng 01 liên phiếu chuyển khoản. h) Nghiệp vụ trả lãi định kỳ sổ tiết kiệm có kỳ hạn (1) GIAO DỊCH VIÊN KHÁCH HÀNG (3) (2) KIỂM SOÁT Nguồn : Phòng th c hành Sơ đồ 11 : Quy trình nghiệp vụ trả lãi định kỳ sổ tiết kiệm có kỳ hạn Bước 1: Khách hàng chuyển cho Giao dịch viên: - Sổ tiết kiệm. - Giấy tờ tùy thân. Bước 2: Giao dịch viên thực hiện:  Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Sổ tiết kiệm với giấy tờ tùy thân của khách hàng để xác định ngƣời rút tiền là chủ sở hữu của Sổ tiền gửi tiết kiệm dự định rút tại Ngân hàng.  Nếu hợp lệ, Giao dịch viên căn cứ Sổ tiết kiệm để tra cứu số dƣ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn.  Thực hiện rút tiền: - Nếu khách hàng nhận lãi bằng tiền mặt: in phiếu chi, in thông tin rút tiền trên Sổ tiết kiệm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan