Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian cá...

Tài liệu Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim

.PDF
155
1
112

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÂY DỰNG QUI ĐỊNH MÃ HÓA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG MAY VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ THỜI GIAN CÁC HOẠT ĐỘNG MAY SẢN PHẨM DỆT KIM. BUILDING REGULATIONS CODING SEWING ACTIVITIES AND DETERMINING THE TIME VALUE OF KNITTING PRODUCTS SEWING ACTIVITIES NGỤY THỊ THU UYÊN [email protected] Ngành công nghệ may Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Phan Thanh Thảo Chữ ký của GVHD Viện: Dệt May Da Giầy và Thời Trang HÀ NỘI, 12/2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Ngụy Thị Thu Uyên Đề tài luận văn: Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim Chuyên ngành: Ngành công nghệ may Mã số SV: 202907M Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày….........................………… với các nội dung sau: 1- Thêm danh mục từ viết tắt 2- Sửa dấu phẩy thập phân ở các bảng 1.17, bảng 1.18, bảng 3.25 3- Sửa tên đề mục 3.3.2 4- Đổi tên bảng mã hóa được xây dựng mới từ “BKA” thành “BKG” 5- Thêm mục 2.1 Mục tiêu ở Chương 2 6- Thêm tài liệu tham khảo [27], [28], [29]. Ngày Giáo viên hướng dẫn tháng năm Tác giả luận văn CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn “Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim” là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan Thanh Thảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là những số liệu thực tế thu được sau khi tiến hành thí nghiệm tại công ty TNHH Tinh Lợi 2 và công ty TNHH Thời trang Star đảm bảo chính xác, trung thực, không trùng lặp và chưa từng được công bố. Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có gì sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021 Tác giả Ngụy Thị Thu Uyên LỜI CẢM ƠN Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, em lại vinh dự được ban Giám Hiệu, Thầy cô Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang tạo cơ hội học tập tiếp 2 năm cao học. Khoảng thời gian đó không dài so với một đời người nhưng ít nhiều nó đã để lại trong em biết bao kỷ niệm. Mới ngày nào em vào nhập học còn lạc đường giữa khuôn viên rộng lớn của trường mà giờ đã em lại vinh dự có cơ hội hoàn thành chương trình và trở thành một thạc sĩ. Lời tiếp em xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô PGS.TS. Phan Thanh Thảo đã tận tình hướng dẫn, truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo cũng như toàn bộ công nhân viên công ty TNHH Thời Trang Star và công ty TNHH Tinh Lợi đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực nghiệm nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện Ngụy Thị Thu Uyên TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - Đề tài: “Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim.” - Tác giả luận văn: Ngụy Thị Thu Uyên Khóa: CH2020B - Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thanh Thảo - Từ khóa (Keyword): GSD, Cải tiến, mã CODE, Mã hóa ký hiệu, Nghiên cứu thao tác, Nghiên cứu thời gian, GSD, MTM, Polo-Shirt, T-Shirt, Thời gian may trên máy, Thời gian chuẩn bị may. - Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Phương pháp đo lường công việc MTM đã được nghiên cứu phát triển từ năm 1948 tại Mỹ. đã nghiên cứu và thiết lập bảng tiêu chuẩn thời gian cho các cử động cơ bản trong toàn bộ hoạt động của cơ thể con người trong quá trình lao động có tính đến các yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng đến các cử động từ đó được ứng dụng để xây dựng định mức thời gian cho công việc ở từng mức độ khác nhau. Với việc sử dụng dữ liệu cốt lõi MTM, hệ thống xác định thời gian tiêu chuẩn định trước GSD (General Sewing Data) được thiết kế đặc biệt cho ngành công nghiệp may mặc vào năm 1976 và được xuất bản lần đầu vào năm 1978 bởi GSD Limited corporate. Đây là một phương pháp tính toán thời gian dựa trên hệ thống các giá trị thời gian được xác định trước, hệ thống đó là một loạt các kỹ thuật về phương pháp phân tích các hoạt động may và phân tích thời gian cho quá trình sản xuất sản phẩm may. Trong hệ thống GSD, tiêu hao thời gian của một đường may được phân tích gồm hai thành phần: thời gian thực hiện các đường may trên máy tm (gọi tắt là thời gian may trên máy) và thời gian thực hiện hoạt động chuẩn bị và phục vụ cho việc thực hiện đường may trên máy tp (gọi tắt là thời gian chuẩn bị may). Để xác định thời gian chuẩn bị may, các thao tác chuẩn bị may được phân tích thành các cử động, mỗi cử động có một mã code đã được quy định trước một giá trị thời gian chuẩn từ đó xác định được thời gian của thao tác chuẩn bị may. Chức năng chính của hệ thống GSD là xác định thời gian định mức thực hiện các thao tác hay công đoạn trong ngành may công nghiệp, từ đó là cơ sở để chuẩn hóa thao tác, loại bỏ các thao tác thừa và thời gian lãng phí trong quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động. Hệ thống GSD có phạm vi sử dụng rộng rãi, đơn giản, thuận tiện, cho kết quả nhanh và có thể thành lập phần mềm cài đặt trên máy tính. Hệ thống GSD phân tích các hoạt động chuẩn bị và phục vụ cho việc thực hiện đường may trên máy thành 7 lớp hoạt động gồm 39 code, ngoài ra còn có lớp thứ 8 cho các hoạt động phụ trong quá trình may. Phép mã hóa các hoạt động chuẩn bị may của hệ thống GSD đã đáp ứng được các điều kiện về mã hóa dữ liệu thông tin rời rạc chung như đã sử dụng các ký hiệu qui ước để biểu diễn bản tin ở dạng phù hợp với phân tích hoạt động lao động may công nghiệp, từ đó cán bộ kỹ thuật may có thể nhìn thấy hay hiển thị được thông tin về cấu trúc của các hoạt động chuẩn bị may, đảm bảo tính đơn trị nghĩa là có thể tách ra được từng từ mã trong dãy các ký hiệu mã không trùng lặp, các mã có độ dài trung bình nhỏ nhất và đảm bảo độ chính xác của thông tin truyền đi. Ta có thể khẳng định, quá trình mã hóa các hoạt động chuẩn bị may trong hệ thống GSD trong đó phép biến đổi từ nguồn tin cồng kềnh với dữ liệu lớn ban đầu thành tập tin còn gọi là từ mã (codeword) là một dãy ký hiệu mã liên tiếp nhau gồm có tối đa 04 ký hiệu mã (symbol) đã biểu diễn đầy đủ, chính xác, cô đọng nhất thông tin của nguồn tin ban đầu với hiệu quả truyền tin, tốc độ truyền tin và độ chính xác của các tin truyền đi cao, không làm tổn hao thông tin của nguồn tin ban đầu. Phép mã hóa tạo thành bảng mã hóa các hoạt động chuẩn bị may của hệ thống GSD sử dụng ký hiệu mã trong các từ mã là các chữ in hoa đầu tiên của hoạt động lao động may bằng tiếng Anh. Cách mã hóa này dễ hiểu, dễ nhớ đối với cán bộ kỹ thuật có trình độ tiếng Anh tốt, tuy nhiên sẽ khó khăn với các cán bộ kỹ thuật may người Việt Nam khi các ký hiệu mã không gắn với các động từ chỉ hoạt động lao động theo ngôn ngữ Việt, do đó không tạo thành qui luật để phân biệt được các ký hiệu đầu của mỗi từ mã cũng như dãy các ký hiệu mã trong từ mã và bảng mã. Từ đó gây khó hiểu, khó nhớ, dễ nhầm lẫn và khó giải mã. Điều này dẫn đến bản tin nhận được sau giải mã sẽ có thể không giống với bản tin được phát và do vậy gây khó khăn khi áp dụng trong thực tế. Do đó em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng qui định mã hóa hoạt động lao động may và xác định giá trị thời gian các hoạt động may sản phẩm dệt kim” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ khoa học b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.  Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Xây dựng bảng mã code mới (gồm 7 mã nền cho nhóm cử động cơ bản của các hoạt động chuẩn bị gồm 39 mã code và 1 mã nền cho hoạt động của máy may) dựa trên cơ sở phân chia các lớp code của GSD” Nội dung 2: Xác định giá trị thời gian chuẩn bị may Nội dung 3: Xác định giá trị thời gian may trên máy  Đối tượng nghiên cứu - Sản phẩm áo T-Shirt và Polo-Shirt cs kết cấu cơ bản là 2 sản phẩm điển hình của nhóm SP may từ vải dệt kim - Thời gian thực hiện đường may - Vải dệt kim với 3 mức độ dày: mỏng, trung bình và dày - Bốn loại thiết bị máy may: máy 1 kim mũi thoi, máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần đè 2 kim 3 chỉ. c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung 1: Xây dựng quy định mã hóa hoạt động chuẩn bị may Xây dựng bảng mã code mới áp dụng tại Việt Nam (gồm 7 mã nền cho nhóm cử động cơ bản của các hoạt động chuẩn bị gồm 39 mã code và 1 mã nền cho hoạt động của máy may) dựa trên cơ sở phân chia các lớp code của hệ thống GSD và áp dụng phương pháp cây mã, phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích và so sánh, kiểm tra điều kiện tối ưu của từ mã. Nội dung 2: Xác định giá trị thời gian chuẩn bị may Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng qui luật ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố kích thước của chi tiết may (cỡ của áo) và khoảng cách đặt bán thành phẩm may (cm) đến thời gian chuẩn bị may sản phẩm dệt kim gồm 14 mã code của 05 lớp hoạt động chuẩn bị may của người công nhân có tần suất lặp lại nhiều nhất trong bảng quy trình thao tác may sản phẩm áo Polo-Shirt và T-Shirt nghiên cứu. Xác định giá trị tối ưu của các yếu tố nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu cực tiểu hóa thời gian chuẩn bị may, từ đó xác định được hệ số điều chỉnh của các code giữa giá trị thực tế với giá trị tính toán lý thuyết theo phương pháp MTM và hệ thống GSD của thời gian chuẩn bị may sản phẩm Polo–Shirt và TShirt từ vải Single Jersey tại Công ty TNHH Thời trang Star Hà Nội và Công ty TNHH May Tinh Lợi 2. Nội dung 3: Xác định giá trị thời gian may trên máy Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng qui luật ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố chiều dài đường may (cm) và mật độ mũi may (mũi/cm) đến thời gian may trên máy sản phẩm Polo-Shirt và T-Shirt trên 04 thiết bị may gồm máy may 1 kim thắt nút, máy may vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần diễu 2 kim 3 chỉ thực hiện trên 03 mẫu vải dệt kim kiểu dệt Single Jersey có 3 độ dày khác nhau gồm vải mỏng, trung bình và dày. Xác định bộ số liệu chỉ dẫn cho sản xuất giá trị thời gian may trên 04 máy may 1 kim thắt nút, máy may vắt sổ 1 kim 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy chần diễu 2 kim 3 tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến nghiên cứu là mật độ mũi may và chiều dài đường may khi may trên vải single với 03 độ dày khác nhau khi may sản phẩm Polo-Shirt và T-Shirt điển hình từ vải Single Jersey tại Công ty TNHH Thời trang Star Hà Nội và Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 d) Phương pháp nghiên cứu.  Phương pháp xây dựng quy định mã hóa hoạt động lao động chuẩn bị may - Phương pháp liệt kê - Phương pháp cây mã - Phương pháp đánh giá tính tối ưu của từ mã  Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (xác định tm tp) - Phương pháp tính toán phân tích thao tac - Phương pháp xác định cỡ mẫu - Phương pháp thực nghiệm quay phim, chụp ảnh - Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa - Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp xác định hệ số điều chỉnh e) Kết luận Luận văn đã xây dựng quy định mã hóa của của 8 lớp code hoạt động may công nghiệp (gồm 7 mã nền cho nhóm cử động cơ bản của các hoạt động chuẩn bị gồm 39 mã code và 1 mã nền cho hoạt động của máy may. Tuy vẫn giữ sự phân chia các lớp theo GSD nhưng với các xây dựng bảng mã Code mới này em đã đưa ngôn ngữ tiếng Việt vào nhằm giúp chúng trở lên dễ sử dụng hơn với người Việt. Bên cạnh đó đưa ra được bộ thông số giá trị thời gian tối ưu ứng với mỗi cặp điều kiện của từng mã code và Bộ số liệu chỉ dẫn giá trị thời gia may trên máy khi may vải single với 03 độ dày vải khác nhau trên 4 loại máy tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến mật độ mũi may và chiều dài đường may. Kết quả của luận văn sẽ trở thành cơ sở dữ liệu cho phần mềm tính toán thời gian định trước phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất ở Việt Nam. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021 Tác giả Ngụy Thị Thu Uyên MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ..................................................... 1 1.1 1.2 Tổng quan về vải và sản phẩm may từ vải dệt kim.................................... 1 1.1.1 Khái niệm về vải dệt kim ........................................................... 1 1.1.2 Tính chất cơ học vải dệt kim ...................................................... 1 1.1.3 Phân loại vải dệt kim ................................................................... 4 1.1.4 Tính chất vải dệt kim và ứng dụng của vải dệt kim ................... 8 1.1.5 Phân loại quần áo từ vải dệt kim ................................................. 8 Khái quát chung về mã hóa ...................................................................... 19 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản về mã hóa ......................................... 20 1.2.2 Một số phương pháp mã hóa ..................................................... 20 1.3 Khái quát chung về thời gian lao động may và thời gian thực hiện hoạt động may .............................................................................................................. 22 1.3.1 Khái niệm và phân loại thời gian lao động theo hệ thống GSD và phương pháp MTM ................................................................................. 22 1.3.2 `Phân tích hoạt động may theo phương pháp MTM và hệ thống thời gian định trước GSD ............................................................................. 23 1.3.3 Các yếu tố về ảnh hưởng thời gian thao tác chuẩn bị may trong hệ thống GSD ............................................................................................... 45 1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian công nghệ may ............... 46 1.4 Yếu tố công nghệ của quá trình may........................................................ 49 1.5 Tổng quan về các công trình nghiên cứu về về đề tài luận văn ............... 68 1.6 1.5.1 Các công trình trong nước......................................................... 68 1.5.2 Các công trình nước ngoài ........................................................ 70 Kết luận chương 1 .................................................................................... 72 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................... 73 2.1 Mục tiêu ................................................................................................... 73 2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 73 2.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 75 2.2.1. Sản phẩm nghiên cứu..................................................................... 75 2.3.1 Thời gian may ........................................................................... 75 2.3.2 Vải dệt kim ................................................................................ 77 2.3.3 Thiết bị nghiên cứu ................................................................... 80 2.3.4 2.4 Doanh nghiệp khảo sát.............................................................. 81 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 82 2.4.1 Phương pháp xây dựng quy định mã hóa hoạt động lao động chuẩn bị may ............................................................................................... 82 2.4.2 2.5 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ..................................... 84 Kết luận chương 2 .................................................................................... 96 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 98 3.1 3.2 Kết quả xây dựng quy định mã hóa hoạt động may của người công nhân .. .................................................................................................................. 98 3.1.1 Kết quả xây dựng quy định mã hóa hoạt động chuẩn bị may .. 98 3.1.2 Kết quả xây dựng quy định mã hóa hoạt động may trên máy 102 3.1.3 Kiểm tra điều kiện tối ưu của của bảng mã hóa xây dựng ..... 103 3.1.4 Đánh giá, so sánh bảng mã hóa của hệ thống GSD và BKG .. 104 Kết quả xác định thời gian chuẩn bị may .............................................. 107 3.2.1 Kết quả thực nghiệm khảo sát và xây dựng phương trình hồi quy thực nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố đến thời gian chuẩn bị may của công nhân trong quá trình may sản phẩm dệt kim 108 3.2.2 Kết quả xác định giá trị tối ưu của các yếu tố đảm bảo thời gian chuẩn bị may của công nhân trong quá trình may sản phẩm dệt kim là nhỏ nhất và xác định hệ số điều chỉnh giữa giá trị thực nghiệm với giá trị tính toán lý thuyết ............................................................................................. 114 3.2.3 may 3.3 Bảng kết quả xác định giá trị thời gian của hoạt động chuẩn bị ................................................................................................ 118 Kết quả xác định thời gian công nghệ may............................................ 120 3.3.1 Kết quả thực nghiệm khảo sát và xây dựng phương trình hồi quy thực nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố đến thời gian may trên máy của công nhân trong quá trình may sản phẩm nghiên cứu ................................................................................................ 120 3.3.1 Kết quả xây dựng bộ số liệu chỉ dẫn giá trị thời gian may trên máy khi may vải single .............................................................................. 125 3.3. Kết luận chương 3 .................................................................................. 127 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 128 HƯỚNG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN ............................................................ 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 130 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 133 PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 136 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT General Sewing Data GSD Hệ thống đo thời gian dựa trên tiêu chuẩn thời gian xác định trước MTM Methods time measurement QHTN Quy hoạch thực nghiệm TMU Time Measurement Unit QHTG Quy hoạch trực giao DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cấu trúc một vòng sợi trong vải dệt kim .............................................. 1 Hình 1.2 Vải dệt kim đan ngang ............................................................................ 4 Hình 1.3 Vải dệt kim đan dọc ................................................................................ 6 Hình 1.4 Ví dụ về cây mã .................................................................................... 21 Hình 1.5 Đồ thị kết cấu của bộ mã 00,01,100,1010,1011 ................................... 21 Hình 1.6 Lớp vải dưới bị dồn lại so với lớp vải trên trong quá trình tạo mũi may .............................................................................................................................. 52 Hình 1.7 Mặt nguyệt máy may ............................................................................ 53 Hình 1.8 Quá trình hình thành đường may của máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ .............. 55 Hình 1.9 Đường may 101 .................................................................................... 57 Hình 1.10 Mô hình kết cấu đường may mũi thoi 301 .......................................... 58 Hình 1.11 Đường may ziczac 304 ....................................................................... 59 Hình 1.12 Đường may 401 .................................................................................. 60 Hình 1.13 Đường may 404 .................................................................................. 60 Hình 1.14 Đường may 500 .................................................................................. 61 Hình 1.15 Quá trình tạo mũi vắt sổ 504 .............................................................. 62 Hình 1.16 Đường may vắt sổ 512 ........................................................................ 63 Hình 1.17 Đường may vắt sổ 516 ........................................................................ 63 Hình 1.18 Mũi may 602 ....................................................................................... 64 Hình 1.19 Mũi may 602 ....................................................................................... 65 Hình 2.1 Hình ảnh mô tả sản phẩm Polo-Shirt .................................................... 75 Hình 2.2 Hình ảnh mô tả sản phẩm T-Shirt ......................................................... 75 Hình 2.3 Công ty TNHH thời trang Star.............................................................. 81 Hình 2.4 Công ty TNHH May Tinh Lợi 2 ........................................................... 82 Hình 2.5 Giao diện phần mềm Design Expert 6.0 ............................................... 94 Hình 2.6 Phần làm việc của Excel 2010.. ............................................................ 94 Hình 3.1 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Cầm và xếp các chi tiết” ................................................................................................................. 99 Hình 3.2 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Xếp thẳng hàng và điều chỉnh” ...................................................................................................... 99 Hình 3.3 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Tạo hình các chi tiết” ..................................................................................................................... 100 Hình 3.4 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Cắt chỉ và các hoạt động khác có dùng dụng cụ” ...................................................................... 100 Hình 3.5 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Kéo các chi tiết sang bên” ............................................................................................................ 100 Hình 3.6 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Thao tác máy” ............................................................................................................................ 101 Hình 3.7 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Cầm chi tiết”101 Hình 3.8 Sơ đồ cây mã xây dựng từ mã cho lớp hoạt động may “Đặt chi tiết” 102 Hình 3.9 Bảng so sánh quy định mã lớp Code may .......................................... 104 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Một số loại dệt kim đan ngang thường gặp ............................................ 5 Bảng 1.2 Phân loại vải dệt kim đan dọc ................................................................. 7 Bảng 1.3 Phân loại sản phẩm Polo-Shirt theo các cụm chi tiết chính ................ 12 Bảng 1.4 Bảng kết cấu các cụm chi tiết của sản phẩm T- Shirt .......................... 18 Bảng 1.5 Ví dụ phương pháp liệt kê .................................................................... 20 Bảng 1.6 Lịch sử Phương pháp MTM ................................................................. 24 Bảng 1.7 Các di động cơ bản trong hoạt động lao động của con người. ............. 25 Bảng 1.8 Các lớp hoạt động trong GSD ............................................................. 29 Bảng 1.9 Bảng quy định code cho các hoạt động “Cầm” và “Đặt” trong GSD [9] .............................................................................................................................. 29 Bảng 1.10 Bảng quy định code cho các hoạt động “Cầm” và “Xếp chồng các chi tiết” trong GSD ................................................................................................... 31 Bảng 1.11 Bảng quy định code cho các hoạt động “Xếp thẳng hàng” và “Điều chỉnh” trong GSD ................................................................................................ 34 Bảng 1.12 Bảng quy định code cho các hoạt động “Định hình chi tiết” trong GSD .............................................................................................................................. 36 Bảng 1.13 Bảng quy định code cho các hoạt động “Cắt chỉ và các hoạt động khác có dụng cụ” trong GSD ....................................................................................... 37 Bảng 1.14 Bảng mã hóa các hoạt động đưa chi tiết ra ngoài ............................... 39 Bảng 1.15 Bảng quy định code cho các hoạt động “Vận hành máy may” trong GSD ..................................................................................................................... 40 Bảng 1.16 Bảng quy định code cho các hoạt động “Vận động và di chuyển” trong GSD ..................................................................................................................... 44 Bảng 1.17 Code GSD với giá trị khoảng cách (cấp độ đầu) ................................ 45 Bảng 1.18 Code Get/Put với khoảng cách ........................................................... 45 Bảng 1.19 Bảng phân loại đường may và mức độ khó ........................................ 47 Bảng 1.20 Thời gian cộng vào đối với từng mức độ phức tạp của đường may ... 47 Bảng 1.21 Phân loại vị trí dừng đường may theo yêu cầu ................................... 48 Bảng 1.22 Thời gian cộng thêm đối với từng vị trí dừng đường may ................. 48 Bảng 1.23 Giá trị thời gian thêm vào ứng với từng khoảng tốc độ máy.............. 49 Bảng 1.24 Mật độ mũi may khuyến cáo dùng cho sản phẩm dệt kim ................. 66 Bảng 1.25 Bảng tốc độ may tối đa của một số loại máy may Juki hiện nay ....... 68 Bảng 2.1 Bảng các code được thực hiện .............................................................. 76 Bảng 2.2 Bảng dụng cụ thí nghiệm ...................................................................... 77 Bảng 2.3 Mẫu vải dùng cho thí nghiệm ............................................................... 79 Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật của các loại máy may dùng cho thí nghiệm ........... 80 Bảng 2.5 Ví dụ mã hóa bằng phương pháp liệt kê ............................................... 82 Bảng 2.6 Bảng giá trị của các biến là các yếu tố ảnh hưởng ............................... 89 Bảng 2.7 Bảng ma trận thí nghiệm hai yếu tố ảnh hưởng tới thao tác của công nhân may với sản phẩm áo khoác dệt kim ........................................................... 91 Bảng 2.8 Bảng chú thích kí hiệu thí nghiệm cho yếu tố khoảng cách và yếu tố kích thước cho thí nghiệm xác định thời gian chuẩn bị may ............................... 92 Bảng 2.9 Ma trận thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 2 yếu tố khoảng cách may và kích thước tới thời gian thao tác phụ của công nhân may áo Polo-Shirt và T-Shirt .................................................................................................................. 92 Bảng 2.10 Bảng chú thích ký hiệu thí nghiệm cho yếu tố chiều dài đường may và mật độ mũi may cho thí nghiệm xác định thời gian công nghệ may tm .............. 93 Bảng 2.11 Ma trận thí nghiệm cho yếu tố chiều dài đường may và mật độ mũi may cho thí nghiệm xác định thời gian công nghệ may tm ................................. 93 Bảng 3.1 Bảng xác định chữ cái đại diện cho mức 1 của từ mã của từng lớp hoạt động may .............................................................................................................. 98 Bảng 3.2 Bảng xây dựng quy định mã lớp hoạt động may thực hiện trên máy 102 Bảng 3.3 Bảng thử mã phân tách cho bộ mã mới .............................................. 104 Bảng 3.4 Bảng so sánh mã code mới xây dựng của 7 lớp nên cho hoạt động chuẩn bị may và mã code của hệ thống thời gian định trước GSD .................. 105 Bảng 3.5 Bảng so sánh mã code mới của lớp hoạt động may ........................... 107 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp code điều chỉnh (A) .............. 108 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp code cầm và xếp các chi tiết . 108 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp code định hình chi tiết ......... 109 Bảng 3.9 Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp code cầm chi tiết ................... 109 Bảng 3.10 Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp code đặt chi tiết ................... 110 Bảng 3.11 Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp code đưa chi tiết ra ngoài .... 110 Bảng 3.12 Phương trình quy hoạch thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến khoảng cách đặt bán thành phẩm và khích thước bán thành phẩm đến thời gian thực hiện các code và hình ảnh 3D minh họa ................................................... 111 Bảng 3.13 Phương trình quy hoạch thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến khoảng cách đặt bán thành phẩm và kích thước bán thành phẩm đến thời gian thực hiện các code với “xếp thẳng hàng và điều chỉnh” và hình ảnh 3D minh họa ...................................................................................................................... 111 Bảng 3.14 Phương trình quy hoạch thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến khoảng cách đặt bán thành phẩm và kích thước bán thành phẩm đến thời gian thực hiện các code lớp ‘‘ định hình chi tiết” và hình ảnh 3D minh họa ......... 112 Bảng 3.15 Phương trình quy hoạch thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến khoảng cách đặt bán thành phẩm và khích thước bán thành phẩm đến thời gian thực hiện code AS2H và hình ảnh 3D minh họa .............................................. 112 Bảng 3.16 Phương trình quy hoạch thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến khoảng cách đặt bán thành phẩm và kích thước bán thành phẩm đến thời gian thực hiện các code lớp hoạt động ‘‘ cầm chi tiết” và hình ảnh 3D minh họa .. 113 Bảng 3.17 Phương trình quy hoạch thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến khoảng cách đặt bán thành phẩm và kích thước bán thành phẩm đến thời gian thực hiện các code lớp hoạt động ” đặt chi tiết”và hình ảnh 3D minh họa ...... 113 Bảng 3.18 Kết quả xác định hệ số điều chỉnh lớp “Cầm và xếp chồng các chi tiết” ............................................................................................................................ 114 Bảng 3.19 Kết quả xác định hệ số điều chỉnh lớp “Xếp thẳng hàng và điều chỉnh” ............................................................................................................................ 115 Bảng 3.20 Kết quả xác định hệ số điều chỉnh lớp “Định hình chi tiết” ............. 115 Bảng 3.21 Kết quả xác định hệ số điều chỉnh lớp “Đưa chi tiết ra ngoài” ........ 116 Bảng 3.22 Kết quả xác định hệ số điều chỉnh lớp “Cầm chi tiết” ..................... 116 Bảng 3.23 Kết quả xác định hệ số điều chỉnh lớp “Đặt chi tiết” ....................... 117 Bảng 3.24 Kết quả xác định hệ số điều chỉnh giữa giá trị thực nghiệm với giá trị tính toán lý thuyết của thời gian chuẩn bị may của tất cả các code hoạt động nghiên cứu .......................................................................................................... 117 Bảng 3.25 Bảng kết quả xác định giá trị thời gian của hoạt động chuẩn bị may ............................................................................................................................ 118 Bảng 3.26 Bảng kết quả khảo sát thời gian công nghệ may khi may 3 loại vải trên máy 1 kim ........................................................................................................... 120 Bảng 3.27 Bảng kết quả khảo sát thời gian công nghệ may khi may 3 loại vải trên máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ ....................................................................................... 121 Bảng 3.28 Bảng kết quả khảo sát thời gian công nghệ may khi may 3 loại vải trên máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ ....................................................................................... 121 Bảng 3.29 Bảng kết quả khảo sát thời gian công nghệ may khi may 3 loại vải trên máy chần đè ........................................................................................................ 122 Bảng 3.30 Bộ số liệu chỉ dẫn giá trị thời gia may trên máy khi may vải single với 03 độ dày vải khác nhau trên máy một kim mũi thoi chỉ tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến mật độ mũi may và chiều dài đường may .............................. 125 Bảng 3.31 Bộ số liệu chỉ dẫn giá trị thời gia may trên máy khi may vải single với 03 độ dày vải khác nhau trên máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến mật độ mũi may và chiều dài đường may................................... 126 Bảng 3.32 Bộ số liệu chỉ dẫn giá trị thời gia may trên máy khi may vải single với 03 độ dày vải khác nhau trên máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến mật độ mũi may và chiều dài đường may................................... 126 Bảng 3.33 Bộ số liệu chỉ dẫn giá trị thời gia may trên máy khi may vải single với 03 độ dày vải khác nhau trên máy chần diễu 2 kim 3 chỉ tương ứng với các giá trị cụ thể của 2 biến mật độ mũi may và chiều dài đường may .............................. 126 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ phân loại sản phẩm may từ vải dệt kim theo số lớp quần áo . ... 8 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ phân loại sản phẩm may từ vải dệt kim theo độ tuổi . .............. 9 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ phân loại vải dệt kim theo dấu hiệu mùa. .................................. 9 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ phân loại sản phẩm may từ vải dệt kim theo các lớp ............... 10 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ phân loại vải dệt kim theo dấu hiệu sử dụng ............................ 11 Sơ đồ 1.6 Sơ đồ phân loại vải dệt kim theo tính chất nguyên liệu sử dụng......... 11 CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về vải và sản phẩm may từ vải dệt kim 1.1.1 Khái niệm về vải dệt kim [1] Vải dệt kim được tạo ra bằng sự liên kết các vòng sợi với nhau theo một quy luật nhất định. Do được tạo thành bởi các vòng sợi nên vải dệt kim thường có tính co giãn, đàn hồi, xốp, thoáng khí và nhiều đặc tính khác hẳn so với vải dệt thoi và vải không dệt. [1] 1. Cung kim 2. Trụ vòng 3. Cung platin (đoạn liên hệ) Hình 1.1. Cấu trúc một vòng sợi trong vải dệt kim [1] Vòng sợi có thể có dạng vòng kín (hai chân vòng được thắt khít hoặc vắt chéo qua nhau) hoặc vòng hở (hai chân vòng không được thắt khít và cũng không được vắt chéo qua nhau). Các vòng sợi được kề tiếp nhau theo hàng ngang được gọi là hàng vòng và theo hàng dọc được gọi là cột vòng. Hàng vòng là một hàng các vòng sợi liên kết theo chiều ngang, được tạo ra bởi các kim kề nhau trong cùng một chu kỳ tạo vòng. Cột vòng là một cột theo chiều dọc các vòng sợi được lồng với nhau, thường do cùng một kim tạo ra qua các chu kỳ tạo vòng liên tiếp. Rappo kiểu dệt là số hàng vòng ít nhất (rappo dọc, ký hiệu Rd) hoặc số cột vòng ít nhất (rappo ngang, ký hiệu Rn) mà sau đó trật tự sắp xếp các phần tử cơ bản của kiểu dệt được lặp lại. 1.1.2 Tính chất cơ học vải dệt kim [1] a. Khối lượng riêng Khối lượng riêng g/m2 là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng của vải, bởi nó không chỉ biểu lộ đặc trưng sử dụng của vải mà còn biết lượng nguyên liệu tiêu hao cho 1m2 vải và tính kinh tế của quá trình sản xuất. [1] 1 Khối lượng riêng của vải có thể được xác định bằng phương pháp thực nghiệm hoặc phương pháp tính toán lý thuyết. ρv = 103m = 10-4PnPdTl = (g/m2) (1.1) Trong đó: ρv: Khối lượng riêng g/m2 Pn: Mật độ ngang (cột vòng)/100 mm Pd: Mật độ dọc (hàng vòng)/100 mm T: Độ mảnh của sợi (g/m) L: Tổng chiều dài sợi dệt trên 1 m2 vải (m); A: Bước cột vòng (m) B: Bước hàng vòng (m) b. Biến dạng kéo của vải dệt kim Các đặc trưng biến dạng kéo của vải có thể được xác định thông qua các quá trình thử kéo một chiều hoặc hai chiều theo hướng hàng vòng hoặc cột vòng. Ngoài ra độ bền kéo theo hướng ngang và hướng dọc của vải dệt kim còn có thể được xác định bằng phương pháp tính toán theo công thức: (1.2) F(n,d)= Trong đó: P (n, d): Mật độ ngang hoặc mật độ dọc của vải dệt kim phụ thuộc vào hướng tác dụng của tải trọng- cột vòng (hàng vòng)/100 mm Fs: Độ bền của sợi sử dụng (N) Kct: Hệ số cấu trúc vải (có giá trị đúng bằng số lượng sợi tham gia chịu tải của một cột vòng hoặc một hàng vòng). Kfs: Hệ số sử dụng độ bền của sợi trong vải dệt kim. ½: Hằng số (thỏa mãn riêng cho trường hợp khổ rộng mẫu thử kéo đứt của mẫu thử bằng 50 mm) Hệ số sử dụng độ bền của vải dệt kim rất nhỏ (khoảng 0,5 hoặc nhỏ hơn). Sự liên kết không chặt chẽ của các vòng sợi, sự không đồng đều về mật độ, đều có ảnh hưởng xấu đến độ bền của vải dệt kim. c. Biến dạng uốn 2 Đặc trưng biến dạng uốn của vải dệt kim cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tính chất sử dụng của vải như độ mềm mại, độ nhàu, độ đàn hồi…Đặc trưng biến dạng uốn của vải có thể được xác định bằng phương pháp đo Mômen uốn (uốn ngang) hoặc bằng lực nén trong mặt phẳng vải (nén chính tâm). d. Tính ổn định kích thước của vải dệt kim [1] Một trong những nhược điểm khá rõ của vải dệt kim là tính kém ổn định kích thước. Hình dạng của các sản phẩm dệt kim nói chung luôn có xu hướng thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, trong quá trình gia công và sử dụng, vải dệt kim trải qua hàng loạt trạng thái khác nhau. Ở đây, chỉ ra một số trong các trạng thái đó sẽ được đề cập và đánh giá sơ bộ về tính ổn định kích thước của vải. Vải trong quá trình dệt trên máy: Vải luôn ở trạng thái bất ổn định, vải trên máy thường bị co nên các thông số hình học của vải cũng sẽ thay đổi theo. Sau khi đi qua các trục kéo vải, vải cơ bản được giảm tải (chỉ còn kéo căng nhẹ trong cuộn vải). Vải xuống máy: Vải dần đi vào trạng thái ổn định tương đối, còn được gọi là trạng thái phục hồi khô. Vải có thể đạt đến trạng thái này khi nó được để hoàn toàn tự do một thời gian đủ dài, tốt nhất là trong môi trường tiêu chuẩn. Trong suốt quá trình này, vải luôn được duy trì trong trạng thái không chịu lực kể cả trọng lượng của chính bản thân nó. Vải sau phục hồi ướt: Ở công đoạn phục hồi ướt, vải trong trạng thái không tải được ngâm một thời gian đủ dài trong nước có chất thấm và sau đó cũng trong trạng thái không tải được sấy khô. Sau giai đoạn này, vải cũng vẫn còn ở trạng thái ổn định tương đối nhưng ở mức độ phục hồi cao hơn. Trạng thái phục hồi hoàn toàn của vải: Nhiệm vụ của quá trình phục hồi là loại trừ các nội lực cản trở vải đạt đến trạng thái hồi phục hoàn toàn. Phần lớn các công đoạn gia công hoàn tất là các quá trình hồi phục vải. Đạt được trạng thái hồi phục hoàn toàn của vải trên các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện vẫn đang là vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu. e. Tính quăn mép [1] Tính quăn mép cũng là một nhược điểm của vải dệt kim. Tuy nhiên không phải tất cả các loại vải dệt kim đều quăn mép. Tính chất này được biểu hiện rõ nét nhất ở vải một mặt phải. Tính quăn mép của vải được tạo bởi nội lực biến dạng đàn hồi của sợi. Ở vải một mặt phải dệt trơn các mép biên ngang có xu hướng quăn sang mặt phải 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan