Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại ...

Tài liệu Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh trà vinh hiện nay tt

.PDF
27
412
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- LÊ THUÝ HẰNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.03.02 TÓM TẮT LUẬN N TI N S CHỦ NGH A DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGH A DUY VẬT LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ∞Ω∞ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN THANH Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2018. PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: Phản biện độc lập 1: ........................................... Phản biện độc lập 2: ........................................... PHẢN BIỆN: Phản biện 1:..................................................... Phản biện 2:..................................................... Phản biện 3:..................................................... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN Đ N LUẬN ÁN 1. “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trà Vinh – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, (2012). 2. “Giải pháp phát triển đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Trà Vinh hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 61 (4) 2018. 3. “Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Trà Vinh hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 03 (tháng 4/2018). 4. “Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 05 (tháng 7/2018). 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) muốn thành công, trước hết phải có lực lượng lao động được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề vững chắc. Ðội ngũ trí thức (ĐNTT) với trình độ chuyên môn sâu sẽ trực tiếp nghiên cứu, tiếp thu và truyền bá tri thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để tạo ra những nhà giáo, kỹ sư, thầy thuốc, những chuyên gia giỏi, những nhà khoa học trong tương lai, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế tri thức, của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, ĐNTT của tỉnh Trà Vinh còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: ĐNTT giỏi ở những lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế cạnh tranh của tỉnh còn thiếu, đội ngũ có chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao, lực lượng trí thức trẻ, nữ, dân tộc còn ít; khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới còn nhiều hạn chế; chất lượng trí thức tuy được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với một số tỉnh, thành trong khu vực; việc quản lý, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự hiệu quả; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chưa được chủ động, chưa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Trà Vinh hiện nay” cho đề tài luận án Tiến sĩ Triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án tập trung chủ yếu vào hai hướng chính: 2 Hƣớng thứ nhất, những công trình nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Về chủ đề này, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật như: Ngô Đình Giao (chủ biên), Suy nghĩ về công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Nguyễn Thế Nghĩa, Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên), Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Trần Đình Thiên (chủ biên), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - phác thảo lộ trình, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Thanh (chủ nhiệm), Những quan niệm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2002; Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004; Lê Cao Đoàn, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008; Nguyễn Văn Hường, Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Đỗ Mười, Về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương của Trần Văn Thọ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1997; Lê Cao Đoàn, Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001; Vũ Hy Chương (chủ biên), Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Con đường công 3 nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Những quan niệm khác nhau về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của Nguyễn Thanh, Nguyễn Văn Hà, Vũ Anh Tuấn, Nxb. Thống kê, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010; Phạm Ngọc Dũng, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; Nguyễn Đắc Hưng, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam, Nxb. Quân đội Nhân dân, 2017. Nội dung của các công trình khoa học nói trên đều xoay quanh những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu, nhiệm vụ, bước đi, điều kiện và biện pháp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; các mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực trạng và phương hướng phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Hƣớng thứ hai, những công trình nghiên cứu về trí thức và đội ngũ trí thức Một l nh ng ng tr nh nghi n cứu tieu biểu đ đu in th nh s h “Tri thức Việt Nam – thực tiễn và triển vọng” do GS. Phạm Tất Dong chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của PTS. Nguyễn Thanh Tuấn Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước” của nguyên tổng Bí thư Đỗ Mười, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh và TS. Nguyễn Quốc Bảo, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001. “Hồ Chí Minh về phát 4 hiện bồi dưỡng sử dụng nhân tài”của Giang Thiệu Thanh – Hoàng Yến My, Nxb. Từ Điển Bách khoa, 2001 và tác phẩm“Bác Hồ cầu hiền tài”, nhiều tác giả, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2006; “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”của TS. Bùi Thị Ngọc Lan, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” của TS. Nguyễn Đắc Hưng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của TS. Đỗ Thị Thạch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; “Phát huy vai trò đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay” của TS. Trịnh Quang Cảnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của TS. Nguyễn Thanh, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2005, tái bản năm 2007; “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay” của TS. Ngô Huy Tiếp chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; “Phát huy tiềm nang của trí thức hoa học ã họi và nhan van trong công cuộc đổi mới đất nuớc” của PGS.TS. Nguyễn An Ninh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nọi, 2008; “ ây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hung đất nuớc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nọi, 2010 và “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - ịch sử, hiẹn trạng và triển vọng”, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thạt, 2012 của GS.TS Nguyễn Va n Khánh - chủ bien; “ ây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Khánh Bật và Trần Thị Huyền (đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nọi, 2013; “Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước” của Đàm Đức Vượng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nọi, 2014... Nhìn chung, những công trình trên đã khẳng định vị trí, vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách 5 mạng của đất nước, đồng thời chỉ ra một số định hướng, giải pháp xây dựng, phát triển ĐNTT ở nước ta. ai đ t i h ah nghiên cứu v trí thứ "Luận cứ hoa học cho các chính sách nh m phát huy na ng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh vien” của GS.TS. Phạm Tất Dong, Đề tài K 04 - 06, Hà Nọi, 1994; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1999-2000: “Những quan điểm cơ bản của các nhà inh điển Mác-xít về tầng lớp trí thức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đối với đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay” của TS. Ngô Đình ây (chủ nhiệm đề tài), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000; “ ây dựng đội ngũ trí thức iệt Nam giai đoạn - ”của PGS.TS. Đàm Đức Vuợng và PGS.TS. Nguyễn Viết Thong, Báo cáo tổng hợp kết quả nghien cứu của đề tài K .04.16 06 -10, Hà Nọi, 2010; “ ây dựng đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa (chủ nhiệm đề tài), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2017... Những công trình nghiên cứu khoa học này đã phan tích đánh giá tổng thể về thực trạng đọi ngũ trí thức, từ đó kiến nghị những giải pháp nh m xay dựng và phát huy nguồn lực trí tuẹ trong thời k đổi mới toàn diẹn đất nuớc. Ba là, nh ng công trình nghiên cứu v đội ngũ trí thức của tỉnh Trà Vinh “Thực trạng và giải pháp tạo nguồn cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2005-2 5” của Hồng Vân, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, 2006. “Nâng cao hiệu quả công tác sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo ở trường chính trị Trà Vinh hiện nay và tầm nhìn đến năm 5” của Lâm Ngọc 6 Rạng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, 2015. Thông qua phương pháp thống kê, mô tả, các tác giả đã cho thấy thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị tỉnh Trà Vinh, từ đó, phân tích những mặt mạnh và yếu kém nh m đề xuất những giải pháp tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho hệ thống chính trị của tỉnh Trà Vinh. Bốn uận n nghiên cứu v trí thứ “Đặc điểm và vai trò đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay” của Nguyễn Thanh Tuấn, luận án phó tiến sĩ Triết học, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng hồ chí Minh, 1994; “ ai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn iệt Nam trong sự nghiệp đổi mới” của Ngô Thị Phượng, luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2006; “Trí thức iệt Nam trong phát triển inh tế tri thức” của Nguyễn Cong Trí, Luạn án tiến sĩ Triết học, Học viẹn Chính trị - Hành chính uốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nọi, 2011; “ ây dựng đội ngũ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Trương Văn Tuấn, luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh, 2015; “ ai trò đội ngũ trí thức thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” của Biền Quốc Thắng, luận án tiến sĩ Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội, 2017; “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Lương Hữu Nam, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2017... Những luận án trên đã khái quát đặc điểm, vai trò của trí thức đối với sự phát triển của xã hội; phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Tây Nguyên... để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ trí thức 7 phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. nh ng ng tr nh nghi n ứu v trí thứ đ ng tr n tạ hí Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong những năm gần đây: “Đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức” của Đặng Hữu, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7 – 2008; “Trí thức và cách đối đãi với trí thức của Hồ Chí Minh” của Trần Đình Hu nh, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6 – 2008; “Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế” của Phan Thanh Khôi, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 – 2008; “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế” của Hoàng Xuân Sính, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7 – 2008; “Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới” của Trường Lưu, Tạp chí Cộng sản , số 9 – 2009; “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”của Nguyễn Phương Nam, Tạp chí phát triển nhân lực, số 1, 2 – 2009; “Tạo động lực và môi trường để phát huy tính sáng tạo của đội ngũ trí thức” của Nguyễn Thị Thơm, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11 – 2012… Như vậy, cho đến nay, vấn đề CNH, HĐH, trí thức, xây dựng và phát triển ĐNTT đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được công bố, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn ở nước ta trong những năm qua. Song, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp và hệ thống về “xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Trà Vinh hiện nay”. Tuy nhiên, những công trình trên vẫn là nguồn tài liệu quý báu để nghiên cứu sinh kế thừa, tiếp tục nghiên cứu và luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong luận án của mình. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án: Thông qua việc đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở tỉnh Trà Vinh thời k đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, luận án đề ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nh m tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở tỉnh Trà Vinh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính yếu sau: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về đội ngũ trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở tỉnh Trà Vinh hiện nay. - Phân tích, đề xuất và luận chứng phương hướng cùng các giải pháp cơ bản nh m xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Trà Vinh hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu: thực trạng xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Trà Vinh hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: luận án nghiên cứu quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh Trà Vinh từ năm 2001 đến nay và xay dựng giải pháp phát triển đọi ngũ đó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Trà Vinh hiện nay. 9 5. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và vai trò của trí thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chung đó, tác giả kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê và so sánh… theo nguyên tắc: khách quan, toàn diện, lý luận gắn liền với thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Ý nghĩa hoa học: Kết quả của luận án góp phần bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về trí thức và vai trò của trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa, về trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Trà Vinh hiện nay nói riêng. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh góp phần làm sâu sắc thêm quan điểm của Đảng về vai trò của đội ngũ trí thức trong thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án là những luận cứ khoa học để Đảng bộ và chính quyền tỉnh Trà Vinh tham khảo, đề xuất và hoạch định những chủ trương, 10 chính sách liên quan đến xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, nội dung và kết quả của luận án là những tài liệu tham khảo có ích phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề: công nghiệp hóa, hiện đại hóa, triết học về con người, trí thức, vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Đóng góp mới của luận án - Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Trà Vinh hiện nay. - Thứ hai, phân tích, đề xuất và luận chứng phương hướng cùng các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ trí thức phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Trà Vinh hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã được công bố, nội dung của luận án được kết cấu làm 3 chương, 7 tiết. Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HO , HIỆN ĐẠI HO VÀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở VIỆT NAM 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1.1. Khái niệm và tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam * Kh i niệ ng nghiệ hóa hiện đại h : Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu 11 lao động, áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ mới làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh, vững chắc của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Hiện đại hóa chính là quá trình sử dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại để đổi mới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nó phát triển thành xã hội hiện đại, tiên tiến. * Tính tất yếu h h quan ủa qu tr nh ng nghiệ hóa hiện đại hóa ở Việt a Đối với một nước điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn như nước ta hiện nay, Đảng ta khẳng định, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và đưa nước ta nhanh chóng đạt tới trình độ cao của một nước phát triển, chúng ta cần phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tư cách là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc nhất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”. 1.1.2. Đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam uá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay có đặc điểm khác với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước đi trước: không thể thực hiện xong xuôi quá trình công nghiệp hóa rồi mới tiến hành hiện đại hóa, mà phải gắn liền với hiện đại hoá; không thể sử dụng máy móc lạc hậu được sản xuất trước đây, mà phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay. 1.1.3. Nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn là một nước nghèo, chuyển sang giai đoạn phát triển trung bình. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang ở 12 “tầng thấp” của các nước phát triển trung bình, do đông dân, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, phấn đấu trở thành quốc gia “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công b ng, văn minh”, đòi hỏi chúng ta cần phải triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – tư tưởng, khoa học và công nghệ. 1.2. QUAN ĐIỂM VỀ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG QU TRÌNH CÔNG NGHIỆP HO , HIỆN ĐẠI HO Ở VIỆT NAM 1.2.1. Khái niệm về trí thức và đội ngũ trí thức * Khái niệm trí thức: Trí thức là một khái niệm dùng để chỉ những người lao động trí óc, có trình độ học vấn và chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần cầu tiến, có thái độ và phương pháp làm việc chuyên nghiệp; họ là lực lượng giữ vai trò chủ đạo trong việc sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần và biết đem những giá trị đó ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. * Khái niệm đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí thức: Đội ngũ trí thức là một khái niệm chỉ tập hợp số đông những người lao động trí óc được tổ chức thành lực lượng thống nhất về tư tưởng và hành động để phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội. * Phát triển đội ngũ trí thức: là sự gia tăng về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nhất là nâng cao về chất lượng của đội ngũ trí thức. 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam Một là, trí thức là một “tầng lớp xã hội đặc biệt”; hai là, trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước và tinh thần cách mạng sâu sắc; ba là, trí thức là những người lao động trí óc sáng tạo phục vụ cho toàn xã hội; bốn là, trí thức là những người có trình độ học vấn, chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt 13 1.2.3. Vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Một là, trí thức là lực lượng lao động quan trọng của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, thúc đẩy xã hội phát triển; hai là, đội ngũ trí thức với việc tham gia hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội; ba là, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu, tiếp thu và truyền bá tri thức; bốn là, đội ngũ trí thức với việc giữ gìn, phát huy và sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc. Kết luận chƣơng 1 Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá hết sức nặng nề, cần phải nhanh chóng vươn lên, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển nhanh và bền vững để hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời k quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là tiến hành một cuộc cách mạng về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, nó sẽ tạo ra một sự biến đổi về chất trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Công nghiệp hóa ở các thời điểm lịch sử trong các nước khác nhau đều phải đạt đến mục tiêu cốt lõi là biến lao động thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt đến năng suất cao. Chính điều này đã quy định một cách khách quan vai trò quan trọng, trước hết của giai cấp công nhân và ngành công nghiệp, sau đó và đồng thời là của đội ngũ trí thức và hoạt động khoa học - kỹ thuật trong bước đi tới thực hiện công nghiệp hóa. Nếu trí thức với tư cách là người lao động sáng 14 tạo để phát triển, truyền bá - ứng dụng tri thức khoa học mới, góp phần hình thành công nghệ mới, thì công nghiệp là phương tiện chuyển tải công nghệ mới vào cuộc sống, để nâng cao chất lượng mọi mặt của xã hội. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY – THÀNH TỰU, HẠN CH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. KH I QU T VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH T , VĂN HO XÃ HỘI VÀ QU TRÌNH CÔNG NGHIỆP HO , HIỆN ĐẠI HO Ở TỈNH TRÀ VINH 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Trà Vinh Thứ nhất, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; thứ hai, truyền thống văn hóa và đặc điểm con người Trà Vinh; thứ ba, đặc điểm phát triển kinh tế. 2.1.2. Khái quát về nội dung, đặc điểm cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Trà Vinh Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên tiềm năng của tỉnh Trà Vinh; thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa vào lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh; thứ ba, công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, gắn với phát triển kinh tế tri thức và xây dựng nông thôn mới. 2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH TRÀ VINH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ – THÀNH TỰU, HẠN CH VÀ NGUYÊN NHÂN 2.2.1. Đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 15 * Đặc điểm ra đời và phát triển của đội ngũ trí thức Trà Vinh Đội ngũ trí thức Trà Vinh cũng như đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung, được hình thành trên nền cư dân phong phú và đa dạng sau nhiều lần tách – nhập tỉnh. Đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh đã được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau và xuất thân từ khắp các vùng, miền của Tổ quốc, gồm ba dân tộc chủ yếu: Kinh, Khmer, Hoa (trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số - gần 70%). Ra đời gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển gắn liền với chính sách giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước, với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hầu hết trí thức tỉnh Trà Vinh được hình thành từ nông dân, công nhân; cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lao động trong các doanh nghiệp. * Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh Thứ nhất, chủ động tiếp thu, phát kiến, truyền đạt và ứng dụng một cách sáng tạo, hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào phát triển Khu kinh tế Định An của tỉnh Trà Vinh; thứ hai, đội ngũ trí thức Trà Vinh chủ động nắm bắt, phát huy vai trò tư vấn, phản biện mang tính xây dựng việc hình thành và phát triển các khu/cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống; thứ ba, vai trò của đội ngũ trí thức Trà Vinh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; thứ tư, đội ngũ trí thức Trà Vinh giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2.2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thứ nhất nh ng th nh tựu v xây dựng tỉnh Tr Vinh tr ng sự nghiệ ng nghiệ h h t triển đội ngũ trí thứ hiện đại h Một là, về số lượng: Số lượng trí thức có trình độ từ cao đẳng trở lên của tỉnh Trà Vinh lần lượt tăng lên qua các năm: 2001 là 7391 người (chiếm 16 1.3% so với tổng lực lượng lao động), năm 2005 là 13704 người (chiếm 2.2% so với tổng lực lượng lao động), năm 2010 là 27550 người (chiếm 4.3% so với tổng lực lượng lao động), đến năm 2015 là 57060 người (chiếm 8.3%% so với tổng lực lượng lao động). Hai là, về chất lượng: Thành tựu về chất lượng của đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh được thể hiện ở phương diện trình độ đại học và sau đại học ngày một gia tăng: năm 2001 tổng số lao động của tỉnh là 485641 người, trong đó cao đẳng là 3217 người chiếm 0,66%, đại học là 4162 người chiếm 0,86%, thạc sĩ là 12 người chiếm 0,002%; năm 2005 tổng số lao động của tỉnh là 562634 người, trong đó: cao đẳng là 4598 người chiếm 0,81%, đại học là 9048 chiếm 1,61%, thạc sĩ là 58 người chiếm 0.01%; năm 2010 tổng số lao động của tỉnh là 615100 người, trong đó: cao đẳng là 10590 người chiếm 1,72%, đại học là 16750 người chiếm 2,72%, thạc sĩ 208 người chiếm 0,03%, tiến sĩ là 2 người; năm 2015: cao đẳng là 20746 người, chiếm 1,98%; đại học là 35017 người, chiếm 3,35%; trên đại học là 1297 người, chiếm 0,12%. Thứ hai, nh ng hạn chế v xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức tỉnh Trà Vinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tính đến năm 2015, số lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên của tỉnh Trà Vinh là 57060 người, chiếm 5,46% trong tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, năm 2001: 183 người; năm 2005: 606 người; năm 2010: 1.769 người; năm 2015: 3.650 người, chiếm 6,4%). Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng số người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên không nhiều chỉ chiếm 12,70% (7.251 người, năm 2015). Nhóm ngành dịch vụ về số lượng và chất lượng cao hơn các nhóm ngành khác, chiếm 73,84% (năm 2015 là 43184 người), trong đó, tập trung nhiều ở Trường Đại học Trà Vinh; tuy 17 nhiên, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn hạn chế so với yêu cầu (chỉ chiếm 48,79% so với đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường và 1,9% so với toàn tỉnh). Thứ ba, nguyên nhân thực trạng xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức ở tỉnh Trà Vinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa * Nguyên nhân của những thành tựu: một là, lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào; hai là, nền kinh tế của tỉnh Trà Vinh có nhiều chuyển biến tích cực, ổn định và vững chắc; ba là, cơ sở hạ tầng y tế, văn hoá, thể dục thể thao đã được cải thiện; bốn là, tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá đã làm cho tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường lao động từng bước được đổi mới; năm là, nhiều chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh Trà Vinh. * Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế: một là, nhận thức của một số ít cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo học nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn nhiều hạn chế; hai là, cung – cầu lao động vẫn mất cân đối và nguồn lao động vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu sử dụng lao động; ba là, mạng lưới cơ sở đào tạo quy mô nhỏ, chưa tổ chức đào tạo đón đầu một số ngành, nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao trong tương lai; bốn là, chất lượng đội ngũ trí thức còn thấp; năm là, đầu tư giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH TRÀ VINH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ HIỆN NAY
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan