Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa việt nam (nxb tư pháp 2004) ...

Tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa việt nam (nxb tư pháp 2004) bùi ngọc sơn, 190 trang

.PDF
190
213
76

Mô tả:

Mã số: TPA -0 4 -0 8 BÙI NGỌC SƠN m XÂY DựNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN TRONG BỐI CẢNH NHÀ XUẤT BÀN Tư PHÁP HÀ NỘI -2004 LỜI GIỚI THIỆU Với tính nhân bản của mình, Nhà nước pháp quyền là một lý thuyết, đang được khuyến khích thực thi trên khắp thế giới. Lý thuyết Nhà nước pháp quyền là một di sản chung của nhân loại. Bất cứ nhà nước hiện đại nào, không kê chế độ kinh tế- xã hội đều có thể áp dụng lý thuyết này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc áp dụng lý thuyết Nhà nước pháp quyền là giống nhau ở các nước khác nhau. Việc xãy dựng Nhà nước pháp quyền ờ Việt Nam sẽ khác với các Nhà nước pháp quyền trên thế giới. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam có nghĩa là tích hợp một giá trị của văn hoá phương Tây vào bối cảnh một nền văn hoá phương Đông. Sự tương tác giữa các giá trị Đông - Tây xưa nay đều gảy ra những hiệu ứng thuận, nghịch, và biến. Một hướng nghiên cứu bối cảnh hoá Nhà nước pháp quyền trong môi trường văn hoá truyền thống của người Việt Nam sẽ là cần thiết để quá trình tích hợp nói trên diễn ra một cách thành công. Để xảy dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam cần phải chỉ ra sự tác động của các yếu tô truyền thống văn hoá của dân tộc đến việc xây dựng 5 Nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở đó mà biết được Nhà nước pháp quyền sẽ được tiếp biến trong bối cảnh văn hoá truyền thống Việt Nam như thê nào; văn hoá của chúng ta có những điều kiện thuận lợi nào cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, và những gì của truyền thông đang là lực cản cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, từ đó xây dựng được một Nhà nước pháp quyền phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc. Để giúp bạn đọc tiếp cận những thông tin khoa học pháp lý mới về Nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn sách “Xảy dựng Nhà nước pháp quyền trong bôi cảnh văn hoá Viêt Nam” của tác giả Bùi Ngọc Sơn - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để cuốn sách tái bản được hoàn thiện hơn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hà Nội, Tháng 12/2004 Nhà xuất bản Tư pháp 6 Chương / - I. Nhận thúc về khái niệm văn hoá Chương I BỐI C ẢN H VĂN H O Á C Ủ A Sự HÌNH THÀNH LÝ THUYẾT N H À N Ư Ớ C PHÁP Q U Y Ề N VÀ VIỆC XÂY D Ự N G N H À N Ư Ớ C PHÁP QUYỂN VIỆT N A M Trong Lòi giới thiệu cho công trình “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của Viện sỹ Trần Ngọc Thêm, Giáo sư Phạm Đức Dương - Chủ tịch Hội Đông Nam Á học Việt Nam cho biết: “Trong khoa học nhân văn không có khái niệm nào lại mơ hồ như khái niệm văn hoá ”(1). Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hoá, có người cho rằng không có thuật ngữ nào phổ biến và nhiều nghĩa hơn thuật ngữ “văn hoá.”Người ta sử dụng thuật ngữ này cho nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người, nó được hàng loạt các ngành khoa học nghiên cứuữ\ Vào năm 1952, hai nhà nhăn học người Mỹ là A.L.Kroeber và (UTrần Ngọc Thêm: Tim về bản sắc văn hoá Việt Nam , in lần thứ ba, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.20 X.Carpusina và V.Carpusin. Lịch sử văn hoá th ế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, tr.7 -8. 7 Xây dụng Nhà nước pháp quyển trong bối cảnh văn hoá... C.Kluckhohn, trong công trình “Văn hoá: tổng quan về khái n i ệ m v à đ ị n h n g h ĩ a ” đã tập hợp được 161 định nghĩa về văn hoá, trong đó định nghĩa sớm nhất vào năm 1871, muộn nhất là vào năm 1951m. Để làm cơ sỏ cho việc nghiên cửu tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày nhận thức của mình xung quanh khái niệm văn hoá. I. NHẬN THỨC VỂ KHÁI NIỆM VAN HOÁ Người phương Đông đã sớm có quan niệm về văn hoá. Trong Kinh Dịch, quẻ Bỉ đã đã xuất hiện hai từ “văn" và “h o á “Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ ” (Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thành tựu cho thiên hạ)(2). Có lẽ ngưòi sử dụng từ “văn hoá” sớm nhất là Lưu Hướng (năm 77 - 6 Tr.CN), người thời Tây Hán. Văn hoá được ông quan niệm như một phương thức giáo hoá con ngưòi - văn trị giáo hoá. Văn hoá được dùng đối lập với vũ lực: phàm dấy việc võ vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mói thêm chém giết<3>. Trong cách quan niệm của người phương Đông, văn đối lập vối võ. Văn là vẻ đẹp - cái đẹp của tinh thần. Hoá là trở thành. Văn hoá là trở thành đẹp đẽ về tinh thần. Như vịy, văn hoá gắn liền với giáo dục tinh thần, nhân cách con người. Mai Văn Hai, Mai Kiệm. Xã hội học văn hoá. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.16 l2) Phan Bội Châu: Chu Dịch. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1996, tr.347. ia’ Trần Quốc Vượng (chủ biên ). Cơ sở văn hoá Việt Nam . Nxb Giáo dục, 2003, tr. 18. 8 Chương I - 1. Nhận thức về khái niệm văn hoá ở phương Tây, người Pháp, người Anh có từ cuỉture, người Đức có từ kultur, ngưòi Nga có từ kultura, mà những chữ này được dịch sang tiếng Việt là văn hoá. Những chữ này bắt nguồn từ tiếng Latinh cultus có nghĩa là trồng trọt được dùng theo hai nghĩa: cultus agri là “trồng trọt ngoài đồng” và cultus animi là “trồng trọt tinh thẩn". Nghĩa thứ hai này được dùng để chỉ văn hoá. Văn hoá mang nghĩa là sự đào tạo, giáo dục con người, đào luyện tinh thần con người. Cách quan niệm này cũng giống như người phương Đông. Văn hoá là một hiện tượng phô quát của nhân sinh. Văn hoá “vô sở bất tại”, không đâu không có. Tuân Tử ngày xưa có phân biệt Tính và Ngụy. Tính là những gì tự nhiên. Ngụy là những gì nhân vi. Ngụy chính là văn hoá. Văn hoá là nhân hoá. Văn hoá biểu hiện ở cách thức, kiểu nhân vi. Xét ở nghĩa chung nhất, văn hoá biểu hiện ở kiểu nhân vi, kiểu sống, lối suy nghĩ và cách hành xử của con người. Học giả Đào Duy Anh quan niệm: “Hai tiếng văn hoá chẳng qua chỉ là chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt”'1’. Văn hoá là cách thức, kiểu sinh hoạt của con người. Cách quan niệm này gần với định nghĩa về văn hoá của Ưnesco. Federico Mayor, Tổng Giám đốc Unesco phát biểu: “Đòi VỚI một số người, văn hoá chỉ bao gồm những Đào Duy Anh: Việt Nam văn hoá sử cương. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2000, tr. 13. 9 Xây dụng Nhà nước pháp quyển trong bôi cảnh ván hoá... kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dàn tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise”a). Trong cuốn sách này, khái niệm văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng được cộng đồng quốc tê chấp nhận: “Tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác.” Văn hoá gồm trong tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác chứ văn hoá không phải là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác vói dân tộc khác. Vãn hoá không phải là tín ngưõng, phong tục, tập quán, lao động, pháp luật... Văn hoá biểu hiện ở tất cả những gì do con người tạo ra trong quá trình tương tác với tự nhiên và xả hội, nhưng bản thân sản phẩm do con người tạo ra không phải là văn hoá. Văn hoá không phải là một vật nhưng không vật nào do con ngưòi tạo ra không có mặt văn hoá của nó. Mặt vàn hoá trong tất cả những thứ do con người sáng tạo ra biểu hiện ở kiểu sống, ở phương thức sinh hoạt của con người. Cách hiểu này được tiếp thu từ những quan niệm về văn hoá của các nhà văn hoá học Việt Nam. Giáo sư Trần m Dẫn theo: Trần Ngọc Thêm: Tim về bản sắc văn hoá Việt N am , in lần thứ ba. Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.20. 10 Chương í - 1. Nhận th út vể khái niệm văn hoá Quốc Vượng hiểu: “Văn hoá là thế ứng xử, năng động của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân (ứng xử cá nhân) đứng trước thiên nhiên, xã hội và đứng trưóc chính mình. Văn hoá là lối sông (mode de vie), là nếp sống (train de vie) tập thể và cá nhân”<1,. Đi sâu vào bản chất của vãn hoá, với một cách tư duy thao tác luận, nhà văn hoá học Phan Ngọc quan niệm con ngưòi có một kiểu lao động riêng: anh ta mô hình hoá một vật bên ngoài theo mô hình trong óc mà anh ta tiếp thu hay xây dựng ra. Do đó, anh ta có một quan hệ bất biến: quan hệ giữa thê giới các mô hình trong óc anh ta, tức là thê giới các biêu tượng với cái thê giói thực tại đã bị anh ta mô hình hoá. Cả hai thê giới đều được hiện thực thành những vật cụ thể. Từ quan niệm như vậy, Phan Ngọc định nghĩa: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc mỗi cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại đã bị cá nhản hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biếu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác với kiểu lựa chọn của cá nhẫn hay tộc người khác”&. Cách hiểu văn hoá biểu hiện ỏ kiểu lựa chọn (hay là kiểu sống, nếp sông) như vậy cũng giống với cách hiểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý nghĩa của văn hoá: “Vì lẽ Trần Quốc Vượng: Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm. Nxb Văn hoá dân tộc và Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, 2000, tr. 87. raPhan Ngọc: Bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb Vãn học, Hà Nội, 2002, tr.19 - 20. 11 Xây dụng Nhà nước pháp quyển trong bối cảnh văn hoá... sinh tổn củng như mục đích của cuộc sông, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"m. Tóm lại, chúng tôi hiểu văn hoá là kiểu nhân hoá, kiểu nhăn vi hình thành trong sự tương tác giữa con người vói môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hoá biểu hiện những gì do con người sáng tạo ra, nên văn hoá có một phạm vi rất rộng lớn. Tiếp cận từ lý thuyết hệ thống, Viện sỹ Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm: văn hoá nhận thức (nhận thức về vũ trụ, nhận thức về con người); văn hoá ứng xử vối môi trường tự nhiên (văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên, văn hoá ứng phó vói môi trường tự nhiên); văn hoá ứng xử với môi trường xã hội (văn hoá tận dụng môi trường xã hội, văn hoá ứng phó vối môi trường xã hội); văn hoá tổ chức cộng đồng (văn hoá tổ chức đời sống tập thể, văn hoá tổ chức đòi sống cá nhân)(2). 111Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 195)5, tr. 431. <2>Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, in lần thứ ba. Nxb thành phô Hồ Chí Minh, 2001, tr.30. 12 Chương I - II. Bối cảnh văn hoá của sự hình thành... II. BỐI CẢNH VĂN HÓA CỦA sự HÌNH THÀNH LÝ THUYÊT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1. Nhà nước pháp quyển - một lý thuyết của phương Tây Thuật ngữ “Rechtstaat”- “Nhà nước pháp quyền” khởi nguồn từ những nhà hiến pháp học và những nhà triết học pháp quyền của Đức và Áo vào thê kỷ XIX. Trong khi đó, ngưòi Anh, Mỹ lại phát triển một chê độ mà họ gọi là “Rule of law” - pháp quyền. Có người dịch thuật ngữ này là “pháp trị”. Theo D.Neil Cormick, “Rechtstaat” của Đức và “Rule of law” của Anh - Mỹ chỉ khác nhau về thuật ngữ còn nội dung thì giống nhau111. Trong các thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” (Rechtstaat) và “pháp quyền” (Rule of law), Việt Nam đã chấp nhận thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền”. Trước khi khảo sát bối cảnh văn hoá của sự hình thành lý thuyết Nhà nước pháp quyền, cần phải chỉ ra điểm cốt yếu của Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không đơn giản. Giáo sư Umbach cho rằng, cũng như nhàn quyền, thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” thường chỉ được dùng như một cái nhãn mác mà không mô tả được nội dung. Ông cho biết ngay cả châu Âu cũng không có những tiêu chí thông nhất vê các đặc điểm thiết yếu của một Nhà Joef Thesing (biên tập): Nhà nước pháp quyền. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr!48. 13 Xây dụng Nhà nước pháp quyển trong bối cánh văn hoá... nước pháp quyển<0. Có thể khó khăn trong việc chỉ ra những tiêu chí cơ bản để khẳng định một nhà nước được gọi là Nhà nước phốp quyền, nhưng dù sao vẫn phải có yếu tố có thể coi là điểm cốt yếu của Nhà nưốc pháp quyền. Joef Thesing cho rằng con người là đối tượng hàng đầu của Nhà nước pháp quyền. Cho nên việc chúng ta nhìn nhận về con ngưòi, bản chất của con người, nhu cầu của con người, những tiềm năng và hạn chế về thể châ't và tinh thần của con người chính là những cột mốc về tầm quan trọng nổi bật trong cấu thành một “Nhà nước pháp quyền”®. Bản chất con người trong quan niệm của người phương Tây là cá nhân. Joseph H.Fichter, một nhà xã hội học định nghĩa con ngưòi như sau: “Con người khác loài vật (khác) ở chỗ có khả năng suy nghĩ trừu tượng, có thể quyết định và lựa chọn. Con người là một sinh vật tự điều khiển lấy mình. Con người ta có thể làm những dự án, trù liệu và tính toán cho tương lai, suy nghĩ về chính những hành động và phản ứng của mình, chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân mình và có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm đối với người khác". Coi Karl Marx và Sigmud Freud là hai con {ỉ) Umbach. Nghiên cứu so sánh về quá trinh phát triển của Nhà nước pháp quyền ở Đông Nam A. Bài viết trong Hội thảo quốc tế về Nhà nước pháp quyền ỏ các nưốc Đông Nam Á, tố chức tại thành phô" Hồ Chí Minh, 11-13/9/2003. <2) Joef Thesing (biên tập). Nhà nước pháp quyển. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 3 4 ! 14 Chương I - II. Bôi cảnh văn hoá của sự hình thành... người vĩ đại nhất của thê kỷ XIX - XX, phôi hợp tư tưởng của hai ông, Erich Fromm cho rằng: “Con người vừa là sinh vật xã hội vừa là một cá nhân'{i). Lý thuyết Nhà nưóc pháp quyền chịu sự chi phối của quan niệm bản chất con ngưòi là cá nhân ở phương Tây. Xuất phát từ quan niệm bản chất của con người là cá nhân, cốt lõi của Nhà nước pháp quyền chính là bảo vệ con người, cũng có nghĩa là bảo vệ các quyền và tự do cá nhân. Joef Thesing cho rằng: “Một Nhà nước pháp quyền... chịu sự kiểm soát và hạn chế của pháp luật trong mọi hoạt động của nó, điểm quan trọng nhất là kìm chê sự lộng quyền của Chính phủ nhằm bảo vệ các quyền tự do của cá nhàn"ữ). Bàn vê ý nghĩa cốt lõi của Nhà nước pháp quyền, Roman Herzog khẳng định thuật ngừ này “mô tả một nhà nước không xâm hại tới cá nhân và thực chất tồn tại để đem lại lợi ích cho công dân của mình”(3>. Gerhard Robbers cũng phát biểu: “Một trong những yếu tô" thực chất đầu tiên của chê độ pháp trị<4> là sự bảo đảm các quyền cơ bản. Tự do, bình đẳng, phẩm giá con người và những hình thức thể hiện khác nhau của bảo đảm nhân quyển là những yếu tố đặc trưng truyền Trần Quổc Vượng: Vân hoá Việt Nam, tim tói và suy ngẫm. Nxb Văn hoá dân tộc và Tạp chí Vàn hoá nghệ thuyật, Hà Nội, 2000, tr.75. 121 Joef Thesing (biên tập): Nhà nước pháp quyền. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.33* 'J' Joef Thesing (biên tập): Nhà nước pháp quyển . Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.37. T huật ngữ “chê độ pháp trị” ở đây được hiểu là “Nhà nước pháp quyền”. 15 Xây dụng Nhà nước pháp quyén trong bôi cảnh văn hoá... thống của chê độ pháp trị” - Xem thêm -