Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá độc tính cấp cao khô lá đu đủ...

Tài liệu Xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá độc tính cấp cao khô lá đu đủ

.PDF
68
224
65

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ HUY TRUNG XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP CAO KHÔ LÁ ĐU ĐỦ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ HÀ NỘI - 2018 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ HUY TRUNG Mã sinh viên: 1301437 XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP CAO KHÔ LÁ ĐU ĐỦ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Quỳnh Chi 2. ThS. Phạm Tuấn Anh Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược liệu 2. Bộ môn Dược lực HÀ NỘI - 2018 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 2 1.1. Tổng quan về cây đu đủ (Carica papaya L.) ................................................. 2 1.1.1. Vị trí phân loại ......................................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật.................................................................................... 2 1.1.3. Nguồn gốc và phân bố ............................................................................. 3 1.1.4. Thành phần hóa học ................................................................................ 4 1.1.5. Công dụng và tác dụng dược lý ............................................................... 7 1.1.6. Độc tính ................................................................................................. 12 1.1.7. Các nghiên cứu về lá đu đủ ở Việt Nam ............................................... 13 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 15 2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị ........................................................................... 15 2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu................................................................... 15 2.1.2. Các trang thiết bị nghiên cứu ................................................................ 16 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 17 2.2.1. Xây dựng một số chỉ tiêu cho tiêu chuẩn cao khô lá đu đủ................... 17 2.2.2. Đánh giá độc tính cấp của cao khô lá đu đủ .......................................... 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17 2.3.1. Xây dựng một số chỉ tiêu cho tiêu chuẩn cao khô lá đu đủ................... 17 2.3.2. Đánh giá độc tính cấp cao khô lá đu đủ ................................................ 21 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................... 23 3.1. Xây dựng một số chỉ tiêu cho tiêu chuẩn cao khô lá đu đủ.......................... 23 3.1.1. Đánh giá sơ bộ thành phần hóa học mẫu thu hái................................... 23 3.1.2. Phân lập carpain .................................................................................... 24 3.1.3. Điều chế cao khô lá đu đủ ..................................................................... 27 3.1.4. Xây dựng tiêu chuẩn cao khô lá đu đủ .................................................. 27 3.2. Kết quả đánh giá độc tính cấp cao khô lá đu đủ ........................................... 30 3.3. Bàn luận ........................................................................................................ 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quỳnh Chi, người thầy giàu lòng đam mê, đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên, truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức, niềm đam mê nghiên cứu và luôn tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Tuấn Anh, người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm cũng như kiến thức quý báu trong nghiên cứu khoa học. Phong cách làm việc của thầy là tấm gương cho tôi học tập. Tôi cũng xin được cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Nguyễn Thùy Dương. Những hỗ trợ quý báu của hai thầy cô đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên đang công tác tại Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô giáo và cán bộ trong trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và mang lại cho tôi những kiến thức cùng kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm học vừa qua. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và sự yêu thương tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi những lúc khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Ngô Huy Trung DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1 H-NMR 13 C-NMR proton nuclear magnetic resonance carbon-13 nuclear magnetic resonance CH2Cl2 dicloromethan dd dung dịch DĐVN IV Dược điển Việt Nam IV DEPT distortionless enhancement by polarization transfer DL dược liệu ESI-MS electrospary ionization - mass spectrometry GC-MS gas chromatography - mass spectrometry HPTLC high performance thin layer chromatography LD50 lethal dose 50% MeOH methanol MS mass spectrometry NH3 amoniac p/ứ phản ứng Rf retention factor SKC sắc ký cột SKLM sắc ký lớp mỏng TLC thin layer chromatography TT thuốc thử DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học lá đu đủ ............................ 23 Bảng 3.2. Dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của CNPD 3 và của carpain ......... 26 Bảng 3.3. Kết quả hàm lượng cao khô 3 mẫu dược liệu ......................................... 27 Bảng 3.4. Kết quả xác định hàm ẩm cao khô 3 mẫu dược liệu ............................... 28 Bảng 3.5. Kết quả xác định tro toàn phần các mẫu cao .......................................... 28 Bảng 3.6. Kết quả định tính flavonoid trong cao khô lá đu đủ ............................... 28 Bảng 3.7. Kết quả định tính alcaloid trong cao khô lá đu đủ .................................. 29 Bảng 3.8. Bố trí thí nghiệm cho thử độc tính cấp cao khô lá đu đủ ........................ 30 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Khu vực phân bố của cây đu đủ (Carica papaya L.) trên thế giới............ 3 Hình 1.2. Công thức cấu tạo của một số flavonoid được phân lập từ lá cây đu đủ .. 5 Hình 1.3. Công thức cấu tạo của một số alcaloid được phân lập từ lá đu đủ ............ 6 Hình 2.1. Cây đu đủ (Carica papaya L.)................................................................. 15 Hình 2.2. Sơ đồ quá trình chiết xuất và phân lập carpain từ lá đu đủ ..................... 18 Hình 3.1. Sắc ký đồ dịch chiết methanol 3 mẫu dược liệu...................................... 25 Hình 3.2. Kiểm tra độ sạch của CNPD 3................................................................. 25 Hình 3.3. Công thức cấu tạo của carpain ................................................................ 26 Hình 3.4. Ba mẫu cao CHN, CTH, CTB ................................................................. 27 Hình 3.5. Sắc ký đồ 3 mẫu cao khô lá đu đủ ........................................................... 29 ĐẶT VẤN ĐỀ Hằng năm, ở nước ta, dịch sốt xuất huyết gây ra hàm trăm nghìn ca mắc và nhập viện mỗi năm. Đỉnh điểm là năm 2017, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận tổng số hơn 90.626 trường hợp mắc bệnh, tăng 67,8 % so với cùng kỳ năm 2016, số tử vong tăng 7 trường hợp [12]. Điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời [2]. Hiện nay đã có vaccin dự phòng sốt xuất huyết, tuy nhiên giá thành cao và vẫn còn những tranh cãi về mức độ an toàn [92], [94]. Cây đu đủ (Carica papaya L.) là loài cây ăn quả không những được trồng rất phổ biến ở Việt Nam mà còn hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới trên thế giới. Trong khi ở nước ta, cây đu đủ chỉ được trồng chủ yếu để thu quả, lá mới chỉ được dùng ở một số vùng theo kinh nghiệm để hỗ trợ điều trị ung thư thì ở một số nước như Ấn Độ, Indonesia, lá đu đủ được dùng theo y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh bao gồm sốt rét, sốt xuất huyết [15], [30], [48]. Một số nghiên cứu, trong đó có cả những thử nghiệm lâm sàng tại Ấn Độ đã chứng minh hiệu quả điều trị của dịch chiết nước lá đu đủ trên bệnh nhân sốt xuất huyết [50]. Carpain, alcaloid chính có trong lá đu đủ được cho là hợp chất chính liên quan đến tác dụng chống giảm tiểu cầu trên các bệnh nhân này [90]. Như vậy, việc sử dụng dịch chiết nước lá đu đủ để điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết là rất tiềm năng do tính sẵn có và giá thành rẻ. Để thuận tiện cho sử dụng, cao khô lá đu đủ có thể là dạng bào chế trung gian. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn, dạng cao khô này cần được xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá độc tính đầy đủ. Do đó, đề tài “Xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá độc tính cấp cao khô lá đu đủ” được thực hiện với hai mục tiêu sau đây: 1. Xây dựng một số chỉ tiêu cho tiêu chuẩn cao khô lá đu đủ. 2. Đánh giá độc tính cấp của cao khô lá đu đủ. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây đu đủ (Carica papaya L.) 1.1.1. Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại của Takhtajan năm 2009 [81], vị trí phân loại của cây đu đủ Carica papaya L. có thể được tóm tắt như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Sổ (Dilleniidae) Bộ: Đu đủ (Caricales) Họ: Đu đủ (Caricaceae) Chi: Carica Loài: Carica papaya L. 1.1.2. Đặc điểm thực vật Cây cao 2 – 10 m. Thân đơn, có các sẹo xếp hình xoắn ốc. Cuống lá rỗng, dài 60 – 100 cm, phiến lá dài 60 cm, xẻ chân vịt 5 – 9 lần, các thùy xẻ nông. Cụm hoa đực ít gặp, buông thõng xuống đến 1 m. Hoa đực: không có cuống. Ống tràng màu vàng, dài 1,6 – 2,5 cm, thùy hình mác, 1,8 x 0,45 cm, nhị 10, 5 dài, 5 ngắn, 5 nhị ngắn gần như không có chỉ nhị, chỉ nhị trắng, có lông tơ trắng. Hoa cái: thường đơn độc hoặc kép dạng xim ngù, cuống ngắn hoặc gần như không có. Đài xẻ 5 thùy khoảng 1 cm. Ống tràng vàng, hình mác hoặc thuôn, kích thước 5 – 6,2 x 1,2 – 2 cm, bầu hình trứng. Núm nhụy xẻ sâu, gần như có lông ở viền. Hoa lưỡng tính: ống tràng 1,9 – 2,5 cm, thùy dạng thuôn 2,8 x 0,9 cm, nhị 5 hoặc 10, 1 vòng hoặc 2 vòng, bầu nhỏ hơn hoa cái. 2 Quả màu cam đến vàng khi trưởng thành, hình trụ, cầu trụ hoặc dạng cầu méo dài 10 – 30 cm. Thịt quả mềm, mùi thơm. Quả có nhiều hạt màu đen khi trưởng thành. Hạt hình trứng 2n = 18. Quả chín ngon, ăn được [6], [35]. 1.1.3. Nguồn gốc và phân bố Trên thế giới, chi Carica có 22 loài [93], phân bố rộng rãi ở vùng có khí hậu nhiệt đới [35]. Ở Việt Nam, chi Carica chỉ có 1 loài duy nhất là Carica papaya L. [6]. Cây đu đủ Carica papaya L. có nguồn gốc ở vùng đất thấp từ nam Mexico qua miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ [53]. Điều này có thể được minh chứng bởi thực tế rằng tất các loài thuộc chi Carica đều không được biết đến trước khi châu Mỹ được phát hiện [64]. Cây này có lẽ được người Tây Ban Nha đưa vào Philipine vào khoảng năm 1550. Rồi từ đây, nó được đưa vào khu vực nhiệt đới của châu Á và châu Phi [86]. Ngày nay, đu đủ được trồng ở tất cả các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao phủ từ vĩ tuyến 32 của bán cầu Bắc đến vĩ tuyến 32 của bán cầu Nam (hình 1.1). Đu đủ được trồng chủ yếu ở Australia, Columbia, Brazil, Coasta Rica, Ecuador, Hawai, Ấn Độ, Mexico, Nigeria, Peru, Sri LanKa, Venezuela, Nam Phi, Đài Loan, Mozambique, Cuba, Jamaica, Bangladesh và hầu hết các nước Đông Nam Á [64]. Hình 1.1. Khu vực phân bố của cây đu đủ (Carica papaya L.) trên thế giới [64] 3 1.1.4. Thành phần hóa học 1.1.4.1. Các hợp chất vô cơ Lá cây đu đủ có chứa các thành phần vô cơ như Ca, Mg, Na, P, K, Mn, Fe [15], [18]. Hàm lượng sắt ở lá đã chuyển màu vàng cao hơn so với lá đang còn xanh. Do đó, lá đu đủ vàng có thể là một nguồn cung cấp sắt cho cơ thể [18]. 1.1.4.2. Các hợp chất hữu cơ Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của lá cây đu đủ, các nhóm chất được tìm thấy trong lá cây đu đủ bao gồm carbohydrat, acid amin, acid hữu cơ, saponin, glycosid tim, iridoid, anthranoid, coumarin, tannin, steroid, vitamin, glycosid cyanogenic, flavonoid và alcaloid [18], [42], [91]. Trong đó, các nhóm chất như carbohydrat, acid amin, saponin, glycosid tim, iridoid, anthranoid, tannin, steroid được xác nhận có mặt trong lá cây đu đủ thông qua các phản ứng định tính [54], [74], [91]. Còn nhóm các acid hữu cơ, vitamin, coumarin, glycosid cyanogenic, flavonoid và alcaloid đã có ít nhất một hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc, cụ thể như sau: - Các vitamin trong lá cây đu đủ gồm vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin) và vitamin C (acid ascorbic) [18]. - Một coumarin đã được xác định cấu trúc có mặt trong lá cây đu đủ đó là 5,7dimethoxycoumarin [26]. - Prunasin, sambunigrin [72], [76] và tetraphyllin B [76] là 3 glycosid cyanogenic đã được phân lập từ lá cây đu đủ. - Các acid hữu cơ của lá cây đu đủ đã được phân lập và xác định cấu trúc bao gồm: acid protocatechuic, acid p-coumaric, acid caffeic, acid chlorogenic [26]. - Hai flavonoid là quercetin (1) và kaempferol (2) được xác định là thành phần của lá cây đu đủ [26]. Ngoài ra, manghaslin (3), clitorin (4), rutin (5), nicotilorin (6) cũng đã được Julianti và cộng sự phân lập từ dịch chiết MeOH lá cây đu đủ [48]. 4 OH OH OH HO HO O O OH OH OH O OH O 2 1 OH OH HO OH O HO OH O OH O O O O O OH O OH OH OH H3C O HO O O OH O HO OH OH O OH CH3 CH3 OH HO O O CH3 OH OH OH OH 4 3 OH OH HO HO O O OH OH HO HO O OH O O O OH O OH O O OH O OH CH3 OH H3C O HO CH3 O OH O O OH OH OH OH 5 6 Hình 1.2. Công thức cấu tạo của một số flavonoid được phân lập từ lá cây đu đủ - Các alcaloid đã được phân lập từ lá cây đu đủ là acid carpamic (7) [8], [48], methyl carpamat (8) [48], carpain (9) [20], [21], [22], [24], [25], [34], [39], [48], [49], [59], [87], [90], pseudocarpain (10) [39], [48], dehydrocarpain I (11), dehydrocarpain II (12) [82], carpainon (13) [5], cholin [59]. 5 HO 13 12 14 11 O 7 9 H3C N H 15 5 8 3 6 12 14 O 1 4 11 OH 2 7 9 H3C N H 15 7 7' 13 HO 5 8 6 5' 7' 4' 5' 4' 11' 12' O 6' 3' NH 13' H3C 15 1 2 2' 9' 11' 12' O 13 O H3C 15 2 5 5' 7' 4' O 3' CH3 15' O H3C 15 1 2 6' NH 11' 2' 1' O 14' 9' 11' 12' O 13 O 2 H3C 15 1' O O 12 13 14 9 6 6 4 8 5 11 2' N 3 9 4 CH3 15' 1 14 3' N 13' O 12 11 N 3 5' 8' 6' 12' 7 10 4' 13' 14 8 7 8' 9' 13 4 9 14' 12 11 6 8 7' O 9 6 4 5 1' HN 3 9 2' O CH3 15' 1 14 3' NH 13' O 12 11 HN 3 14' 1' O CH3 15' O O 2 8' 6' 9' 4 1 8 8' 14' 3 8 5 7 7 12 11 CH3 15 14 13 10 12 N H 8 6 4 2 9 1 7 5 O OH 3 O 13 Hình 1.3. Công thức cấu tạo của một số alcaloid được phân lập từ lá đu đủ 6 CH3 Carpain (9) là alcaloid chính có trong lá cây đu đủ và là alcaloid đầu tiên được phân lập từ lá cây đu đủ bởi Greshoff vào năm 1890 [25], [37]. Alcaloid này cũng được tìm thấy trong một số loài khác của họ Caricaceae và một số loài thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) [25]. Phải mất đến 75 năm sau khi lần đầu tiên được phân lập, cấu trúc đầy đủ của carpain mới được Coke và Rice xác định vào năm 1965 [25], [27]. Công thức phân tử của nó là C28H50N2O4, chứa 2 nhân piperidin (có nhóm thế ở vị trị số 2, số 3 và số 6 so với nguyên tử N) được gắn với nhau nhờ liên kết ester. Carpain cũng được cho là có hàm lượng cao nhất trong số các alcaloid có trong lá cây đu đủ, nằm trong khoảng từ 0,011 – 3,7 % [19], [20], [21], [24], [39], [42], [49], [59], [65]. Sau carpain, các dẫn chất của chất này cũng đã được phân lập từ lá cây đu đủ, như pseudocarpain (10), một đồng phân quang học của carpain (9) [39], dehydrocarpain I (11) và dehydrocarpain II (12) [82]. Đặc biệt, trái với hầu hết các ý kiến cho rằng carpain là alcaloid có hàm lượng cao nhất trong lá cây đu đủ, kết quả nghiên cứu của Tang và cộng sự trên giống cây đu đủ ở đảo Hawai cho thấy, hàm lượng của dehydrocarpain I và II còn cao hơn cả carpain [82]. Gần đây, một alcaloid mới đã được phân lập từ lá cây đu đủ bởi Hồ Thị Hà và cộng sự vào năm 2014 và được đặt tên là carpainon (13) [5]. 1.1.5. Công dụng và tác dụng dược lý 1.1.5.1. Theo kinh nghiệm dân gian Lá đu đủ được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh theo y học dân gian của nhiều nơi trên thế giới. Nước sắc lá đu đủ được sử dụng phổ biến ở quần đảo Papua và Maluku, Indonesia để dự phòng và điều trị sốt rét [48]. Ở Ấn Độ, một số quốc gia Nam Mỹ và châu Phi, việc sử dụng lá đu đủ để điều trị sốt rét cũng được ghi nhận [17], [51], [77], [85]. Bên cạnh điều trị sốt rét, người dân Indonesia còn sử dụng lá đu đủ để tăng tiết sữa cho phụ nữ mới sinh, trừ giun, kích thích tiêu hóa và để hạ sốt [48], [84]. Ở Inbolnd và Ghana, phần chuyển màu đỏ, vàng của lá đu đủ khô được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [40]. Một số nước châu Á như Sri Lanka dùng lá đu đủ để điều trị sốt xuất huyết Dengue [15], [30]. 1.1.5.2. Theo y học hiện đại Từ những kinh ngiệm dân gian về sử dụng lá đu đủ chữa nhiều bệnh khác nhau, các nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy lá đu đủ có những tác dụng dược lý sau đây: 7 ❖ Kháng khuẩn và kháng virus Tác dụng điều trị sốt xuất huyết và làm tăng tiểu cầu của lá đu đủ đã được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu. Hỗn dịch của bột lá đu đủ trong dầu cọ cho thấy có tác dụng làm tăng tiểu cầu trên chuột nhắt trắng sau khi uống so với nhóm chứng được cho uống dầu cọ và nước muối sinh lý [71]. Hơn thế nữa, tác dụng chống giảm tiểu cầu của lá đu đủ cũng đã được chứng minh trên một số mô hình dược lý gây giảm tiểu cầu trên chuột với các tác nhân khác nhau như: mô hình gây giảm tiểu cầu trên chuột cống bằng cyclophosphamid [63], hydroxyurea [36], busulfan [90] hay mô hình giảm tiểu cầu trên chuột nhắt trắng bị ức chế tủy xương bằng carboplatin [80]. Bên cạnh đó, một số báo cáo ca đơn lẻ cho thấy có sự tăng tiểu cầu ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue sau khi được uống dịch chiết lá đu đủ [16], [75]. Một số nghiên cứu lâm sàng về tác dụng điều trị sốt xuất huyết của lá cây đu đủ cũng đã được thực hiện. Yunita và cộng sự đã đánh giá tác dụng của viên nang mềm chứa cao lá đu đủ trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên gồm 80 bệnh nhân với một nửa số bệnh nhân trong số này được sử dụng viên nang cao lá đu đủ. Kết quả cho thấy, có sự tăng tiểu cầu rõ rệt đồng thời giảm thời gian nhập viện ở nhóm bệnh nhân được dùng thuốc so với nhóm đối chiếu [89]. Một thử nghiệm lâm sàng khác được thực hiện bởi Subenthiran và cộng sự ở Malaysia, đánh giá tác dụng của nước ép lá đu đủ tươi trên 228 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cũng cho kết quả tương tự [78]. Có một số ý kiến về nhóm chất trong lá đu đủ liên quan đến tác dụng điều trị sốt xuất huyết, chống giảm tiểu cầu. Theo nghiên cứu của Zunjar và cộng sự thì alcaloid là nhóm chất chính liên quan đến tác dụng này. Cũng theo nghiên cứu này, tác dụng chống giảm tiểu cầu có thể liên quan đến carpain, alcaloid chính có trong lá đu đủ. Một nghiên cứu khác sử dụng công cụ Tin sinh học (bioinformatics tools) cho rằng flavonoid và một số hợp chất phenolic cũng có tác dụng kháng virus Dengue. Cụ thể, quercetin có khả năng gắn tốt với một phức hợp enzyme có tên là NS2B-NS3, phức hợp enzym có vai trò quan trọng đối với sự nhân lên của virus [73]. Bên cạnh tác dụng kháng virus, tác dụng kháng nhiều loại vi khuẩn của cây đu đủ cũng đã được ghi nhận. Một nghiên cứu được thực hiện ở Cameroon cho thấy dịch chiết methanol của một bài thuốc có chứa rễ cây đu đủ có khả năng ức chế vi khuẩn thương hàn hiệu quả với khoảng nồng độ ức chế tối thiểu MIC 0,02 – 0,06 mg/ml [55]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng dịch chiết quả và hạt của quả đu đủ có tác dụng kháng 8 khuẩn tốt trên các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Shigella flexneri. Cũng theo nghiên cứu này, dịch chiết lá có tác dụng kháng khuẩn không tốt [32]. ❖ Diệt ký sinh trùng Nước sắc lá cây đu đủ được dùng theo kinh nghiệm dân gian để phòng và điều trị sốt rét ở Indonesia và một số nước châu Phi, đồng thời dịch chiết cồn và dịch chiết nước lá cây đu đủ đều đã được chứng minh có tác dụng điều trị sốt rét trên mô hình in vivo [48], [60]. Năm 2014, Julanti và cộng sự đã công bố rằng có liên quan giữa tác dụng điều trị sốt rét và các alcaloid có trong lá đu đủ. Trong các alcaloid này, nhóm nghiên cứu cho rằng carpain có hoạt tính cao và chọn lọc trên mô hình in vitro. Tuy nhiên, tác dụng của chất này trên mô hình in vivo lại không rõ ràng [48]. Một nghiên cứu gần đây cho thấy thân và lá cây đu đủ có hoạt tính trừ giun sán và có thể sẽ là một loại thuốc tiềm năng bởi vì lợi ích về chi phí và tính sẵn có của nó. Nghiên cứu được thực hiện trên loài giun đất Ấn Độ trưởng thành (Pheretima posthuman). Các dịch chiết của các dung môi khác nhau (cloroform, cồn…) ở các nồng độ khác nhau (1 %; 2,5 %; 5 %) được đánh giá tác dụng thông qua các chỉ số về thời gian gây bất động, thời gian gây chết. Kết quả cho thấy, khi tăng dần nồng độ dịch chiết cồn thì thời gian gây chết giảm dần và dịch chiết cồn có hiệu quả cao hơn so với dịch chiết cloroform và thuốc đối chiếu là albendazol [67]. ❖ Tác dụng kháng ung thư Tác dụng chống ung thư của lá cây đu đủ được thể hiện qua một vài báo cáo ca và một số thử nghiệm in vitro. Tuy nhiên chưa có thử nghiệm in vivo hay thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện để đánh giá tác dụng chống ung thư của lá đu đủ. Các báo cáo ca tuy chưa có thông tin đầy đủ, nhưng việc kéo dài thời gian sống đã được quan sát thấy trên 5 bệnh nhân ung thư phổi, 3 bệnh nhân ung thư dạ dày, 3 bệnh nhân ung thư vú, 1 bệnh nhân ung thư tụy, 1 bệnh nhân ung thư gan và 1 bệnh nhân ung thư máu sau khi uống dịch chiết lá đu đủ [57]. Một số thử nghiệm in vitro đánh giá tác dụng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau của dịch chiết lá đu đủ đã được thực hiện. Nghiên cứu của Morimoto và cộng sự cho thấy tác dụng kháng tế bào ung thư phụ thuộc nồng độ của dịch chiết nước lá đu đủ 9 trên nhiều dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thu tử cung, ung thư dạ dày… [52]. Khả năng kháng tế bào ung thư của dịch chiết nước lá đu đủ cũng được chứng minh trên mô hình in vitro trong nghiên cứu của Noriko và cộng sự [61]. Trong khi đó, Nguyen T.T. Thao và cộng sự không chỉ chứng minh tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư da của dịch chiết cồn và nước trong môi trường acid của lá cây đu đủ mà còn bằng phương pháp UHPLC-ToF-MS để chỉ ra rằng các flavonoid có phần aglycon là kaempferol và quercetin có thể là nhóm hoạt chất chính cho tác dụng này [56]. ❖ Tác dụng trên huyết học Nghiên cứu của Ikpeme và cộng sự đã đánh giá ảnh hưởng trên huyết học của dịch chiết cồn của lá, hạt và thịt quả cây đu đủ trên chuột cống trắng ở các mức liều 100, 200 và 300 mg/kg chuột thông qua các chỉ số bao gồm hematocrit máu, nồng độ hemoglobin, nồng độ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Kết quả chỉ ra rằng, dịch chiết lá làm tăng hematocrit máu trong khi dịch chiết quả và hạt làm giảm hematocrit máu phụ thuộc liều (liều càng tăng, thay đổi càng lớn). Dịch chiết lá ở liều 300 mg/kg làm tăng nồng độ hemoglobin máu và làm tăng nhiều hơn so với dịch chiết hạt và quả ở cùng nồng độ. Ảnh hưởng của các dịch chiết này đối với nồng độ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu cũng khá rõ rệt. Dịch chiết hạt và lá làm tăng sinh hồng cầu, tăng nồng độ bạch cầu, trong khi dịch chiết quả lại làm giảm 2 chỉ số này. Kết quả cũng chỉ ra rằng, dịch chiết lá và quả có tác dụng làm tăng sản xuất tiểu cầu, đặc biệt ở liều 300 mg/kg. Trong 3 dịch chiết được nghiên cứu, dịch chiết quả làm tăng tiểu cầu nhiều nhất. Tác dụng này giảm dần ở dịch chiết lá và dịch chiết hạt [43]. ❖ Tác dụng chống tăng đường huyết Một số nghiên cứu về tác dụng chống tăng đường huyết, điều trị đái tháo đường của lá cây đu đủ đã được công bố. Đánh giá tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây tăng đường huyết ở chuột cống trắng bằng streptozotocin của cắn thu được từ dịch chiết cloroform lá đu đủ, Juárez-Rojop và cộng sự đã ghi nhận tác dụng hạ glucose, triglycerid và transaminase trong máu động vật thực nghiệm [47]. Cũng trên mô hình tương tự, nghiên cứu được thực hiện bởi Sasidharan và công sự cho thấy dịch chiết cồn lá cây đu đủ có tác dụng hạ glucose máu, tăng tái tạo tế bào β đảo tụy, giảm tỷ lệ mỡ ở gan trên nhóm chuột bị gây đái tháo đường so với nhóm chứng [69]. Không những thế, dịch chiết lá đu đủ còn được chứng minh giúp cải thiện tác dụng của một số thuốc điều trị đái tháo 10 đường. Cụ thể là, dịch chiết lá đu đủ làm kéo dài thời gian khởi phát tác dụng hạ đường huyết của glimepirid và tăng tác dụng hạ đường huyết của metformin [33]. Tuy nhiên, vẫn chưa có ý kiến thống nhất về hợp chất hay nhóm hợp chất nào trong lá đu đủ đóng vai trò chính đối với tác dụng chống tăng đường huyết. Trong khi JuárezRojop và cộng sự cho rằng các steroid đóng vai trò chính [47], thì flavonoid, alcaloid, saponin và tannin mới là các nhóm chất được Sasidharan và cộng sự kiến nghị [69]. ❖ Tác dụng chống oxy hóa Sử dụng phương pháp 2,2-Diphenyl-1-Picryl-Hydrazyl (DPPH), Indran và cộng sự đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa mạnh của dịch chiết nước lá đu đủ, với giá trị IC50 = 60,2 µg/ml [45]. Tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết cồn lá cây đu đủ cũng được ghi nhận bởi một nghiên cứu khác thực hiện bởi Sagnia và cộng sự [68]. Các hợp chất nhóm flavonoid, vitamin A và C được cho là đóng vai trò chính cho tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết lá cây đu đủ [44]. ❖ Kháng nấm Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, lá cây đu đủ có chứa các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính kháng nấm. Dịch chiết cồn của lá, hạt (của quả chín và quả xanh) cây đu đủ được đánh giá hiệu quả kháng nấm trên 3 chủng nấm gây bệnh Rhizopus stolonifer, Fusarium spp. và Colletotrichum gloeosporioides. Kết quả cho thấy, dịch chiết lá có tác dụng kháng nấm tốt nhất với IC50 đối với Fusarium spp là 0,625 mg/ml và trên 10 mg/ml đối với Colletotrichum gloeosporioides [29]. ❖ Tác dụng chống viêm Tác dụng chống viêm của lá cây đu đủ đã được công bố bởi Owoyele và cộng sự. Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy, dịch chiết có tác dụng giảm viêm rõ rệt trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan. Đồng thời, trên mô hình gây u hạt thực nghiệm cũng có sự giảm rõ rệt số u hạt được tạo thành, từ 0,58 ± 0,07 g xuống còn 0,22 ± 0,03 g. Dịch chiết cũng giảm rõ rệt sự phù nề từ ngày theo dõi thứ 4 đến ngày theo dõi thứ 10 trên mô hình gây viêm khớp bằng formaldehyd [62]. 11 ❖ Tác dụng điều trị tăng huyết áp Nghiên cứu của Girlandia và công sự đánh giá tác dụng chống tăng huyết áp của dịch chiết methanol lá đu đủ trên mô hình gây tăng huyết áp trên chuột cống bằng angiotensin I. Kết quả cho thấy, tác dụng chống tăng huyết áp của dịch chiết methanol lá đu đủ tương đương với enalapril [23]. ❖ Tác dụng trên thần kinh trung ương Tác dụng trên thần kinh trung ương của dịch chiết cồn lá đu đủ được Gupta và cộng sự đánh giá trên chuột cống đực. Dịch chiết (cao khô) ở liều ≥ 10 mg/kg tiêm màng bụng đã gây tác dụng an thần phụ thuộc liều. Liều ≥ 5 mg/kg có tác dụng làm giãn cơ. Liều ≥ 50 mg/kg bảo về hoàn toàn động vật khỏi cơn động kinh gây ra bởi pentylenetetrazol, trong khi liều 5 mg/kg chỉ cho tác dụng bảo vệ 50 %. Với liều 100 – 200 mg/kg cho tác dụng bảo vệ 100 % khỏi cơn co giật do sốc điện [40]. ❖ Tác dụng trên cơ trơn tử cung Kết quả nghiên cứu của Teeratad chứng minh rằng carpain, alcaloid chính trong lá đu đủ, có tác dụng gây giãn cơ trơn tử cung in vitro trên tử cung chuột cống cô lập [79]. 1.1.6. Độc tính Trong các tài liệu tham khảo về độc tính của lá cây đu đủ, đơn vị tính liều ở các nghiên cứu đều là khối lượng cao khô trên 1 kg khối lượng động vật thí nghiệm và động vật thí nghiệm đều là chuột cống, trừ nghiên cứu của Tarkang và cộng sự [83]. Về độc tính cấp của lá cây đu đủ, hầu hết các nghiên cứu không phát hiện thấy độc tính của dịch chiết lá cây đu đủ. Halim và cộng sự đánh giá độc tính cấp của dịch chiết nước lá đu đủ cho tới mức liều 2000 mg/kg chuột bằng đường uống và không quan sát thấy chuột chết ở mức liều này [41]. Theo 2 nghiên cứu khác, đánh giá độc tính cấp của dịch chiết cồn 80 % hoặc dịch chiết nước lá đu đủ ở mức liều cao hơn là 5000 mg/kg theo đường uống nhưng vẫn chưa phát hiện được liều gây chết LD50 [28], [83]. Trong khi đó, nghiên cứu của Biu và cộng sự cho thấy LD50 của dịch chiết nước lá đu đủ chỉ là 600 mg/kg chuột. Tuy nhiên, đường dùng của nghiên cứu này lại khác so với các nghiên cứu vừa đề cập ở trên là tiêm màng bụng [22]. Đánh giá độc tính bán cấp của dịch chiết nước lá đu đủ trong 14 ngày theo đường uống, hai nhóm nghiên cứu của Charles và Afzan đều không quan sát thấy chuột chết ở 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan