Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình tích hợp cho việc lập kế hoạch chiến lược của các dự án phát tr...

Tài liệu Xây dựng mô hình tích hợp cho việc lập kế hoạch chiến lược của các dự án phát triển đô thị ven biển hướng đến phát triển bền vững

.PDF
213
1
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HUỲNH THỊ MINH TRÚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP CHO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VEN BIỂN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HUỲNH THỊ MINH TRÚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP CHO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VEN BIỂN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số chuyên ngành: 62580302 Phản biện độc lập: Phản biện độc lập: TS. Đinh Công Tịnh TS. Nguyễn Thanh Phong Phản biện: Phản biện: Phản biện: PGS. TS. Lương Đức Long PGS. TS. Hà Duy Khánh TS. Nguyễn Hoài Nghĩa NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. TS. Lê Hoài Long 2. PGS. TS. Phạm Anh Đức LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận án Huỳnh Thị Minh Trúc i TÓM TẮT LUẬN ÁN Các dự án phát triển đô thị ở khu vực ven biển có thể giúp kết nối thành phố với khu vực ven biển nhằm thu hút các nhà đầu tư. Các dự án đô thị quy mô lớn đã như là những phương tiện hiệu quả để thúc đẩy chuyển đổi đô thị. Tuy nhiên, thực trạng mực nước biển dâng đang và sẽ có tác động nghiêm trọng đến môi trường ven biển, hệ sinh thái và khu định cư của con người. Do đó, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định kinh doanh, thì lập kế hoạch chiến lược thực sự rất quan trọng đối với khả năng thành công của tổ chức. Trong các công cụ hoạch định và quản trị chiến lược, bản đồ chiến lược của phương pháp “Thẻ điểm cân bằng” được ghi nhận rất hữu ích trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động của tổ chức bằng cách giúp nhân viên hiểu rõ và từ đó tích cực tham gia vào việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Mô hình tích hợp được đề xuất trong nghiên cứu này phối hợp các phương pháp “Thẻ điểm cân bằng” (BSC), “Quy trình mạng phân tích” (ANP), lý thuyết mờ (Fuzzy), và phương pháp “Phương pháp ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá” DEMATEL để phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả trong bản đồ chiến lược của các dự án đô thị ven biển. Trong đó, phương pháp Fuzzy-ANP và Fuzzy – DEMATEL được sử dụng để tạo ma trận ảnh hưởng trực tiếp của các thước đo hiệu suất chiến lược được cấu trúc vào bốn khía cạnh chiến lược “Thẻ điểm cân bằng”. Sau đó, phương pháp DEMATEL được áp dụng nhằm xây dựng ma trận tổng ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp). Ngoài ra, phương pháp DEMATEL còn giúp xác định những mối quan hệ nào đủ quan trọng để được xem xét trong bản đồ quan hệ tác động, là dữ liệu hữu ích để hoàn thiện bản đồ chiến lược được đề xuất. Để đề xuất mô hình lập kế hoạch chiến lược cho các dự án đô thị ven biển tại TP. Đà Nẵng, nghiên cứu này đã tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát qua nhiều giai đoạn từ những chuyên gia về quản lý và đầu tư loại dự án này tại Thành phố. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng vận dụng mô hình được đề xuất cho một doanh nghiệp đầu tư thực tế tại Thành phố Đà Nẵng để đánh giá và hoàn thiện mô hình. Từ khóa: Thẻ điểm cân bằng; Fuzzy, ANP; DEMATEL; lập kế hoạch chiến lược; dự án đô thị ven biển. ii ABSTRACT Urban development projects in coastal areas can help connect the city to the coastal area to attract investors. Large-scale urban projects have served as effective means of fostering urban transformation. However, the sea level rise will have intense impacts on coastal environments, ecosystems and human settlements. Therefore, while climate change strongly affects business decisions, strategic management is crucial for longterm organizational success. The strategy map is useful in enhancing the operational efficiency that employees’ everyday operational activities will support in acquiring organizational strategic objectives. The proposed model in this study combines the methods of "Balanced Scorecard" (BSC), "Analytical Network Process" (ANP), Fuzzy Theory, and the " Decision Making Trial and Evaluation Laboratory” (DEMATEL) in quantitatively analyzing causal relationships in the strategy map for coastal urban projects. In which, the Fuzzy-ANP and Fuzzy - DEMATEL methods are used to create a matrix of direct effects of strategic performance measures structured into four strategic BSC aspects. Then, the DEMATEL method is applied to construct the total effect matrix (direct and indirect). In addition, the DEMATEL method also helps to determine which relationships are important enough to be considered in the Impact-Relation Map (IRM), which is useful data to complete the proposed strategy map. To propose a strategic planning model for coastal urban projects in Da Nang city, this study has collected survey data over many stages from the managerial and investment experts in the City. Besides, the study also applies the proposed model for an real investment enterprise in Da Nang City to evaluate and complete the model. Keywords: Balanced Scorecard; Fuzzy; ANP; DEMATEL; strategic planning; coastal urban project. iii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án Tiến sĩ, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Hoài Long thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa – Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh và TS. Phạm Anh Đức thuộc Khoa Quản lý Dự án, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tình và tâm huyết. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng cũng như trong Khoa Kỹ thuật Xây dựng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận án. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các dồng nghiệp tại Khoa Quản lý Dự án, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại các cơ quan và các doanh nghiệp đã nhiệt tình tham gia các cuộc phỏng vấn, khảo sát, hỗ trợ dữ liệu để tôi có thể hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn ba mẹ, chồng, các con, người thân và bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và luận án này. Trân trọng cảm ơn! iv MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..............................................................................................1 Bối cảnh và sự cần thiết nghiên cứu ..................................................................1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................5 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................5 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: .........................................................................................5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................5 Tóm tắt quá trình nghiên cứu .............................................................................6 Cấu trúc luận án .................................................................................................7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................9 Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................9 2.1.1. Tình hình biến đổi khi hậu tại các khu vực ven biển Việt Nam ........................9 2.1.2. Thực trạng đầu tư xây dựng tại các khu vực ven biển nước ta .......................10 Dự án phát triển đô thị ven biển.......................................................................11 2.2.1 Dự án phát triển đô thị ven biển và các thách thức .................................11 2.2.2 Dự án phát triển đô thị ven biển hướng đến sự phát triển bền vững .......12 Chiến lược dự án và chiến lược công ty ..........................................................15 Quản lý hiệu suất chiến lược trong xây dựng ..................................................17 Phương pháp Thẻ điểm cân bằng trong lập kế hoạch chiến lược ....................22 2.5.1 Giới thiệu .................................................................................................22 2.5.2 Các ứng dụng của phương pháp Thẻ điểm cân bằng ..............................23 2.5.3 Phân tích khoảng trống nghiên cứu .........................................................25 Ứng dụng các phương pháp hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chí (MCDM) trong lập kế hoạch chiến lược ...................................................................................................25 2.6.1 Giới thiệu .................................................................................................25 v 2.6.2 Đánh giá dữ liệu các nghiên cứu đưa vào phân tích tổng quan ..............26 2.6.3 Phân tích kết quả nghiên cứu tổng quan .................................................30 2.6.4 Phân tích khoảng trống nghiên cứu .........................................................34 2.6.5 lược Ứng dụng phương pháp ANP và DEMATEL trong lập kế hoạch chiến .................................................................................................................35 CHƯƠNG 3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................40 Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................................40 3.1.1 Giới thiệu .................................................................................................40 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................41 Cơ sở lý thuyết về các phương pháp áp dụng ..................................................42 3.2.1 Phương pháp Quy trình mạng phân tích (ANP) ......................................42 3.2.2 Phương pháp ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (DEMATEL) .........................................................................................................44 3.2.3 Áp dụng lý thuyết mờ ..............................................................................46 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC CHO THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐÔ THỊ VEN BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP “THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG” .50 Xác định các chỉ số hiệu suất chính cho các dự án đô thị ven biển .................50 Phát triển khung kế hoạch chiến lược “Thẻ điểm cân bằng” ...........................54 Đánh giá khung kế hoạch chiến lược BSC ......................................................60 CHƯƠNG 5 MÔ HÌNH TÍCH HỢP TRONG LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CHO THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VEN BIỂN. TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TP. ĐÀ NẴNG ...................................................................64 Tổng quan về trường hợp nghiên cứu ..............................................................64 Áp dụng phương pháp ANP (giai đoạn 3 trong quy trình nghiên cứu) ...........66 5.2.1 Thiết kế cấu trúc mạng ANP ...................................................................67 5.2.2 Thiết kế nội dung khảo sát ......................................................................68 5.2.3 Đối tượng khảo sát chuyên gia ................................................................69 5.2.4 Kết quả áp dụng phương pháp ANP .......................................................70 Kết hợp phương pháp Fuzzy và ANP để phân tích mối quan hệ trực tiếp giữa các KPIs .....................................................................................................................74 5.3.1 Áp dụng số mờ tam giác cho các ma trận so sánh cặp ............................74 5.3.2 Tính toán trọng số mờ và giải mờ trọng số của các ma trận so sánh cặp 77 vi 5.3.3 Phát triển ma trận tổng ANP có gán trọng số ưu tiên và được chuẩn hóa .. .................................................................................................................82 Áp dụng DEMATEL để phát triển bản đồ chiến lược .....................................86 5.4.1 Chuyển ma trận tổng ANP có trong số chuẩn hóa sang thang đo DEMATEL ............................................................................................................86 5.4.2 Áp dụng phương pháp Fuzzy DEMATEL để tìm hiểu mối quan hệ nội tại giữa các tiêu chí trong cùng một khía cạnh chiến lược .........................................88 5.4.3 Xây dựng ma trận ảnh hưởng ban đầu ....................................................91 5.4.4 Ma trận tổng ảnh hưởng ..........................................................................92 5.4.5 Xác định mối quan hệ nguyên nhân – kết quả ........................................93 5.4.6 Xây dựng bản đồ quan hệ tác động (IRM) ..............................................94 CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................................96 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................96 Thảo luận về quá trình phát triển mô hình .......................................................98 Áp dụng mô hình cho một doanh nghiệp đầu tư............................................102 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................110 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................114 PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP NỘI DUNG CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............129 PHỤ LỤC 2: KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA...................................................145 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ TRỌNG SỐ ANP SAU GIẢI MỜ VÀ CHUẨN HÓA CỦA TỪNG CHUYÊN GIA VÀ TỔNG HỢP TẤT CẢ CHUYÊN GIA ...........................158 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ ÁP DỤNG FUZZY ANP VÀ FUZZY DEMATEL CHO TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CÔNG TY SG ........................................................166 vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................6 Hình 2.1 Mô hình phân cấp chiến lược trong công ty (Turner, 1999) ..........................17 Hình 2.2 Số nghiên cứu hàng năm về ứng dụng MCDM trong quản trị chiến lược .....26 Hình 2.3 Phân loại ứng dụng MCDM trong quản trị chiến lược theo cách tiếp cận .....29 Hình 2.4 Phân loại ứng dụng MCDM theo phương pháp .............................................30 Hình 2.5. Ứng dụng của các phương pháp MCDM phân tích môi trường chiến lược..33 Hình 2.6. Ứng dụng của các phương pháp MCDM trong hoạch định chiến lược ........33 Hình 2.7. Ứng dụng của các phương pháp MCDM để đánh giá kiểm soát chiến lược 34 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................41 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (t.t) ..............................................................................42 Hình 3.2 Số mờ tam giác của thang đo Saaty 9 điểm....................................................48 Hình 3.3 Số mờ tam giác của thang đo DEMATEL 5 điểm .........................................48 Hình 4.1 Quy trình phát triển khung BSC .....................................................................50 Hình 4.2 Cách thức áp dụng phương pháp “Thẻ điểm cân bằng” trong nghiên cứu ....55 Hình 4.3 Khung kế hoạch chiến lược (dạng khái niệm) ................................................57 Hình 5.1 Một số dự án đô thị ven biển TP. Đà Nẵng ....................................................65 Hình 5.2: Quy trình áp dụng phương pháp ANP trong nghiên cứu ..............................67 Hình 5.3 Cấu trúc ANP .................................................................................................69 Hình 5.4 Quy trình kết hợp phương pháp Fuzzy và ANP trong nghiên cứu.................74 Hình 5.5 Cấu trúc ma trận tổng ANP ............................................................................82 Hình 5.6 Cấu trúc ANP trong phần mềm Superdecisions .............................................83 Hình 5.7 Quy trình áp dụng phương pháp DEMATEL trong nghiên cứu ....................87 Hình 5.8 Bản đồ quan hệ tác động IRM cho các dự án đô thị ven biển tại TP. Đà Nẵng . .......................................................................................................................................95 Hình 5.9 Mức độ nổi bật của các thước đo hiệu suất ....................................................97 Hình 5.10 Mối quan hệ tác động trong mỗi khía cạnh chiến lược ................................99 Hình 6.1 Bản đồ IRM (trường hợp công ty SG)..........................................................107 Hình 6.2 Mức độ nổi bật của các thước đo hiệu suất (trường hợp công ty SG) .........107 Hình 6.3 Mối quan hệ giữa các thước đo hiệu trong mỗi khía cạnh chiến lược (trường hợp công ty SG) ...........................................................................................................108 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các khuôn khổ quản lý hiệu suất được áp dụng trong ngành xây dựng. ......20 Bảng 2.2. Phân loại nghiên cứu theo lĩnh vực ...............................................................28 Bảng 2.3. Phân phối ứng dụng MCDM trong các giai đoạn quản trị chiến lược ..........30 Bảng 2.4. Tổng quan ứng dụng của các phương pháp định lượng trong quản lý hiệu suất chiến lược ...............................................................................................................37 Bảng 3.1. Hệ số ngẫu nhiên (Saaty, 1994, 2001) ..........................................................43 Bảng 3.2 Số mờ tam giác của thang đo Saaty 9 điểm (Buckley, 1985) ........................48 Bảng 3.3 Số mờ tam giác của thang đo DEMATEL (Acuña-Carvajal và cộng sự, 2019) .......................................................................................................................................49 Bảng 4.1 Các KPI của các dự án đô thị ven biển ..........................................................51 Bảng 4.2 Giải thích cách đánh giá các KPI định tính....................................................58 Bảng 4.3 Thông tin các dự án đô thị ven biển được dùng để đánh giá khung kế hoạch chiến lược BSC ..............................................................................................................60 Bảng 4.4 Kết quả phản hồi đánh giá về khung kế hoạch chiến lược BSC ....................61 Bảng 4.5 Kết quả áp dụng khung BSC để đánh giá các KPI của dự án 1 .....................63 Bảng 5.1 Thông tin của các chuyên gia được phỏng vấn ..............................................70 Bảng 5.2 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí T và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7) ...............................................................72 Bảng 5.3 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí Q và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7) ...............................................................72 Bảng 5.4 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến mục tiêu TE và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7)............................................................72 Bảng 5.5 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí R và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7) ...............................................................72 Bảng 5.6 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí L và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7) ...............................................................72 Bảng 5.7 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí HS và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7) ...............................................73 Bảng 5.8 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí E và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7) .................................................73 Bảng 5.9 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí F và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7)..................................................73 ix Bảng 5.10 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí P và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7)..................................................73 Bảng 5.11 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của F, HS, E, P trong việc tác động đến tiêu chí SS và kết quả hệ số CR (chuyên gia thứ 7) ......................................................74 Hình 5.4 Quy trình kết hợp phương pháp Fuzzy và ANP trong nghiên cứu.................74 Bảng 5.12 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí T (chuyên gia thứ 7)...................................................................................75 Bảng 5.13 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí Q (chuyên gia thứ 7) ..................................................................................75 Bảng 5.14 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí TE (chuyên gia thứ 7) ................................................................................75 Bảng 5.15 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí R (chuyên gia thứ 7) ..................................................................................75 Bảng 5.16 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí L (chuyên gia thứ 7)...................................................................................76 Bảng 5.17 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí HS (chuyên gia thứ 7) .................................................................76 Bảng 5.18 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí E (chuyên gia thứ 7) ....................................................................76 Bảng 5.19 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí F (chuyên gia thứ 7) ....................................................................76 Bảng 5.20 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí P (chuyên gia thứ 7) ....................................................................77 Bảng 5.21 Mờ hóa ma trận so sánh mức độ quan trọng của F, HS, E, P trong việc tác động đến tiêu chí SS (chuyên gia thứ 7)........................................................................77 Bảng 5.22 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí T (chuyên gia thứ 7) ......................................79 Bảng 5.23 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí của H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí Q (chuyên gia thứ 7) ...............................80 Bảng 5.24 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí TE (chuyên gia thứ 7) ...................................80 Bảng 5.25 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí R (chuyên gia thứ 7) ......................................80 Bảng 5.26 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí H, S, C trong việc tác động đến tiêu chí L (chuyên gia thứ 7) ......................................80 x Bảng 5.27 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí HS (chuyên gia thứ 7) ........................81 Bảng 5.28 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí E (chuyên gia thứ 7) ..........................81 Bảng 5.29 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí F (chuyên gia thứ 7)...........................81 Bảng 5.30 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí T, Q, TE, R, L trong việc tác động đến tiêu chí P (chuyên gia thứ 7)...........................81 Bảng 5.31 Tính toán trọng số mờ, giải mờ và chuẩn hóa trọng số so sánh của tiêu chí F, HS, E, P trong việc tác động đến tiêu chí SS (chuyên gia thứ 7) ..............................82 Bảng 5.32 Ma trận tổng ANP (chưa gán trọng số ưu tiên)............................................83 Bảng 5.33 Trọng số ưu tiên của các tiêu chí .................................................................84 Bảng 5.34 Ma trận tổng ANP (có gán trọng số ưu tiên) ...............................................85 Bảng 5.35 Ma trận tổng ANP có trọng số được chuẩn hóa ...........................................86 Bảng 5.36 Chuyển đổi ma trận tổng ANP có trọng số ưu tiên chuẩn hóa sang thang đo DEMATEL ....................................................................................................................87 Bảng 5.37 Mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “học tập và tăng trưởng” (chuyên gia thứ 7) ............................................................................................88 Bảng 5.38 Mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “các quy trình nội bộ” (chuyên gia thứ 7) ...................................................................................................88 Bảng 5.39 Mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “phát triển bền vững” (chuyên gia thứ 7) ...............................................................................................88 Bảng 5.40 Mờ hóa mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “học tập và tăng trưởng” (chuyên gia thứ 7)................................................................................89 Bảng 5.41 Mờ hóa mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “các quy trình nội bộ” (chuyên gia thứ 7) ....................................................................................89 Bảng 5.42 Mờ hóa Mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “phát triển bền vững” (chuyên gia thứ 7) ................................................................................89 Bảng 5.43 Tổng hợp giá trị mờ hóa mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “học tập và tăng trưởng” của 26 chuyên gia .................................................90 Bảng 5.44 Tổng hợp giá trị mờ hóa mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “các quy trình nội bộ” của 26 chuyên gia .....................................................90 Bảng 5.45 Tổng hợp giá trị mờ hóa mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “phát triển bền vững” của 26 chuyên gia ......................................................90 xi Bảng 5.46 Giải mờ mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “học tập và tăng trưởng” ..............................................................................................................90 Bảng 5.47 Giải mờ mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “các quy trình nội bộ” ...................................................................................................................91 Bảng 5.48 Giải mờ mức độ tác động nội tại giữa các tiêu chí trong khía cạnh “phát triển bền vững” ..............................................................................................................91 Bảng 5.49 Ma trận ảnh hưởng ban đầu .........................................................................91 Bảng 5.50 Ma trận chuẩn hóa của ma trận ảnh hưởng ban đầu ....................................92 Bảng 5.51 Ma trận tổng ảnh hưởng ...............................................................................93 Bảng 5.52 Xác định mối quan hệ nguyên nhân – kết quả .............................................94 Bảng 6.1 Thông tin của người ra quyết định liên quan công ty SG được khảo sát .....102 Bảng 6.2 Ma trận tổng ANP chưa gán trọng số ưu tiên (trường hợp công ty SG) ......103 Bảng 6.3 Ma trận tổng ANP có gán trọng số ưu tiên (trường hợp công ty SG)..........104 Bảng 6.4 Ma trận tổng có gán trọng số ưu tiên được chuẩn hóa (trường hợp công ty SG) ...............................................................................................................................104 Bảng 6.5 Chuyển đổi ma trận tổng ANP có gán trọng số ưu tiên và được chuẩn hóa sang thang đo DEMATEL (trường hợp công ty SG) ..................................................105 Bảng 6.6 Ma trận ảnh hưởng ban đầu (trường hợp công ty SG) .................................105 Bảng 6.7 Ma trận tổng ảnh hưởng (trường hợp công ty SG) ......................................106 Bảng 6.8 Xác định mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (trường hợp công ty SG) ...............................................................................................................................106107 xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AHP – Analytic Hierarchy Process ANP – Analytic Network Process BSC – Balanced Scorecard CUP – Coastal Urban Project CQQLNN – Cơn quan quản lý Nhà nước DEMATEL – Decision Making Trial and Evaluation Laboratory ELECTRE – ELimination Et Choice Translating REality ICZM – Integrated Coastal Zone Management IPCC – Intergovernmental Panel on Climate Change IRM – Impact Relation Map KPI – Key Performance Indicator MCDM – Multi-Criteria Decision Method PMBOK – Project Management Body of Knowledge SWOT – Strength Weakness Opportunity Threat analysis xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Bối cảnh và sự cần thiết nghiên cứu Theo báo cáo của cơ quan của Liên Hợp Quốc về phát triển khu dân cư và đô thị bền vững, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ đến các thành phố ven biển. Tuy nhiên, cũng chính những khu vực ven biển này có mật độ dân cư cao hơn rất nhiều những khu vực không phải ven biển. Qua đây, có thể thấy một sự mâu thuẫn xảy ra ở các khu vực ven biển, đặc biệt là Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Một mặt, những khu vực này sẽ chứng kiến sự bùng nổ dân số, đi với đó là sự phát triển kinh tế. Mặt khác, những khu vực này sẽ hung chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Ví dụ, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, tang các hiện tượng thiên tai cực đoan,… (UNHABITAT, 2020) Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên môi trường Việt Nam , trong tất cả các kịch bản biến đổi khí hậu thì đều cho thấy rõ rằng hiện tượng nước biển dâng gây ra bởi nhiệt độ trái đất nóng lên xảy ra ở nước ta rất nghiệm trọng. Từ những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của các thành phố ven biển như Đà nẵng, Quy Nhơn, Phú Yên, Hạ Long, Phú Quốc,…Hàng loạt các dự án từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn và rất lớn đã và đang được đầu tư tại các thành phố ven biển của nước ta. Các dự án này đa phần là các khu đô thị phục vụ dân cư sinh sống hoặc phục vụ nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng. Ngành mà đã đóng góp một tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của các thành phố này cũng như của cả nước trong những năm qua. Tận dụng các lợi thế về quang cảnh thiên nhiên và hệ sinh thái ven biển, các khu vực hoang hoá ven biển truước đây đã được đầu tư cải tạo thành các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu đô thị ven biển để phục vụ cho ngành du lịch và kinh doanh bất động sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các thành phố ven biển. Một điểm chung của các dự án này dầu hết đều có quy mô vốn đầu tư khá lớn và được đầu tư bởi các doanh nghiệp đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, những dự án tại các vị trí nhạy cảm với thiên nhiên như thế này đòi hỏi những phân tích đầu tư kỹ lưỡng và 1 cần có tầm nhìn dài hạn hơn (Marshall, 2004; Garcia, 2008; (Wheelen & Hunger, 2012; Block & Paredis, 2013) Thực vậy, lập kế hoạch chiến lược trở nên quan trọng khi môi trường trở nên dễ bị tổn thương hơn do biến đổi khí hậu (Wheelen & Hunger, 2012). Phát triển và duy trì một chiến lược gắn bó và tập trung là bước đầu tiên trong bốn phương thức quản lý thiết yếu giúp phân biệt tốt nhất giữa các tổ chức thành công và không thành công (Joyce, 2005). Vì vậy, việc xây dựng khung quản lý chiến lược cho các tổ chức công hoặc tư nhân để tăng cường khả năng thành công trong các dự án phát triển đô thị ven biển là thực sự cần thiết. Mô hình quản trị chiến lược cơ bản có bốn yếu tố chính: nghiên cứu môi trường của tổ chức, xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược, đánh giá và kiểm soát (Wheelen & Hunger, 2012). Các khía cạnh chính của quản trị chiến lược trong ngành xây dựng được xem xét toàn diện bởi Price & Newson (2003) . Price & Newson (2003) đã nêu bật một số nghịch lý chính trong quá trình phát triển chiến lược của các tổ chức xây dựng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn các công cụ và kỹ thuật phát triển chiến lược để lập kế hoạch thành công. Đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng và thực hiện các khung quản lý chiến lược cho ngành xây dựng (Holton và cộng sự, 2010; Wheelen & Hunger, 2012; Pekuri và cộng sự, 2015). Trong các công cụ hoạch định chiến lược, phương pháp Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) là phương pháp phổ biến nhất cho các công ty xây dựng (Kaplan và cộng sự, 2008a). Bằng cách triển khai hệ thống Thẻ điểm cân bằng, các tổ chức tìm cách chuyển tầm nhìn của họ thành mục tiêu hoạt động, truyền đạt tầm nhìn của họ và liên kết nó với hiệu suất cá nhân, lập kế hoạch kinh doanh và nhận phản hồi và học hỏi từ các hoạt động cơ bản của họ sau đó điều chỉnh chiến lược phù hợp (Kaplan & Norton, 1996). Theo quan điểm chiến lược, Thẻ điểm cân bằng cung cấp cho các nhà quản lý công cụ cần thiết để hướng đến thành công mang tính cạnh tranh trong tương lai. Thật vậy, BSC có thể được coi là công cụ hỗ trợ ra quyết định đắc lực ở cấp quản lý chiến lược, giúp cải thiện sự hài lòng về các mục tiêu chiến lược. Cần lưu ý rằng BSC giúp các nhà quản lý tập trung sự chú ý của họ vào các vấn đề chiến lược và quản lý thực hiện chiến lược. Đồng thời, nó có thể là công cụ áp dụng tốt nhất để cung cấp cái nhìn 2 toàn diện hơn về doanh nghiệp, từ đó giúp các tổ chức hành động vì lợi ích lâu dài tốt nhất của họ (Niven, 2006). Theo phương pháp Thẻ điểm cân bằng, mục tiêu chiến lược được xác định cho từng khía cạnh chiến lược, và phải phù hợp với sứ mệnh của tổ chức. Xác định các mục tiêu chiến lược theo cách này đảm bảo rằng các chỉ số đang đo lường hiệu suất của tổ chức theo quan điểm chiến lược. Do đặc tính “dễ bị tổn thương” của các vùng ven biển, việc tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào các kế hoạch chiến lược phát triển đô thị ven biển là thực sự cần thiết. Một số công trình nghiên cứu đã cố gắng lồng ghép các khía cạnh bền vững (xã hội - kinh tế - môi trường) vào các mục tiêu của dự án ven biển. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu liên quan hiện có vẫn chưa chỉ ra mối liên hệ của các thước đo bền vững với các tiêu chí thành công của dự án trong phạm trù quản lý dự án chuẩn hóa (ví dụ như PMBOK). Do đó, nghiên cứu này được thúc đẩy để lấp đầy khoảng trống này bằng cách đề xuất một khung quản lý hiệu suất kết hợp các mục tiêu phát triển bền vững với các tiêu chí quản lý dự án cho các đô thị ven biển. Lập bản đồ chiến lược là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống Thẻ điểm cân bằng (Kaplan & Norton, 2004). Như được thể hiện bởi Kaplan & Norton (2004), các bản đồ cung cấp một đại diện trực quan về các mục tiêu quan trọng của công ty và các mối quan hệ quan trọng giữa chúng thúc đẩy hiệu suất tổ chức. Ban quản trị của một tổ chức, với tư cách là nhóm ra quyết định, bắt đầu bằng sự kết hợp và đồng thuận kiến thức và kinh nghiệm của họ, để xây dựng mối quan hệ logic giữa các mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, các tài liệu về sử dụng thực tế của BSC về giải thích cách xác định mối quan hệ nhân quả là khá hạn chế, đặc biệt là cho các dự án xây dựng ven biển. DEMATEL là một phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích cấu trúc của các mối quan hệ nhân quả phức tạp hoặc nhiều lựa chọn thay thế khả thi. Nó có thể giải thích mối liên hệ giữa các mục tiêu quan trọng trong bản đồ chiến lược bằng cách thu thập cơ sở kiến thức để xác định mối quan hệ nhân quả (Acuña-Carvajal và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, bản chất của phương pháp DEMATEL là thông qua tính toán ma trận để xây dựng mối quan hệ nhân quả nên việc áp dụng DEMATEL sẽ phức tạp hơn do khối lượng tính toán rất lớn. Do đó, nghiên cứu này đề xuất áp dụng phương pháp ANP để tạo ra kết quả 3 ma trận có trọng số, sau đó sẽ trở thành ma trận đầu vào (ma trận quan hệ tác động trực tiếp) của phương pháp DEMATEL. Cách tiếp cận này giúp giảm tải tính toán và tiết kiệm thời gian hơn. ANP được mở rộng từ Quy trình phân tích thứ bậc (AHP), cả hai đều được phát triển bởi Giáo sư Saaty (Saaty, 2000). So với các phương pháp MCDM khác, ANP có những điểm mạnh đáng chú ý vì nó cho phép các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau; mối tương quan bên trong và giữa các nhóm yếu tố; và nhiều tiêu chí để ra quyết định (Asgari & Drilyani, 2017). Nhìn chung, nghiên cứu này đóng góp một công cụ hỗ trợ việc lập kế hoạch, định hướng cách đánh giá và giám sát hoạt động của các dự án đô thị ven biển nhằm hướng tới phát triển bền vững. Công cụ này tích hợp các phương pháp tiếp cận định lượng để hoàn thiện đảm bảo tính logic và chặt chẽ của của các bản đồ chiến lược, qua đó phát triển khung quản lý hiệu suất chiến lược với việc xem xét các khía cạnh phát triển bền vững. Sự kết hợp này đã khai thác phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC), Quy trình mạng phân tích (ANP) và Phương pháp ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (DEMATEL). Câu hỏi nghiên cứu Như vậy, để lập kế hoạch chiến lược hiệu quả cho các dự án phát triển đô thị ven biển thì nghiên cứu này đề xuất sử dụng công cụ bản đồ chiến lược của phương pháp Thẻ điểm cân bằng là cốt lõi của mô hình lập kế hoạch chiến lược. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể phát triển được bản đồ chiến lược một cách logic là câu hỏi lớn được đặt ra cho nghiên cứu. Cụ thể, có một vài câu hỏi nghiên cứu chi tiết mà nghiên cứu này cần đưa ra giải pháp là:  Thứ nhất, bản đồ chiến lược có xem xét toàn diện các khía cạnh, mục tiêu và thước đo hiệu suất của các dự án đô thị ven biển?  Thứ hai, mô hình lập kế hoạch chiến lược này có đảm bảo tính logic và đáng tin cậy? 4 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: Xây dựng một bản đồ chiến lược hoàn chỉnh cho dự án phát triển đô thị ven biển có xem xét đến các yếu tố phát triển bền vững và đảm bảo tính phù hợp, toàn diện, logic và đáng tin cậy. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu đề xuất và lựa chọn những mục tiêu chiến lược, thước đo hiệu suất có xen xét đến các khía cạnh của phát triển bền vững phù hợp với dự án đô thị ven biển.  Xây dựng bản đồ chiến lược “Thẻ điểm cân bằng” có tích hợp các mục tiêu chiến lược, thước đo hiệu suất được lựa chọn.  Phân tích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các thước đo hiệu suất chiến lược để đảm bảo tính logic.  Hoàn thiện bản đồ chiến lược và đánh giá độ tin cậy của mô hình. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình phù hợp và logic, trong đó có tích hợp các khía cạnh và thước đo hiệu suất bền vững, được ứng dụng trong việc lập kế hoạch chiến lược cho thành công của các dự án phát triển đô thị ven biển. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, nghiên cứu này tiến hành thu thập dữ liệu thực tế của các đối tượng liên quan đến dự án phát triển đô thị ven biển ở TP. Đà Nẵng, Việt Nam. Hình 1.1 mô tả cụ thể phạm vi của nghiên cứu này trong vòng đời của dự án. Theo đó, bản kế hoạch chiến lược cần được hoàn thành trước khi triển khai dự án nhưng vẫn phải đảm bảo có xem xét các yếu tố thành công của các giai đoạn dự án sau. Khi triển khai dự án, kết thúc xây dựng và đưa công trình vào vận hành thì các dữ liệu liên quan cần được thu thập để phục vụ cho đánh giá lại tính hiệu quả của kế hoạch chiến lược. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan